"Khổng Minh giết Quan Vũ": Những khảo cứu lịch sử (Phần II)

Thảo luận trong 'Những game Tam Quốc Chí khác' bắt đầu bởi dragonmars, 18/4/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dragonmars

    dragonmars Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/3/05
    Bài viết:
    218
    tiếp nhé

    Chiến dịch Tương Phàn bắt đầu năm tháng 7 năm Kiến An thứ 24, kết thúc vào cuối tháng 12 năm đó, từ đầu chí cuối khoảng nửa năm. Bước ngoặt trong toàn bộ chiến dịch là vào tháng 10, khi Đông Ngô bội minh ước, Lã Mông vượt sông, không mất một binh một tốt đoạt được Kinh Châu. Quan Vũ chạy về Mạch Thành, đột phá vòng vây tới Lâm Thư thì bị quân của Tôn Ngô vây giết vào tháng 12.

    Điều này cho thấy quá trình thất bại của Quan Vũ trong thời gian khoảng 2 tháng. Điều khiến nhiều người tốn giấy mực là ở chỗ, lẽ nào trong thời gian khá dài ấy, Lưu Bị và Gia Cát Lượng không nghe một chút tin tức nào về toàn bộ diễn biến của chiến dịch? Lẽ nào, Quan Vũ và thống soái của Thục Hán, đại bản doanh của Thục lại đánh mất toàn bộ liên lạc? Lẽ nào ngay cả khi Thục Hán mới được kiến lập mà đội quân tình báo đã tận diệt, hoàn toàn tê liệt? Theo những kiến thức quân sự thông thường nhất, Tương Phàn chiến dịch bắt đầu, cả Ngụy, Thục, Ngô đều phải chú ý, toàn bộ tập trung vào chiến trường Kinh Châu. Thục Hán ở Ích Châu không hề chịu bất cứ sự uy hiếp nào của quân Ngụy hay Ngô, tuyệt không thể bịt mắt bưng tai với diễn biến chiến dịch ở Kinh Châu được. Nguyên cớ là do đâu?

    Điều đáng phải chỉ ra là, thời Tam Quốc, hệ thống tình báo trong quân đội đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Các nhà sử học đối với vấn đề này đã nghiên cứu rất hệ thống. Thời Đông Hán, có nhân viên chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập tin tức, sự tình, thông báo tình hình chiến trận được gọi là “Xích hậu”. Thượng Thư – Vũ Cống chép: “Hầu, chính là vương hầu vậy. Xích hậu mà phụng sự”, Khổng Dĩnh Đạt chú rằng: “Xích hậu, chính là kiểm tra sự khó khăn vậy”. Sử ký – Lý tướng quân truyện: “Song cũng xa xích hậu, chưa từng gặp hại”. Tư Mã Trinh sách dẫn Hứa Thận chú Hoài nam tử rằng: “Xích là đo vậy, hậu là nhìn, xem vậy”, cũng là để chỉ binh mã làm công việc trinh sát. Tam Quốc chí – Gia Cát Lượng truyện chép: “Xa thì đuổi xích hậu”. Tam quốc chí – Tôn Thiều truyện có ghi: “Thường rất nhạy cảm với chiến trường, từ xa đã lấy xích hậu làm nhiệm vụ”.

    Có thể thấy, hai nước Ngụy, Ngô rất coi trọng đối với công tác tình báo quân sự. Thục Hán lại càng không phải ngoại lệ. Ví như, Lưu Bị sau khi công chiếm Hán Trung, để tăng cường thông tin liên lạc giữa Thành Đô và Hán Trung đã “xây nhà trọ, dựng nhà nghỉ, từ Thành Đô tới Bạch Thủy Quan hơn 400 khu” (Tam Quốc chí – Tiên chủ truyện, quyển 13, chú dẫn Kinh lược). Khi Lưu Bị phạt Ngô, ven đường đã phái rất nhiều “xích hậu” để đảm bảo giữa tiền phương và hậu phương liên lạc được thông suốt, không gặp phải trở ngại gì.

    Đương nhiên chúng ta cũng có thể giả thiết rằng, Lã Mông sau khi đánh chiếm Giang Lăng, phong bế tin tức, quân của Quan Vũ tại Kinh Châu toàn bộ đều bị bắt, không một người nào thoát ra để về báo tin. Nhưng vấn đề là, Đông Ngô vì chiến quả to lớn vừa giành được ra lệnh cho Lục Tốn “không lấy Nghi Đô, Tỉ Quy, Chi Lăng, Di Đạo, thuần phục Di Lăng, Ninh Hiệp khẩu để phòng bị quân Thục” (Tam Quốc chí – quyển 47, Tôn Quyền truyện). Cương vực của Tôn Ngô đã phát triển đến Vĩnh An, tức Bạch Đế thành, nằm ở phía Tây Thục Hán. Trong thế tiến công mạnh mẽ của Đông Ngô, “thái thú Phàn Hữu của Nghi Đô do Hán Trung Vương Lưu Bị cắt đặt”, bỏ thành mà chạy về Thành Đô (Tam Quốc chí – quyển 58, Lục Tốn truyện). Không cần nghi ngờ rằng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng khi đó biết rất rõ tình hình chiến sự ở Kinh Châu, chỉ là việc Quan Vũ sống chết ra sao thì không biết được. Tam Quốc chí – Lục Tốn truyện có ghi rất rõ thời gian Nghi Đô thất thủ là vào “tháng 11 năm Kiến An thứ 12”, nghĩa là cho tới thời điểm Quan Vũ bị bắt còn hơn một tháng nữa.


    Tôi cho rằng, nếu như khi đó Lưu, Lượng lập tức phát binh, ngày đêm gấp gáp tới cứu Quan Vũ, có thể còn cơ hội, cũng có thể không đạt đến mục đích, cứu binh chưa tới nơi thì Quan Vũ đã có thể gặp bất hạnh, Lưu, Lượng trong việc xử lý toàn cục còn có chút tình lý. Có thể nói là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” được. Nhưng nếu như ngay cả người đặt mưu cũng không tận sức, thì sẽ phải giải thích ra sao đây?

    Khổng Minh giết Quan Vũ, nguyên nhân vì đâu?

    Vấn đề là, Trần Thọ khi biên soạn Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng đều không có dòng nào nói về cuộc bàn luận giữa Lưu Lượng về chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Điều này đương nhiên khiến người đời sau gặp không ít khó khăn. Chương Thái Viêm là bậc đại sư nghiên cứu quốc học thời cận đại, nhờ bản lĩnh học thuật rất dày dặn, nghiên cứu nghiêm cẩn mà trở nên nổi danh. Trong Cừu thư có chỉ ra “Gia Cát Lượng mượn tay người Ngô mà lấy mệnh Quan Vũ”. Đây tuy chỉ là dự đoán nhưng xác thực là có chỗ hợp lý, tuyệt đối không phải là lời bàn luận vu vơ.

    Nhà sử học Phương Thi Minh cũng sử dụng quan điểm của Chương Thái Viêm, nhưng ông lại cho rằng không phải là Gia Cát Lượng muốn trừ Quan Vũ mà chính là Lưu Bị muốn trừ Quan Vũ. Lý do chính là Quan Vũ kiêu ngạo cuồng vọng, “không những đời sau khó không chế mà ngay cả khi Lưu Bị còn sống cũng cảm thấy khó mà nắm bắt được” (Phương Thi Minh, Tam Quốc nhân vật tán luận, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2000, trang 236 - 238). Do đó có thể thấy, quan điểm của Chương Thái Viêm đã nhận được sự tiếp nhận của nhiều chuyên gia về Tam Quốc, chỉ là tập trung thảo luận Lưu, Lượng một trong hai người ai mới là kẻ muốn mượn đao Đông Ngô mà giết Quan Vũ.


    Tôi cho rằng, gác sang một bên chuyện “đào viên kết nghĩa” mà mọi người đều biết, Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện, có ghi rõ Lưu, Quan, Chương ba người “ngủ cùng giường, tình như thủ túc”, Quan, Trương “vì tiên chủ (Lưu Bị) mà bỏ sức, không ngại nguy hiểm, gian khổ”. Lòng trung của họ đối với Lưu Bị luôn luôn vững chắc, nghĩa làm lay động cả thần linh. Đồng thời, Lưu Bị đối với Quan, Trương tình như thủ túc cũng cảm đến trời xanh. Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị rất hận con nuôi là Lưu Phong, không hề nghĩ đến tình cha con khi xưa mà xử tử Lưu Phong. Hành động lớn nhất của Lưu Bị sau khi xưng đế là thống lĩnh quân đội phạt Ngô báo thù. Quần thần phân tích lợi hại, cực lực phản đối, Lưu càng thịnh nộ không nghe. Cuối cùng khi phạt Ngô thất bại, cũng không thể báo thù cho Quan Vũ, mang bệnh mà chết. Sự thực cho thấy, kiến giải của Phương Thi Minh là có chỗ cần phải cân nhắc lại. Bởi vì, quan điểm của Chương Thái Viêm tuy là gan lớn, nhưng có thể nói là có đạo lý.

    Trong bài viết trước, tôi từng phân tích mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Quan Vũ. Tôi muốn bổ sung một chút nữa. Kỳ thực, giữa Vũ và Lượng không chỉ có sự tranh quyền ngấm ngầm mà điểm trọng yếu chính là quan điểm ngoại giao của họ đối với bên ngoài trong chiến lược tranh đoạt thiên hạ của Thục Hán là bất đồng. Liên Ngô, kháng Ngụy là hạt nhân trong chiến lược ngoại giao của Gia Cát Lượng, “giao hảo với Ngô, dựa vào Ngô mà Bắc phạt” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 10). Gia Cát Lượng vì việc giao hảo với Ngô hao tổn không ít tâm sức trở thành tâm niệm xuyên suốt, đến chết cũng không bỏ sách lược ngoại giao này.

    Nhưng Quan Vũ lại không mảy may thông hiểu sự lao tâm khổ tứ của Gia Cát Lượng. Vũ đối với chiến lược liên Ngô kháng Ngụy chỗ nào cũng đối lập với Gia Cát Lượng. Quan Vũ nhục mạ Tôn Quyền là cầm thú, còn nói rằng: “Nếu có Phàn Thành, ta lại chẳng tiêu diệt cái tà ác của người hay sao”. Ý của Quan Vũ là có một ngày chiếm được Phàn Thành, sẽ lập tức tích binh lực để diệt Ngô. Do đó có thể thấy, mỗi việc làm đều là phá hoại phương kế chiến lược của Gia Cát Lượng đề ra tại Long Trung đối. Vì thế, Chương Thái Viêm chỉ ra rằng nếu Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ, tất “sẽ là trở ngại đối với sách lược của ta”.

    Vương Phu chi tường nói: “Muốn hợp họ Tôn để cùng nhau tính toán chuyện Trung Nguyên là Lỗ Túc, muốn họp cùng họ Tôn để cùng chống Tào, chính là Khổng Minh” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 9).Trong trận chiến Xích Bích, Vũ không có chút công lao nào, “vì thế mà ghét Lượng, ghét Túc, vì thế ghét Ngô mà ghét Lượng, Túc kế đã thành nên mới làm cho mọi chuyện đổ vỡ để không thể như ý”. Thuyền Sơn tiên sinh phân tích cũng rất thấu đáo, Quan Vũ đã trở thành một hòn đá cản đường trong sách lược liên Ngô kháng Ngụy của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng trước chiến bại của Lâm Thư của Quan Vũ mà thấy chết không cứu cũng không phải không có nguyên do. Chúng ta hà tất phải quá kinh ngạc!

    Cuối cùng, còn có một vấn đề nữa cần phải thảo luận, đó là việc Thục Hán có hay không bàn đến chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Tôi cảm thấy trong sự việc này còn có rất nhiều ẩn tình. Ở trên đã đề cập đến việc cả trong Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng hoàn toàn không xuất hiện một dòng nào về sự việc này. Điều này đối với người đời sau mà nói, thực là câu đố thiên cổ. Kỳ thực, chỉ sợ tác giả của Tam Quốc chí - Trần Thọ không nắm rõ sự thực lịch sử. Bởi vì khi Trần Thọ sinh (năm 233) cách khá xa với thời điểm Quan Vũ gặp nạn (năm 219). Đương nhiên đó chỉ là thứ yếu, quan trọng chính là ở chỗ, nhà Thục một đời không lập sử quan. Cho nên Trần Thọ sửa Thục thư, thu thập tư liệu không được như Ngụy, Ngô (Ngụy, Ngô đều đặt sử quan từ rất sớm). Ở Thục không có nơi lưu trữ của nhà nước, việc chỉ dựa vào những câu chuyện dân gian ít tin cậy, Trần Thọ khi soạn Tam Quốc chí cũng khó mà có thể biết được sự thật ra sao. Vì thế, số quyển Thục thư trong Tam Quốc chí rất ít, cũng rất giản lược. Điều quan trọng nữa là, phần Quan Vũ truyện trong Tam Quốc chí cũng rất ngắn, khiến cho hậu nhân không thể khảo chứng một cách chi tiết.

    Thục Hán vì sao không tu sửa quốc sử, nguyên nhân cũng không rõ ràng. Tôi cho rằng, là ông vua khai quốc, trách nhiệm của Lưu Bị không lớn, nhưng thời gian ông làm hoàng đế rất ngắn, chưa đầy 3 năm thì đã mất ở Bạch Đế thành. Lưu Thiện lên ngôi, “việc chính sự không kể to nhỏ, tất đều giao cho Lượng” (Tam Quốc chí, quyển 35, Gia Cát Lượng truyện). Vì thế, việc Thục Hán không có sử quan có quan hệ rất lớn với Gia Cát Lượng. Còn vì sao Lượng lại làm trái nề nếp của nhà Hán thì rất khó nghiên cứu sâu được. Nhưng có thể mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể giai cấp thống trị Thục Hán có rất nhiều bí mật bê bối không muốn tiết lộ quá rộng rãi nên đã không đặt chức sử quan.

    Hy Văn (Vietimes) dịch từ China.com
     
  2. NarutoClub

    NarutoClub Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/7/08
    Bài viết:
    40
    100 % là không phải do Lưu Bị có ý giết Qaun Vũ , quá nhiều chi tiết ( là anh em sống chết , chém con nuôi , dẫn 80v quân trả thù Đông Ngô )
    Nếu có chuyệ này thật thì GCL có ý muốn giết quan vũ làm cho hai bên thất hòa , Lưu đem hết lực lượng của mình đánh Đông Ngô , theo tôi thì Lượng thừa khả năng có thể ngăn cản và phân tích mặt lợi hại nhưng tôi không hiểu tại sao Lượng lại không ngăn cản hết sức mà chỉ cản nói cho nó có ?
    Cũng có thể hiểu vì sao cuối đời Lưu Bị lại nói những lời đó , ông đã hiểu được nham kế của Lượng chăng ?
    Có trời mời biết ....
     
  3. dragonmars

    dragonmars Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/3/05
    Bài viết:
    218
    vậy mình mời bạn đọc tiếp 1 bài này nữa nhé :)
     
  4. sonnguyen0710

    sonnguyen0710 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/2/07
    Bài viết:
    69
    Nơi ở:
    HCM, Gò Vấp
    Cho em bổ dung, KM lại còn biết Bị thua chạy về thành Bạch Đế, bố trí cả Thạch Trận để không cho Lục Tốn vào đất Thục mới ghê chứ, lại sai Hoàng Thừa Ngạn trực sẵn cứu Tốn ra, sợ Tốn chết thì Ngụy nuốt Ngô xong nhai Thục ...
    Bố trì chu toàn không ai sánh được :(
     
  5. dragonmars

    dragonmars Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/3/05
    Bài viết:
    218
    các bạn bảo yêu thích tam quốc nhưng lại ko chịu tìm hiểu ko chịu đọc những bài viết phân tích rồi bảo rằng người ta viết vớ viết vẩn . Tớ cũng xin thưa luôn rằng tớ chỉ post bài cho những bạn yêu thích TQDN luôn muốn tìm tòi về lịch sử của TQDN . Những bạn nào mà " nhìn đã ko muốn đọc rồi " thì yêu cầu lần sau ko vào 2pic tớ pót nữa .
     
  6. dogbaby

    dogbaby Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    21/11/04
    Bài viết:
    2,891
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    còn nữa ko bạn ???
    bạn cứ post đi. người nào ko đọc thì kệ họ
     
  7. phucvodoi

    phucvodoi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    230
    Nơi ở:
    Where is the love ?
    Hồi còn bé tớ rất hâm mộ GCL , nổi tiếng tài giỏi dự liệu như thần ,chỉ nhìn thấy Ngụy Diên mà biết tướng phản mà đòi chém ngay hay cả đời trung thành không có dã tâm nào . Càng ngày tôi càng hiểu được và thấy việc làm của GCL ngày xưa tôi coi là thánh nhân thì giờ thật đáng chỉ là đoán mò , trò cười mang ý chủ quan của GCL .
    lÃO lA RẤT BÊNH GCL NHƯNG KHÔNG THỂ VIẾT QUÁ LỘ LIỄU SỰ SAI TRÁI NÀY , THEO TÌM HIỂU THÌ RẤT NHIỀU CHI TIẾT MANG TÍNH CHẤT BỊA NHẰM LÀM GIẢM SỰ TRUNG THÀNH CỦA TƯỚNG HAY TĂNG SỰ THẦN DỰ CỦA GCL LÀM NGƯỜI ĐỌC KHÓ HIỂU KHI BIẾT SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ .
     
  8. kily2121983

    kily2121983 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    54
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Chú Lý Nghiêm thì là trùm xóm rùi.Thời Tiên chủ kéo binh vào Thục,anh Chương bảo Nghiêm đem binh ra cự thì Nghiêm hàng Tiên Chủ làm Chương suýt té ghế.Sau này trấn ở Bạch Đế Thành suốt ngày ăn nhậu,rùi lại rãnh rỗi nhá máy cho GCL lúc Lượng đang đong hàng,bảo sao người ta hông bực=))Rốt cuộc thằng con Lý Phong phải đút lót mấy tấn gạo dẻo mới khỏi bị tội chém:)):)):))
     
  9. Hary Messina

    Hary Messina Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    23/4/06
    Bài viết:
    411
    Nơi ở:
    Raccoon city
    haha chỉ toàn là lũ ngốc ngồi bàn chuyện tam quốc, nếu như Khổng Minh và Thục giỏi đến mức sai khiến đc cục diện thì đào đâu ra số trời để có nhà họ Tư Mã chứ? Mà nên nhớ tại sao Khổng Minh có thể giao Kinh Châu cho Quan Vũ, vì QV giỏi nếu ko phải ông ấy kiêu ngạo và hiếu thắng thì chưa chắc đã bị thua đâu đều mà Km ko ngờ là Lục Tốn còn trẻ nhưng tài năng lại nhiều đến thế thui.
     
  10. phucvodoi

    phucvodoi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    230
    Nơi ở:
    Where is the love ?
    Lời văn ngang tàng ngạo nghễ ... à thôi
    Vào đây chém gió vớ vẩn spam bài thật không đáng mặt thành viên GVN , thử hỏi khi Kinh Châu thất thủ hơn 1 tháng sau Quan Vũ mới bị bắt tại sao một tháng không cho Quân đi cứu viện Quan Vũ , thật đáng nghi ! Tại sao biết rõ Quan Vũ là người kiêu ngạo hiếu thắng lại giao cho Quan Vũ giữ KC 1 mình không có quan văn giỏi làm quân sư , lượng quân của Vũ cũng rất có hạn hai mặt giáp 2 địch nữa , ông coi trọng Quan Vũ có thể giỏi tới nỗi cạnh mặt 2 phe địch với ít quân làm địch không dám tiến quân hay muốn dồn Vũ vào chỗ chết đây ?
     
  11. cuop_hoahong

    cuop_hoahong Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/4/05
    Bài viết:
    304
    Coi lại thời đó quan văn giỏi được mấy người có thể nói siêu lòng QV . Rồi coi tính cách của QV có chịu nghe không đã ;;);;);;);;) .
     
  12. Fireemblem&me

    Fireemblem&me Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,424
    Nơi ở:
    HCM
    bàn thêm về vấn đề này,
    nếu xem xét kỹ sau khi Lưu, Quan, Trương , Triệu chết thì GCL là vua rồi còn gì
    mà trong tác phẩm nếu xem xét kỹ thấy cách dụng tướng và sách lược thua xa Tư Mã Ý (truyện viết có vẻ như lúc nào GCL cũng thắng TMY nhưng thực ra toàn tiền mất tật mang , chẳng đạt được gì) từ đó nói lên GCL chưa hẳn là thông minh nhất thời này, đã thế ông ko trọng dụng nổi 1 tham mưu ra hồn (có vẻ như bị ém hết rồi)

    Qua đó nói lên 1 điều GCL cũng khá là độc đoán, tham quyền và nhiều khả năng bài phân tích hợp lý (chưa thấy ai phản biện ra hồn => hợp lý) có vẻ là thật

    nhưng đã là quá khứ, khó biết thật giả, chỉ nên bình luận và ko nên trách cứ :> lỡ đâu trách oan, với lại tiếng thơm lưu truyền đến giờ thì có lẽ thời đó họ tốt nên người ta nhớ
    <nói thiệt chuyện hiện tại sử cũng viết sai nữa mà VD: Japan, American, England ... tự hiểu (nói về gian đoạn cận đại và 2 thế chiến), ko có ý dính tới chính trị chỉ là vd minh họa "chuyện hiện tại sử cũng viết sai">

    /*-----------------------------------------*/
    <phân tích hay thì vote cho mình lên 10 điểm đi>
     
  13. dragonmars

    dragonmars Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/3/05
    Bài viết:
    218
    cũng ko hẳn GCL đánh tiền mất tật mang
    nếu bạn có thể hình dung ra thời TQ à mà ko cần bạn chỉ cần nhớ đến câu này thôi Thiên thời địa lợi nhân hòa .
    7 lần đi đánh ngụy của GCL đều thiếu yếu tố địa lợi => cám đầu vào một chỗ quân địch đễ dàng mai phục và ngăn chặn . Binh quí thần tốc vậy mà GCL cứ thẳng đường to mà đi mất hẳn yếu tố bất ngờ . Dĩ dật đãi lao => lấy quân đi trăm dặm mà sang nhà người ta đánh thì thành công là điều không thể :) nhất nữa là GCL đã nói với Lưu bị rằng phải lấy Xuyên để lập ra thế chân vạc => ngang nhiên phá thế chân vạc điều này hoàn toàn sai lầm của GCl . Nghĩ thử mà xem nhé Nếu thành công đánh ngụy => Thục có thể có đủ binh lực để khiến Tôn quyền khiếp sợ mà không phát binh ? Thục ngụy đánh nhau thì ngư ông đắc lợi chính là Ngô . Nếu thu đủ binh lực => toàn là hàng binh bại tướng tập hợp một cách ô hợp sao chống nổi với Đông Ngô ? Đây chính là cái sai lầm lớn nhất trong đời của GCl

    @ cuop hoa hong : bạn biết về tính khí của QV nhỉ :) . Đúng là khó thể khuyên can ông nhưng quân lệnh như sơn . Nếu GCL muốn thì có thể lấy uy tín của mình , lấy quân pháp để ép QV . Quan Vũ ko phải kẻ hữu dũng vô mưu vẫn biết phân biệt phải trái . KC lại là nơi quan trọng thì nếu nói chẳng lẽ QV lại ko hiểu ko thấu tình đạt lí :-w
     
  14. Fireemblem&me

    Fireemblem&me Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,424
    Nơi ở:
    HCM
    :-o
    cũng kết quả là tiền mất tật mang mà bạn (6 lần đánh trong 5 năm liên tiếp làm ông ta bị chết lúc 54 tuôi - quá trẻ so với TMY)
    ai biểu hắn chọn đường đó làm gì, đã thế lại còn chọn lúc mới lập quốc (7 năm ) mà đánh nữa chứ, lấy đâu ra nhân hòa ...
     
  15. GiaCát KhổngMinh

    GiaCát KhổngMinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    89
    Vì đây là một số phân tích dựa trên chính sử của mấy thằng dở hơi như kiểu lão Vương Quân Ức hay Vương Thành Quân hay cái gì đó đại loại thế viết ra và được bọn phóng tinh viên Viettime nhai lại. Nên tại hạ cũng sẽ dùng chính sử chứ không dựa vào Tam quốc diễn nghĩa của La tiên sinh để cho chúng một bài học.
    Trước hết, tại hạ có điều cần nói là người thời nay bàn việc binh nhung trên giấy, lại xét lại những việc đã xảy ra, lấy tư duy thời nay (có bị ám ảnh một chút về các công nghệ và điều kiện hiện tại) để xét việc đời xưa nên thường sinh một số vấn đề chủ quan và phiến diện.
    Trước hết, vì sao có việc Quan Vũ xuất binh đánh Tương Phàn, ở điểm này tại hạ có quan điểm như sau (có tham khảo, tổng hợp một số ý kiến khác):
    Như tại hạ đã nói bên Góc khuất của Longspear tiên sinh, Tương Dương Phàn Thành (sau đây gọi là Tương Phàn) ở phía bắc Kinh châu đóng vai trò chiến lược vô cùng quan trọng. Năm xưa Lưu Cảnh Thăng ở Kinh Châu cũng đặt nhiệm sở chính ở Tương Phàn, Mạnh Đức sau trận Xích Bích cũng lập nên phòng tuyến Tương Phàn, là bức tường quan trọng chắn đường tới Uyển Lạc. Mạnh Đức chia Nam Dương và một phần Giang Hạ thành các quận Tương Dương, Nam Dương và Ngụy Hưng, nhiệm sở chính là Tương Phàn (việc bố trí không khác mấy cố đô Tràng An ở phía Tây mà Hạ Hầu Uyên sau này trấn giữ), Tương Phàn mà mất thì mở được cánh cửa lên Uyển Lạc, xét theo bản đồ Tam quốc thì cự ly từ Tương Phàn lên Uyển Thành cũng tương đương từ Công An lên Tương Phàn thôi. Mà từ Tương Phàn đến Uyển Thành không có vị trí nào đắc dụng để lập phòng tuyến quân sự vững chắc cả. Như vậy, bất dù Tào hay Lưu, đều muốn chiếm được vùng đất này. nhớ xưa Mạnh Đức phá Lỗ ở Hán Trung, Trương Liêu thì đại chiến Tôn Quyền ở Hợp Phì, Quan Vũ đã từng có ý định đánh Tương Phàn song Tiên đế không chuẩn y :(
    Như đã biết, trên chiến trường, Quan Vũ là viên tướng đặc biệt dũng mãnh, khí thế áp đảo. Với việc chinh chiến ông luôn có sự hăng hái rất lớn.
    Trong chiến dịch Tương Phàn của Quan Vũ, không thể phủ nhận lỗi lầm của Quan Vũ dẫn đến thất bại, là một trong những nguyên nhân khiến chẳng thể trung hưng nhà Hán, song cũng không thể bỏ qua những sai sót của Tiên đế, dĩ nhiên phải kể đến Ban tham mưu, trong đó có tại hạ :(
    Khi đó Hoàng Hán Thăng mới chém Hạ Hầu Uyên ở núi Định Quân khiến Mạnh Đức phải thân chinh, lại bị Tử Long phá quân Tào sông Hán Thủy khiến Mạnh Đức phải gọi Hán Trung là kê cân, bắt buộc phải rút lui. Trong tay Tiên đế có cả hai Xuyên, có lẽ muốn khuyếch trương thanh thế tạo ảnh hưởng và áp lực lên phía Bắc, khuấy động giới sỹ phu thân Hán chăng. Để chứng minh điều này, tại hạ xin nhắc lại việc Tiên đế xưa lên ngôi Hán Trung vương đã đăng đàn đất Miện Dương, vậy sao Tiên đế không chọn Thành Đô đất Thục để đăng đàn, và sao lại xưng là Hán Trung Vương? có lẽ cũng vì mục đích chính trị mà ra cả. Hán Trung là nơi xưa Lưu Bang lập nghiệp rồi phá Hạng Vũ mà lập nên cơ đồ nhà Hán bốn trăm năm. Mà Hán Trung cũng là nơi Tiên đế đã chiến thắng oanh liệt trước Mạnh Đức, vậy xưng Hán Trung vương vừa để biểu thị tiêu chí lao động đường phố Hán, vừa để ghi công chiến thắng, thật nhất cử lưỡng tiện.
    Cũng có người hỏi sao Tiên đế lệnh cho Quan Vũ bắc phạt Tương Phàn mà không hỏi han gì Đông Ngô để tranh thủ tình cảm, cũng như dò xét ý tứ ra làm sao? khi xưa Quyền muốn vào Xuyên cũng có cho người hỏi ý kiến Tiên đế cơ mà?
    Có lẽ khi đó Lỗ Tử Kính qua đời, Lã Mông mới lên thay, trong Thục không coi ra mùi gì, này nhé, vừa đánh cho Tháo chạy tóe khói, Lã Mông thì chưa mấy nổi, bây giờ thì ai cũng biết Lã Mông là người thế nào nhưng công nghệ PR hồi đó chả có nên tại hạ cũng chả biết y là người ra làm sao. Lại nữa, Hán Trung mới chiếm được, nhiều nơi còn chưa thật sự thuần phục, kinh tế kiệt quệ, nhân lực thiếu hụt, khi Tháo rút khỏi Hán Trung đã chơi bài cưỡng chế di dân ra khỏi Hán Trung. Biết bao công việc bề bộn, thảy đều đến tay tại hạ, nên đích thị trong việc xuất binh đánh Tương Phàn còn nhiều vấn đề chưa được cân nhắc thấu đáo, như tăng cường binh lực đến Giang Lăng (song cũng có thể do Hán Trung mới chiếm được, song quân Tào vẫn trấn thủ Trường An vẫn khá đông, sức ép tuy không lớn song vẫn là mối lo cần lưu tâm. Các vùng phía Nam vẫn còn có nhiều vấn đề, binh lực Thục Hán cũng không phải đông đảo, chia ra giữ yên các vùng cũng đã mệt.
    Tạm viết thế, giờ tại hạ đi dùng bữa trưa, xin hẹn đàm đạo với các tiên sinh chiều nay.

    Phần tiếp: Âm mưu giết hại Quan Vũ ư, điều tưởng tượng lố bịch :))
     
  16. Leland1

    Leland1 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/3/09
    Bài viết:
    454
    Không vào bẻ cậu vuivui vài cái thì cậu lại làm loạn trong này lên :))
    Thứ nhất cậu đã dùng chính sử thì dùng cho trót, đừng dùng nửa nạc nửa mỡ nó buồn cười lắm, vd nhé:
    người chém Hạ Hầu Uyên thực sự là ai nhỉ, cậu có đọc chắc có biết chứ? :))

    tiếp nhé:
    có thể cậu có xem nhưng là chưa đủ :)) Thủ quận thủ huyện Kinh Châu là huyện Uyển Nam Dương, Lưu Biểu được Đổng Trác lấy danh nghĩa Hiến Đế bổ nhiệm làm Thứ sử Kinh Châu nhưng Lưu Biểu không dám tới huyện Uyển làm thứ sử vì địa bàn Nam Dương đã được Tôn Kiên (sau khi giết thái thú ở đây) giao cho Viên Thuật rồi, lúc này Lưu Biểu không biết làm sao mới tới huyện Tương Dương thuộc Nam Quận xây dựng nha môn thứ sử mới.
    Vậy thì đơn giản Lưu Biểu không vào được Nam Dương thì mới chạy xuống Tương Dương ở gần đấy, chứ chả phải Lưu Biểu biết cái gì gì như cậu suy =))
    Mạnh Đức cũng chỉ chiếm được tới Tương Dương. Không lập tuyến phòng thủ ở đấy thì biếu luôn Tương Dương cho địch à? Chỉ đơn giản nó chỉ chiếm được đến đấy thì nó để quân ở đấy để phòng thủ chứ chả phải nó quan trọng gì như cậu tưởng tượng ra =))

    Ừ, cậu cũng nhận đấy là lỗi của Gia Cát Lượng rồi, thế cậu khoa môi múa mép cái gì nữa? Vì lỗi của Lượng và ban tham mưu như cậu nói mà Vũ toi đời, thế thì cậu còn
    cái gì nữa :)) mưu Lượng đưa ra thất bại tướng chết, người ta có nói tại Lượng mà Vũ chết thì vẫn làn đúng (có là đúng 1 phần nó vẫn là đúng cậu ạ :)))

    còn cậu như trẻ con ấy, cậu chẳng phân tích cái bài nó đưa lên sai ở đâu mà cậu chép sách đưa lên rồi nói "tôi tin vào sách tôi chép, thằng kia đọc chính sử như tôi nhưng nó dở hơi nên ko đáng tin" ;)) còn cái việc cậu đọc rồi hiểu không đúng hoặc quên (Hoàng Trung chém HHU =)))
    hoặc là này
    đấy cậu lại thừa nhận Lượng tâng bừa Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương, mà Lượng cũng chẳng biết nhân sự của bên Tôn Quyền ra sao dẫn đến việc làm Tôn Quyền nổi giận (lúc này Quyền đã xưng vương hay xưng đế đâu mà có Đông Ngô hay Tây Thục hả cậu :)) đã thích nói chính sử thì nên nói cho nó đúng, đừng có như cái phim Xích Bích Chu Du gọi Tôn Quyền là bệ hạ chứ =))) mà Tôn Quyền nổi giận thì dẫn tới Quan Vũ chết sau này.

    Vậy là riêng trong bài cậu cậu có 2 chi tiết, 1 là ban tham mưu và Lượng có lỗi, 2 là Lượng chẳng biết gì về nhân sự bên Tôn Quyền cả, khinh thường bên Tôn Quyền, 2 lỗi này dẫn tới cái chết của Quan Vũ, thế cậu ba hoa bốc phét cái gì? Cậu đang cần chứng minh là Gia Cát Lượng không có lỗi dẫn tới cái chết của Quan Vũ, hay gọi là "giết Quan Vũ" cơ mà? Cậu nêu thêm lỗi vào à? :)) Thế thì tôi đề nghị cậu, nếu cậu ủng hộ tác giả bài viết ở đầu topic thì không nên vừa viết vừa
    tuy nhiên có thể cậu cũng là
    nên mới nói họ thế. Nếu thế thì thôi, tôi không đề nghị gì nữa :))
     
  17. GiaCát KhổngMinh

    GiaCát KhổngMinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    89
    Có vài ý trả lời Leland tiên sinh:
    1. Nói Hán Thăng chém Hạ Hầu Uyên ở núi Định Quân ở đây là không phải là cách nói chính tay Hán Thăng chém chết Uyên. Đơn giản có thể hiểu là quân sỹ hai bên đấu chiến và một bên là Hán Thăng dẫn quân ra, bên kia là Hạ Hầu Uyên, có thế thôi. Cũng như trong Quan Vũ truyện có chép :"Năm thứ hai mươi bốn (Kiến An), Tiên chủ xưng làm Hán Trung Vương, phong Vũ làm Tiền tướng quân, ban cho tiết việt. Năm ấy, Vũ xuất binh đánh Tào Nhân ở Phàn thành. Tào công sai Vu Cấm đến giúp Nhân. Đến mùa thu, có mưa lớn, nước sông Hán ngập mênh mông, bảy cánh quân do Cấm đốc suất đều bị dìm trong nước. Vu Cấm hàng Vũ, Vũ lại chém chết được tướng quân Bàng Đức".
    Xét thấy đâu phải Vũ tự tay chém Đức, chẳng qua cũng là cách viết cho thấy Đức chết về tay Vũ thôi. Tương tự như trên, không cứ phải Hạ Hầu Uyên bị tự tay Trung chém chét mới viết là Hán Thăng chém Uyên ở núi Định Quân, nhưng cũng có thể trong lúc quân sỹ hai bên xung xát, chủ tướng tìm nhau để đánh thì Trung chém Uyên thật cũng chưa biết chừng.
    Tuy vậy, xét ra cũng chả nên Tìm từng chương, dò từng câu để vặn vẹo, chả hóa ra giống kẻ hủ nho lắm ru.
    2. Vậy chính tiên sinh cũng thừa nhận Lưu Biểu đặt nhiệm sở ở Tương Dương còn gì nữa, còn vì sao Biểu đặt ở đấy thì vốn dĩ tại hạ nói không hết vì xét ra thấy không mấy cần thiết, còn Tương Phàn quan trọng thế nào thì tiên sinh xem bản đồ ắt rõ thôi. Còn theo tại hạ được biết mấy quận phía Nam đối với Lưu Biểu cảm thấy mà xét không dễ kiểm soát, và có lẽ cũng vì gần với Giang Đông quá nên Biểu mới đặt nhiệm sở ở Tương Dương, vậy sao lại đặt ở Tương Dương mà không ở Giang Lăng, dù Giang Lăng cũng có vị trí quan trọng, ẳt là có lý do. Còn Tương Dương thì cũng thuộc quận Nam Dương mà thôi.
    3. Không rõ tiên sinh đọc được cái gì nhưng sau trận Xích Bích phải triệt thoái qua Ô Lâm nhưng Tào Mạnh Đức vẫn giữ được Giang Lăng, do Tào Nhân trấn giữ (đánh nhau với Chu Du cả năm trời đấy thôi), sau này Tào Nhân bị bức quá mới phải rút về Tương Phàn. Vậy sao tiên sinh lại nói là Tào Tháo mới chỉ chiếm được Tương Dương.
    4. Trích bài viết của Leland tiên sinh:
    Hết trích.
    Còn các hạ nói Tương Phàn không quan trọng thì, có lẽ các hạ nên xem lại những gì trên bản đồ và cả khảo cứu lịch sử nhé. Lúc Tào Nhân bị vây khốn ở Phàn Thành, Tào Tháo có ý định thiên đô, vậy Tương Phàn mà mất có phải Hứa Đô gặp nguy hiểm không, như đã nói, quãng đường từ Tương Phàn tới Uyển Lạc cũng chỉ tương đương từ Công An tới Tương Phàn, mà từ Tương Phàn tới Uyển Lạc không có vị trí nào đắc dụng để lập phòng tuyến trọng yếu cả. Trong Long Trung đối cũng đã nói: "Tướng quân sai một viên thượng tướng tiến ra miền Uyển Lạc, mà bàn đạp để tiến ra miền Uyển Lạc", vậy chính xác là Tương Phàn, đủ thấy Tương Phàn có vai trò quan trọng thế nào chứ không như tiên sinh nói.
    5. Tại hạ nói trong chiến dịch Tương Phàn có phần lỗi của tại hạ, nhưng cái đó nó không đồng nghĩa với việc tại hạ có âm mưu hại chết Quan tướng quân, những tưởng người tài cao hiểu rộng như tiên sinh ắt hiểu lẽ đó mới phải. Còn cái việc đúng một phần nó cũng là đúng thì thôi xin để tiên sinh cứ xét thế nào thì tùy. Tại hạ chỉ muốn nói thế này:
    Ví dụ đứa bé nó đói nên đòi ăn, mẹ nó cho nó ăn, nhưng vì lý do nào đó nó không được ăn nó nên vẫn quấy khóc. Người ta hỏi " nó được cho ăn chưa", mẹ trả lời" cho ăn rồi". Cũng là đúng cả song không đúng ý người hỏi là "nó ăn nó chưa mà sao vẫn quấy". Cho nên tiên sinh lấy cái lỗi của tại hạ là đúng để suy ra tại hạ có bụng hại Quan tướng quân thì cũng chả công tâm gì. Nói thế thì có nhiều chuyện để nói lắm chứ không riêng chuyện này, mong tiên sinh hiểu cho.
    6. Trích bài Leland tiên sinh:
    Hết trích.
    Về cách gọi Đông Ngô - Tây Thục thì e là tiên sinh có kỹ tính quá chăng" Nhiều khi cách gọi thế để độc giả dễ hình dung đó thôi. Nhưng cũng không có gì là sai nếu xét trên thời điểm đó. Thực ra vấn đề này từ lâu tại hạ khá lưu tâm, nên trong nhiều bài viết tại hạ vẫn nói bên Lưu, bên Tôn hay bên Tào, các hạ có thể xem toàn bộ bài viết, và cả bài viết bên Góc khuất tuyệt không có câu nào tại hạ nói là bên Ngụy , vì sao, vì khi Tào Tháo còn sống thì chưa có Ngụy quốc, chỉ có lúc Tào Tháo lên Ngụy vương thôi, mà chi tiết đó xảy ra sau thời điểm đang đề cập nên tại hạ không nói vậy. Còn nói Tây Thục không có gì sai: Vì khi này Tiên đế đã lấy được Tây XUyên, nhiệm sở chính là Thành Đô. Đất Tây Xuyên hay còn được gọi là đất Thục. Do vậy nói Tây Thục không có gì sai cả (nhớ xưa Tiên đế vào lấy Tây Xuyên cũng gọi là vào Thục, và Thục cũng là danh từ chỉ Tây Xuyên từ rất lâu rồi). Nhưng nếu gọi là Thục Hán thì có thể lại là vấn đề khác, có điều tại hạ vẫn chưa sử dụng từ Thục Hán.
    Tương tự như vậy với Đông Ngô, song có lẽ nên dùng từ Giang Đông thì chính xác hơn chăng, dù chúng ta có thể bắt gặp nhiều lần trong tiểu thuyết của La tiên sinh cũng như trong sách sử (Việt nam lẫn Tàu) có ghi là Đông Ngô. Ví dụ như năm 210, Bộ Trắc đã chiếm được Giao Châu, nghĩa là đã chiếm tới Giao Chỉ, Cửu Chân. Trong sử ta thời đó cũng nói về giặc Ngô. Đây cũng là thời điểm chúng ta đang đề cập.
    P/s: Dù sao tại hạ vẫn thích cách gọi Giang Đông hơn trong thời điểm này, và thực ra cũng là cách tại hạ thừơng dùng, tại hạ sẽ lưu ý hơn vấn đề này.
    7. Cuối cùng, không rõ trong cách viết của tại hạ có điểm nào chưa rõ ràng khiến tiên sinh hiểu nhầm chăng, tại hạ có nói trong việc Tương Phàn có lỗi của Ban tham mưu, trong đó có tại hạ, song nhắc lại điều đó không đồng nghĩa với việc tại hạ có âm mưu hại Quan Vũ. Và tại hạ khôngcó ý định chứng minh tại hạ có lỗi hay không, ở đây tại hạ chỉ có ý định chứng minh tại hạ không có âm mưu hại Quan Vũ, hai việc rất khác nhau, phải không Leland tiên sinh. Mong tiên sinh xét cho kỹ việc, kẻo lại bàn, e rằng xét lại thì hóa ra mình nói sai sự việc đi thì không tiện cho lắm:
    Trích từ bài Leland tiên sinh:
    Hết trích.
    Còn nếu tại hạ có điểm nào viết chưa rõ, xin tiên sinh chỉ bảo thêm, ngõ hầu tại hạ vén mây mù mà thấy trời xanh, thì may cho tại hạ lắm.
    Còn vì đâu tại hạ chê mấy vị kia, ở đây tại hạ nói lại là tên ông ta là Thành Quân Ức, hãy xem ông ta chê tại hạ cái gì:
    Trích một phần:
    Hết trích
    Xem thế thì đủ hiểu Thành tiên sinh là người am hiểu Tam quốc biết bao.
    Cuối cùng, từ lâu tại hạ vốn không muốn luận đàm theo phương pháp trích từng câu của người khác để bắt bẻ câu chứ mà mong muốn được đàm đạo với các tiên sinh về cái lý lẽ cốt lõi mà thôi. Nhưng nay vì Leland tiên sinh đã có vài lời như vậy thì tại hạ cũng không thể tránh. Âu cũng là thời thế thế thời phải thế, ý trời...
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Bài trên tại hạ có vài chỗ viết nhầm, nhưng vì phận lính mới không cho phép sửa bài, nên tại hạ xin post tiếp, mong mod tiên sinh thông cảm.
    Xin sửa thành:
    Trong Long Trung đối cũng đã nói: "Tướng quân sai một viên thượng tướng tiến ra miền Uyển Lạc," mà bàn đạp để tiến ra miền Uyển Lạc chính là Tương Phàn, đủ thấy Tương Phàn có vai trò quan trọng thế nào chứ không như tiên sinh nói.
    Xin sửa thành:
    Về cách gọi Đông Ngô - Tây Thục thì e là tiên sinh có kỹ tính quá chăng" Nhiều khi cách gọi thế để độc giả dễ hình dung đó thôi. Nhưng cũng không có gì là sai nếu xét trên thời điểm đó. Thực ra vấn đề này từ lâu tại hạ khá lưu tâm, nên trong nhiều bài viết tại hạ vẫn nói bên Lưu, bên Tôn hay bên Tào, các hạ có thể xem toàn bộ bài viết, và cả bài viết bên Góc khuất tuyệt không có câu nào tại hạ nói là bên Ngụy , vì sao, vì khi Tào Tháo còn sống thì chưa có Ngụy quốc, chỉ có lúc Tào Phi tiếm Hán mà lên ngôi đế thôi, mà chi tiết đó xảy ra sau thời điểm đang đề cập nên tại hạ không nói vậy.
    Nếu còn sơ sót nào, mong các tiên sinh tiếp tục chỉ bảo.
     
  18. L0NGSPEAR

    L0NGSPEAR Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    710
    Nơi ở:
    Hội vườn đ
    Bản vương thấy cậu vẫn băn khoăn thắc mắc là tốn công đi copy paste mà ị mọi người ở đây phản đối đến vậy.
    Nguyên nhân có lẽ là cậu chỉ copy paste mà ko chịu đọc tý nào. Mọi người ở đây phần lớn thấy đứa trẻ dốt thì chỉ chỉ cười khẩy mà ko bảo ban tận tình cho cậu.
    Tôi thì kiến thức đã kém, trình độ năng lực về tam quốc lại yếu nên cũng chỉ vài điểm vô lý cho vui. Ko liên quan đến việc Gia Cát Lượng có giết Vũ hay không
    Tôi chỉ cười rằng là ko hiểu Tư Mã Thiên sinh năm bao nhiêu mà có thể viết rõ ràng về Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang Hạng vũ.
    Ngô Sĩ Liên sinh năm bao nhiêu mà dám bốc phét về các thời trước đó.
    Đọc đoạn này tôi lại thấy càng buồn cười hơn. Trần Thọ vốn là người Thục, lại là đệ tử của Tiêu Chu, từng dưới trướng Gia Cát Lượng mà lại ko hiểu tình hình của Thục .Am hiểu Ngô Ngụy hơn.
    Cái này thì càng ko hiểu, Lượng là cái thá gì mà đòi đặt chức sử quan.
    Thiền hay Bị mà ko thích thì đố Lượng đặt được.=))
     
  19. ShanShine

    ShanShine Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    1,086
    Nơi ở:
    ???
    lâu lắm ko ghé thăm, dạo này hơi bận
    cái bài này lấy bên vietimes, cũng lâu lắm rồi hình như cũng mấy năm rồi, hồi trước định post nên thôi.
    Dạo này a e thích đào đồ cổ quá:D
     
  20. GiaCát KhổngMinh

    GiaCát KhổngMinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    89
    Sau một thời gian chờ đợi, không thấy Leland tiên sinh và chư vị tiên sinh có ý kiến gì bổ sung thêm cho bài viết trên của tại hạ, nay tại hạ xin viết tiếp bài nữa, gọi là phủ nhận ý kiến cho rằng tại hạ âm mưu hại Quan tướng quân.
    - Trước hết, nói thêm tý về việc Hoàng Trung đấu Hạ Hầu Uyên, theo Hoàng Trung truyện có chép:
    Cho thấy cũng rất có thể trong thực tế Trung là người chém Uyên trước trận.
    - Trờ lại vấn đề chính:
    Theo như kế hoạch đã đề ra của tại hạ với Tiên đế, Kinh Châu quả thực là vị trí vô cùng quan trọng cho việc phục hưng nhà Hán. Mặc dù Thành Quân Ức tiên sinh lấy việc sao tại hạ không giao cho Triệu Vân hay Khương Duy giữ Kinh CHâu :-o mà lại giao cho Quan Vũ để trách tại hạ nhưng theo thực tế thì đâu phải khi Bàng quân sư (nói đến đây chợt nhớ tới Bàng Sỹ Nguyên lừng lẫy Hội Vườn đào năm xưa :D) hăng hái đốc quân trước trận không may trúng tiễn bỏ mình thì khi đó tại hạ mới vào Xuyên đâu, mà tại hạ đã vào đó từ lâu rồi ý chứ. Việc giao cho Quan Vũ trấn giữ Kinh châu là chủ ý của Tiên đế, mà thực ra khi đó xét thấy ngoài Quan Vũ, cũng chả còn ai thích hợp hơn, vì sao:
    Ngoài Bàng quân sư và hai viên mãnh tướng là Hoàng Trung, Ngụy Diên đã theo Tiên đế vào Thục, không lâu sau đó tại hạ cùng hai tướng Trương, Triệu cũng vào cùng hỗ trợ. Việc điều động bố trí nhân lực do một tay Tiên đế quyết cả, khi đó tại hạ mới khoảng ngoài 30, tuy là nhà hoạch định kế hoạch hàng đầu của Tiên đế, song lại không phải người quyết định chuyện nhân sự, mà chỉ có Tiên đế quyết hết (có thể thấy sau này trong việc Hoàng Trung đứng ngang Quan Vũ, hay bổ nhiệm Ngụy Diên làm thái thú Hán Trung, tước vị thấp của Tử Long so với Quan, Trương, Mã, Hoàng, Ngụy).
    Vậy so với Trương, Triệu thì Quan Vũ có những ưu thế và nhược điểm gì, trước hết xét về ưu thế:
    Về vũ dũng: Khi ấy có thể nói Quan Vũ có uy thế rất lớn, phe Tào đã biết rõ về Quan Vũ (người đã ở dưới trướng Tào, đã một đao chém chết Nhan Lương, được toàn bộ tướng Tào nể phục. Mưu thần đắc ý của Tào Tháo là Trình Dục cũng phải khen Quan Vũ là vạn người khó địch, là hổ tướng ở đời khó thấy một lần), tiếng tăm đã lan rộng, so với Dực Đức, Tử Long đều vượt trội hơn. Sử dụng uy thế của Quan Vũ có thể trấn áp Tào Nhân (một đại tướng hàng đầu của Tào Tháo) khiến y không thể tràn xuống Giang Lăng, vị trí quân sự trọng yếu, bàn đạp cho Tiên đế và tại hạ vào Xuyên. Đối với Đông Ngô cũng có uy thế đặc biệt về vũ dũng (Chu Du cũng khen là viên tướng hổ báo, Lục Tốn sau này cũng ca ngợi Quan Vũ là hào kiệt ở đời). Khá thấy Quan Vũ có vị trí cao trong mắt các danh tài khi đó.
    Một điểm nữa là lòng trung của Quan Vũ với Lưu Bị quả xưa nay trên đời khó thấy, sáng láng cổ kim. Vậy với uy dũng và lòng trung của mình, đặt Quan Vũ vào vị trí trấn thủ Kinh Châu có nhiều điểm thích hợp.
    Về nhược điểm: Như chúng ta đã biết, Quan Vũ là người kiêu ngạo, thương sỹ tốt mà coi thường đại sỹ phu, bởi vậy dễ đắc tội với người. Nhất là Quan Vũ lại xử lý việc thiếu mềm mỏng, cứng rắn quá mức cần thiết nên việc đối đầu với Tào Nhân đương nhiên là có thừa sức mạnh, song đối với Giang Đông cần linh hoạt cơ trí hơn là vũ dũng thì lại có thiếu sót.
    Song như đã nói, trong tình thế đó quả thật chẳng còn ai thích hợp hơn.
    Sau khi lấy được Hán Trung, Tiên đế lập tức chỉ dụ cho Quan Vũ đánh Tương Phàn, trong việc này tin rằng có những ý kiến từ phía Quan Vũ nên Tiên đế mới đồng ý (dĩ nhiên sau khi đã tham khảo ý kiến Ban tham mưu, trong đó có tại hạ). Việc đánh Tương Phàn lần này nhằm chủ ý mở rộng địa bàn, lập phòng tuyến quân sự mới, gây áp lực lên quân Tào, biến thế bị uy hiếp từ Tương Phàn (xưa cũng vì Giang Đông cảm thấy vất vả vì vừa chịu sức ép từ Tào Nhân ở Tương Phàn lẫn Trương Liêu ở Hợp Phì mà đồng ý cho Tiên đế mượn Giang Lăng) thành thế chủ động gây sức ép. Đồng thời lại nối liền một dải với vùng Xiang Yang (chả biết dịch là gì) giáp với Thượng Dung, Phòng Lăng là đất mà Tiên đế đã chiếm được sau chiến dịch Hán Trung. Bởi thế nên mới có chiến dịch Tương Dương - Phàn Thành.
    Còn tiếp
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này