bộ này mình cũng vừa down về, có vẻ Huỳnh Hiểu Minh đóng ko sát VTB lắm, đc cái diễn viên thì khá là đẹp thik nhất 2 em Song Nhi - Hà Trác Ngôn và Mộc Kiếm Bình - Lưu Vân
Cái ảnh đấy ko thiếu đâu đấy là ảnh khi đang trong Lệ Xuân Viện với 6 vợ nên ko có công chúa Kiến Ninh Bonus thêm ít ảnh ( ít thôi ko bị chém vì lậm sang box phim ) Pic1 : Nhân vật công chúa Kiến Ninh Pic2: Cảnh thả sáp nến Pic3: Trong Lệ Xuân Viện Pic4: Công chúa Nga Tô Phi Á Nói chung serie phim mới nhất này rất đáng xem vì có hàng ngũ diễn viên đẹp và rất sát với cốt truyện
LĐK mang tính giải trí sao??? Ờ có thể với 1 số người đấy là đúng, bởi mục đích đọc là đọc truyện kiếm hiệp mà. Nhưng phải nên biết rằng, các tiểu thuyết kiếm hiệp mà đặc biệt đa số truyện của kd thì giá trị văn học rất ít, thực sự chất "kiếm hiệp" mới là đọc để giải trí. Và cái LĐK mà nhiều bạn nói đọc để giải trí thì lại là tác phẩm có tính văn học cao nhất, và cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá cao nhất. Nó mang ý nghĩa hiện thực khi là câu chuyện phản ánh xã hội TQ thời đó một cách vô cùng rõ rệt. Nhân vật Vi Tiểu Bảo thường được so sánh với AQ của Lỗ Tấn vì nói lên được tính cách chung của người Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết võ hiệp này đặc trưng ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực. Tiểu Bảo là một nhân vật phản anh hùng, tham lam, lười biếng và mang dòng máu lãng lữ. Tuy không phải là một anh hùng cái thế, Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... Việc thiếu vắng giá trị tốt tuyệt đối cũng như xấu tuyệt đối trong cuộc sống thực tế được phản ánh trong Lộc Đỉnh ký. Không còn nữa chiều hướng dân tộc chủ nghĩa như là một phần chính yếu trong các tiểu thuyết trước của Kim Dung. Trong bộ ba tiểu thuyết Xạ Điêu tam bộ khúc (đặt vào bối cảnh sự đi xuống của nhà Tống) và thậm chí trong Thư Kiếm Ân Cừu lục (đặt trong bối cảnh giữa thời Thanh, thời trị vì của Hoàng đế Càn Long), những kẻ xâm lược từ miền Bắc luôn bị coi là kẻ xấu, những bộ lạc chuyên gây chiến tranh nhòm ngó mảnh đất Trung Nguyên màu mỡ khi người Hán suy yếu. Thay vào đó, trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã làm mờ ranh giới giữa cái trắng và cái đen truyền thống, giữa người Hán và các bộ lạc ngoài biên ải, khắc họa hình ảnh Hoàng đế Mãn Châu Khang Hy như một người trị vì thông minh, biết quan tâm đến dân chúng dù họ không luôn luôn ủng hộ mình. Đôi khi ông tàn nhẫn nhưng xét đến cùng những hành động của ông nâng cao đời sống của người dân (Khang Hy được sử sách ghi nhớ như là một trong những vị vua Trung Quốc vĩ đại nhất). Mặt khác, phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh lại đặt sự hy vọng và ngu trung vào vương gia bất tài Trịnh Khắc Sảng ở đảo Đài Loan, chiến đấu cho nguyện vọng không hòa hợp với mong muốn của người dân. Phong cách này hầu như đối lập hoàn toàn với những lập trường mà Kim Dung đã từng thể hiện trước đó. Về cuối truyện, Tiểu Bảo tuyên bố một một câu về tính thực dụng tựa như "Mèo trắng mèo đen không thành vấn đề, miễn bắt được chuột là mèo tốt" (câu trích từ lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình). Nguồn gốc, sắc tộc của người lãnh đạo có thành vấn đề không nếu họ đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết? Nói một cách trung thực, người Mãn Châu thực tế đã giết hàng vạn người Hán và tàn phá Trung Quốc thời gian đầu, một nguyên nhân dẫn đến những nổi loạn của Thiên Địa Hội nhằm dựng lại quyền lực của những vị vua người Hán. Nhưng trong khi đó, họ (những thành viên của Thiên Địa Hội) lại quên mất mong muốn của người dân thường là sống hòa bình và thịnh vượng. Sự cuồng tín của Thiên Địa Hội phản ánh thế giới trong đó con người bị chia rẽ một cách bạo lực bởi ranh giới tín ngưỡng, tôn giáo và sắc tộc. Chủ nghĩa thực dụng, những ý tưởng thực tế và rất nhiều chủ đề đã đóng góp vào thành công của Lộc Đỉnh ký mà nhiều người đã đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung.
chà bài viết dài quá, ở đây chỉ nói khía cạnh truyện tranh của TDKK mà nhiều bạn sang đàm đạo các tác phẩm Kim Dung mất rồi Nói tóm lại, bộ của LDK mà TDKK vẽ là để giải trí... Còn bộ truyện kiếm hiệp LDK của Kim Dung, ai muốn nó nhân văn thì nhân văn, còn ai nghĩ là giải trí thì tùy Nói về vấn đề nhân văn thì có khi các bác nên lập 1 topic mới về KD hoặc vào mấy diễn đàn truyện kiếm hiệp như Tàng thư viện đàm đạo vậy
Cái kiểu vẽ hài với parody của TDDK thì quá giải trí đi chứ lại Bạn này coi cả LDK của KD mang tính giải trí đây này
thực ra là thế này, nếu xét theo ý kiến bản thân tớ nhé. Đọc truyện kiếm hiệp lần đầu tiên sẽ là giải trí, các bạn sẽ thấy vui vẻ khi đc bay bổng trong thế giới của những anh hùng, những chuyện truyền kỳ trong võ hiệp mà tác giả đã đề cập. Nhưng sau khi đọc xong thì mới thấy đc cái nọ cái kia...à hóa ra là nó như thế, tại sao nhân vật này có thể mạnh hơn nhân vật này nhưng lại ko thắng nổi nhân vật kia...rồi từng ý nghĩa nhân văn của tác giả muốn truyền đạt với ng đọc cũng sẽ đc thấy sau khi đọc xong. Tớ chắc chắn một điều rằng ko ai đọc ngay lần đầu cũng hiểu đc ngay ý nghĩa của mấy truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Có truyện văn học kinh điển thì may ra hiểu ngay Một điều nho nhỏ trong tác phẩm của nhà văn Kim Dung là ko có ai là vô đối những nhân vật vô đối toàn đã chết hoặc xuất hiện ko chính thức trong truyện, hoặc do người khác kể lại. Lấy ví dụ : bộ AHXD và Thần điêu đại hiệp có đề cập đến các nhân vật vô đối sau : Vương Trùng Dương, Tổ sư bà bà Lâm Triêu Anh và Độc cô cầu bại... Bộ Tiếu Ngạo : Độc cô cầu bại Bộ Thiên Long Bát bộ: rất nhiều nv khủng nhưng...vô đối lại là 1 nhà sư trông coi tàng thư viện Thiếu lâm Các nhân vật đạt gần tới cảnh giới vô đối như những nhân vật chính thì sẽ chịu 1 khiếm khuyết nào đó Chẳng hạn như Dương Quá tuổi trẻ tài cao nhưng anh ý bị cụt 1 tay nên cũng chỉ ngang hàng Quách Tĩnh, Đông Tà...
Cái này là đề cao tư tưởng nhân ngoại hữu nhân Mà có lẽ trong LĐK, vô đối chắc là Viên Thừa Chí nhở , còn trong TSPH ... chẳng lẽ là Hồ Nhất Đao . Thế còn trong YTĐLK thằng TVK có bị khiếm khuyết gì đâu
bộ TSPH thì tớ ko dám bàn, YTDLK thì TVK vô đối nhưng có 1 khiếm khuyết, thân làm giáo chủ Minh giáo như cơ trí, mưu lược thì dở tệ nên ko thể lên làm lãnh tụ như Chu Nguyên Chương, đó cũng là 1 thiếu sót. LDK thì truyện này ko đề cao võ học nên xem như bỏ qua
Tuyết Sơn thì thằng con Hồ Phỉ trình nó y chang Hồ Nhất Đao mà Còn Lộc Đỉnh Ký thì vô đối là Viên Thừa Chí rồi , đệ tử Hà Thiết Thủ le lói thế mà sư phụ đánh đùa cũng thắng thì rất là vô đối. Mà sao bác Kim không cho Trần Cận Nam, Hồng Giáo chủ vào đánh 1 trận tỉ thí nhỉ