My Arms, Your Hearse - Chạng vạng tím thâm

Thảo luận trong 'House of fame' bắt đầu bởi Tên truy cập, 23/7/09.

  1. Tên truy cập

    Tên truy cập The Connoisseur Moderator GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    25/4/05
    Bài viết:
    6,543
    [​IMG]



    ...Ít nhiều, hẳn ai đó cũng tin vào sự tồn tại của một thế giới tâm linh song song với thế giới vật chất mà ta đối mặt hằng ngày. Cũng có người cho nó là một hiện tượng tâm lí, dù nó không hiện hữu trước nhãn quan của mỗi người. Nhưng luân hồi âu cũng là một cái quá trình tất yếu và hợp lí, phản chiếu những tội lỗi của nhân sinh. Trớ trêu thay, Mikael Akerfeldt đã đặt tình cảm vào luân hồi, để mà tạo ra một concept đầy bi kịch và nghiệt ngã – My Arms, Your Hearse...

    Đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt của Opeth, MAYH nằm giữa cái giai đoạn giao thoa giữa một Opeth thời kì đầu, với Orchid và Morningrise – hai quyển tiểu thuyết không hiện hữu cái gọi là tình tiết, đây chính là một Opeth lãng mạn, thả hồn bay bổng vào chất nhạc thơ mộng – và một Opeth có thể nói là hoàn chỉnh, cả về kĩ thuật lẫn những ẩn ý thầm kín. Ngẫu nhiên, MAYH giữ lại một phần lãng mạn của thời kì đầu, và dẫn dắt người nghe tới những Still Life, hay Blackwater Park nghệ thuật và hoàn thiện hơn.

    Điều mà Opeth hấp dẫn người nghe, không phải là những đoạn riff rắc rối chồng lên nhau, hay là những đoạn shredding chăm chăm vào tốc độ và vô cảm, mà lại chính là cái tông nhạc rất đặc biệt. Bởi lẽ vậy, nên phải cảm ơn Mikael Akerfeldt, một thiên tài viết nên những kiệt tác chỉ dựa trên bản năng và cảm nhận của mình. Âm hưởng rất đẹp, là bóng tối man mác tràn đầy mộng tưởng, hay chỉ là nhỏ giọt trên những giai điệu buồn thê thảm. Gợi lên một chút gì đó của thiên nhiên, một thứ màu sắc của cảm xúc con người, hay là cái tài tình của người nhạc sĩ, biến những giai cảm của tâm hồn mình thành cảm xúc rung động của người nghe. Tất cả đều là nghệ thuật, từ những đoạn acoustic mộc mạc giản dị, cho tới những riff tràn đầy sự giận dữ phẫn nộ. Giọng hát trong trẻo, ấm áp toát lên tuyệt vọng, hay quẫy mình như một con thú bị thương, dằn vặt trong cái thứ tình cảm đồng loại.

    Tạo hóa đã ban tặng cho con người những cung bậc tình cảm - giữa hỉ, nộ và ái, ố... Opeth khai thác những điểm nhấn cảm xúc, sự thay đổi của những dòng chảy giai điệu, chúng hợp lại, hay tản mát khiến tâm hồn người nghe chết lặng trong âm nhạc. Hay như có những điều mà khi con người ta vui vẻ sẽ không thấm thía được hết. Đến đây, Opeth đã không đơn thuần chỉ là âm nhạc, mà đã trở thành thứ nghệ thuật chinh phục người nghe. Đó là người nghệ sĩ tài năng có thể biến những thứ vô tri vô giác trở thành nghệ thuật, từ cục đất sét cũng thành những bức tranh tĩnh vật đa không gian, và những nốt nhạc vùng dậy để đánh thức cả một câu truyện.

    Với một Still Life, tông màu đỏ, cái nắng gay gắt và tình yêu bị xé đôi. Rồi cho tới Blackwater Park, gợi cho người nghe một cảm giác lạnh lẽo trống trải đến từ cái chết và sự phản bội. Deliverance nặng nề với những cơn ác mộng và bóng tối bao trùm, hay Damnation buồn phảng phất, trống rỗng. Opeth tạo ra cho mỗi album một cái thần, hay một cái theme để người nghe chìm đắm và suy tư. Đối với MAYH, cũng có cái sự nặng nề nhưng là sự khởi đầu của một màu tím thâm, bí ẩn và bi kịch. Đây là album đầu tiên dẫn dắt tôi đến với Opeth, với mỗi track đều là một bức tranh tiều tụy, đi suốt qua bốn mùa là màn đêm, một con đường đi lát đá xanh lạnh lẽo, vô cảm và đơn độc. Bắt đầu từ những nốt piano bâng khuâng của Prologue, dẫn tới intro của April Ethereal – như một tiếng gọi mơ hồ của một sáng bình minh tím thâm... Mới mở đầu thôi mà tâm trạng nhân vật cứ cuộn dâng như những cơn sóng thoái trào, tất cả đổ ập xuống đến giữa ca khúc khi giọng hát trong cất lên, xa xăm, chập chờn như ngọn lửa tháng Tư... rồi những đoạn guitar riff xé tan bầu không gian cứ trải dài biết tới bao giờ. Rồi dần những âm thanh trong trẻo dẫn người nghe vào When, đường về nhà và những đoạn riff da diết thay đổi liên tục, nhịp nhàng ảnh hưởng bởi progressive đưa người nghe tới từng tiết tấu, đến với cái nghịch cảnh của nhân vật. “Khu vườn thở dài, hoa lá chết tàn” – dẫn tới một đoạn riff vô cùng ấn tượng, để tới khi đoạn riff 5:07 cất lên, Opeth đã thực sự thành công khi chộp được một khoảnh khắc đẹp bất tận và miên man. Rồi kết thúc bài hát, chỉ là những câu hỏi nghi vấn: Khi nào?.

    Một đoạn thơ tình buồn ngắn ngủi nhưng xúc tích, câm lặng dưới nền nhạc trong trẻo lao xao của Madrigal, trước khi bước vào The Amen Corner, một track nặng nề của album nhanh chóng cuốn hút người nghe ngay từ đoạn riff đầu tiên, acoustic mộc mạc trước khi bước vào một đoạn lead mang giai điệu đẹp nhất album. Clean vocal tuy nghịch tai nhưng khi kết hợp với hai đoạn solo xen kẽ vô cùng xuất sắc phần nào tạo một cảm giác lạ trước khi kết thúc bài hát lại bằng những nốt nhạc bỏ ngỏ... Những tiếng gào như từ nơi nào đó dội về, mở đầu cho một track nổi nhất album, tiếng guitar bị biến âm tạo ra những riff nặng nề, nhưng Opeth vẫn thể hiện kĩ thuật của mình, bằng cách làm chủ được những âm điệu đẹp đầy giai cảm, hay những catchy riff nối tiếp lẫn nhau tạo nên âm hưởng tuyệt vời cho Demon Of The Fall. Đó là khi hi vọng cuối cùng của con người bị bóp nghẹt trong vòng tay người yêu thương, một tâm hồn rất người cũng có thể biến thành một con quỷ. Điều này làm tôi nhớ đến một nhân vật, đó là Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm con người...

    Nhịp trống thưa, rất đơn giản của Credence mang lại một sự tĩnh lặng trầm lặng sau một Demon Of The Fall quá day dứt, quá nặng nề. Một tiếng thở dài nhè nhẹ giữa những nhịp trống. Chỉ vậy thôi, cũng đã toát lên được cái sự vùng vẫy vô vọng trong cái luân hồi làm người. Tại sao tạo hóa lại tài tình để ban tặng cho người đàn ông cái quyền được yêu, và quyền không được đáp lại đến thế. Y chỉ đơn thuần là một linh hồn trống rỗng, lục lọi mớ mơ hồ chỉ để nhìn thấy điều mà hắn không muốn. Giọng ca nhẹ nhàng, phảng phất theo điệu acoustic trôi chảy. Hình ảnh khi mà tiếng cười “khóc” ra sự thật, nghe tưởng thật vô lí và tương phản, nhưng cũng thật độc đáo lẫn chân thực. Và giờ thì hắn đã hiểu, tiếng cười đó đã gián tiếp đóng một cái bia mộ trên linh hồn của hắn, đồng thời bàng hoàng nhận ra sự tồn tại của một cái “nghiệp” hắn đang phải chịu. Lại một lần nữa, những thanh âm hững hờ trong trẻo lại vang lên như đã từng ở When hay Madrigal lại cuốn hút và dẫn dắt người nghe...

    Quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả - cái nghiệp, thứ mà khiến con người không thể thoát khỏi luân hồi. Những hình ảnh đầy tính tượng trưng trong Karma, chiếc giường lạnh lẽo, những cành cây oằn mình xuống mặt đất, phản chiếu sự tạo tác của con người. Một track với intro mãnh liệt, lại một lần nữa là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của acoustic điểm xuyết lẫn những đoạn riff nặng nề, giận dữ. Cuốn vào một định mệnh mà tự bản thân không thể thay đổi, nhân vật của chúng ta chấp nhận, và chào đón một mùa Đông lạnh lẽo đang tới...

    Epilogue. Không Pink Floyd. Cũng chả phải Camel. Chỉ là Opeth, với tiếng hammond organ xao xác như gió heo may. Một instrumental sâu sắc, suy tư, dù chưa phải kết thúc nhưng đâu đó một chút buồn man mác. Harmonic guitar ngân lên từng nốt ăn ý với nền nhạc, ẩn ý khẳng định một cái định mệnh, dù chưa hẳn là cuối cùng. Tại sao ư? Epilogue đưa người nghe trở lại ngay Prologue, kết thúc một năm với bốn mùa buồn tẻ, chẳng phải cũng giống như một vòng luân hồi mà con người cứ luẩn quẩn mắc phải sao? Chính nó khiến ngọn lửa cuộc sống trở nên không bao giờ tắt. Hay Opeth quả cũng thật đại tài.

    Từ Prologue cho tới Epilogue, xuyên suốt MAYH chỉ là một concept với... hai nhân vật. Một linh hồn khắc khoải về tình yêu, bởi sự hồ nghi, bàng hoàng ngay trước cả cái chết của mình, y đã tìm đường về nhà... chỉ để tìm một ánh mắt. Nhưng nào đâu, thứ tình yêu thuần khiết nhất lại chính là thứ tình yêu đau khổ nhất. Thể xác bị chôn vùi, tình cảm thì không thể bộc lộ, đứng từ xa chiêm ngưỡng niềm hạnh phúc ở gần bên – nhưng cũng chỉ đem lại dằn vặt. Nhân vật của chúng ta qua cả một hành trình, rốt cuộc cũng chỉ là một tấm bia mộ, cũng có thể nói, chính hắn đã tự đào mồ chôn mình lần thứ hai – chôn chính “linh hồn” của mình. Còn người được trao thứ tình yêu mãnh liệt kia ư, nàng vẫn không thể chấp nhận cái chết của người yêu - là lẽ thường tình. Nhưng sự hiện diện bất ngờ của người yêu đã làm thay đổi tất cả. Bi kịch cho cả hai, có lẽ vậy.

    Cả album chỉ với hai nhân vật, nhưng khác với Still Life phần nào đó mang nội dung nhất quán hơn, MAYH mở một góc nào đó cho người nghe tự suy ngẫm. Chính Still Life cũng một phần nào đó mang tư tưởng cá nhân về tôn giáo của Mikael Akerfeldt vào nhân vật của mình, nhưng MAYH thì khác, thuần khiết mạch lạc theo một nội dung xuyên suốt. Một album vô cùng xuất sắc, có thể nói là hoàn mỹ nhất về mặt nội dung của Opeth.

    Cấu trúc ca khúc phức tạp, bất ổn định của Opeth bất ngờ mang lại hiệu quả đi cùng với độ dài của mỗi track trong album. Có thể MAYH không mang lại những track dài hơi, những giây phút phiêu bồng được như Orchid hay Morningrise, nhưng vẫn đủ chuyển tải thông điệp của mình. MAYH cũng không đơn thuần chỉ là một câu chuyện ma quái theo cách hiểu của ai đó, mà cũng có thể ẩn chứa một hàm ý sâu sắc nào đó, cũng tại bạn chưa tìm ra đấy thôi...

    Tên truy cập - The Rotten C0ck
     
    - V - thích bài này.
  2. HS_HKTfan

    HS_HKTfan Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    27
    Bác truy cập có thể cung cấp cho em một số bài hát " đinh " của Opeth được không ? Đặc biệt nếu có giải trình về trống thì càng tốt ( em đánh trống mà ) , cảm phiền bác:>
     
  3. Tên truy cập

    Tên truy cập The Connoisseur Moderator GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    25/4/05
    Bài viết:
    6,543
    Khái niệm bài đỉnh đối với một ban nhạc là không có, hầu hết chỉ là những bài được released thành single, hoặc được biết tới nhiều thì theo quan điểm cá nhân người nghe tạm cho là "bài đỉnh".

    Nếu thích trống thì hãy chọn Deliverance, nặng nề, trống xuất sắc.
     
  4. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Quá hay.=D>=D>
    Album này hầu như là Album dc ít người thích nhất trong số những Album của Opeth.
    Album này có cái thú là chữ cuối cùng của một track là tên của track kế tiếp.Và track cuối lại dẫn về track đầu tiên.Một vòng luân hồi luẩn quẩn (như trong concept của Pink Floyd vậy).

    Bonus một tấm hình đẹp của Opeth (hay nói đúng hơn là của anh Mikael):
    [​IMG]
     
  5. NIZ

    NIZ Blue Wind GVN Veteran Quy ẩn giang hồ

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    Cái chất của Opeth rất đặc biệt,thứ âm nhạc của Opeth là duy nhất,nhiều band đã chịu ảnh hưởng của cái thứ gọi là "Opeth metal" :x
    Các album/Concept của Opeth tớ thấy rất đa dạng và mang nhiều màu sắc cũng như phong cách khác nhau - cái nào cũng tuyệt cả,mặc dù bản thân vẫn ngấm nhất Still Life.

    Ấn tượng trong MAYH có lẽ là guitar-work ,những câu riff nhanh và tuyệt hảo + thêm organ và acoustic guitar khiến nó phần nào có chút hơi hướng classic
    và đương nhiên ko thể nào ko nhắc đến vocal của Mikael.

    1 điều thú vị là đây là album duy nhất của Opeth có intro và outro .
     
  6. Dream Theater

    Dream Theater Youth Gone Wild

    Tham gia ngày:
    8/5/04
    Bài viết:
    890
    Nơi ở:
    ...........
    Cái trò track cuối của một album dẫn lại track đầu hoặc xài lại một số giai điệu của phần intro trong track đầu tiên để kết thúc cũng nhiều nhóm xài, mấy album kiểu này làm cho nghe hết càng muốn nghe lại, cứ repeat liên tục không ngừng.

    Tạm thời chỉ nhớ được 2 albums xài kiểu này là DT - Metro Part II và Megadeth - Countdown to Extinction (hình như có Dead Winter Dead nữa?)
     
  7. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Cái trò này hình như do bác Roger Waters của Pink FLoyd khởi xướng phải ko nhỉ ? Từ cái Dark Side of The Moon năm 1973 đã thấy rồi.The Wall cũng có nữa.
     
  8. Tên truy cập

    Tên truy cập The Connoisseur Moderator GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    25/4/05
    Bài viết:
    6,543
    Một concept với tính chất kì ảo, kéo dài tới... bốn mùa trong năm, nhưng theo lời bài hát lại chỉ là một diễn biến xuyên suốt.

    Ấn tượng đầu tiên với cái bìa album. Mặc dù Travis Smith thực hiện những cover art những album sau này rất xuất sắc nhưng không thể tái tạo lại cái "thần" rất bí hiểm như ở Morningrise và MAYH. Chỉ là những bức ảnh chụp bình thường không qua xử lí, nhưng mang lại một cảm giác buổi chạng vạng tĩnh lặng, vô cùng kì quái...

    Về việc xoay chiều intro/outro của track thì cũng không đáng bàn lắm, vì chính nó cũng là một phần làm cái concept này gắn kết hơn :)).
     
  9. Wind Flower

    Wind Flower Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/4/09
    Bài viết:
    152
    Nói nhỏ thôi >:)

    d/m, trọc dạo nì wởn đi review cllassic alb hả mài? Hay à ;)
     
  10. NIZ

    NIZ Blue Wind GVN Veteran Quy ẩn giang hồ

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    Được ít người thích ở VN thôi chứ nước ngoài rate đâu có thấp
     
  11. Dream Theater

    Dream Theater Youth Gone Wild

    Tham gia ngày:
    8/5/04
    Bài viết:
    890
    Nơi ở:
    ...........
    Bài đó lão Đông Tà viết kiểu dịch concept + nhiều cảm xúc là chính, khó so sánh với style của chủ topic đây :)) :))
     
  12. Wind Flower

    Wind Flower Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/4/09
    Bài viết:
    152
    Lúc trước a gà Flora review "My Arms, Your Hearse" trước "Still Life"...thì có khi h nó nổi tiếng mie roài.

    Còn "Still Life" thành lá rụng sau hè ;))
     
  13. Wind Flower

    Wind Flower Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/4/09
    Bài viết:
    152
    ak, tui đâu có tranh cãi về số b/vít của Flora :)) í tui nói là đừng có theo b/vít của người khác ntn mà m` nghe và nhận định theo như thế!
    Thế thôi! :>
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    ak, tui đâu có tranh cãi về số b/vít của Flora :)) í tui nói là đừng có theo b/vít của người khác ntn mà m` nghe và nhận định theo như thế!
    Thế thôi! :>
     
  14. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Nhờ bài viết đó mà nhiều người đến với Opeth đấy (và dĩ nhiên là với album Still Life).

    Ko chừng phổ biến bài này lên web thì nhiều người sẽ đến với Opeth bằng album này đấy.
     
  15. NIZ

    NIZ Blue Wind GVN Veteran Quy ẩn giang hồ

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    Dào,mình cũng chả mong nó thành mainstream :))
     
  16. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A GVN Veteran

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Opeth đã là một mainstream band mất rồi còn đâu .:))
     
  17. NIZ

    NIZ Blue Wind GVN Veteran Quy ẩn giang hồ

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    Mainstream với Metalhead thôi cháu .
     

Chia sẻ trang này