Chẳng có ji là nhục, là thất vọng cả cả. Bạn phải hiểu còn sống đối cơi lữ Bố là còn hi vọng, với suy nghĩ của riêng mình, liệt sĩ trong mắt Lữ Bố chỉ là kẻ ngu dốt, nếu chết sẽ biến cuộc đới mình thành 1 tâm bia đá vô dụng, đó là một suy nghĩ rất thực tế trong thời đại này, Còn sống là còn hy vọng, chỉ cần sống chúng ta có thể làm lại được mọi thứ. Đọc chap này mình càng thấy khâm phục Lữ Bố thì đúng, sợ ji chịu nhục. Chỉ cần sống ta vẫn còn hy vọng. Đây là thời chiến, một thời đại mà quá nửa số đàn ông ko sống quá 40 tuổi . ___________Auto Merge________________ . Liệu có mấy người có thể chịu được như LB.... Hãy hiểu cho anh ấy, đối với anh ấy sống chết khác nhau rất nhiều, cần ji là chiến thần, cần gì sự anh dũng cao thượng, chỉ cần được sống, đó mới chính là điều quan trọng.........:(
Nếu thấy Trương Liêu đã bị Lưu Bị chém gió đến chịu ko nổi, phải bật khóc thì Bố chẳng qua ko phải người cứ đặt cái đạo lí Khổng Tử lên tầm quan trọng như Liêu. Kiên cường đến phút cuối làm gì ? Anh dũng đến phút cuối để làm gì ? Để lưu danh sử sách trong khi phải chấp nhận thành một tấm bia mộ khi chưa sống hết nửa đời à ? Bố ko bị cái đạo đức khổng tử ấy làm mù quáng ? Ai biết được nếu còn sống Bố sẽ làm được thêm những kì tích gì nữa ? Cũng như ***(tên một vị vua tớ ko nhớ tên, ai biết nhắc lại giúp) đã từng chịu nhục nếm phân kẻ thù khi bị bắt làm con tin (để sống sót trở về) và sau này ông đã đem quân quét sạch cái đất nước thù địch đó. Lữ Bố cũng vậy thôi.
Câu Tiễn . Cũng chính vì Bố sống với tư tưởng như vậy nên khi Vi nói: "Sống... là để trung thành"... Bố mới điếng người và tự hỏi lại cái lẽ sống của mình liệu có đúng chăng - khi tướng sĩ của Bố thấy Vi quá khủng nên tẩu cả, để mình Bố bị thương phải đánh với 1 thằng điên. May mà có Liêu không thì Bố tạch ngay quả ấy rồi... Có lẽ... cái gì cũng chỉ tương đối :)
onemanga nó up 2 chap ngoại truyện HPLN nè: http://www.onemanga.com/The_Ravages_of_Time/263.5/ kể về lão cựu thủ lĩnh tàn binh và thời thơ ấu của Liêu Nguyên Hỏa
So sánh như thế là khập khiễng. Câu Tiễn chịu nhục vì đất nước. Lã Bố chịu nhục là vì mình. Câu Tiễn không cầu xin được sống. Lã Bố van lạy để được sống.
Cái này có bạn TeenTitan ở dứoi nói rõ rùi, tui ko thể bổ sung được gì hơn Hồi trước trong topic tứ kỳ, ko nhớ có bạn nào nói là : anh Bố cả anh Thuật vì sống thật thà quá, nên phải chết . Bố giết nghĩa phụ đoạt quyền, ko có lòng trung nghĩa, đi ngược lại tư tưởng thánh hiền, sao mà mong có kẻ dưới quyền trung thành với mình được, có bộ hạ như Hãm Trận Doanh, Trương Liêu và Trần Cung, phải nói đó đã là 1 may mắn rất lớn cho Bố rồi. Cái câu : "còn sống là còn hy vọng" áp dụng vào anh Bố vừa sai mà cũng vừa đúng. Mặt đúng là như các bác ở trên đã giải thích: còn sống thì sẽ làm được khối chuyện, còn hơn là chết hoành tráng/lãng nhách, và rồi chỉ còn là 1 cái bia đá. Nhưng sai là vì anh Bố hy sinh cả thủ hạ, anh em chiến hữu của mình để được sống. Câu Tiễn cũng chịu nếm phân nằm gai để được sống, nhưng lý tưởng của ông ấy là phục thù giải phóng đất nước, Bố chỉ cầu sống để lại làm chuyện bất nghĩa thì .... ko chết hơi phí. ( đúng như bác HPH nói) Giờ ngẫm nghĩ lại mới thấy là hóa ra anh Ý cũng có ý tưởng như anh Bố, cũng soán vị đoạt quyền .
Có chủ nào ko đẩy thủ hạ ra đỡ đòn hộ mình , bao h vua chả ngồi trên ngai còn tướng phải ra trc Sai với đúng , đều được định ra để mọi người có lựa chọn đúng , tránh lãng phí cả đời , nhưng trc sau j ai cũng chỉ làm theo ý muốn bản thân , nếu thay đổi quá nhiều thì chẳng còn là mình nữa , lúc đó mới tiếp tục xác định sống để làm gì Bố có mục tiêu rõ ràng là đoạt thiên hạ , còn nếu thất bại là do cách làm của Bố sai , chả vì tư tưởng hay mục tiêu , Bố sẵn sàng làm mọi việc để đạt được mục đích , nếu coi trọng thủ hạ , sẵn sàng hy sinh bản thân vì thủ hạ làm Bố có nhiều cơ hội hơn thì tất nhiên Bố sẽ làm , chả qua là lựa chọn sai lầm . Vì thủ hạ , sống trung nghĩa thì có thể làm gương , có thể có đc thuộc hạ trung thành nhưng cũng có thể sớm chầu tổ hoặc đánh mất cơ hội xưng bá trc mắt , nói chung đều là do lựa chọn cả . Chứ các bá chủ chỉ thấy đoạt thiên hạ là chính , rồi hẵng nghĩ đến thiên hạ sau Xét ra ko vì Ý kích bẩn Bố thì h này có khi người đang phải xem lại cách sống lại là Tào Tháo , nhưng lịch sử đã định thế rôi
Giả như Tháo thu Bố thì sau này Ý với Bố có pk (xét trên HPLN, ko TQ nhé ). Giả sử Tháo thu Bố thì Bị có còn đất sống, có đến đc Tân Dã ko hay chết trong hiểm cảnh ở Hứa Đô. Rồi cứ cho là chạy đc, thu đc cả Ngọa Long thì liệu với Bố, Hủ, Ý Viên Thiệu có dám công đánh Tào? Lại giả sử tiếp Thiệu dám pk Tào, VP mãnh kỳ nan địch quần kỳ (+1 chiến thần ) -> Thiệu Thua. Thừa Tướng lại Nam chinh, Tháo có thua đc ở Xích Bích. Tháo mà ko thua Xích Bích, thu cả trung nguyên về 1 mối thì liệu có chịu làm "Chu Văn Vương"? And...rất nhiều giả sử
Là anh Bị cố kích để cho Tào ca thịt anh Bố , tài kích đểu của Bị đến Trương Liêu còn phải khóc ròng bái phục mà , cái đấy lại trong tính toán sẵn cả Mà thực người tài theo Tào Tháo cả , Bố có Trần Cung nhưng phải cân với 3 kỳ và anh Ý nên thắng gần như là ko thể
nói về LB thì chả có gì phải ngạc nhiên hay thất vọng cả , chỉ có ai đọc ko kỹ mới phán thế thôi , ngay từ đoạn luận anh hùng với Tào tháo ở Bộc dương LB đã nói rõ quan điểm của mình là nếu sau này có bị bắt thì sẵn sàng dập đầu xin tha mạng , mặc dù LB luôn mồm mang Khổng tử đi giáo huấn người khác nhưng lại ko chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng này chính vì thế mới làm cho nhiều người thích nhiều bạn trẻ thích kiểu nhân vật siêu nhân lại phải anh hùng còn tôi thích mẫu nhân vật thực tế nói về TM thì đã có hẳn 1 chap kể về quá khứ rồi , thế mà thấy TM chết phát lại đổ hết lên đầu nhà Tư mã được ngay , nhà Tư mã ko những cứu TM còn trả thù cho cả 2 thúc thúc , xem thêm 2 chap mới trên onemanga kìa , Hỏa từ bé đã lang thang ăn xin rồi còn sẵn sàng bán mạng vì cái màn thầu , ko được lão đại nhặt về cho Tư mã gia nuôi thì chắc gì bây giờ đã có siêu nhân Triệu vân mà xem bàn thêm về lão đại , mấy tập đầu đi đâu cũng thấy dân tình sợ hãi thủ lĩnh tàn binh 1 mắt thế mà khi xuất hiện bị đánh cho 1 hit văng mất , làm mình cứ tưởng lại mấy huyền thoại làm nền cho nhân vật mới kiểu chiến thần Trương anh , Huệ hoành chưa đầy 3 trang . Xem qua 2 chap side story mới biết thủ lĩnh tàn binh cũng ko phải hư danh chẳng qua bây giờ có nhiều siêu nhân quá thôi
chúng ta đã có bản dịch của Lima tập 28 thì đọc làm qué gì nữa, ai mà có đủ can đảm thì mua về coi còn lỗi ko xong lên đây liệt kê
tôi thì rất thích lữ bố... Ở cái xã hội như thế không còn quan niệm ji về đúng sai v..v. Chỉ có kẻ mạnh nhất mới là chân lý .. Thắng làm vua thua làm giặc... v.v và cả bây h có lẽ cũng như vậy... Chân lý luôn luôn thuộc về kẻ mạnh nhất.:-*
ủa bác đọc thông tin người dịch ở đâu mà biết N*** T*** lại dịch tiếp vậy thôi mình cứ mua :P biết đâu thằng cha này nghỉ 1 năm để học lại tiếng TQ thì sao có gì sẽ lên đây báo động
Ở đây vẫn còn nhiều người support LuBu quá nhỉ, thôi thì để tôi theo phe anti-LuBu tranh luận tí cho topic thêm sôi nổi nào . Trước hết phải nói rằng bác Trần đưa rất nhiều những triết lí sâu xa vào trong truyện. Không phủ nhận có nhiều điểm hay, nhiều cái đúng, nhưng những điều đó không phải là chân lí. Cũng chính vì truyện có quá nhiều những thứ phải suy ngẫm như thế nên mỗi người có một cách cảm nhận riêng, đừng vội quy chụp những người không có suy nghĩ giống mình là đọc truyện chưa kĩ, hay là không hiểu truyện, ok ? Sở dĩ thất vọng là vì tôi vẫn cứ nhớ một câu nói của Trương Liêu với Quan Vũ, anh khẳng định chủ của anh không phải là kẻ bất nghĩa, là do mọi người không biết được sự thật. Nhưng cuối cùng hóa ra Liêu cũng là kẻ bị bịt mắt, như kiểu kiểu quân tam doanh của Đổng Trác, nhưng chắc là dưới một chiêu bài tinh vi hơn. Bản thân tôi cũng hy vọng Trần lão gia đã nhọc công xây dựng một hình ảnh chiến thần trí dũng song toàn trái ngược so với trong TQDN thì thế giới quan của nhân vật này cũng có gì mới mẻ, nhưng anh chỉ vụt sáng được một chút ban đầu, càng về sau càng lộ rõ bản chất của một tên vũ phu thấy lợi quên nghĩa, bán cha cầu vinh . Bảo Lữ Bố cố sống để đạt được mục tiêu của mình, nhưng dựa vào tình hình thực tế, liệu hắn còn có khả năng ngóc đầu lên nổi ? Bản chất thì bị phơi bày, thủ hạ cũ thì bị tiêu diệt hết, dựa vào đâu họ Lữ tin là mình sẽ tạo được vây cánh, tiêu diệt Tào Tháo như đã làm với họ Đổng khi xưa ? Vậy nhưng chiến thần của chúng ta vẫn có lòng ham sống. Kết quả trong lần đánh cược này là Lữ Bố mất cả chì lẫn chài trong khi vẫn phải vong mạng. Câu Tiễn tuy đầu hàng nhưng còn bề tôi trung thành, khi về nước vẫn còn được làm vương, có vây cánh, có lực lượng. Hơn nữa Câu Tiễn không phải hạ mình như Bố, gọi cả một thằng lính quèn của quân Tào là ông nội . So sánh tình hình của Lữ Bố hiện tại với Câu Tiễn thì hơi bị khập khiễng. Thực tế là người ta thường đánh giá một hành động sau khi nó đã có kết quả, kết quả ở đây cho thấy Câu Tiễn là kẻ hành động có trí, còn Lữ Bố thì bất trí. Tác giả muốn xây dựng mỗi nhân vật đều có một nét tính cách thật đặc trưng nên đôi khi làm thái quá. Tiếng thơm không có ích gì với Lữ Bố, nhưng nó hoàn toàn không phải là một cái gì vô nghĩa, vô dụng. Đối với một số người, thì việc bất chấp tất cả để chiếm quyền làm người ta thấy thỏa mãn, nhưng với những người khác thì họ lại thích để lại tiếng thơm, đừng có đứng trên quan điểm của một cá nhân quy chụp để rồi cho rằng mình đã xô ngã được các giá trị xưa cũ một cách hợp lí. Tình nghĩa cũng vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào nó cũng là một thứ đáng trân trọng, những lí lẽ đổ lỗi cho thời thế để phủ định tình nghĩa đều là ngụy biện. Zzz, viết chán rồi, đi nấu cơm cái đã. Câu cú ý tứ hơi lộn xộn, mọi người đọc có gì khó chịu xin thông cảm .