Cái đó hình như phụ thuộc vào mức độ xây dựng của lâu đài thì phải, tớ không chú ý lắm, nhưng lâu đài càng cấp cao thì mức độ bị phá càng ít, chiếm nơi có Citadel, chẳng thấy hỏng với phá hủy mất cái nào. Thường thì mình nhanh chóng gõ space hoặc OK luôn, chứ ít khi xem kỹ, nên không biết chính xác, nhưng có điểm là bến tàu hình như không bao giờ bị hủy.
Hôm nay tớ vừa thử một cách đánh chiếm vùng có cầu, quân ta 1000 (10 khối, 3 AS, 4 NC, 2 M, 1 ND) quân địch có 900 (4 AS, 2 YS, 1 N, 2 M, may thế không có ngựa). Lúc đầu tớ cho NC chạy qua cầu thật nhanh rồi lái chạy sang bên không có YS, chạy dọc bờ sông rồi quành ra sau lưng trận địa của địch, làm như thế 2 lần có khoảng 130 NC chia 2 khối chạy qua đứng đằng sau lưng địch được. Lúc chạy cạnh sông thì AS quân ta bắn giết được 1 số quân địch, nhưng cứ 100 ngựa chạy qua thoát được mép nước thì mắc lại khoảng 30 ngựa, làm như thế 2 lần, sau lần thứ 2 thì CPU cho quân bộ binh và tướng là quân cung đuổi theo, tớ cho 2 ngựa chạy dãn hai bên, rồi lúc đó đưa 1 NC khác qua cầu, đi lồng với 1 ND và 1 M, ngựa chạy đến đầu cầu thì quân bộ bên kia sáp vào, lúc đấy cho ngựa dừng lại, để quân bộ của mình lên đón quân bộ bên kia, rồi ngựa áp tiếp. lúc này thì 1 YS với 1 AS (tướng của CPU) không đuổi nữa mà quay lại phía sông, lúc bấy giờ cho 2 NC hao hụt kia chập vào đánh AS tướng, đưa nốt 1 M còn lại sang sông. Lúc này CPU rơi vào tình cảnh, tướng thì bị cô lập và bị đánh ở sau, còn quân đằng trước thì đuối hơn hẳn, tướng của tớ cũng là AS nhưng áp vào sau, đi từ từ tới sát mép sông bên mình để thị uy, bên kia được 1 lúc thì vẫy cờ chạy, lúc này thì chỉ có đuổi tràn. Thắng nhưng kết quả không quá chênh lệch, tớ có 1000 quân chết gần 400, CPU có 900 quân chết gần 500 quân, hơi vất vì tay phải đẩy camera liên tục, nhưng cũng được, vì không cần tới quân đặc biệt cho đánh cầu là Kensai hay BN.
Tự nhiên thấy topic này lại nhớ hồi xưa chơi. Ko biết mọi người thế nào chứ mình thấy game này rất hay về mặt chiến thuật. Tuy nhiên lúc đầu chơi thì khó chứ sau biết cách rồi dễ quá .
Đánh vậy là chuẩn rồi. Đánh cầu quan trọng nhất là cung và ngựa, bộ binh chỉ làm nhiệm cuối cùng thôi. Đặt vị trí cung tốt nhất và điều ngựa khéo chọn thời điẻm cho bộ binh xông lên là thắng Cách di chuyển của ngựa như bạn nói nhưng thêm 1 điều là , quân cung bắn xa và hay làm bị rối loạn nhất, lên chạy sang cứ nhè chỗ quân cung mà tấn công hút bộ binh địch lao tới cho cung mình bắn . Bộ binh địch lao tới quân ngựa mình thì mình lại chạy ra xa. Di chuyển vài lần như vậy bộ binh địch tiêu hao và quân cung họ loạn là cho quân bộ binh mình sang kết thúc chiến trường ngay. Mình đánh hầu như chẳngbao giờ thèm lên kensai hay gì đó. Có lên cũng chỉ lên cho vui vì tốn , lại mất time nữa Quân cung bao giờ cũng tiên lên mép sông chia đều ra 2 cánh là ổn
Thực ra tớ cho ngựa sang trước vì đối phương không có ngựa, chứ nếu bên kia có ngựa thì ngựa mình sang chắc chết, chứ không quấy rối đằng sau được câu, AC của nó sẽ rỉa, NC chạy không nhanh, nếu đuổi nó nó lùi dần về chỗ có bộ binh thì lại thành dở, YC nó chạy nhanh, 100 đánh 70 thì chắc chắn mình chết, HC trâu bò, nếu nó chặn được, chỉ cần nó đưa thêm bộ binh tiếp sức thì mình cũng chết chắc, nếu nó có NC, thì cũng vậy, 100 đánh 70 mình giành được giải rút. Ngay khi đám ngựa qua sông bị giết hết, bên này bờ sẽ khác ngay, morale của hai bên sẽ thay đổi ngay lập tức. Theo cách của bạn, qua cầu thì quân cung với quân ngựa quan trọng, nhưng nếu trong trường hợp hai bên quân cung bằng nhau, số quân ngựa bằng số quân bộ thì việc chiếm cầu của bên có ngựa thường là thua. Đơn giản vì bạn xếp cung hai bên, bên kia cũng vậy, ngựa thì ngại nhất là quân cầm giáo, NC là quân ngựa mạnh nhất trong chống lại quân cầm giáo, nhưng lại chết rất nhanh bởi Ashigaru là quân bộ binh cầm giáo tầm thường nhất. Do vậy, nếu bên kia cũng xếp quân dàn như bạn, cung nó đánh vào đầu cầu và hai mép sông của bạn, bộ binh cầm giáo chặn đầu cầu, quân ngựa của bạn không thể qua cầu được. Đến đoạn cuối chỉ còn là AS bắn nhau, xem ai chạy chỗ tốt thì bên đó thắng, nhưng nếu phải qua cầu, thì bên thủ cầu vẫn thắng. Kensai không hề là tốn kém, vì sức chiến đấu mạnh mẽ và sức chịu đựng rất cao trước cung tên, nhưng không nên mạo hiểm trước súng đạn. Đánh cầu thì kensai hay chạy dử đầu cầu địch và chạy về mép cầu bên mình để dử tên quân địch và dử bộ binh hay quân ngựa đến sát mép cầu hoặc qua cầu, như vậy quân cung của bên mình mới có cơ hội tiêu diệt bớt quân địch. Đến khi chủ lực của bên mình qua cầu thì bên kia đã thương vong kha khá, quân cung lại gần hết tên, như vậy quân chủ lực qua cầu mới dễ dàng thắng lợi và giảm thiểu thương vong được. Dẫu sao kensai cũng chỉ mất có 8 mùa = 2 năm, 2 năm đó cũng chỉ ra có 4 khối quân mà thôi. Thêm 1 ý nữa, quân cung bên địch nếu nhiều sẽ cũng tiến sát mép nước, lúc bấy giờ sẽ là hai bên cung đứng cách sông bắn nhau, lúc đó đánh sẽ phức tạp hơn, vì cùng lúc hao quân qua cầu, bạn sẽ liên tục tiêu hao quân cung, nếu quân ngựa của bên địch qua sông vào cuối trận, quân cung hết tên phải đánh giáp lá cà sẽ không chịu nổi nhiệt, mà quân ngựa đánh quân cung rất dễ dàng, vẫy cờ trắng là chuyện có thể xảy ra.
Điều bạn nói hoàn toàn đúng nhưng có điều bạn không để ý. Thứ nhất quân ngựa ko đánh nhau mà là hút lực lượng của địch. Quân ngựa sang đó chỉ đánh cung và chạy , chay mà thôi, nhưng quân cung theo đặc tính sẽ chạy lùi ra xa và quân ngựa hay quân bộ binh của địch lao đến. Lúc đó ta rút ngưa về. quân địch sẽ đuổi theo sang ta mà đánh. Khi đó mình đang công chuyển sang thành phòng thủ đó. Quân cung 2 bên chính là lợi dụng đặc tính chiếc cầu lối đi nhỏ , bắn chéo cánh sẻ hiệu quả vô cùng địch cực kỳ hao quân. Trong trận chiến mà có cầu ở giữa thì hay xác định đi . Nếu người vs người thì bên công kiểu gì cũng thua, nhưng đây là máy bao giờ cũng có những nhược điểm cố hữu mà ta dễ dàng khai thác đc. Còn về kensai thì nói thực là mất 8 mùa là quá lâu, giờ cũng chẳng nhớ mất bao lâu để mua nữa , vì bỏ lâu lắm rồi. Trong thời gian đó ta đã đẻ quân vác tướng chiếm đất ở mãi đàng nào rồi. Nhớ ko lầm kensai là quân cầm kiếm, bị khắc chế bởi quân ngựa, nói chung là quân nào cầm kiếm giáp tốt cũng bị ngựa khắc chế hết nhưng đặc điểm của kensai là tốc độ rất nhanh , chính vì vậy cũng dễ bị lạc khỏi đội hình tấn công , không đc bảo vệ của quân cầm giáo , tiêu diệt ko khó khăn gì cả.
Ở đây tớ đã nói trước là quân của CPU không có ngựa, tướng CPU là AS nên mới đánh vậy, chứ nếu CPU có ngựa, chuyện bạn đưa ngựa sang là chuyện điên rồ, dù CPU đánh có điểm dở cố hữu, hơn nữa bản Shogun là bản đầu tiên của TTW đi chăng nữa. Việc này bạn cứ chọn trận nào đánh cầu, CPU có ngựa mà đưa ngựa sang trước, dám chắc 95% có đi mà không về. Chuyện chết ngựa ở đây không phải là vấn đề 100 hay 200 người, mà là chuyện giảm morale của quân bên mình, qua cầu cần cái này, đó là lí do các quân đánh cầu tốt, Monk và Naginata và tất cả các quân ngựa hay Kensai hoặc BN đều là quân đắt tiền và đào tạo khó, 100 HC + 100 AS nếu morale cao có thể thủ được cầu trước 500 YS dù HC bị YS kỵ dơ, hay trong trận đầu tiên của Hojo 1530 đánh Mushasi của Uesugi ngay, 1111 người đánh có khi không thắng được 411 người, đầu cầu quân xanh có lúc các đội chỉ còn số người 2x hoặc 3x, trong khi phía quân tím đông nghẹt trên cầu, mà quân tím vẫy cờ rối rít. Vấn đề này thực ra nếu bàn sẽ rất lâu để ngã ngũ, vì vậy tớ nghĩ ai cũng có cách đánh và cách nghĩ của mình, nhưng trong một số trường hợp, sẽ không thể đúng như mong muốn. Tớ ngay từ đầu xác định là quân CPU không có ngựa và tướng là AS mới cho ngựa sang, và thực tế quân địch so về chất cũng không thể bằng được, nếu CPU tướng là YS thì lúc này ngựa sang lại là vô duyên vô cùng. Nhưng mức đánh này mới là HARD, nếu là EXPERT và bên CPU có ngựa, tớ chẳng dại gì hạ morale quân mình với kiểu đánh rỉa như vậy, nhưng nếu có điều kiện với trận chiến đánh tỉnh cuối cùng khi quân mình còn rất đông, có khi tớ sẽ thử lại kiểu này.
Thường thì mọi người đều nhìn nhận qua cầu đánh dễ nhất là có kensai và BN, đơn giản vì kensai dùng để hút quân, còn BN dùng để ám sát tướng. Nhưng cũng không ít người cho rằng những đơn vị này không cần thiết. Nhưng nếu họ từng nhìn đội quân nhiều người tháo chạy trước đám đông 5~6 kensai thì họ sẽ suy nghĩ khác. Một tác dụng của kensai và BN nữa mà tớ chắc rất ít người làm, đó là lên sao và lên honor để nâng morale cho quân mình, hôm nay cũng chia sẻ với mọi người, có thể mọi người biết rồi, nhưng tớ nghĩ cũng nhiều người chưa biết, nếu mọi người đều biết cả rồi thì cũng mong là không bị cười: Chọn 1 đơn vị tốt nhất bạn có, viên tướng một cái tên mà bạn nghe cảm thấy hay nhất, không nên tập trung chọn người thừa kế, vì dễ dàng chết đi sau một thời gian chơi, tướng không trong họ tộc thường dùng đến hết triều đại, nên chọn những đơn vị có morale ban đầu cao hơn, như Monk, Naginata, Nodaichi, hay nếu được hãy lấy 1 đội HC đối với những người , tớ thường chọn Monk hoặc Naginata vì sức xuyên phá đội hình đối phương của Monk và sức chống giữ kiên cường của Naginata (trong lịch sử quân sự Nhật, Naginata sau khi Spear trở thành trào lưu thời thượng trong hàng ngũ võ tướng đã trở thành môn võ cho các nữ võ giả và nữ binh, thật khó hiểu). Thời điểm bạn đã có kensai thường là lúc bạn đã có mức nâng cấp cao, chuyện 3 kiếm giáp vàng là có thể đạt được, đây là trang bị tốt nhất cho đơn vị được luyện, thời điểm tìm vị tướng như vậy có thể ngay sau khi người thừa kế ra đời, thường thì người thừa kế đủ 16 tuổi bắt đầu cầm quân thì rất dễ có tiếp tướng có 2 hay 3 sao sẵn ra kế tiếp tại cùng tỉnh đó. Nhẹ nhàng thì bạn kiếm tỉnh có rebel, thời điểm này có rebel vì có một số clan chết trận không có người thừa kế và thời cuộc đánh hỗn loạn, không ai liên minh sâu nặng để phiên tướng phiên quân của clan này về clan khác. Nếu không bạn có thể chọn 1 tỉnh của địch dễ bị phong tỏa và tỉnh đó phải có lâu đài, đặc biệt tránh tỉnh có sông, lâu đài càng cấp cao càng tốt. Trận đầu tiên thường là lấy thịt đè người đánh thắng cái đã, sau đó phong tỏa các tỉnh xung quanh để quân tiếp viện không vào được. Bạn đánh thắng 1 trận, không chiếm đóng mà rút sang tỉnh kế tiếp, qua mùa sau khi bản đồ tỉnh đó đổi sang màu khác, bạn lại quay lại, lúc này là đoàn quân có số lương kensai và BN vừa đủ, ít quá sẽ thành thua, do viên tướng bạn chọn chỉ huy. Đánh tay, cho 2BN chạy hai cánh đến sát trận địa địch, chủ yếu là đánh tướng, kensai đánh trực tiếp vì tính áp chế của kensai với bộ binh là rất lớn, hơn nữa với quân thua nhiều thì càng đơn giản, số lượng kensai đi sát nhau càng nhiều, khả năng chết càng giảm kể cả khi đối mặt với ND hay Monk hay Naginata, đương nhiên đối phương có ngựa thì nên kéo Ashigaru đi lẫn, tướng của mình đi áp từ từ phía sau. Cứ như vậy đánh một trận lại rút sang tỉnh bên cạnh để mùa sau khi tỉnh đó đổi màu lại quay lại. Sao lên theo số trận đánh: 1 trận 1 sao 2 trận 2 sao 4 trận 3 sao 8 trận 4 sao 16 trận 5 sao 32 trận 6 sao 64 trận 7 sao Chỉ số honor tính vào số đầu giặc chém được trong trận đó của tường đơn vị, với kensai thì cứ chém được tầm 10 đầu là có thể lên số được rồi, nhưng càng cao thì lên càng chậm thì phải. Cứ như vậy, 1 năm 2 lần đánh, chỉ qua vài năm giành giật với các clan khác, bạn đã có vài tướng cấp 4 sao đang chuẩn bị lên 5 sao, nếu chuyên nhất, bạn sẽ có tướng 6 sao chẳng bao giờ sợ ninja ám sát, nhưng geisha thì vẫn phải đề phòng. :-*
Mới cài lại đc xong. Bạn nào chỉ lại cho mình cách gộp quân ntn và 1 số cách chơi với @@ Lâu rồi quên hết roài đang chơi thử lại xem
Nhấc khối quân ít đưa vào khối quân khác cùng loại, nhưng chưa đủ 100, hay 120 theo quy định, rồi thả tay ra là nó làm đầy khối quân kia, còn lại sẽ đứng riêng để tiếp túc gộp vào khối quân khác. Cách đánh thì vô vàn, xem lại trong topic này là đủ đánh với CPU ở mức HARD rồi.
bấm vô cái hình bao tiền và cây liềm bên trái chỗ ô menu chính ấy. Tăng thuế và giảm thuế, mò tí ra ngay thui mà
kensai vừa đắt vừa tốn mình đánh chỉ khi nào dư quân mới làm 1 chú đánh cho đủ hội nhưng mà thực tế thì mọc đâu ra mấy thằng như vậy nhỉ 1 mình xông pha càn hết cả đội