cho cái script xem thử đi ngoài 1 số trường hợp là do ptr thừa ko dùng đến thì còn trường hợp embed ptr nữa mỗi block thông thường có vài ptr thừa thì kệ nó xóa đi là được
À giải quyết được rồi. Cuối ptr của block thứ 3, 4, 5 có 3 ptr chẳng biết để làm gì. Hôm nọ do nhầm lẫn nên nghĩ là nó liên qua tới block hội thoại sau nhưng không phải.
Mới làm xong map này... http://www.youtube.com/watch?v=i0guhHC25MU Bonus thêm mấy tấm ảnh "cùng xem và suy ngẫm"
nên dịch tên dòng họ Zavi thành Zabi thì đúng hơn, hoặc Dozle Zavi -> Dozul Zabi cũng nên tham khảo qua trang này http://www.gundamofficial.com/worlds/uc/zeta/characters/index.html
Ý kiến này thì đúng. Tiếng Nhật không có âm v nên người ta mượn âm b để biểu thị cho v. Phát âm thì b và v gần giống nhau. Do đó khi đụng những tên như vậy rất phân vân, tham khảo trên 1 trang Wiki về srw của Nhật thì thấy họ để là zavi. Không biết Banpresto để tên chính thức (Romaji) là Zavi hay Zabi? Cứ theo chính hãng là an toàn nhất.
lạp tử sau khi đi hỏi thì thấy VN ko dùng đến nó, chắc phải dịch kiểu khác đi cho dễ hiểu trong video kia thì sau khi cứu được Matilda thì nó cho con ReGZ
Không sao, cái này là thuật ngữ khoa học thì dễ mấy ai biết. Hỏi "quang tử", "lượng tử" thì được bao nhiêu phần trăm biết? Những từ như "phân tử", "nguyên tử" hay "tế bào" mà ngày nay tất cả người VN đều biết cũng là âm Hán Việt, dịch từ những chữ molecule, atom, cell... mà ra hết. Mặc dù những khái niệm này do người Tây phương khám phá ra nhưng người Á chúng ta vẫn có cách gọi của riêng mình, thể hiện đủ nghĩa và tính chất của nó mà không cần phải giữ nguyên molecule hay atom làm gì. Văn hóa có tính kế thừa và phát triển. Tính kế thừa chính là học cái hay của người, tự mình công phu và phát triển thêm. Không thể nói nền văn hóa của một quốc gia nào là độc lập được, bởi trong quá trình chung sống, dù xa dù gần, con người ở các lãnh địa khác nhau đều có ảnh hưởng lên nhau ở mức nhất định. Trở lại, tiếng Hán đã chiếm một vị trí quan trọng trong tiếng Việt rồi, nếu bỏ đi thì nhiều khái niệm, nhiều từ ngữ sẽ không biết diễn đạt làm sao nữa. Chẳng hạn: "khoa học", "quân sự", "kinh tế",... đều là những từ Hán. Nếu bỏ đi thì thay bằng từ gì? Ngay bản thân từ "Việt Nam" cũng là từ gốc Hán, có phải thuần Việt đâu. Vì vậy, một từ ở lãnh vực mới mẻ đối với người VN, tiếng Việt chưa có thì mình có thể học tập ở những nước đã có khái niệm đó, đã hiểu biết về nó. Điển hình của việc này là ngày xưa, chúng ta còn xa lạ với chiếc xe đạp nên mượn luôn cả những từ gốc Tây đưa vào tiếng Việt như: ghi-đông, bàn-đạp, gạt-đờ-sên,... hay chiếc khăn mùi-xoa, cái la-va-bô, cái toa-lét,... Nhưng trong các ngôn ngữ mà tiếng Việt vay mượn thì tiếng Hán là gần gũi nhất, dễ hiểu dễ nắm nhất đối với đại bộ phận người Việt. Do đó để "lạp tử" chắc chắn sẽ dễ gần hơn để "particle". Còn nếu dịch hẳn ra từ thuần Việt thì tiếng Việt chưa có đâu, phải rất dài dòng mới thể hiện được ý nghĩa của nó, trong khi nếu dùng Hán Việt chỉ cần 02 từ "lạp" và "tử" là được rồi. Người Nhật cũng rất năng động trong việc vay mượn những từ ngữ ngoại lai mà họ không có. Ai học tiếng Nhật sẽ biết điều này. Nhưng ai dám bảo Nhật là dân tộc không biết giữ gìn bản sắc? Là dân tộc dễ mất gốc? Thành ra, mình không cần phải nghi ngại gì, không cần phải chần chừ khi dùng những từ ngữ mới. (Thực ra "lạp tử" chả có gì là mới) Một sự thật cổ động cho việc dùng từ mới là chuyện ông Tú Mỡ (đừng nói là không biết nha). Ngày xưa, từ "dòng nước", "dòng sông" trong tiếng Việt không phải là "dòng" mà là "giòng". Giòng nước, giòng sông là đúng chính tả thời đó. Nhưng ông Tú Mỡ viết một cuốn sách tên "giòng nước ngược", nếu để "giòng" thì chẳng thấy gì ngược nên ông ta quyết định đổi "gi" thành "d" cho nó ngược ngạo ngay từ cái tiêu đề. Tú Mỡ là người đầu tiên dùng từ "dòng nước" để rồi sau đó cả dân tộc dùng theo cho đến ngày nay. Nghiên cứu các sách ngữ pháp tiếng Việt thời xưa và so sánh với thời nay cũng thấy rất nhiều cái khác. Rất nhiều từ ngày xưa là dấu hỏi (?) thì ngày nay dùng dấu ngã (~) và ngược lại. Điều này cho thấy tính biến động của ngôn ngữ, nó không nằm yên một chỗ bao giờ và chẳng có quy tắc nào buộc nó phải nằm yên. Bọn con nít 9x bây giờ dùng từ ngữ rất khó nghe nhưng không phải là không có cái lý của chúng. Mặc dù người lớn la ó phản đối nhưng chúng vẫn dùng theo cách của chúng, miễn là chúng vẫn hiểu được nó. Các nhà văn lớn như Tô Hoài, Nguyễn Tuân đều dùng từ rất quái dị. Nhiều từ ngữ của các ông ấy nằm ngoài từ điển tiếng Việt hết. Nhưng có ai dám chống đối? Tô Hoài tả đàn vịt đi "nhoay nhoảy" thì từ "nhoay nhoảy" không có trong từ điển. Thành ra mình cũng không cần phải lăn tăn nếu một bộ phận người đọc nào đó không hiểu được từ mình viết ra (trừ trường hợp mình quá ẹ ). Người ta nói ông Lê Nin (họ Lê tên Nin nha ) rất uyên bác, cả đời viết ra cả đống sách chất cao quá đầu nhưng ông ta vẫn chỉ biết khoảng 1/3 kho từ vựng của tiếng Nga (tiếng Nga chứ không phải tiếng Russia nha ) thôi. Không một ai là người hiểu rõ, biết hết tiếng mẹ đẻ của mình, kể cả những nhà ngôn ngữ học. Vì vậy đừng lăn tăn, đừng bận tâm. Dĩ nhiên, tiếp thu ý kiến đóng góp là điều tốt. Nhưng việc này đòi hỏi người làm phải có bản lãnh, biết tiếp thu đúng nơi, sửa đúng chỗ chứ nếu không sẽ thành "đẽo cày giữa đường". ... Tạm thế đã... Nếu quý vị nào "vạn thế bất phục", muốn tranh luận tiếp về vấn đề ngôn ngữ, dịch thuật thì mời sang một sân chơi khác để khỏi làm rộn đến box SRW. :P
có gì mà lôi cả văn học ra thế kia riêng tớ thì thế này: Lạp tử là 1 khái niệm...hoàn toàn mới với tớ. Nhưng khi nghe từ lạp tử. Ít nhiều củng hình dung đc từ ngữ. Nếu đem từ gốc vào. Mất công lại đi tra từ điển. Và đc 1 kết quả tương tự. Nếu như ko biết "khoa học" là gì thì 1 từ "tiếng Việt" ít nhiều còn dễ hiểu hơn 1 từ tiếng Anh
do ko rõ các menu cụ thể cần bao nhiêu kí tự nên 1 số chỗ vẫn để nguyên ở menu 1 chỉ chỉnh phần mệnh lệnh còn menu3 chỉ chỉnh phần Mono Stereo ko có // vì nhiều code lằng nhằng quá phải kiểm tra cho chính xác
Menu thì đã làm xong hết rồi. Cái menu AJ dump ra, chỉnh sửa độ dài của thanh màu xanh chỗ nào? Có thể cho 1 vd cụ thể được không? Chẳng hạn đoạn này #W16($0C8EE2) <$F1><$00><$20><$F7><$00><$FD><$FF><$FF><$F5><$00><$B0><$1A><$86><$FC><$00><$FA><$11><$F2><$18><$19><$20><$12><line> <$F9><$04><$1B><$F2><$18><$28><$20><$1C><line> <$FA><$13><$F2><$18><$1A><$20><$14><line> <$F7><$40><$FC><$01><$FB> 行動終了していないユニットが<$F8><$82> 体あります<line> ターンを終了してもよろしいですか?<$FE><$FF><$FE><$00><end> là bảng bật ra báo hiệu khi cho qua lượt mà vẫn còn quân chưa đi, chỗ nào là chỗ điều chỉnh độ dài thanh ngang màu xanh?
Mã: #W16($0C8EDC) <$F1><$00><$20> <$F7><$00> <$FD><$FF><$FF><$F5><$00><$B2>[COLOR="Red"][B]<$07>[/B][/COLOR]<$86> <$FC><$00><$FA><$11><$F2>[COLOR="Blue"][B]<$05>[/B][/COLOR]<$19><$20><$12><line> <$F9><$04><$1B><$F2>[COLOR="#0000ff"][B]<$05>[/B][/COLOR]<$28><$20><$1C><line> <$FA><$13><$F2>[COLOR="#0000ff"][B]<$05>[/B][/COLOR]<$1A><$20><$14><line> <$F7><$40><$FC><$01><$FB> //はい<line> //いいえ <line> KHONG <$FE><$FF><$FE><$00><end> #W16($0C8EDE) <$FD><$FF><$FF> <$FC><$01><$01> <$F7>[COLOR="Green"][B]<$05>[/B][/COLOR]<$F9><$00><$F2>[COLOR="Green"][B]<$8A>[/B][/COLOR]<$FF><$FF><$FA><$FE><$00><end> #W16($0C8EE0) <$F1><$00><$20> <$F7><$00> <$FD><$FF><$FF><$F5><$00><$B2>[COLOR="#ff0000"][B]<$07>[/B][/COLOR]<$06><$FE><$00><end> nếu menu dump ra dùng nguyên bản cũ kia thì lỗi rất nhiều đấy, do code lằng nhằng nên sẽ có chỗ bị thừa có chỗ khác bị thiếu lúc chọn qua lượt thì chỉ có chỗ chọn はい いいえ là có phần highlight màu xanh thôi cứ chỉnh thử theo những cái ghi ở trên xem là biết ngay
Cái romjuice của Aj rất tiện lợi. Aj nên phát triển thêm cái giao diện để người dùng được linh động hơn. Vì mỗi game có số base pointer (ptr cộng hay trừ bao nhiêu đó) khác nhau, nếu có giao diện cho phép chỉnh số base này thì dễ dàng hơn nhiều.
cái romjuice này làm gần 2 năm trước rồi lúc đấy chưa có cái Cartographer chứ nếu hồi làm patch SRW EX đã có cái Cartographer rồi thì đã chẳng phải sửa romjuice nói chung là việc làm giao diện thì ko được vì vốn ko rành code C++ lắm nếu asm muốn thêm chức năng gì thì có thể nói rõ yêu cầu ra, có thể sẽ cho thêm vào phần command line
Cái Cartographer không dump được tiếng Nhật và cũng có nhiều lỗi. Nếu AJ làm sao đó để cho phép người dùng chỉnh số base ptr thì rất hay để có thể dump theo Ptr. SRw4 thì base +12000 nhưng game khác thì lại khác.
Có thể là dùng sai từ, nhưng đại khái nó là con số cơ bản cộng thêm hay trừ đi để ra giá trị ptr của mỗi game.
hiện tại bản romjuice này chỉ quét được nhóm pointer 2 byte chủ yếu dành cho Srw EX với 1 bank từ 0000 - 7FFF và SRW4 từ 0000 - FFFF chưa thử với game khác cũng như pointer 3 byte
trong Gundam Seed có thằng アスラン, tất nhiên gốc là từ Aslan nhưng tên chính thức của nó lại là Athrun bản SRW Z mới ra, Z là viết tắt của ZEUTH - Z Emergency Union of Terrestrial Human tất nhiên gốc của Z này là từ Zeus mà ra