Đập Tam Hiệp - biểu tượng cho những tham vọng lỗi thời

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Mainboard, 10/11/09.

  1. Mainboard

    Mainboard Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/3/08
    Bài viết:
    414
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Đập Tam Hiệp - biểu tượng cho những tham vọng lỗi thời​

    15 năm sau khi các vụ nổ dynamite lần đầu tiên phá hủy sự yên bình của Tam Hiệp, đập Tam Hiệp - niềm tự hào về tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc - đang gần hoàn thiện. Tuy nhiên, hàng loạt đại bác chỉ trích "oanh tạc" chiếc đập lớn nhất và tiêu tốn nhất thế giới từ trước tới nay, còn lâu mới kết thúc.

    Chỉ trong vài ngày, mực nước trong hồ chứa trên sông Dương Tử sẽ đạt tới mức đỉnh điểm là 175m. Với mỗi mét nước đổ vào hồ chứa bê tông, làn sóng phản đối bên trong Trung Quốc lại tăng lên và những tiếng nói chỉ trích quốc tế đối với nó cũng lớn hơn.

    [​IMG]
    Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao. (Ảnh: Global Envision)​

    Không giống 12 năm trước đây, khi Bắc Kinh tổ chức các hoạt động ăn mừng linh đình, đánh dấu sự chệch hướng của sông Dương Tử tại địa điểm của chiếc đập tương lai, vào thời điểm này, các quan chức và kỹ sư đang kỉ niệm việc hoàn thành đập bằng cách thức ít phô trương.

    Trong nước, họ đang đối mặt với sự chỉ trích rằng việc cho nước vào đập sẽ làm trầm trọng hơn nạn hạn hán vốn đang hoành hành ở vùng đồng bằng sông Dương Tử. Ở nước ngoài, nơi Trung Quốc đã nỗ lực xuất khẩu mô hình Tam Hiệp về việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thông qua các công trình thủy điện lớn, các kĩ sư Trung Quốc cũng đối mặt với sự phản đối bắt nguồn từ trong nước đối với những dự án như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc nhận thấy một làn sóng bất bình đang lên đối với sự mở rộng ngoại giao thủy điện của Bắc Kinh ở khắp châu Á và châu Phi.

    Tuy nhiên, có lẽ lý do thuyết phục nhất cho việc kìm giữ các màn bắn pháo hoa ăn mừng là, đập Tam Hiệp là một biểu tượng cho những tham vọng đã lỗi thời. Khi Trung Quốc ngày càng hướng tới các dạng năng lượng tái sinh và thậm chí tuyên bố đi đầu trong làn sóng phát triển xanh tiếp theo, con đập đã cho thấy những ưu tiên rối rắm.

    Peter Bosshard, Giám đốc phụ trách chính sách của tổ chức Các con sông quốc tế có trụ sở tại California, người thừa nhận sứ mệnh của tổ chức là "bảo vệ các con sông và những cộng đồng sống phụ thuộc vào chúng" nhận định: "Đập Tam Hiệp là một mô hình của quá khứ".

    "Có nhiều cách khôn ngoan hơn để tạo ra năng lượng và kiểm soát lũ lụt hơn là xây dựng những siêu dự án đã lỗi thời", ông Bosshard nói thêm.

    Siêu dự án và những cái giá phải trả

    Xây đập ngăn nước trên sông Dương Tử là một trong những giấc mơ của Tôn Dật Tiên - người cha khai sáng ra nước Trung Quốc hiện đại. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành những nhát đào đầu tiên cho dự án trước khi sự náo động của Cách mạng Văn hóa (1966-76) đã làm nó tạm ngừng. Cả hai ông đều nhìn nhận đập nước là một cách để kiểm soát các trận lũ tàn phá dọc hạ lưu sông Dương Tử và tạo ra một cột trụ cho lưới điện quốc gia.

    Không còn là điều mơ ước mà đã là thực tế, đập Tam Hiệp có khả năng tạo ra 18.000 megawatt điện. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đập, 1.350 làng bị nước nhấn chìm và 1,3 triệu người buộc phải di dời nhà cửa.

    Đập Tam Hiệp không chỉ là dự án thủy điện lớn nhất mà còn đắt đỏ nhất từng được thực hiện trên thế giới. Khi dự án được thông qua vào năm 1992, chi phí cho nó đã ước tính vào khoảng 57 tỉ Nhân dân tệ (8,3 tỉ USD). Trong khi xây dựng, Chính phủ Trung Quốc ước tính chi phí của dự án tăng lên 27 tỉ USD. Một số người bên ngoài thậm chí nâng con số này lên tới 88 tỉ USD.

    Những cái giá ẩn đằng sau việc xây dựng con đập hiện chỉ đang bắt đầu phát lộ. Ngăn chặn dòng chảy của con sông đã thay đổi hệ thống sinh thái của sông Dương Tử tới một mức độ mà các loài quý hiếm của sông như cá heo và cá tầm hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

    Các nơi nuôi đánh bắt cá thương mại trên sông Dương Tử và ngoài cửa sông ở biển Hoa Đông đã giảm xuống đáng kể. Những tác động phụ, mang tính thảm họa còn bao gồm cả việc ô nhiễm các nguồn cung cấp nước sạch, các vụ lở đất chết người và tăng nguy cơ động đất.

    Tháng 9/2007, các quan chức chính phủ thừa nhận rằng "nếu các biện pháp ngăn chặn không được thực hiện, có thể sẽ có một sự sụp đổ về môi trường".

    Những lập luận trái chiều

    Chính cựu Thủ tướng Lý Bằng, một kĩ sư được đào tạo căn bản, là người thúc đẩy dự án này. Năm 1992, ông Lý Bằng đã tìm được cách kìm giữ sự phản đối đối với dự án tại quê nhà và giành được sự ủng hộ đối với con đập thông qua quốc hội.

    [​IMG]
    Nước chảy qua các cửa xả của công trình thủy điện Tam Hiệp.
    (Ảnh: China Highlights)​

    Việc xây đập trên sông Dương Tử "là một sự kiện không chỉ truyền cảm hứng cho nhân dân mà còn biểu thị cho sự vĩ đại của thành tựu phát triển của Trung Quốc", ông Lý Bằng phát biểu năm 1997 khi chủ trì một buổi lễ kỉ niệm việc làm chệch hướng dòng sông.

    Mặc dù vậy, những ngày này, các chính trị gia Trung Quốc đang đề cập tới việc phát triển một nền kinh tế "các-bon thấp" và miêu tả sự vĩ đại của Trung Quốc xét về các con đập khổng lồ không còn là cụm từ nổi bật hiện nay.

    Trung Quốc hiện là nước sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới và trong những năm gần đây đã có một bước đi xông xáo nhằm phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Trung Quốc đang lên kế hoạch xây thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân, trở thành nước thành công trong việc sản xuất phong điện và điện từ mặt trời cũng như tăng đáng kể tính hiệu quả của tất cả các công trình mới.

    Tuy nhiên, tranh luận về cách thức tiếp tục phát triển thủy điện - một nguồn năng lượng gây tranh cãi vì tác động của nó đối với các hệ sinh thái sông - vẫn tiếp diễn.

    Theo Hiệp hội Thủy điện quốc tế - tổ chức đại diện cho lĩnh vực thủy điện, có trụ sở tại London, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về khả năng thủy điện, với công suất lên tới 150 gigawatt (GW). Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch tăng khả năng thủy điện của nước này lên mức 700GW trong tương lai.

    Hơn 100 đập nước dự kiến sẽ được xây dựng ở trung và thượng nguồn sông Dương Tử. Thêm vào đó, Trung Quốc đang tích cực tìm cách xuất khẩu công nghệ Tam Hiệp ra nước ngoài, kí kết các thỏa thuận xây dựng các công trình thủy điện ở một số nước từ Campuchia tới Pakistan và Nigeria.

    Các đề xuất về ngành công nghiệp thủy điện ở đây rõ ràng ủng hộ việc có thêm nhiều con đập nữa. Phạm Gia Trịnh, nhà thủy văn học tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc, lập luận rằng nước là nguồn năng lượng có thể khôi phục lại duy nhất ở Trung Quốc có thể phát triển trên quy mô lớn.

    "Phát triển thủy điện là cách có thể tồn tại duy nhất để tạo ra một vết lõm trong việc tiêu dùng than đá của Trung Quốc. Những ai tuyên bố rằng thủy điện không phải là một nguồn năng lượng sạch nên tự vấn rằng liệu có nhiệm vụ nào cấp bách hơn đối với sự phát triển sạch của Trung Quốc ngoài việc thiêu đốt ít than đá hơn", chuyên gia Phạm nói.

    Năm 2008, nhiệt điện chiếm 80% tổng sản lượng năng lượng của Trung Quốc. Thủy điện đóng góp 16,4% trong khi năng lượng hạt nhân chỉ chiếm không đầy 2%. Mặc dù Trung Quốc đang chạy đua khai thác thêm khả năng phát điện từ sức gió và mặt trời nhưng năng lượng sản sinh từ những nguồn này vẫn được coi là quá đắt đỏ và không đủ để thỏa mãn những nhu cầu năng lượng tham lam của nước này.

    Những người chỉ trích việc mở rộng thủy điện dẫu vậy cũng có lập luận thuyết phục không kém.

    Trịnh Nghị Thành, người nghiên cứu môi trường và sự phát triển tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: "Thật là khoa học nửa vời khi tin rằng thủy điện tương đương với nguồn năng lượng xanh. Bạn không thể nhìn nhận các dòng sông như một nguồn năng lượng và chọn cách sao lãng chức năng sinh thái của chúng như các hệ sinh thái học. Con người cần năng lượng nhưng họ còn cần một nơi để sống nữa".

    Thanh Bình (theo Asian Times)

     
  2. grandmaster07

    grandmaster07 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/8/05
    Bài viết:
    486
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Nó ngu nó xây nó đói nó chết thì kệ nó, chỉ sợ nó ngu nó tự làm nó đói thì nó qua cướp cơm của ta thôi :|
     
  3. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,986
    Nơi ở:
    Hyrule
    Bây giờ muốn gì:| Xây cả chục năm rồi, muốn phá bỏ hả:| Mà muốn làm gì thì cứ làm, chuyện của tụi nó quan tâm làm gì!?
     
  4. SertyLoveTD

    SertyLoveTD Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    15/10/08
    Bài viết:
    304
    Nơi ở:
    HCM city
    Nó chặn lun sông Mekong thì VN củng chết khát chứ chả chơi
     
  5. Chocobo_return

    Chocobo_return Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/12/06
    Bài viết:
    327
    Không dám chặn đâu :|
     
  6. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,218
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Đây là 1 trong những mục tiêu luyện tập giả tưởng của đặc công VN :-"
     
  7. Nuyta

    Nuyta Bát Phủ Tuần Án Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    1,205
    Nơi ở:
    H4` Lội Sity
    cái vụ này nghe nói các bác trong bộ chính trị đã bàn roài // và theo tình hình hiện nay thì nếu có bị chặn ngay lập tức sẽ phái trùm chất nổ VN sang đó đánh sập mấy con đập // với trình của anh thì kế hoạch này chắc chắn khả thi :)):)):))
     
  8. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Hiện có chục con đập chuẩn bị thanh toán sông Mekong rồi :)).
     
  9. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Chơi ngu nhỉ.:D........................
     
  10. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,908
    nổ đập thì lào chết trước
    rồi đến cam
    sau đó là đồng bằng sông cửu long thành biển nước
    HCM bay luôn
     
  11. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Có 3 nước chịu trước rồi, về ta chả có bao nhiêm dam đâu :-".
     
  12. Pocollo84

    Pocollo84 Super Namek

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    9,228
    Nơi ở:
    Namek
    Nhưng HP của mình ít.Dam yếu nhưng vẫn ngắc ngoải 8-}
    Nhưng rồi nó phải trả giá hết thôi.Nhiều báo cáo cho thấy việc TQ tăng cường xây quá nhiều đập nước ở khu vực Tây Nam, là 1 phần nguyên nhân gây nên những trận động đất ở quanh đó...điển hình là trận động đất ở Tứ Xuyên chết ko biết bao nhiêu mà kể...

    Làm cái gì trái với tự nhiên thì trời sẽ phạt....
     
  13. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,218
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nhà em tưởng động đất là do kết cấu địa tầng khu vực đấy yếu, dễ bị nứt gãy sao lại liên quan đến xây đập hả bác Po :-/
     
  14. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Thế đât làm đập lấy ở đâu ;)). Rùi chòn cho nổ núi, đổi dòng, đào đất lung tung ben, làm thay đổi hết cấu trúc địa hình.

    Bọn Tung Của làm chả thấy bao giờ nghĩ sâu xa, cứ lợi ngon là làm thôi.
     
  15. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Bọn khựa chơi nhỉ, làm đã rồi phá.........
     
  16. Pocollo84

    Pocollo84 Super Namek

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    9,228
    Nơi ở:
    Namek
    Chỉ đọc qua mấy tài liệu thu thập được chứ mềnh ko có kiến thức cụ thể về cái này
    Theo mấy báo cáo đấy thì khu vực đấy vốn là 1 trong nhiều mảng nứt của bề mặt địa cầu.Tàu khựa lại dồn toàn đập nước quanh đấy.Thử tưởng tượng những hồ nước vĩ đại "nhân tạo" có mật độ dày đặc sẽ có sức nặng thế nào đối với bề mặt trái đất vốn đã yếu ở đấy ? Động đất đã là 1 điều cực kì hiếm gặp ở khu vực này, vậy mà xảy ra được 1 trận động đất cường độ lớn ko tưởng , cộng với việc công trình kém chất lượng, nhà lắc nhẹ là đổ...nên dân chết như rạ.

    Cái này cũng được nghe mấy ông bên địa chất nói chuyện..nhưng mình vịt nghe sấm nên chỉ hóng hớt chứ ko dám thò vào bình lựng :D

    Nhiều khi hơi mê tín 1 chút.Suy luận bậy tí
    Tàu khựa xây nhiều đập nước => động đất.
    Tàu khựa áp dụng phun mưa, tuyết nhân tạo diện rộng.=> bão tuyết phía Nam TQ kéo dài đầu năm 2008 thiệt hại nặng nề nhất nhì lịch sử TQ.
    Tàu khựa lắp đặt nghiên cứu hệ thống máy đuổi mây, thay đổi thời tiết suốt quãng thời gian Olympic 2008 -> Đầu năm 2009 hạn hán nặng nề
    Làm cái gì trái với tự nhiên, thì tự nhiên sẽ trừng phạt.
     

Chia sẻ trang này