Một thoáng RO!

Thảo luận trong 'Ragnarok' bắt đầu bởi Bulder, 21/9/09.

  1. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Ok! Này thì thông tin này! :D=))=)) Hô Hô!


    Người Hy Lạp cổ xưa kể rằng khi khai thiên lập địa khởi thủy có ba vị Thần linh: Thần Hỗn Mang Khaos, Nữ Thần Đêm tối Nyx và Thần Ái tình Eros.

    Thần Hỗn Mang kết hợp với Nữ Thần Đêm tối sinh ra Thần Định Mệnh. Thần nhân này đui hai mắt, có quyền thống trị, mỗi khi phán quyết một điều gì lại ghi trên một quyển sách bằng đồng. Các Thần nhân sau này có thể dùng quyền lực của mình ngưng việc thi hành những phán quyết đó, nhưng không thể cưỡng lại.

    Sau khi sinh ra Thần Định Mệnh, thần Khaos sinh ra Nữ Thần Đất Gaia và Thần Tartaros tối tăm-Đây là một vực thẳm u tối ở kế bên Trái Đất.Tiếp đó Gaia lại sinh ra Thần bầu trời trải rộng bao la (hay còn gọi là Thần Thiên Vương) Ouranos, vị thần này ra đời lại dang rộng cánh tay bao bọc lấy cả Trái Đất rộng lớn. Như vậy theo quan niệm của người Hy Lạp cổ xưa thì đất sinh ra trời chứ trời không phải sinh ra đất dù bầu trời rộng hơn đất rất nhiều. Sau đó nữ thần Đất Gaia lại sinh ra núi non hùing vĩ vươn mình lên tận trời xanh, rồi lại sinh tiếp thần Biển Cả Pontos đổ nước tràn ra khắp bề mặt Trái Đất và quanh năm vỗ sóng. Nữ Thần Gaia cũng sinh ra những thần nhân khổng lồ và độc long Cyclopes.

    Ouranos kết hợp với mẹ mình là Nữ thần Đất Gaia sinh ra sáu người con trai(Titan) và sáu người con gái, tất cả đều là các thần khổng lồ hùng mạnh và đáng sợ. Sáu nam thần gồm có: Okeanos, Ceus, Hyperion, Japet, Cryos và Cronus. Sáu nữ thần là : Tethys, Rhea, Themys, Mnemosyne, Phoibe, Thaya…Sau đó, Gaia lại sinh thêm Briare và Gyas là hai thần nhân đại lực mỗi người có năm mươi đầu và một trăm tay.

    Thần thoại Hy Lạp kể lại rằng sau đó vì tức giận các con mình mà thần Ouranos đạp hết các con xuống vực thẳm Tartare, nhốt họ dưới đáy sâu trong lòng đất âm u, tức là trong bụng nữ thần Đất Gaia, cấm không cho nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Gaia, mẹ của họ vô cùng đau khổ vì gánh nặng trong bụng làm bà đau đớn. Tức giận, Gaia chế ra một lưỡi hái và kêu gọi các con trả thù, nổi dậy chống lại cha. Tuy nhiên, các con bà đều không dám làm theo lời mẹ, chỉ có người con út là Thần Cronus là dám nổi loạn và được giao nhiệm vụ này. Cronus vớisự giúp đỡ của mẹ, đã chém cha mình là Ouranos bị thương, bắt giam ông xuống Địa Ngục, sau đó thay thế Cha mình trị vì vũ trụ. Máu của Ouranos chảy xuống đất sinh ra ba nữ thần Đại Nộ Furies.

    Để trừng phạt tội lỗi của Cronus, Nữ thần Bóng Đêm Nys đã sinh một bầy thần khủng khiếp: Thanatos - Thần Chết, Erys - Nữ thần Bất Hoà, Ates - Nữ thần Dối Trá, Kes - Nữ thần Tàn Sát, Hypnos - Thần Ngủ cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nemetys - Nữ thần Báo Thù và nhiều thần khác. Các vị thần này chuyên đi gieo rắc nỗi kinh hoàng, sự tan vỡ, dối trá, giao rắc sự tranh chấp và bất hạnh cho thế giớI mà Cronus đã chiếm đoạt quyền ngự trị của cha mình.

    Cronus lấy chị gái mình là Nữ thần Rhea và lên ngôi trị vì thay cho Ouranos. Với mặc cảm giết cha, Cronus luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại lâu. Thần bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi sẽ có lúc đến lượt các con mình sẽ nổi loạn lật đổ thần như thần đã làm với chính cha mình. Thế là hễ Rhea sinh được người con nào, Cronus lại nuốt ngay người ấy vào bụng không chút thương xót. Ba người con đầu là Demeter, Hestia và Posiedon đều chịu số phận đó. Đến khi Rhea hạ sinh Zeus và Hera thì Cronus chỉ nuốt được Hera còn Zeus thì bị Rhea đánh tráo bằng một cục đá. Sau đó theo lời khuyên của mẹ là Gaia, Rhea bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên Địa Trung Hải. Nàng giao Zeus cho các Nữ thần Sơn Thủy nuôi dưỡng. Đứa bé Zeus lớn lên trong sự thương yêu chăm sóc của hai nữ thần; được bú sữa của con dê cái Amalthea; từng đàn ong bay lên đỉnh núi và hai nữ thần Sơn Thủy lấy mật của chúng cho chàng; trong khi đó các tu sĩ của Cybele thay nhau nhảy múa, ca hát ngăn!

    Chân dung Anh Ý đây: Đẹp trai vãi xoài!

    [​IMG]

    Như vậy nói thật thông tin về anh Thanatos này chẳng qua là một con kiến trong thế giới thần thoại hi lạp. Các thể loại thần thoại dây mơ dễ má tới nhau lắm: ;;) Ví dụ:

    Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus:

    Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Thay đổi tùy theo thời đại, có tổng cộng tất cả 17 vị thần này nhưng trong một thời thì chỉ có 12 vị.

    Zeus, Hera, Poseidon, Ares, Hermes, Hephaistos, Aphrodite, Athena, Apollo và Artemis luôn được xem là các vị thần trên đỉnh Olympus. Hebe, Helios, Hestia, Demeter, Dionysus, Hades và Persephone là các vị thần khác trong 12 vị. Hestia nhường lại vị trí của mình trên đỉnh Olympus cho Dionysus để được sống như một người bình thường (cuối cùng, bà là người được giao nhiệm vụ trông nom ngọn lửa trên đỉnh Olympus). Trong khí đó, Dionysus đôi khi lại từ chối việc trở thành một vị thần trên đỉnh Olympus. Persephone thì 6 tháng trong năm sống dưới địa ngục với chồng là Hades (gây nên mùa đông trên mặt đất) và 6 tháng còn lại thì được trở về đỉnh Olympus để sống cùng với mẹ mình là Demeter.
    Trong thời gian xa cách Persephone, Demeter rất đau buồn và bà không có mặt cùng với các vị thần khác. Còn Hades, mặc dù luôn là một trong các vị thần chính của Hy Lạp nhưng, việc ông luôn sống dưới địa ngục đã làm cho mối dây liên lạc của ông và các vị thần khác rất mong manh. Trong các tài liệu khác, Helios nhường lại vị trí của mình cho Apollo. Ít thấy trong các tư liệu cổ hơn, Hebe, nữ thần của tuổi trẻ, người mang rượu và thức ăn cho các vị thần cũng là một trong các vị thần trên đỉnh Olympus và đã nhường lại vị trí cho chồng mình là Hercules.

    [​IMG]

    Các vị thần trên đỉnh Olympus trở thành các thần tối cao trong thế giới thần thánh sau khi Zeus lãnh đạo các anh chị của mình trong cuộc chiến chống lại các thần khổng lồ Titan và thành công. Zeus, Hera, Poseidon, Demeter, Hestia và Hades là anh chị em ruột; tất cả các vị thần khác thường là con của Zeus với những người vợ khác nhau của ông. Tuy nhiên, Athena là một trường hợp đặc biệt. Trong một số dị bản của thần thoại Hy Lạp, người ta cho rằng Athena được sinh ra bởi chỉ một mình Zeus. Thêm vào đó, một số bản khác cho rằng Hephaistos là do một mình Hera sinh ra để trả thù cho việc Zeus sinh Athena.

    Zeus

    Zeús, hay Dzeús, (tiếng Hy Lạp: Ζεύς) hay Dias (tiếng Hy Lạp: Δίας) (còn gọi trong một số sách truyện tiếng Việt là thần Dớt) ("vua của các vị thần") là thần trị vì các vị thần và là thần của bầu trời cũng như sấm trong thần thoại Hy Lạp.

    Sơ khởi

    Zeus là sự tiếp nối của Dyeus, vị thần tối cao trong tôn giáo Tiền Ấn-Âu, và tiếp tục hóa thân thành Dyaus Pitar trong Rigveda (hay Jupiter) cũng như thành Tyr trong thần thoại Đức và thần thoại Bắc Âu. Tuy nhiên, Tyr sau đó đã bị Odin chiếm ngôi vị cao nhất trong các bộ lạc Đức cổ và họ không đồng nhất Zeus/Jupiter với Tyr hay Odin, mà là với Thor. Zeus là vị thần duy nhất trong các vị thần trên đỉnh Olympus có tên rõ ràng có từ nguyên đến từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, có nghĩa là "Cha Trời".

    Ngoài sự kế thừa trong hệ Ấn-Âu, Zeus còn có nguồn gốc từ những hình tượng tiêu biểu trong các nền văn hóa Cận Đông cổ đại, chẳng hạn như là vương trượng. Zeus được các nghệ sỹ Hy Lạp hình dung chủ yếu trong hai tư thế: đứng, tay phải giơ cao cầm lưỡi tầm sét hoặc là ngồi uy nghi.

    [​IMG]

    Vai trò và các tên gọi

    Zeus đóng một vai trò thống trị, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại. Zeus đã sinh ra rất nhiều các anh hùng và anh thư (xem danh sách ở cuối trang) và xuất hiện trong rất nhiều các câu chuyện của họ. Dù trong tác phẩm của Homer, "người gom mây" chính là thần của bầu trời và sấm sét giống như nguồn gốc từ khu vực Cận Đông, Zeus cũng là một tạo tác văn hóa tôi thượng: xét về nghĩa nào đó, Zeus là hiện thân của tín ngưỡng tôn giáo Hy Lạp và là vị thần nguyên mẫu của Hy Lạp.

    Các tên gọi hay tước hiệu của Zeus càng khẳng định các khía cạnh khác nhau trong quyền năng to lớn của vị thần này:

    * Olympios thể hiện vương quyền của Zeus đối với các vị thần cũng như lễ hội tôn giáo toàn Hy Lạp tại thung lũng Olympia.
    * Một tên gọi có liên quan là Panhellenios, ('Zeus của người Hy Lạp') và đã được thờ tại ngôi đền nổi tiếng nhất của vua Aiakos trên đảo Aegina.
    * Xenios: với tên gọi này, Zeus là vị thần của lòng hiếu khách và các vị khách, luôn sẵn sàng để trừng phạt những hành vi sai trái đối với những người khách lạ.
    * Horkios: với tên gọi này, Zeus là người giữ các lời thề. Những kẻ nói dối bị phát hiện phải dâng một bức tượng cho Zeus, thường là tại thánh đường tại Olympia.
    * Agoraios: Zeus là người coi sóc việc kinh doanh tại các agora (khu chợ, nơi tụ tập của nhân dân trong các thành bang Hy Lạp cổ đại), và ông sẽ trừng phạt những thương nhân thiếu trung thực.

    Sự sùng bái của người Hy Lạp đối với Zeus

    Thung lũng Olympia là trung tâm mà nơi đó người Hy Lạp thờ cúng các vị thần trên đỉnh Olympus. Điểm đặc biệt của nơi đây là nguồn gốc của Thế vận hội được tổ chức mỗi 4 năm một lần. Ở đây cũng có một bệ thờ của Zeus nhưng không phải làm bằng đá mà làm bằng tro của các con vật dùng để hiến tế ròng rã qua nhiêu thế kỷ.

    Ngoài các trung tâm thờ cúng liên thành bang, còn có những hình thức sùng bái Zeus khác có thể tìm thấy trong khắp thế giới Hy Lạp. Ví dụ như, hầu hết những tên gọi trên đều có thể được tìm thấy tại bất kỳ một ngôi đền Hy Lạp nào từ Tiểu Á đến vùng Sicilia. Các hình thức cúng tế cũng có điểm chung: giết một con vật có lông trắng trên một bệ thờ cao.

    Zeus và các vị thần

    Zeus tương đương với thần Jupiter của La Mã (từ Jovis Pater hay "Father Jove") và liên quan đến những liên tưởng cổ xưa về thuyết hỗn mang (xem interpretatio graeca) cùng với các vị thần khác như là Ammon của thần thoại Ai cập và Tinia của thần thoại Etrusc. Zeus (cùng với Dionysus) đã đảm nhận vai trò của vị thần đứng đầu của Phrygia là thần Sabazios trong các vị thần của thuyết Hỗn mang mà ở thời La Mã người ta gọi là Sabazius.
    Thần thoại về Zeus

    Ra đời

    Cronus cùng với Rhea đã hạ sinh rất nhiều con: Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon, nhưng tất cả đều bị Cronus nuốt ngay khi mới ra đời vì những gì học được từ bài học của cha mẹ hắn là Gaia và Uranus, vốn đã bị chính hắn tước ngôi, cùng một lời sấm rằng Zeus sẽ ra đời và đoạt ngôi của Cronus. Khi Zeus chuẩn bị được sinh ra đời, Rhea xin Uranus và Gaia tìm cách cứu đứa bé và như thế Cronus mới có thể bị trừng phạt bởi những gì hắn đã làm với cha và những đứa con của mình. Rhea sinh Zeus ra ở đảo Crete và bà trao cho Cronus một tảng đá quấn trong đám tã lót. Cronus đã nuốt ngay tảng đá ấy.

    Thời thơ ấu

    Rhea giấu Zeus trong một hang động trên đỉnh Ida của đảo Crete. Có nhiều dị bản như sau:

    1. Thần được bà ngoại Gaia nuôi dưỡng.
    2. Thần được một con dê tên là Amalthea nuôi dưỡng, trong khi một nhóm các Kouretes - các chiến binh hay các thần nhỏ - nhảy múa, la hét và lấy giáo đập vào khiên ầm ĩ làm át đi tiếng khóc em bé.
    3. Thần được một tiên nữ tên là Adamanthea nuôi dưỡng. Bởi vì Cronus là người cai quản cả mặt đất, bầu trời và biển cả nên Adamanthea phải giấu Zeus bằng cách treo lủng lẳng cậu bé trên một cái cây để cậu lơ lửng giữa đất, trời và biển cả. Và như thế, Zeus trở thành vô hình trước mắt Cronus.
    4. Thần được nuôi dưỡng bởi tiên nữ Cynosura. Để tỏ lòng biết ơn, Zeus đã đặt tên tiên nữ cho các vì sao.
    5. Thần được tiên nữ Melissa nuôi bằng sữa dê.

    Zeus trở thành vua của các thần

    Khi bước vào tuổi trưởng thành, Zeus đã buộc Cronus phải nôn ra trở lại những người anh em của mình: đầu tiên là hòn sỏi thế mạng của Zeus (sau này hòn đá được đặt tại Pytho trong khu thung lũng của Parnassus để làm dấu hiệu cho những người chết) và cuối cùng là Pmphalos. Theo một số dị bản khác, Metis đã cho Cronus uống một thứ thuốc gây nôn để bắt hắn ta nôn ra những đứa trẻ hoặc là chính Zeus đã mổ dạ dày của Cronus để giải thoát cho anh em mình. Sau khi Zeus giải thoát cho cả các chú, bác của mình, những người anh em của Cronus vốn bị nhốt dưới Tartarus, là Gigantes, Hecatonchires và Cyclopes bằng cách giết chết người coi ngục là nữ quỷ Campe. Để trả ơn, Cyclopes đã cho Zeus sấm và sét là những quyền năng mà trước đây đã bị Gaia giấu đi. Rồi cùng với nhau, Zeus và các anh chị em cũng như các Gigantes, Hecatonchires và Cyclopes đã đánh bại Cronus và những thần khổng lồ Titan khác trong một cuộc chiến gọi là Titanomachy. Các thần khổng lồ Titan bại trận sau đó lại bị nhốt vào lòng đất tăm tối gọi là Tartarus.

    Sau trận chiến với các Titan, Zeus chia sẽ thế giới với các anh của mình là Poseidon và Hades cách rút thăm: Zeus cai trị bầu trời và không khí, Poseidon thì có mặt nước và Hades là vua của âm phủ. Mẹ Đất cổ đại là Gaia không còn vai trò nữa mà nhường lại cho ba người tùy theo quyền năng của mỗi người

    Gaia rất phẫn nộ với những gì mà Zeus đã làm với các Titan khác vì họ chính là con cái của bà. Chẳng bao lâu sau khi lên ngôi vua của các vị thần, Zeus lại phải chiến đấu cùng các người con khác của Gaia là các quái thú Typhon và Echidna. Thần Zeus đã đánh bại Typhon và nhốt hắn dưới một ngọn núi nhưng lại tha cho Echidna và con cái của nó để làm thành thử thách cho các anh hùng trong tương lai.

    [​IMG]

    Zeus và Hera

    Zeus là em và là chồng của Hera. Kết quả của sự kết hợp này là thần Ares, Hephaistos, Eileithyia và Hebe. Những cuộc phiêu lưu tình ái khác của Zeus với các tiên nữ và những tổ tiên huyền thoại của các triều đại Hy Lạp thì vô cùng nổi tiếng. Thần thoại về các vị thần trên đỉnh Olympus thậm chí còn ghi lại mối quan hệ của Zeus với Demeter, Latona, Dione và Maia.

    Trong các giai thoại, Hera luôn luôn ghen tuông trước những cuộc chinh phục tình ái của Zeus và là một đối thủ "khó xơi" của các tình nhân và các con riêng của Zeus. Có một thời gian, một tiên nữ tên là Echo làm một công việc là tách Hera ra khỏi chuyện yêu đương của Zeus bằng cách nói không ngừng nghỉ bên Hera. Khi biết được âm mưu này, Hera đã trừng phạt Echo phải suốt đời lặp lại những lời người khác nói.

    [​IMG]
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Các giai thoại khác về Zeus

    * Dù có khi Zeus cũng nhỏ nhen và hiểm độc nhưng thần cũng là người công bằng. Có thể minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là thần đã giúp đỡ cho vua Atreus và việc thần giết chết Capaneus vì sự kiêu ngạo của ông này. Thần cũng là người bảo vệ cho những người khách lạ, những người du hành đối với những ai muốn làm hại họ.
    * Zeus biến Pandareus thành một hòn đá vì tội đã dám trộm cắp một con chó bằng đồng thiếc từ một trong những ngôi đền thờ thần ở đảo Crete.
    * Zeus giết Salmoneus bằng một tia sét vì đã cố ngang hàng với Zeus bằng cách cưỡi một cỗ xe ngựa bằng đồng thiếc và giả làm ra sấm ầm ĩ.
    * Khi còn là một đứa trẻ, Zeus có một người bạn là Celmis. Nhiều năm sau đó, Hera bị xúc phạm bởi trò hề của Celmis nên bà đã yêu cầu Zeus biến anh ta thành một cục sắt hay kim cương và Zeus đã làm điều đó.
    * Zeus biến Periphas thành một con đại bàng sau cái chết của ông này như một phần thưởng cho sự chính trực và công bằng.
    * Tại lễ cưới của Zeus và Hera, một tiên nữ tên là Chelone đã từ chối tham dự và Zeus buộc tiên nữ này phải im lặng vĩnh viễn.
    * Khi Memnon chết, Zeus cảm thấy thương xót mẹ ông ta là Eos, nữ thần bình minh và ban phép cho ông ta thành bất tử.
    * Zeus quyết định gả Aphrodite cho Hephaestus để tránh các cuộc tàn sát lẫn nhau giữa các thần mê đắm nhan sắc của nữ thần sắc đẹp.
    * Zeus và Hera biến vua Haemus và hoàng hậu Rhodope thành những ngọn núi(các ngọn núi vùng Balkan, hay Stara Planina và các ngọn núi Rhodope theo thứ tự) vì tính tự cao tự đại của họ.
    * Zeus đã đổi cây quyền trượng caduceus (quyền trượng với hai con rắn quấn quanh) để lấy cây sáo flute đầu tiên với thần Hermes.
    * Zeus biến Atalanta và Hippomenes (hay Melanion) thành sư tử] vì họ đã có hành vi tính dục trong đền thờ của thần.
    * Zeus làm Tiresias mù nhưng đồng thời cũng ban cho ông ta món quà là khả năng tiên tri (dù theo một số bản khác thì chính Hera mới là người làm Tiresias bị mù).
    * Zeus trừng phạt Hera bằng cách treo bà bằng các ngón chân lơ lửng giữa trời.
    * Zeus trừng phạt Prometheus bằng cách xiềng Prometheus vào một ngọn núi và hàng ngày cho con đại bàng của mình xuống mổ bụng, ruột gan của vì Prometheus đã lấy trộm lửa của các vị thần rồi trao cho con người.

    Poseidon

    [​IMG]

    Trong thần thoại Hy Lạp, Poseidon (tiếng Hy Lạp: Ποσειδῶν) là vị thần của biển cả, ngựa và của những trận động đất. Những vị thần biển Rodon trong thần thoại Illyria, Nethuns trong thần thoại Etrusca, và Neptune trong thần thoại La Mã đều tương tự như Poseidon. Poseidon còn có nhiều người thân như Zeus, Hera, và các con của mình. Poseidon là con của Titan Cronus và Rhea

    Hades

    Trong thần thoại Hy Lạp, Hades (tiếng Hy Lạp: Άδης), hay còn gọi là Aides, là một trong những người anh em của thần Zeus. Hades là vị thần cai quản địa ngục. Tương đương của Hades trong thần thoại La Mã là Pluto.

    [​IMG]

    Cũng như các vị thần khác, Hades cũng có món vũ khí riêng cho mình là cây dĩa hai đầu; theo sau là một con chó ba đầu tên Ceberus. Hades là một người rất hung tàn sẵn sàng trừng phạt những ai trái ý mình. Những người đã xuống địa ngục thì không bao giờ có thể quay trở lại trừ một số vị anh hùng như Hercules, Achilles... Ngay cả vợ ông là Persephone cũng không tình nguyện lấy ông mà là do ông bắt cóc.

    Hera

    Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera (tiếng Hy Lạp: Ἥρα), hay còn gọi là Here, là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hera là chị và cũng là vợ chính của thần tối cao Zeus. Nữ thần Hera có biểu tượng là con công và đôi khi là con chim cu. Loại quả tượng trưng là quả táo và quả lựu.

    Truyền thuyết về nữ thần Hera

    Hera là nữ thần của hôn nhân, thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Hera là vợ của thần Zeus và, cũng như chồng, có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng trên đỉnh Olympus. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Juno.

    [​IMG]

    Thời thơ ấu

    Khi Hera được nhả ra từ miệng của Cronus, Rhea đã đem nàng đến chỗ của thần Oceanos ở nơi tận cùng Trái Đất giao cho nữ thần Tethys nuôi dưỡng. Hera sống một yên bình một thời gian dài xa đỉnh Olympus, cho đến khi Zeus tình cờ nhìn thấy nàng trong một chuyến du hành. Vị thần sấm sét vĩ đại vừa nhìn thấy nàng đã đem lòng yêu quý vá quyếr định bắt cóc nàng về làm vợ. Các vị thần đã làm cho họ một đám cưới thật linh đình. Nữ thần cầu vồng Iris cùng các nữ thần Duyên Dáng mặc cho Hera bộ váy áo đẹp nhất, làm cho nàng đẹp lộng lẫy và rạng rỡ hẳn lên giữa các thần trên núi Olympus, nữ thần Tethys ban cho nàng vườn táo vàng quý giá làm món quà cưới.

    Nữ thần Hera Hera và người anh hùng Hercules

    Hera không ưa Hercules vì chàng là con trai của chồng mình với một người phụ nữ trần gian. Khi chàng còn nhỏ, Hera đã cho rắn đến nôi tấn công chàng. Sau đó Hera đã khuấy đảo rừng Amazon để hãm hại chàng khi chàng đang đi săn.

    Nữ thần Hera và người anh hùng Jason

    Trong khi đó Hera lại hỗ trợ người anh hùng Jason, vốn không thể nào đoạt được con cừu vàng nếu không có sự hỗ trợ của nữ thần.

    Hestia

    Nữ thần trông coi ngọn lửa thiêng của đỉnh Olympus

    Lúc đó, thần Zeus chán nản công việc nên gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm nhiều loài vật và con nguời để tạo sự vui vẻ và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn người xong thì Epimetheus đã trao tất cả các món quà cho loài vật rồi. Không biết kiếm thêm quà ở đâu, Prometheus lên trời xin Zeus lửa của thần linh (lửa dùng để đun máu bất tử của thần). Zeus không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên Zeus phải bàn với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, Hestia liền đứng dậy tạo ra chút bọt biển đun cùng với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như truớc nữa. Cảm kích truớc sự thông minh và tài giỏi, Zeus giao cho Hestia trông coi lửa thần, còn đích thân Zeus đưa cho Prometheus ngọn lửa nhỏ nhắn.

    Nữ thần bảo hộ xứ Mazonala

    Hestia được sở hữu dòng sông Hia bao quanh đỉnh Olympus. Ít lâu sau, bà cứu được nhiều người dân ở xứ Mazonala và được người dân ủng hộ nhiều, từ đó bà là nữ thần bảo hộ cho xứ đó, nay là Ama đe Hia (niềm tự hào của Hestia).

    [​IMG]

    Hestia và Dionysus

    Nữ thần Hestia đã vui lòng từ bỏ chiếc ghế vàng tại đỉnh Olympus, nhường cho thần rượu nho Dionysus để chăm lo ngọn lửa thần. Bà được rất nhiều thần cầu hôn nhưng đều không chấp nhận. Mãi sau bà vẫn còn là một trinh nữ.Bà là một nữ thần tài giỏi, khéo léo, thân thiện lại thông minh và xinh đẹp nên đuợc các vị thần và người dân tin tưởng và yêu quý. Bà luôn biết cách giúp đỡ, cải thiện cũng như sửa chữa khuyết điểm của mọi người theo một cách rất nhẹ nhàng và ôn tồn, mang tính giáo dục nhưng không tỏ ra phẫn nộ, giận dữ hay quá nhân hóa vấn đề, khi được mọi người góp ý bà lắng nghe, khi được cầu xin, bà cố giúp hết mình. Bà không cam chịu, không khuất phục với nhũng điều không hay, có hại cho cả ngượi dân và thần linh. Biểu tượng của bà là bếp lửa, chum đồng, chum vàng và ánh nắng, ánh sáng của thiên nhiên.

    Demeter

    [​IMG]

    Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Demeter (tiếng Hy Lạp:Δημήτηρ) là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Demeter là chị gái của thần tối cao Zeus và là mẹ của nữ thần Persephone. Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc.

    Athena

    Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena (tiếng Hy Lạp: Ἀθηνᾶ, hay Ἀθήνη Athénē) là vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ nhưng đồng thời cũng là một vị thần chiến tranh. Athena là vị thần bảo hộ thủ đô Athena của Hy Lạp. Nguyên hình của vị nữ thần này xuất phát từ hình dạng của loài chim với dấu hiệu chính là con cú. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Minerva.

    Theo Thần phả của Hesiod thi Zeus kết hôn với Metis, người con gái thông thái của Okeanos. Khi nàng mang thai, Zeus đã được cảnh báo từ các nữ thần Vận Mệnh rằng đứa con sinh ra từ Metis sau này sẽ lật đổ ông ấy cũng giống như ông ấy đã từng đoạt ngai vàng của bố mình (Cronos) trước kia.

    Zeus sợ hãi Athena là do một lời sấm truyền đối với Metis. Lời sấm đó nói rằng: "Nếu Metis sinh ra con trai thì đứa con trai này sẽ lật đổ quyền lực của người cha, như Zeus đã từng làm đối với Kronos trước đây. Còn nếu Metis sinh ra con gái thì người con gái này sẽ có sức mạnh về trí tuệ và cơ thể ngang với người cha"

    [​IMG]

    Khi Metis biết Zeus (lúc này Zeus chưa hề biết đến lời sấm đối với Metis) có ý đồ với mình thì Metis đã tránh được trong một thời gian rất lâu bằng cách biến hóa ra nhiều hình dáng và con vật khác nhau. Nhưng rồi cuối cùng vẫn bị Zeus tìm ra. Sau khi Metis có thai thì Metis liền nói lời sấm truyền đó cho Zeus nghe. Zeus vô cùng sợ hãi và chờ chực bên cạnh Metis cho đến ngày sinh. Metis sinh ra được một cặp nam nữ sinh đôi làm Zeus càng hoảng loạn, và bắt chước người cha Kronos của mình khi xưa, Zeus liền nuốt chửng hai người con vào bụng và yên tâm về đỉnh Olympus. Nhưng sau đó Hera nhờ Hephaestus chẻ trán của Zeus ra bằng cái rìu của mình và Athena từ đó đã vọt ra với đầy đủ vũ khí, y phục do Metis chuẩn bị cho nàng trước khi sinh (trong người của Zeus).

    Một người con gái trần gian thêu thùa, dệt lụa rất đẹp. Có người nói nàng học từ nữ thần Athena. Cô ta phạm thượng trả lời: "Tôi tự có năng khiếu bẩm sinh chứ ai cần cô ta dạy bảo!" Nữ thần Athena rất tức giận, biến thành một cụ già đến khuyên bảo nhưng cô ta không nghe, Athena bèn thi tài với cô ta. Athena thêu dệt lại hình ảnh 12 vị thần trên đỉnh Olympus còn cô ta thì thêu hình ảnh thần Zues đang ngoại tình với các cô gái. Athena vô cùng tức giận. "Ngươi thật phạm thượng!", nữ thần nói, rồi biến cô ta thành con nhện. Con cháu của cô ta cũng là giống nhện, mãi mãi thêu thùa những chiếc mạng nhện mà ta thấy ngày nay.

    Sau này chính Athena đã hỗ trợ cho các anh hùng Perseus, Jason, Cadmus, Odysseus và Hercules trong những chuyến hành trình của họ. Đặc biệt trong cuộc chiến thành Troy, lúc quân Hy Lạp gần như vô vọng trong việc phá thành thì Athena đã giúp họ tạo ra con ngựa gỗ khổng lồ, kết quả là Troy lọt vào tay quân Hy Lạp ngay sau đó.

    [​IMG]

    Cả Athena và Poseidon đều muốn trở thành thần bảo hộ cho miền Atikes. Để xứng đáng với sự tôn kính của mình, Athena đã tạo ra một cây ôliu làm tươi tốt khắp các thành luỹ Atikes và cả vùng đất Acropolos. Poseidon cố gắng vượt qua Athena bằng cách dùng cây đinh ba của mình đâm xuyên qua mặt đất làm phun lên những cột nước khổng lồ, tuy nhiên vì ông ấy là vị thần của biển cả nên trong nước chỉ có... muối. Món quà của Athena với người dân Atikes xem ra hữu ích hơn, vì vậy Athena đã trở thành vị thần bảo hộ cho vùng đất này. Thành cũng được đổi tên thành Athena.

    Peuseus cũng đã được Athena hổ trợ trong cuộc truy sát Medusa vì nàng muốn trang trí cái khiên của mình bằng đầu của con quái vật Gorgon này.

    Athena là một nữ thần rất mực thông minh, xinh đẹp, một nữ thần vừa hiếu chiến vừa chủ hoà, vì chỉ có sau khi chiến thắng thì mới có hoà bình. Thần khuyến khích tinh thần chiến đấu của các dũng sĩ, cho họ sức mạnh, sự quyết tâm, lòng kiên định và lời khuyên lúc nguy nan. Athena cũng dạy cho dân chúng các kiến thức khoa học, dạy họ nghệ thuật và các nghề thủ công. Vì thế Athena được nhiều người yêu mến và kính trọng.Cô chỉ có vài điểm yếu vì cô hơi kiêu, hơi chủ quan nhưng biết nắm lấy cơ hội...

    Ares

    Trong thần thoại Hy Lạp, thần Ares (tiếng Hy Lạp: Άρης) là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Ares là con của thần tối cao Zeus và nữ thần Hera. Ares là thần của chiến tranh, hay chính xác hơn là thần của những kẻ cuồng loạn hiếu chiến thích sự chém giết đổ máu. Là một vị thần bất tử nhưng Ares đã bị người anh hùng Hercules đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ Otus và Ephialtes giết chết. Khi bị thương trong cuộc chiến thành Troy, thần đã không được Zeus đoái hoài gì đến.

    [​IMG]

    ruyền thuyết về thần Ares

    Thần Ares có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Thần thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Tương truyền chiếc ngai của thần trên đỉnh Olympus được bọc kín bằng da người.

    Sự thờ cúng thần Ares

    Thần Mars trong thần thoại La Mã và thần Ares được xem là như nhau. Mars là cha của Romulus và Remus, hai huyền thoại sáng lập ra thành Roma. Vì vậy đối với dân La Mã thần Mars có vị trí quan trọng hơn và được sùng kính hơn.

    Nguồn: Ngó mí cái ảnh là biết liền! Khỏi phải type, mắc công lém!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/10
  2. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Hephaistos

    Hephaistos (tiếng Hy Lạp: Ἥφαιστος, còn gọi là Hephaestus) là vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Ông là vị thần của kỹ nghệ, bao gồm nghề rèn, thủ công, điêu khắc, kim loại và luyện kim, và lửa. Thần được thờ phụng trong khắp các trung tâm chế tạo và công nghiệp ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athena. Thần Vulcan trong thần thoại La Mã tương tự như Hephaestos.

    [​IMG]

    Truyền thuyết

    Ông là con trai của thần Zeus và nữ thần Hera. Ngay từ khi sinh ra Hephaistos, Hera nhìn thấy cậu quá xấu xí liền quẳng cậu xuống trần gian. Điều này đã giải thích vì sao vị thần này bị thọt một chân và từ đó về sau ông ta rất căm giận về người mẹ độc ác của mình. Một dị bản khác kể lại rằng Hephaistos bị thọt chân vì cha của ông khi ông bênh mẹ trong cuộc cãi vã giữa Zeus và Hera. Thần Zeus nổi giận cầm lấy chân ông ta và quẳng ra khỏi đỉnh Olympus. Tuy nhiên dị bản đầu có vẻ như hợp lý hơn.

    Trở lại với câu chuyện Hera quẳng Hephaistos xuống trần, thần rơi mãi đến một vùng biển và tại đây cậu được các nữ thần Eurynome và thần biển Thetis thương tình đem về nuôi đến lúc khôn lớn. Lớn lên, thần Hephaistos là một người có thân hình vạm vỡ và đôi tay rắn chắc nhưng vô cùng khéo léo mà nhờ nó chàng đã chế tạo và dạy cho con người làm ra những đồ kim khí, những công trình xây dựng từ đơn giản đến phức tạp nhất. Chàng còn làm những đồ trang sức bằng vàng và bạc tặng cho các nữ thần biển để cảm tạ ơn cứu sống và nuôi dưỡng mình khôn lớn nên người. Dân chúng Hy Lạp kính trọng và tôn chàng làm vị thần thợ rèn hay vị thần lửa của họ, là ông tổ của nghề đúc đồng, làm gốm, luyện kim và xây dựng. Những nghề trên là những nghề quan trọng trong nền văn hóa của người Hy Lạp cổ đại cho thấy thần Hephaistos có ảnh hưởng sâu rộng tới mức nào trong tâm linh những người Hy Lạp xưa.

    Apollo

    Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần là con ngoại hôn của Zeus và tiên nữ Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer, Apollo thường được gọi là vị thần bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau Apollo thường được đồng nhất với thần Mặt Trời Helios.

    Từ nguyên

    Tên gọi Apollo có thể xuất phát từ một cụm từ ghép Apo-ollon của thời kỳ Tiền Hy Lạp[cần dẫn nguồn], có vẻ có liên quan đến động từ cổ Apo-ell-, theo nghĩa đen là "người thúc khuỷu tay" và vì thế là "người xua tan". Thật ra, thần là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương. Điều này có liên quan đến quyền năng của thần trong việc xua tan bóng tối bằng Mặt Trời buổi sáng và quyền năng về nhận thức của lý trí và khả năng dự báo giúp xua tan những hoài nghi và sự ngu dốt.

    [​IMG]

    Các lĩnh vực do Apollo chi phối và biểu tượng

    Apollo là người có quyền năng chi phối bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, việc chữa bệnh, những người khai hoang, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí, sức mạnh lý trí, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi.

    Những vật tượng trưng phổ biến nhất của Apollo là đàn lia và cây cung. Ngoài ra kithara (một hình thức cải tiến của cây đàn lia) và miếng gảy đàn cũng như bàn tế thần (sacrificial tripod), tượng trưng cho khả năng tiên tri của thần, cũng là những vật tương trưng thường thấy. Đại hội thể thao Pythian được tổ chức mỗi 4 năm một lần tại Delphi để tỏ lòng ngưỡng vọng của người Hy Lạp đối với Apollo. Vòng nguyệt quế được dùng để làm vật tế thần và làm vương miện biểu trưng cho chiến thắng tại Đại hội. Cây cọ cũng là một loại cây được sùng kính vì Apollo được sinh ra dưới một cây cọ ở Delos. Những loài vật được dùng để cúng tế thần bao gồm sói, cá heo và trứng của chúng, thiên nga, châu chấu (tượng trưng cho âm nhạc và ca khúc), chim ưng, quạ, rắn (tượng trưng cho quyền năng của Apollo là thần tiên tri), chuột và griffin, con vật trong thần thoại với mình sư tử và đầu đại bàng có nguồn gốc từ phương Đông.

    Là vị thần của sự di dân khai hoang, Apollo hướng dẫn những người đi khái phá các vùng đất mới đặc biệt là ở giai đoạn bùng nổ các cuộc khai hoang vào khoảng 750–550 TCN. Theo tín ngưỡng của người Hy Lạp, thần là người đã giúp đỡ cho người dân đảo Crete và người Arcadia tìm thấy thành Troy. Tuy nhiên, câu chuyện này phản ánh một ảnh hưởng văn hóa có chiều hướng địa lý ngược lại: các bản viết dạng cuneiform của người Hittite có đề cập đến một vị thần vùng Tiểu Á gọi là Appaliunas hay Apalunas có liên quan đến một thành phố gọi là Wilusa được hầu hết các học giả cho rằng chính là thành Illios của Hy Lạp. Trong cách lý giải này, tước hiệu của Apollo là Lykegenes có thể hiểu một cách đơn giản là "được sinh tại Lycia" trên thực tế đã tách thần khỏi sự liên quan đến những con sói.

    Thông thường Apollo hay đại diện cho sự hài hòa, trật tự và lý trí - những tính cách hoàn toàn trái ngược với thần Dionysus, vị thần của rượu nho, thường đại diện cho tình cảm và sự thiếu kiềm chế. Điều này thể hiện rõ trong hai tính từ trong tiếng Anh mang ý nghĩa trái ngược là Apollonian và Dionysian. Tuy nhiên, người Hy Lạp nghĩ về hai tính cách này như một sự bổ sung: hai thần là anh em của nhau và khi Apollo tránh đông ở Hyperborea, thần sẽ để đền Delphi lại cho Dionysus.

    Việc thờ phụng

    Apollo có một đền thờ rất nổi tiếng ở Delphi và một số đền thờ đáng chú ý khác ở Clarus và Branchidae. Thần được biết đến như là người dẫn đầu của các nàng thơ (muse). Những bài hát ca tụng Apollo được gọi là Paean.

    Sự thờ phụng thần Apollo của người La Mã được kế thừa từ người Hy Lạp. Ngay từ triều đại của Tarquinius Superbus, các vị vua đã đến Delphi để xin các sấm truyền. Vào năm 430, một ngôi đền đã được xây dựng để thờ phụng Apollo khi xảy ra một trận dịch hạch. Suốt thời kỳ Chiến tranh Punic lần thứ II trong năm 212, nhằm tỏ lòng tôn kính với thần, Ludi Apollinares (một đại hội thể thao) đã được xây dựng. Dưới thời Augustus, người luôn xem mình có được sự bảo trợ đặc biệt từ Apollo, thậm chí tự nhận mình là con của thần, thì sự sùng bái Apollo lại càng tăng và thần trở thành một trong những vị thần chính của La Mã. Sau cuộc chiến tại Actium, Augustus càng bành trướng lãnh thổ của mình đã cúng tế rất nhiều chiến lợi phẩm cho thần và cứ mỗi 5 năm lại tổ chức những đại hội thể thao để tỏ lòng kính trọng, ngưỡng vọng đối với Apollo. Ông cũng cho xây dựng một đền thờ thần khác trên đồi Palatine và chuyển các đại hội thể thao, mà dựa vào chúng Horace đã sáng tác Carmen Saeculare, về đó với mục đích sùng kính với Apollo và Diana.

    Những lễ hội chính nhằm thờ phụng Apollo là Carneia, Daphnephoria, Delia, Hyacinthia, Pyanepsia, Pythia và Thargelia. Đại hội Ludi Apollinares là một đại hội thể thao được tổ chức trọng thể nhằm tôn vinh thần.

    Sự sùng bái đối với Apollo đã quay trở lại cùng với sự phát triển của những người theo trào lưu đánh thức đức tin đối với Chủ nghĩa đa thần Hy Lạp phong trào đa thần hiện đại. Môt ví dụ của việc đánh thức lại đức tin này là nhóm Kyklos Apollon. Cũng tương tự, cùng với nữ thần Athena, Apollo (dưới tên gọi là Phevos) sau nhiếu tranh luận đã được chọn là người ban phước cho Thế vận hội mùa hè 2004 ở Athena.

    [​IMG]

    Thần Apollo trong nghệ thuật

    Trong các tác phẩm nghệ thuật, thần Apollo thường được miêu tả là một người đàn ông trẻ, đẹp trai, không có râu và thường cầm một cây đàn lia hay cái cung.

    Một hình ảnh Apollo với hào quang trên đầu khác trong tranh khảm từ Hadrumentum hiện đang trong viện bảo tàng tại Sousse. Những quy ước của hình thức biểu hiện này: đầu hơi nghiêng, môi hé mở, mắt to, tóc xoăn được cắt thành từng mớ phủ nhẹ qua cổ được tiếp tục phát triển vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để thể hiện Alexander Đại đế. Một thời gian sau khi bức tranh khảm này được thực hiện, một trong những hình ảnh đầu tiên của Giê-su cũng được thể hiện không có râu và tỏa hào quang trên đầu.

    Thần thoại về Apollo

    Ra đời

    Khi Hera phát hiện ra rằng Leto đang mang thai với Zeus, chồng mình, bà bèn cấm Leto sinh con trên mặt đất (terra-firma), trên lục địa hay bất cứ một hòn đảo nào trên biển. Trong khi lang thang khắp nơi, Leto tìm được một hòn đảo mới nổi lên trên mặt biển gọi là đảo Delos thỏa mãn tất cả các yêu cầu khắc nghiệt của Hera và sinh con trên đó. Cả hòn đảo được rất nhiều thiên nga vây quanh. Sau đó, Zeus tìm cách bảo vệ Leto; ông đưa bà xuống đáy đại dương. Hòn đảo Delos sau này là nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm dành cho Apollo. Trong một dị bản khác của câu chuyện, Hera đã bắt cóc Ilithyia, nữ thần của việc sinh sản, để không cho Leto sinh con. Các thần khác đã lừa Hera để bà thả cho Ilithyia đi bằng cách đưa cho bà một sợi dây đeo cổ dài 9 yard bằng hổ phách. Theo truyền thuyết, Artemis là người ra đời trước và sau giúp đỡ mẹ sinh ra Apollo. Một bản khác thì nói rằng Artemis đã chào đời trước Apollo một ngày trên đảo Ortygia và rồi bà giúp mẹ mình vượt biển đến đảo Delos sinh ra Apollo một ngày sau đó. Apollo được sinh ra vào ngày 7 (ἡβδομαγενης) của tháng Thargelion theo tín ngưỡng của đảo Delos hay là tháng Bysios theo tín ngưỡng của thành phố Delphi. Ngày 7 và ngày 20 là những ngày của trăng non và trăng tròn sau đó đã là những ngày mà người ta tiến hành thờ cúng thần.

    Thời niên thiếu

    Khi còn trẻ, Apollo đã giết chết con quái long Python sống tại Delphi bên cạnh suối Castalian vì Python đã cố hãm hiếp Leto khi bà mang thai Apollo và Artemis. Apollo đã giết Python và chịu sự trừng phạt vì Python là con của Gaia.

    Apollo và Admetus

    Khi Zeus đánh con trai của Apollo là Asclepius bằng một tia sét vì dám làm người chết sống lại (và vì thế đã cướp mất người của Hades), Apollo đã trả thù bằng cách giết chết một Cyclops, người đã trao cho Zeus tia sét. Apollo lẽ ra đã bị đày xuống Tartarus vĩnh viễn nhưng thay vào đó chỉ bị tuyên án một năm lao động khổ sai nhờ mẹ là Leto xin hộ.

    Admetus và Alcestis

    Apollo đã giúp Admetus cưới được Alcestis, con gái của Vua Pelias rồi sau đó lại thuyết phục Định Mệnh cho Admetus sống nếu như có người chịu thế mạng cho ông khi ông chết. Tuy nhiên, đến khi Admetus phải chết thì cha mẹ ông là những người mà ông nghĩ rằng sẽ sẵn sàng chết thay cho ông đã từ chối. Thay vào đó, Alcestis đã xin thế mạng. Nhưng cuôi cùng, Hercules đã tìm cách "thuyết phục" Thanatos, thần chết, cho nàng trở lại dương thế.

    [​IMG]

    Apollo trong cuộc chiến thành Troy

    Apollo đã nổi cơn thịnh nộ và bắn những mũi tên mang mầm bệnh sang doanh trại của quân Hy Lạp trong suốt cuộc chiến thành Troy vì Agamemnon đã tỏ lời khinh bỉ một thầy tế của Apollo. Đây là thầy tế Chryses cha của Chryseis, người đã bị quân Hy Lạp bắt. Apollo yêu cầu quân Hy Lạp thả cô gái ra và cuối cùng họ cũng phải thực hiện điều đó.

    Khi Diomedes làm Aeneas bị thương (theo Iliad), Apollo đã cứu ông ta. Đầu tiên, nữ thần sắc đẹp Aphrodite đã cố cứu Aeneas nhưng cũng bị Diomedes làm bị thương. Apollo đã bao bọc Aeneas trong một đám mây của thần và đem ông ta đến Pergamos, một nơi linh thiêng tại thành Troy và để cho Artemis chữa trị cho ông ta ở đó. Apollo cũng giúp cho Paris giết Achilles nếu như Paris không thể hoàn thành sứ mệnh đó một mình.

    Niobe

    Cái chết của các con của Niobe

    Niobe là hoàng hậu của xứ Thebes, vợ của vua Amphion. Bà tự cho mình hơn Leto vì bà có đến mười bốn người con gồm bảy nam và bảy nữ gọi là Niobids trong khi Leto chỉ có Apollo và Artemis. Apollo đã dùng tên tẩm thuốc độc giết bảy người con trai còn Artemis giết bảy người con gái của Niobe khi họ luyện tập thể thao. Theo một số dị bản thì có một số trong mười bốn người được tha (thường là Chloris). Amphion, trước cái chết của các con đã tự kết liễu cuộc đời (có bản là bị Apollo giết) sau khi thề sẽ trả thù. Niobe hoàn toàn suy sụp đã chạy sang Mt. Siplyon thuộc Tiểu Á và than khóc rồi hóa đá. Nước mắt của bà chảy thành dòng sông Achelous. Zeus biến tất cả người dân của Thebes thành đá để không ai có thể chôn cất các Niobid mãi tận chín ngày sau khi họ chết cho đến khi chính các thần là người tống táng họ.

    Đời sống tình cảm và con cái của Apollo

    Những người yêu khác giới

    Apollo theo đuổi tiên nữ Daphne, con gái của Peneus, nhưng bị nàng từ chối. Sự đam mê cuồng dại này của Apollo bằt nguồn từ việc thần trúng một mũi tên của thần Eros, người rất tức giận vì Apollo đã chế giễu tài bắn cung của mình. Eros cũng tức giận vì những lời hát của Apollo[2]. Vì thế, Eros cũng bắn một mũi tên ghét bỏ vào người Daphne làm cho nàng cự tuyệt tình cảm của Apollo. Bị Apollo theo đuổi quá mức, Daphne cầu xin Mẹ đất giúp nàng (trong một vài bản khác thì nàng cầu xin cha nàng là một thần sông) và được biến thành một cây nguyệt quế mà sau này trở thành loài cây được dùng để cúng tế cho Apollo.

    Apollo cũng có quan hệ tình cảm với một công chúa là người phàm tên gọi là Leucothea, vốn là con gái của Orchamus và là chị của Clytia. Để có thể vào được phòng riêng của Leucothea, Apollo phải cải trang thành mẹ nàng. Clytia rất ghen tỵ với chị mình vì nàng cũng yêu Apollo nên đã phản bội lại niềm tin của Leucothea và mách lại với Orchamus về bí mật đó. Giận dữ, Orchamus ra lệnh chôn sống Leucothea. Apollo không thể nào tha thứ được những điều mà Clytia đã gây ra cho người chàng yêu nên đã khiến cho Clytia chết dần chết mòn. Apollo biến nàng thành một loài cây, tùy theo bản là cây vòi voi hay cây hướng dương luôn phải hướng theo Mặt Trời.

    Marpessa bị Idas bắt cóc vì quá yêu nhưng chính Apollo cũng say đắm nàng. Zeus bắt nàng phải chọn một trong hai người và cuối cùng Marpessa đã chọn Idas bởi vì nàng e rằng là một vị thần bất tử, Apollo sẽ chán ghét nàng khi nàng già và xấu đi.

    Castalia cũng là một tiên nữ khác được Apollo yêu. Nàng chạy trốn và lặn sâu xuống dòng suối ở Delphi ở dưới chân ngọn Parnassos. Dòng suối này sau đó được gọi tên theo tên của nàng. Nước suối này rất linh thiêng và được dùng để lau rửa các đền thờ ở Delphi và truyền cảm hứng cho các thi sĩ.

    Với Cyrene, Apollo có một con trai là Aristaeus, người sau này trở thành thần hộ mệnh của gia súc, cây ăn quả, săn bắn, nghề nông và nuôi ong. Thần cũng là một culture-hero và đã dạy cho con người các kỹ thuật để làm bơ sữa, cách dùng lưới cài bẫy trong săn bắt, cũng như cách trồng cây olive.

    Hecuba, vợ của vua Priam của Troy, có một con trai với Apollo tên là Troilius. Một câu sấm truyền đã tiên tri rằng thành Troy sẽ không bao giờ sụp đổ cho đến khi Troilius hai mươi tuổi. Troilius và chị mình là Polyxena đã bị mai phục và bị Achilles giết chết.

    Apollo cũng yêu Cassandra, con gái của Hecuba và Priam, là chị cùng mẹ khác cha với Troilius. Thần hứa sẽ ban cho Cassandra món quà quý giá là khả năng tiên tri nếu nàng đồng ý tình cảm của thần nhưng nàng từ chối. Thế là thay vì khả năng tiên tri, Apollo trừng phạt nàng bằng một lời nguyền rằng sẽ chẳng có ai tin những lời nàng nói.

    Coronis, con gái của vua Phlegyas xứ Lapiths, là một mối tình khác của Apollo. Tuy nhiên, khi đã mang thai Asclepius (con của Apollo), Coronis lại còn yêu Ischys, con trai của Elatus. Một con quạ đã báo cho Apollo biết về điều này. Lần đầu nghe tin đó, Apollo không tin và tức giận hóa phép biến loài quạ, khi đó có bộ lông trắng, trở nên đen thui vì dám loan truyền những điều gian dối. Khi biết được sự thật, thần cử nữ thần Artemis đến giết Coronis. Apollo cũng biến quạ thành con vật thiêng với nhiệm vụ thông báo những cái chết quan trọng. Tuy nhiên, Apollo lại cứu sống đứa bé và trao cho nhân mã Chiron nuôi dưỡng. Giận dữ vì cái chết của con mình, Phlegyas đã ra lệnh đốt đền thờ của Apollo ở Delphi và sau đó đã bị Apollo giết vì hành động đó.

    Những người tình đồng giới

    Apollo là vị thần có nhiều người tình đồng giới nhất trong tất cả các vị thần Hy Lạp. Điều đó có lẽ xuất phát từ việc một vị thần được xem là thần của võ trường, nơi tất cả các thanh niên phải khỏa thân thi đấu, vị thần đó trở thành hình tượng tiêu biểu và lý tưởng cho một người hướng dẫn và cũng là một erastes lý tưởng, hay còn gọi là người tình của cậu bé trai. Tất cả các tình nhân đồng giới của Apollo đều nhỏ hơn thần đúng theo kiểu Quan hệ đồng tính nam trong Hy Lạp cổ đại. Nhiều người yêu của thần Apollo bị chết "bất đắc kỳ tử", cho thấy các truyền thuyết này là một phần của những hình thức biến đổi, trong đó những thiếu niên chết đi để có thể tái sinh thành một người trưởng thành.

    Hyacinth là một người yêu của Apollo. Chàng là một hoàng tử của Sparta, rất khôi ngô tuấn tú. Hai người đang luyện tập ném đĩa thì một cái đĩa bay trúng đầu của Hyacinth và giết chết chàng trai trẻ. Người ném chiếc đĩa đó là Zephyrus, người đang ghen với Apollo vì chính ông ta cũng yêu Hyacinth. Hyacinth chết rồi, Apollo ngập tràn đau khổ đến nỗi thần nguyền rủa sự bất tử của mình và mong được cùng chết với người yêu. Dùng máu của Hyacinth, thần tạo ra hoa lan dạ hương để tưởng nhớ và những giọt nước mắt của thần hoen cánh hoa. Lễ hội hoa dạ lan hương là một hoạt động kỷ niệm ở thành bang Sparta.

    Một người yêu khác thần là Acantha, linh hồn của cây ô rô. Khi Acantha chết, chàng được Apollo hóa thành một loài cây ưa nắng và chị chàng là Acanthis được các thần khác hóa thành một loài chim thistle finch.

    Cyparissus, hậu duệ của Hercules cũng là một tình nhân đồng giới của Apollo. Thần tặng cho chàng trai một con hươu thuần hóa nhưng Cyparissus lại vô tình giết chết con vật bằng một cây lao khi nó đang nằm ngủ trong một bụi cây. Cyparissus xin Apollo hãy để cho nước mắt chàng rơi mãi và cuối cùng Apollo biến chàng thành một cây bách - được xem như là một loài cây u buồn vì những dòng nhựa ứa ra từ thân cây trông như những dòng lệ.

    Apollo và sự ra đời của Hermes

    Hermes được sinh ra trên đỉnh Cyllene ở Arcadia. Câu chuyện về thần được kể trong một ca khúc thần thoại (hymn) của Homer về Hermes. Mẹ của Hermes, Maia, mang thai với Zeus trong một mối quan hệ bí mật. Bà bó con mình trong chăn nhưng khi bà ngủ say thì Hermes đã tìm cách thoát ra được. Thần chạy đến Thessalia nơi Apollo đang chăn bầy gia súc của mình. Hermes trộm một số bò của Apollo và đem chúng đến một cái hang trong rừng sâu gần Pylos sau khi đã xóa hết các dấu vết trên đường đi. Trong hang sâu, Hermes thấy môt con ba ba và thần đã giết chết nó, bỏ hết thịt chỉ giữ lại mai của nó rồi cùng với ruột của một con bò, thần làm nên cây đàn lia đầu tiên. Apollo đến gặp Maia và than phiền rằng Hermes đã lấy cắp bò của thần nhưng Hermes đã nhanh chóng chui vào chăn trở lại nên Maia không tin lời Apollo. Cuối cùng, Zeus phải can thiệp, thần khẳng định những gì mình đã chứng kiến và đứng về phía Apollo. Khi đó, Hermes bắt đầu chơi cây đàn lia. Là một vị thần của âm nhạc, Apollo lập tức thích ngay nhạc cụ này và đề nghị đổi những con bò đã bị đánh cắp với cây đàn. Vì thế, Apollo trở thành một bậc thầy về đàn lia còn Hermes lại sáng tạo ra một nhạc cụ dạng ống hơi khác là syrinx. Sau đó, Apollo lại đổi vương trượng để lấy cây syrinx của Hermes.

    Những chuyện khác

    Khi Zeus giết chết Asclepius, con trai Apollo, vì dám làm cho người chết sống lại và vi phạm quy luật sinh tử của vạn vật thì Apollo cũng giết các khổng lồ một mắt Cyclopes, những người đã cho Zeus tia sét mà thần dùng để giết Asclepius. Để trừng phạt Apollo vì điếu đó, Zeus đã bắt Apollo phải phục vụ cho Vua Admetus.

    Apollo, thông qua sấm truyền ở đền thờ tại Delphi, đã ra lệnh cho Orestes phải giết mẹ chàng là Clytemnestra cùng với tình nhân của bà là Aegisthus. Vì tội ác này, Orestes đã bị các Erinyes - các vị thần của sự trả thù - trừng phạt rất thảm khốc.

    Trong Odyssey, Odyssey và đoàn thủy thủ của ông dạt vào một hòn đảo vốn là vùng đất thiêng của thần Mặt Trời Helios, nơi thần nuôi giữ các con gia súc của mình. Dù Odysseus đã cánh báo các bạn mình không được chạm đến chúng (theo lời căn dặn trước đó của Tiresias và Circe) nhưng họ vẫn giết và ăn thịt của một số con. Vì thế, Helios đã xin thần Zeus phá hủy con tàu của họ. Nhưng các thủy thủ đã cứu được Odysseus. Apollo cũng có một cuộc tranh tài chơi đàn lia với con trai mình là Cinyras. Khi thua cuộc, Cinyras đã tự tìm đến cái chết. Apollo đã giết những người khổng lồ Aloadae khi họ tìm cách gây nên bão tố trên đỉnh Olympus. Truyền thuyết cũng nói rằng, Apollo thường cưỡi trên lưng một con thiên nga đến vùng Hyperboreans suốt những tháng đông giá. Con thiên nga này thần thường cho người yêu mình là Hyacinth mượn để cưỡi. Apollo biến Cephissus thành một quái vật biển.

    Những cuộc thi tài âm nhạc

    Pan

    [​IMG]

    Một lần nọ, Pan muốn so tài âm nhạc cùng Apollo và thách thức vị thần của đàn lia xem tài nghệ ai cao hơn. Tmolus, thần núi, được chọn làm trọng tài. Pan thổi những ống tiêu của mình và cả ông cũng như vua Midas, người luôn trung thành với ông, cảm thấy rất hài lòng vì những giai điệu thô mộc đó. Sau đó, đến lượt Apollo gảy những dây đàn. Dĩ nhiên vị thần của âm nhạc là người chiến thắng và khi Tmolus công bố điều đó thì tất cả mọi người đều đồng ý chỉ trừ Midas. Ông không phục và lên tiếng đòi sự công bằng. Apollo không thể chịu nổi việc đôi tai của một người có thể sai lầm đến vậy nên quyết định biến chúng thành tai của lừa.

    Marsyas

    Marsyas là một nhân dương nửa người, nửa dê cũng cả gan thách đấu với Apollo về tài năng âm nhạc. Ông ta nhặt được một cây aulos (một nhạc cụ gồm hai ống sậy). Nhạc cụ này vốn là do Athena làm ra nhưng việc thổi nó làm nữ thần bị phồng hai bên má nên bà vất đi. Dĩ nhiên, Marsyas thua và đã bị lột da sống trong một hang động gần Calaenae ở Phrygia vì dám xấc xược thách thức thánh thần. Máu ông chảy thành dòng sông Marsyas.

    Một bản khác cho rằng Apollo đã dựng ngược cây đàn lia và đánh trong khi Marsyas không thể làm như thế với nhạc cụ của mình nên bị Apollo treo ngược lên cây và lột da.

    [​IMG]

    Hermes
    [​IMG]

    Hermes (tiếng Hy Lạp: Ἑρμῆς) là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp, thần đã tạo ra đàn lia (lyre). Hermes là con của Zues và Maia. Hermes là thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, mục đồng; Hermes cũng là thần của văn chương và thơ.

    Aphrodite

    Từ nguyên

    Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (tiếng Hy Lạp: Ἀφροδίτη) là thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh nở; và cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Venus.

    Thần thoại về Aphrodite

    Ra đời

    Theo sử thi Iliad của Homer thì Aphrodite là con gái của Zeus và Dione. Nhưng theo Thần phả (Θεογονία Theogonia) của Hesiod thì Aphrodite sinh ra từ bọt biển (aphros = bọt sóng), do bộ phận sinh dục của Uranus bị Cronus chém rơi xuống biển. Aphrodite trần truồng nổi lên trên những bọt sóng biển, cỡi lên một vỏ sò; trước tiên nàng đến đảo Kythira nhưng khi thấy rằng đó chỉ là một đảo nhỏ nên nàng đến Peloponnese­ và cuối cùng ở tại Paphos­, nơi này sẽ là nơi thờ phụng chính của nàng.

    [​IMG]

    Aphrodite & cuộc chiến thành Troy

    Khi được hỏi trong ba vị nữ thần Olympus ai là người xinh đẹp nhất thì Paris, hoàng tử thành Troy, đã chọn Aphrodite chứ không phải là Hera hay Athena dù hai vị nữ thần này đã hứa ban cho chàng quyền lực và chiến thắng. Điều này cũng dễ hiểu vì nữ thần Aphrodite đã hứa ban tặng cho chàng tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất trần gian.

    Sau này khi Paris cưới Helen xứ Sparta thì tên tuổi nàng đã gắn liền với địa danh thành Troy như một sự ô nhục. Trong cuộc chiến thành Troy diễn ra sau đó, Hera và Athena là hai kẻ thù không đội trời chung của thành Troy trong khi Aphrodite lại ủng hộ Paris và nhân dân thành Troy.

    Sử thi Homer về cuộc chiến thành Troy kể rằng Aphrodite đã can thiệp vào trận chiến để cứu con trai mình là Aeneas, đồng minh của thành Troy. Người anh hùng Hy Lạp Diomedes lúc đó sắp giết được Aeneas đã chuyển sang tấn công nữ thần, phóng lao vào cổ tay nàng làm chảy ichor (ichor là máu của các vị thần).

    Aphrodite vội thả Aeneas ra, Aeneas may sao đã được Apollo, vị thần đứng về phe thành Troy, cứu sống. Trong cơn đau đớn nàng đã cầu cứu anh trai mình là thần Chiến tranh Ares, lúc bấy giờ đang đứng gần đấy theo dõi cuộc chiến. Aphrodite mượn cỗ xe ngựa của Ares để bay lên đỉnh Olympus. Tại đây nàng khẩn cầu mẹ là Dione chữa lành vết thương cho mình. Thần Zeus yêu cầu con gái đừng tham chiến nữa vì chiến tranh là công việc của Ares và Athena, còn nhiệm vụ của nàng là chăm lo chuyện hôn nhân của thế gian.

    [​IMG]

    Ngoài ra trong sử thi Iliad có nói Aphrodite cứu Paris khi chàng sắp chết trong khi giao chiến với Menelaus. Nữ thần đã dùng sương mù phủ lấy chàng và đem chàng đi đặt vào giường ngủ của chàng trong thành Troy. Sau đó nàng biến thành một người đầy tớ già đến báo với Helen rằng Paris đang đợi nàng.

    Helen nhận ra vị thần trong lốt giả dạng và hỏi liệu nàng có đang bị dẫn dụ cho việc gây ra một cuộc chiến nữa không. Vì Aphrodite đã phù phép khiến nàng phải bỏ chồng là Menelaus để theo Paris. Nàng nói Aphrodite có muốn đến gặp Paris thì cứ mà đi một mình.

    Aphrodite nổi trận lôi đình, cảnh báo rằng Helen không được láo xược, nếu không nàng sẽ bị cả người Hy Lạp lẫn dân thành Troy căm ghét. Vị nữ thần tính khí thất thường này nói: "Hiện ta yêu thương ngươi bao nhiêu thì ta cũng sẽ ghét giận ngươi bấy nhiêu."
    Dù nữ thần Hera, vợ của Zeus, và Aphrodite không cùng chiến tuyến trong cuộc chiến thành Troy nhưng Aphrodite vẫn cho Hera mượn chiếc thắt lưng của mình để làm xao nhãng cơn giận của Zeus. Ai đeo chiếc thắt lưng này sẽ khiến cho đàn ông (cả các vị thần) chết mê chết mệt.

    Homer gọi Aphrodite là "người Cyprus" và nhiều biểu tượng của nàng có lẽ đến từ châu Á qua Cyprus (và Cythea) trong thời kỳ Mycenaean. Điều này hẳn là do nhầm lẫn với những nữ thần đã xuất hiện từ trước đó như thần Hellenic hoặc thần Aegean. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng Aphrodite có nguồn gốc vừa Hy Lạp vừa ngoại quốc.

    Nguồn: Game4v.vn!
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Eros

    [​IMG]

    Theo thần thoại Hy Lạp, Eros là vị thần tình yêu. Thần Eros luôn mang một cây cung và những mũi tên ái tình bên mình. Khi Eros bắn những mũi tên này vào một ai đó thì người đó ngay lập tức sẽ yêu người khác giới đầu tiên gặp được mà không phải là người có quan hệ huyết thống hay họ hàng. Do thần Eros là một đứa trẻ hay nghịch ngợm và thiếu trách nhiệm nên đã gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, làm cho nhiều người phải đau khổ.

    Artemis

    Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Artemis (tiếng Hy Lạp: Ἄρτεμις) là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Artemis là con của vị thần tối cao Zeus và nữ thần Leto thuộc dòng dõi Titan, là người em sinh đôi với thần Apollo.

    Nữ thần Artemis có biểu tượng là vầng trăng khuyết và cây nguyệt quế, xuất hiện dưới hình ảnh một trinh nữ xinh đẹp mặc áo đi săn, mang cung bạc và đeo ống tên vàng. Nàng có một thấm thân thuần khiết ,trong trắng vì nàng ko bao giờ yêu...sự lạnh lùng của nàng lại là mối nguy hiểm. Nàng bắn cung rất giỏi và là vị thần săn bắn, cứ mỗi đêm Artemis lại vào rừng săn bắn,luôn có mộ bầy các tiên nữ đi theo nàng và họ chẳng bao giờ trở về tay không. Trái với Apollo,mũi tên của Artemis thường đôi khi trúng vào các thợ săn,và khi phát hiện ra ai đó chết với 1 mũi tên ghim thẵng vào lưng, người ta nói ngay đó là Artemis.

    [​IMG]

    Artemis và tên khổng lồ Tityos

    Một trong những chiến công của nữ thần Artemis là việc trừng trị tên khổng lồ Tityos, kẻ đã can tội truy đuổi nữ thần Leto, mẹ của hai vị thần Apollo và Artemis, với mưu đồ ám muội. Tên khổng lồ này vốn là con của thần Zeus tối cao và tiên nữ Elara đã được Hera sai khiến truy đuổi Leto. Artemis và Apollo giết Tityos rồi ném xác xuống địa ngục của thần Hades. Xác của Tityos nằm che kín chín mẫu đất, hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụng ăn bộ gan khổng lồ của hắn.

    Artemis và con hươu đồi Ceryneian

    [​IMG]

    Khi còn trẻ, nữ thần Artemis đã tìm thấy được một đàn hươu lạ ở gần núi Parrhasia. Chúng có năm con, to hơn cả bò mộng và có những đôi sừng bằng vàng. Artemis muốn bắt giữ đàn hươu đó để thắng vào cỗ xe vàng của mình. Thế nhưng, con hươu thứ năm đã chạy thoát được và trở thành con hươu núi Cerynaea (Ceryneian Hind), tượng trưng cho nữ thần Artemis tại nơi ấy và trở thành con vật cưng của nữ thần từ đó.

    Cũng có những dị bản khác nói rằng nữ thần Artemis đã nhận được con hươu từ một tiên nữ Pleiad tên là Taygete như một quà tặng vì đã có lần giúp cho tiên nữ ấy.

    Tình yêu của Artemis với Orion

    Artemis là nữ thần trong trắng và tươi trẻ nhất vùng đất Olympus. Trong một lần đi săn, nàng tình cờ gặp gỡ và quen biết Orion, con trai của thần đại dương Poseidon và 1 người con gái trần gian.

    Vốn say mê cung thuật, nữ thần nhanh chóng cảm kích trước tài năng săn bắn của Orion và vẻ ngoài cường tráng của chàng nên chẳng bao lâu sau, tình yêu đã nảy nở giữa hai người. Họ cài cho nhau những bông hoa đẹp nhất tượng trưng cho hai tấm lòng chung thủy. Chuyện đến tai thần Apollo, anh trai của Artemis. Vừa trải qua một cuộc tình đau khổ với tiên nữ Daphne, Apollo kiên quyết phản đối lời cầu hôn của Orion dành cho Artemis. Một buổi chiều nọ, hai anh em đang dạo biển. Bỗng thần Apollo khựng lại, chỉ tay vào một vật ở đằng xa: "Nếu em dùng cung mà bắn được vật đó thì anh sẽ tác thành cho em và Orion nên duyên vợ chồng". Không do dự, Artemis liền giương cung lên và bắn. Nhưng oái ăm thay, vật mà nữ thần bắn trúng chính là cái đầu của Orion. Qúa đau khổ, nàng bèn cầu xin thần Zeus biến Orion thành 1 chòm sao trên bầu trời. Cũng có chuyện kể rằng, Apollo đã sai con Bò Cạp xuống biển lùng giết Orion. Artemis thấy được, đã bắn chết Con Bò Cạp, nhưng Orion trúng độc quá nặng đã qua đời. Hối hận, Apollo đã biến chàng thành 1 chòm sao trên bầu trời và biến con Bò Cạp thành chòm sao Scorpion. Từ đó hễ chòm sao Scorpion xuất hiện thì chòm sao Orion lại mờ dần. Nữ thần Artemis cũng không còn yêu ai nữa.
    Nguồn: Game4v.vn
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    ĐẦU TIÊN LÀ CHÚA TỂ THẦN : ZEUS
    [​IMG]

    THẦN THANATOS (THẦN CHẾT)
    [​IMG]
    THẦN HERA(NỮ THẦN CỦA GIA ĐÌNH , NGHI THỨC , CHỊ ZEUS )

    [​IMG]

    THẦN HYPNOS (THẦN NGỦ HAY LÀ SLEEP GOD)

    [​IMG]

    THẦN POSEIDON (THẦN BIỂN CẢ)

    [​IMG]

    THẦN HEPHAISTOS (THẦN BINH KHÍ BINH CỤ)

    [​IMG]

    THẦN HADES ( CHÚA TỂ ĐỊA NGỤC)

    [​IMG]

    THẦN DYONYSUS (THẦN RƯỢU NHO , SUNG TÚC)

    [​IMG]

    THẦN DEMETER ( THẦN NÔNG NGHIỆP )

    [​IMG]

    THẦN ATHENTA (NỮ THẦN CHIẾN TRANH)

    [​IMG]

    THẦN ARTEMIT (NỮ THẦN SĂN BẮN)

    [​IMG]

    THẦN ARES (THẦN CHIẾN TRANH )

    [​IMG]

    THẦN APOLLO (THẦN MẶT TRỜI )

    [​IMG]

    THẦN HERMES (THẦN SỨ GIẢ)

    [​IMG]

    THẦN ELIS (NỮ THẦN BẤT HOÀ )

    [​IMG]

    THẦN APHRODITE (NỮ THẦN TÌNH YÊU , HẠNH PHÚC )

    [​IMG]

    THÁNH NỮ PANDORA - TỘI ĐỒ CỦA THƯỢNG ĐẾ

    [​IMG]
     
  3. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Nhưng túm lại là tư liệu về Thanatos ít tới mức thảm thương! Mình sẽ ráng tìm thêm rồi đưa lên đây!
     
  4. Scorpion06

    Scorpion06 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,139
    Nơi ở:
    Heaven
    Hình như là Thanatos từ Greek mà ra chứ không phải của Bắc Âu, xem trên wikipedia thì thấy ngay.
     
  5. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Chuẩn đấy, Thanatos là thần chết của Hy lạp, ổng được bà gì gì đó trên kia tớ nói đó sinh ra. Ngó lên đọc đi.
    Đây là dịch của google trên wikipedia về Thanatos:

    Trong thần thoại Hy Lạp, Thánatos (trong tiếng Hy Lạp, Θάνατος - "Cái chết") là nhân cách hoá daemon of Death. Ông là một con số ít trong thần thoại Hy Lạp, thường được gọi tên nhưng hiếm khi xuất hiện . Tên ông ta là transliterated trong tiếng Latin như Thanatus, têni La Mã của ông là Mors hoặc Letus / Letum, và ông đôi khi người ta lầm với Orcus (Orcus khi sang tiếng Hy Lạp chính là Horkos, Thiên Chúa là Oath).

    Trong truyền thuyết và thơ

    Các nhà thơ Hy Lạp Hesiod thành lập năm Theogony của ông rằng Thánatos là một con trai của NYX (Night) và Erebos (Darkness) và đôi của Hypnos (Sleep).

    "Và có con cái của bóng tối Night có nhà của họ, giấc ngủ và chết, vị thần khủng khiếp. Glowing The Sun không bao giờ trông khi chúng với dầm mình, không như ông đi lên thành trời, cũng không phải như ông có xuống từ trời và các cựu. roams chúng một cách hòa bình trên trái đất và trở lại rộng của biển và vui lòng cho nam giới; nhưng khác có một trái tim của sắt, và tinh thần của mình trong vòng anh ta là không đáng thương như đồng: whomsoever của người đàn ông đã có một khi ông nắm giữ nhanh: và ông là hận thù, ngay cả đến các vị thần không chết "[. 1]

    Homer cũng đã xác nhận Hypnos và Thanatos là anh em sinh đôi trong bài thơ sử thi của mình, các Iliad, nơi họ bị tính phí của Zeus qua Apollo với việc phân phối nhanh chóng của Sarpedon anh hùng giết đến quê nhà của Lykia.

    "Sau đó (Apollon) cho ông (Sarpedon) vào phụ trách sứ nhanh chóng để mang anh ta, của Hypnos và Thanatos, anh em sinh đôi là ai, và hai ông hiện đặt xuống trong vùng quê giàu rộng Lycia" [. 2]

    Tính giữa các anh chị em Thanatos 'đã được tiêu cực personifications khác như geras (Old Age), Oizys (Đau khổ), Moros (Doom), Apate (dối lừa), Momos (Blame), Eris (Strife), Nemesis (Retribution) và ngay cả những Acherousian / Stygian thuyền Kharon. Ông là lỏng lẻo liên kết với Moirai ba (cho Hesiod, còn cô con gái của đêm), đặc biệt là Atropos, một nữ thần chết ở bên phải của riêng mình là ai. Ông cũng là đôi khi được quy định như độc quyền cho đến chết, yên bình, trong khi Keres khát máu thể hiện cái chết bạo lực. Nhiệm vụ của ông như là một Hướng dẫn của Dead đôi khi được thay thế bởi Hermes Psychopompos. Ngược lại, Thanatos có thể có nguồn gốc như là một khía cạnh của Hermes trước khi chỉ sau đó trở nên khác biệt với anh ta.

    Thanatos đã nghĩ ra như là tàn nhẫn và bừa bãi, ghét bởi - và hận thù hướng tới - mortals và các vị thần không chết. Nhưng trong thần thoại có tính năng anh ta, Thanatos đôi khi có thể được outwitted, một feat rằng vua sly Sisyphos của Korinth hai lần thực hiện. Khi nó đến thời gian cho Sisyphos chết, ông lừa Death by tricking anh ta vào móc nối của mình, từ đó cấm các sự sụp đổ của sinh tử bất kỳ trong khi Thanatos rất enchained. Cuối cùng Ares, Ðức Chúa Trời khát máu của chiến tranh, đã tăng trưởng thất vọng với những trận đánh ông đã xúi giục, vì không bên nào chịu thương vong. Ông phát hành Thanatos captor và bàn giao cho thượng đế của mình hơn, mặc dù Sisyphos sẽ tránh chết một lần thứ hai của Persephone thuyết phục để cho phép anh ta trở về với vợ. Như trước, Sisyphos sẽ được tái chiếm lại và bị kết án một vĩnh cửu của thất vọng ở Tartaros.

    "Vua Sisyphos, con trai của Aiolos, wisest của nam giới, mong rằng ông thầy của Thanatos; nhưng dù xảo quyệt của mình, ông đã vượt qua hai lần eddying Akheron tại lệnh số phận của" [. 3]

    Thanatos thường có số phận không cảm động cho mortals, nhưng ông chỉ một lần thành công overpowered, do Herakles anh hùng huyền thoại. Thanatos đã được ký gửi để mất linh hồn của Alkestis, người đã được cung cấp cuộc sống của mình để đổi lấy việc tiếp tục cuộc sống của người chồng, vua Admetos của Pherai. Herakles là một khách vinh dự trong Nhà của Admetos vào thời gian đó, và ông đã đề nghị hoàn trả hiếu khách của vua bởi contending với Death chính cho cuộc sống Alkestis '. Khi Thanatos lên từ Hades để yêu cầu bồi thường Alkestis, Herakles bung lên khi thần và overpowered ông, giành quyền có Alkestis hồi sinh. Thanatos fled, cheated of his quarry. Thanatos chạy trốn, lừa của mỏ của ông.

    "Thanatos: Nhiều chuyện Nói sẽ giành chiến thắng bạn không có gì.. Tất cả như nhau, phụ nữ đi với tôi đến nhà Hades '. Tôi đi lấy của cô bây giờ, và dành của cô với thanh kiếm của tôi, cho tất cả mà là cắt tóc trong sự dâng do này rìa lưỡi's được cống hiến cho các vị thần dưới "[. 4]
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Sau đây là một vài hình ảnh!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nguồn!sưu tầm
     
  6. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Khuyến mại thêm các thông tin về die trên wiki nhé:

    Linh hồn, theo nhiều truyền thống tín ngưỡng và triết học, là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó. Theo những truyền thống này, linh hồn sát nhập bản chất bên trong của mỗi sinh vật, và là cơ sở thật sự cho trí tuệ. Nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý thức về đặc tính của một cá thể. Linh hồn thường (nhưng không luôn luôn, như được giải thích ở dưới đây) được cho là bất tử và tồn tại trước sự đầu thai của nó dưới dạng xác thịt.

    Khái niệm về linh hồn có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, nhưng có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí của cùng một tôn giáo nào đó, về những gì sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi. Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý nhất định cho linh hồn là phi vật chất, trong khi có người khác lại cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó, và một vài người thậm chí đã cố tìm khối lượng (trọng lượng) của linh hồn.

    Những người hoài nghi về linh hồn viện dẫn những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não; và bệnh Alzheimer là những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất.

    Tuy nhiên vẫn còn một số hiện tượng mà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng. Đó là trường hợp những người có Bộ não gần như 'rỗng' ( Não bị teo lại gần như biến mất) vẫn có năng lực tư duy như người bình thường. Hay trong những trường hợp được cho là đột nhiên nhớ lại đoạn kí ức thuộc tiền kiếp và có thể làm thành thạo một việc nào đó (họ cho rằng đó 'từng' là nghề nghiệp của mình) mà trước đó chưa hề làm qua hoặc được ai chỉ dạy.

    Trong Phật giáo

    Trong Phật giáo, địa ngục (地 獄 naraka) được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Ta cần hiểu địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa dư thông thường mà đó là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ cũng là như thế. Địa ngục chỉ là một trong ba ác đạo, song song với Ngạ quỉ (quỉ đói) và súc sinh.

    Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Độ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (avīcī) là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ... Địa ngục của phật giáo được Diêm vương (yama) cai trị.

    Từ gốc trong thuật ngữ Ấn Độ là naraka (tiếng Phạn) và niraya (tiếng Pāli), dịch sang tiếng Hán là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界). Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là Bát nhiệt địa ngục (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, avīci), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo lí chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn từ điển Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục.

    Vị bồ tát cai quản địa ngục trong phật giáo là Địa Tạng

    Cách diễn đạt sự "chết"

    Trong hầu hết các xã hội, cái chết thường được gắn liền với một số biểu tượng nào đó. Ở nhiều nền văn minh phương Đông, màu trắng là màu của tang chế; ngược lại, ở phương Tây, màu tang là màu đen, biểu tượng của cái chết là vị thần chết với chiếc lưỡi hái nổi tiếng. Mồ mả cũng là những hình ảnh hoán dụ thường gặp khi đề cập đến cái chết.

    Dưới góc độ sinh học, cái chết có thể xảy ra cho toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một vài thành phần của cơ thể. Thí dụ, một số tế bào riêng lẻ hoặc thậm chí một vài cơ quan có thể chết, trong khi cơ thể, với tư cách là một tổng thể, vẫn tiếp tục sống. Trong cơ thể sinh vật, rất nhiều tế bào có tuổi thọ rất ngắn so với đời sống của cơ thể, chúng chết đi và được thay thế bởi các tế bào mới - đó là quá trình đổi mới thường xuyên các tế bào, một đặc điểm sinh lý của các cơ thể đa bào.

    Ngược lại, khi một cơ thể chết đi, các tế bào của nó chỉ có thể sống thêm một giai đoạn ngắn. Các cơ quan có thể được lấy ra khỏi cơ thể để thực hiện việc ghép tạng - trong trường hợp này, tạng được ghép phải nhanh chóng đem ghép, nếu không nó sẽ chết do không được cung cấp các chất cần thiết để duy trì hoạt động sống. Trong một số hiếm các trường hợp, tế bào có thể "bất tử", chẳng hạn dòng tế bào Hela (tức Henrietta Lacks, một bệnh nhân đã hiến các tế bào của cơ thể mình cho khoa học).

    Tóc và móng có vẻ mọc dài thêm sau khi chết, thật ra, khi xác chết bị mất nước (bắt đầu "khô đi"), mô mềm co rút lại làm lộ ra phần tóc và móng chưa mọc [1]. Thời cổ đại, chuyện này khiến người ta xác định nhầm lẫn thời điểm chết thật sự, và thêu dệt thêm vào đó để thành các truyền thuyết về ma cà rồng.

    Tính không thể đảo ngược thường được xem là tính chất chủ yếu của sự chết. Theo định nghĩa, một cơ thể chết không thể sống lại; nếu có chuyện chết đi sống lại (hồi sinh), điều đó có nghĩa là lần đó không phải là chết. Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng cái chết nhất định là không đảo ngược được; bằng tín ngưỡng, họ cho rằng có sự phục sinh của linh hồn, thậm chí của thể xác. Một số người khác còn hi vọng vào một viễn cảnh trong đó nhờ vào sự giữ đông xác chết và các phương tiện kỹ thuật khác, người chết có thể được làm sống lại trong tương lai.

    Có giả thuyết cho rằng tuổi thọ hạn chế của sinh vật là một hệ quả của quá trình tiến hóa. Ở hầu hết các loài, tự nhiên đã không cho sinh vật một tuổi thọ cực cao, thay vào đó, tiến hóa đã tập trung vào sự sinh sản; sau khi thực hiện chức năng duy trì nòi giống, ngoại trừ vì lý do bảo vệ con, cuộc sống của một cá thể sinh vật không có ý nghĩa mấy trong sự trường tồn của dòng gen của nó. Một lối giải thích phổ biến khác là theo nguyên lý thứ hai của nhiệt động học, tất cả các hệ thống phức tạp cuối cùng đều phải tan rã, do đó không loài nào có thể bất tử được. Tuy nhiên, nguyên lý này chỉ áp dụng được cho các hệ kín, trong khi cơ thể sinh vật lại là những hệ mở.

    Các cách gọi "sự chết"

    Như là một đặc trưng của tiếng Việt, ngôn từ chuyên chở cả thái độ, tình cảm của người nói, nên để nói về cái chết, có rất nhiều từ, dưới đây chỉ liệt kê một số:

    * Kính trọng: từ trần, khuất núi, qua đời, mất, ra đi, yên nghỉ, hi sinh, ngã xuống, nằm xuống, từ giã, đền nợ nước, trút hơi thở cuối cùng. Nói về vua chúa: băng hà.
    * Kiêng kị: vĩnh biệt, trăm tuổi già, ngủ, đi (ra đi), lìa đời, sang bên kia thế giới, tim của ... đã ngừng đập.
    * Tôn giáo: lâm chung, về với Chúa, Chúa gọi, viên tịch, quy tiên, hồn lìa khỏi xác, hóa kiếp, mãn phần.
    * Trung lập: chết, thác, qua đời, tuyệt mệnh (mạng), tử (Hán-Việt).
    * Thân phận: lìa đời, im hơi, nhắm mắt xuôi tay, về với đất, chầu ông bà, thăm ông bà, chầu trời, chầu tổ tiên, chầu Diêm vương (Diêm chúa), mất mạng, về miền cực lạc, trở về cát bụi.
    * Khinh miệt: bỏ mạng, rồi đời, xong đời, đền tội, ngoẻo, ngủm, ngủm củ tỏi, ngủm cù đèo, tiêu, tiêu tán đường, lên đường, nát gáo, ăn đất, đi đứt, đứt bóng, vô hòm.

    [sửa] Định nghĩa cái chết trong lĩnh vực y học, tôn giáo và pháp lý

    Cái chết của con người có thể được định nghĩa bởi ba lĩnh vực khác nhau nhưng cũng chồng lấn lẫn nhau: y học, tôn giáo và pháp lý. Cả ba lĩnh vực đã phát triển rất nhiều theo thời gian và ý nghĩa của từng lĩnh vực đó đối với từng cá nhân cũng khác nhau. Do đó, khi bàn về cái chết, điều quan trọng là phải xác định rõ là cái chết đang được xem xét dưới dưới góc độ nào, cũng như cần phải có một kiến thức tổng quát về cách nhìn nhận cái chết của mỗi cá nhân.

    Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. Ở phương Tây trước đây, sự chết đã được gắn với tim và sau đó là phổi. Khi tim và phổi của một người ngừng hoạt động, người đó được xem là đã chết. Về sau, não được đưa vào định nghĩa. Năm 1963, điện não đồ (EEG) được phát minh, phương tiện này có khả năng đo rất chính xác các dòng điện phát ra từ não. Nếu máy điện não đồ ghi nhận một dòng điện bằng không (nói cách khác là một EEG phẳng) trong 36 giờ, người bệnh có thể được xem là đã chết. Hiện nay, chúng ta biết rằng về mặt y học, một người còn sống nếu thân não của người đó chưa chết. Nhiều người bị rơi vào đời sống thực vật, thân não của họ vẫn còn hoạt động.

    Về mặt pháp lý, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một người đã chết. Thông thường nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nước. Cách thứ ba là tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một người bị mất tích một thời gian nhất định, tòa án có thể tuyên bố rằng người đó đã chết và tài sản của người chết sẽ được phân chia theo luật định. Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng như tên và chức năng người chứng nhận cái chết đó.

    Theo quan điểm tôn giáo, sự chết được tin là do linh hồn rời khỏi thể xác. Nhiều thí nghiệm đã được đặt ra nhằm xác định khi nào thì hồn rời khỏi xác, chẳng hạn người ta cân cơ thể trước và sau khi chết (linh hồn, nếu có, biết đâu cũng có một trọng lượng nào đó). Trong một phần sau, bài viết sẽ trình bày các quan niệm về điều gì sẽ xảy ra cho một người sau khi chết.

    Khi nào một người được xem là chết?
    Lính chết tại Petersburg, Virginia, năm 1865, trong thời Nội chiến Hoa Kỳ

    Xác định chính xác thời điểm chết có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lý do. Nó giúp cho giấy chứng tử ghi nhận được thời gian chính xác, cũng như để đảm bảo rằng các nguyện vọng của người quá cố được thực thi sau khi người đó thật sự đã qua đời. Nó đặc biệt quan trọng trong trường hợp hiến cơ quan, bởi lẽ tạng đem ghép phải được lấy ra khỏi cơ thể người chết càng sớm càng tốt.

    Trong lịch sử, các cố gắng để xác định thời điểm chết một cách chính xác luôn là đề tài gây tranh cãi. Đã có lúc, cái chết được tính từ lúc tim ngừng đập (ngưng tim) và phổi ngừng thở, nhưng sự phát triển của kỹ thuật hồi sức tim phổi cũng như kỹ thuật phá rung đã đề ra một thách thức mới: hoặc là định nghĩa về cái chết là sai, hoặc là con người có thể cải tử hoàn sinh (bởi vì, trong một vài trường hợp, việc hồi sức làm cho tim, phổi hoạt động trở lại). Hiển nhiên, quan điểm thứ nhất đã được lựa chọn. (Hiện nay, trạng thái ngưng tim ngưng thở được gọi là chết lâm sàng).

    Ngày nay, khi cần xác định chính xác thời điểm chết, bác sĩ và điều tra viên thường căn cứ vào "chết não" hay "chết sinh học": một người được xem là chết nếu không còn hoạt động điện não (Xem thêm Đời sống thực vật). Người ta giả định rằng sự ngưng hoạt động điện não là dấu hiệu chấm dứt ý thức.

    Hoạt động não là điều kiện cần của sự tồn tại của một cá nhân về mặt pháp lý, và có lẽ chỉ trừ các phôi thai, nó cũng đồng thời là điều kiện đủ. "Một khi sự chết não đã được khẳng định, việc ngưng sử dụng các thiết bị hỗ trợ sự sống không cấu thành một tội dân sự hay hình sự". (Dority, tại tòa án tối cao hạt San Bernardino, 193 Cal.Rptr. 288, 291 (1983)).

    Tuy nhiên, có những người lý luận rằng chỉ có vỏ não mới có chức năng ý thức, cho nên chỉ cần hết hoạt động điện của vỏ não thì có thể xem là chết. Ở hầu hết mọi nơi, một định nghĩa bảo thủ hơn về cái chết được áp dụng (khi toàn bộ các phần của não đều đã ngưng hoạt động điện, không riêng gì vỏ não) - chẳng hạn theo mẫu khai tử thống nhất của Hoa Kỳ. Năm 2005, trường hợp cô Terri Schiavo đã khiến cho vấn đề chết não và duy trì sự sống nhân tạo được tranh cãi gay gắt giữa các nhà làm luật Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chung của cái chết là do thiếu ôxy trong máu.

    Ngay cả khi dùng điện não, việc xác định cái chết cũng khó khăn. EEG có thể ghi nhận một tín hiệu giả trong khi não đã thực sự ngưng hoạt động, hay ngược lại, não còn sống, nhưng hoạt động điện của nó thấp hơn ngưỡng ghi nhận của máy. Vì lý do này, các bệnh viện thường thiết lập một quy trình để xác nhận cái chết trong đó bao gồm EEG ghi nhận trong những khoảng thời gian khác nhau.

    Lịch sử y học còn ghi nhận nhiều giai thoại về những người được các thầy thuốc chứng tử nhưng sau đó đã sống lại - khi đang được ướp xác hoặc sau vài ngày nằm trong quan tài. Các chuyện kể về những người bị chôn sống (với giả thiết rằng xác không được ướp trước khi chôn) đã tạo tiền đề cho ít nhất là một nhà sáng chế trong thế kỷ 20 thiết kế ra một hệ thống báo động có thể được kích hoạt từ trong quan tài.

    Do những khó khăn khi xác định cái chết, trong nhiều phát đồ cấp cứu, người đầu tiên tham gia cấp cứu không được phép tuyên bố rằng bệnh nhân đã chết; một số tài liệu huấn luyện cấp cứu y khoa đã chỉ rõ rằng một người không bị xem là chết nếu không có những dấu hiệu rõ ràng, hiển nhiên của cái chết, chẳng hạn như đầu lìa khỏi thân, co cứng tử thi (rigor mortis), hồ máu tử thi (livor mortis), xác bị phân hủy hoặc bị thiêu cháy. Khi nạn nhân còn bất cứ khả năng sống sót nào và không có y lệnh "không hồi sức", nhân viên cấp cứu phải lập tức bắt đầu cấp cứu và không được kết thúc việc cấp cứu cho đến khi bệnh nhân được nhập viện. Đến nơi, nếu bác sĩ xác nhận bệnh nhân đã chết, bệnh nhân được tuyên bố là "chết trên đường đến bệnh viện".

    Tiêu chuẩn để tuyên bố một người là chết thường được quy định bởi các ủy ban cấp nhà nước, tùy từng nước. EEG không là một xét nghiệm đại trà, trên thực tế, người ta hay dựa vào các triệu chứng như mất ý thức, ngưng thở, mất mạch, đồng tử giãn và không phản xạ với ánh sáng, điện tâm đồ (ECG) phẳng v.v.

    Phản ứng của con người với cái chết

    Về cơ bản, con người tham sống sợ chết, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, nhiều người có thể hi sinh sự sống của mình vì người khác, vì cộng đồng. Cũng có những người tự tìm đến cái chết do bệnh tâm thần hoặc bế tắc trong cuộc sống.

    Theo tác giả Elisabeth Kübler-Ross, diễn tiến tâm lý của một người sắp chết gồm 5 đặc điểm:

    * Chối bỏ thực tế ("không thể tin là mình sắp chết")
    * Nổi giận, nổi loạn ("tại sao tôi phải chết ?")
    * Mặc cả với số phận ("sao lại là tôi, nhiều người xấu hơn tôi vẫn được sống kia, tôi đã làm nhiều việc tốt nên tôi phải được sống")
    * Trầm cảm
    * Buông xuôi, chấp nhận.

    Năm đặc điểm đó không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ, trật tự xuất hiện cũng không cố định. Chúng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời.

    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, con người đón nhận cái chết một cách dễ dàng hơn.
    [sửa] Vấn đề "cái chết êm ái"

    Có những người bị tai nạn nghiêm trọng hoặc mắc những bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối, phải sống đời sống thực vật hoặc chịu đau đớn kéo dài. Khả năng của y học trong tương lai gần hầu như không thể phục hồi được sức khỏe cho họ, nên việc tạo ra một cái chết êm ái để "giải thoát" cho những bệnh nhân đó cũng như giảm bớt những chi phí đắt tiền cho xã hội đã được xem xét và thể chế hóa ở vài nước (Hà Lan, Tây Ban Nha v.v.).

    Việc thực hành "cái chết êm ái" gặp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người, họ cho rằng đó là hành vi giết người (cho dù nó có phù hợp với nguyện vọng của bản thân người bệnh), mạng sống con người là quý giá I ko ai có quyền định đoạt.

    Con người sẽ ra sao sau khi chết?

    Vấn đề thứ nhì được đặt ra là, không kể sự chấm dứt các quá trình chuyển hóa và sự bắt đầu các tiến trình phân hủy xác, điều gì sẽ xảy ra, nhất là đối với con người, trong và sau khi chết? Chủ đề được đặc biệt quan tâm là ý thức và linh hồn; những câu hỏi vốn "xưa như trái đất". Niềm tin vào một cái gì đó tiếp tục sau khi chết cũng phổ biến từ xưa, chẳng hạn một thế giới của người chết (âm ty, âm phủ, cõi âm), hoặc tái sinh, đầu thai vào kiếp sau. Những người theo chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết bất khả tri thì tin rằng cái chết đặt dấu chấm hết cho ý thức, bản thân cái chết ("kiếp sau") xét cho cùng cũng chính là sự trải nghiệm về những gì có trước thụ thai ("kiếp trước")(?). Trái lại, niềm tin tôn giáo và những thông tin về sự sống sau khi chết là sự an ủi có liên hệ tới cái chết của những người thân yêu và viễn ảnh về cái chết của chính bản thân mỗi người. Mặc khác, nỗi lo sợ về địa ngục cũng như những hệ quả đen tối khác cũng khiến cho cái chết trở nên quái ác hơn. Nỗi ưu tư của con người về cái chết cũng là một động lực quan trọng cho sự phát triển của các tôn giáo.

    Tập tục của hầu hết các nền văn hóa là khóc thương những người thân yêu đã chết. Nhiều nhà khảo cổ cho rằng việc chôn cất cẩn thận của người Homo neanderthalensis, với những xác chết được trang điểm bằng đất son và xếp cẩn thận trong hang là bằng chứng của những tang lễ có nghi thức. Mở rộng ra, điều này có thể cho thấy trong các tín ngưỡng ban sơ của con người đã có cả những ý niệm về kiếp sau.
    [sửa] Những hệ quả về sinh lý học của sự chết ở người

    Đối với cơ thể người, những hệ quả sinh lý của sự chết là một chuỗi những biến đổi: sớm như trương phình lên, sau đó là sự phân rã, tiếp theo là những biến đổi sau phân rã, cuối cùng, chỉ có bộ xương là tồn tại lâu nhất.

    Những biến đổi của giai đoạn ngay sau khi chết nhận được sự chú ý nhiều nhất vì hai lý do - thứ nhất đó là giai đoạn được người sống nhìn thấy nhiều nhất và thứ nhì là bởi những nghiên cứu pháp y trong các nghi án.

    Giai đoạn sớm sau khi chết (15–120 phút tùy nhiều yếu tố), xác trở nên mát lạnh (mát lạnh tử thi - algor mortis), trở nên tái nhạt (tái nhạt tử thi - pallor mortis), các cơ vòng giãn ra, dẫn đến việc tống xuất nước tiểu, phân, những gì chứa trong dạ dày cũng trôi ra ngoài nếu xác bị di chuyển. Máu dồn xuống tạo thành các hồ ở phần thấp của xác (theo trọng lực) gọi là hồ máu tử thi (livor mortis) trong vòng 30 phút và bắt đầu đông lại. Các cơ co lại tạo nên co cứng tử thi (rigor mortis) với đỉnh điểm là 12 giờ sau khi chết và kết thúc 24 giờ sau khi hình thành, tùy vào nhiệt độ môi trường. Trong vòng một ngày, bắt đầu có các dấu hiệu phân hủy (phân rã), cả do cơ chế tự hủy lẫn do sự tấn công của vi sinh vật, nấm, côn trùng, thú vật v.v. Bên trong cơ thể, các cấu trúc bắt đầu sụp đổ, da mất sự liên kết với các mô bên dưới, hoạt động của vi khuẩn sẽ sinh hơi và khiến xác sưng, phình ra.

    Không có một yếu tố xác định cụ thể cho tốc độ phân hủy sau khi chết; một xác chết có thể chỉ còn bộ xương sau vài ngày hoặc còn gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm.
    [sửa] Việc xử lý xác người chết

    Trong hầu hết các nền văn hóa, trước khi kịp bắt đầu phân hủy, xác người chết đã được thực hiện một số nghi thức tống táng, thông thường nhất là hỏa thiêu hoặc chôn trong mộ (thường là trong một hố đào vào lòng đất gọi là huyệt mộ), ngoài ra còn táng trong quách, hầm mộ, mộ đá, hoặc tiểu đựng xương. Mộ rất đa dạng, từ đơn giản như một gò, ụ đất đến vô số các kiến trúc lăng tẩm khác trên mặt đất (như lăng mộ Taj Mahal).

    Ở Tây Tạng, có một phương pháp gọi là lộ thiên táng hoặc điểu táng, đem xác người chết đặt trên núi cao để làm mồi cho các loài chim ăn thịt. Đôi khi điều này do các quan điểm tôn giáo cho rằng chim ăn mồi sẽ chuyên chở linh hồn về chốn thiên đường, nhưng cũng có khi chỉ đơn giản phản ánh một thực tế là đất đai Tây Tạng quá cứng khó đào chôn, cây cối cũng không nhiều để làm củi thiêu xác và theo tôn giáo tại đó (Phật giáo) thì sau khi chết, xác người chỉ là một cái vỏ rỗng không, không để làm gì nữa, có thể cho thú vật làm thức ăn. Mặt khác, ở một số nền văn hóa khác, người ta lại cố gắng làm chậm quá trình phân hủy của xác trước tang lễ (thậm chí có thể làm chậm quá trình phân hủy sau khi chôn cất), ướp xác hoặc tạo các mô mi. Nhiều nền văn hóa khác nhau có nhiều tập quán mai táng khác nhau. Trong một số các làng chài hoặc lực lượng hải quân, người ta còn thủy táng (đưa xác chết xuống sông hoặc biển). Một số vùng miền núi, người ta treo quan tài lên cây.

    Một cách mai táng mới là "mai táng sinh thái". Nó bao gồm sự làm đông xác ở nhiệt độ rất thấp, sau đó tán thành bột bằng cơ chế rung, làm khô ở nhiệt độ lạnh, loại bỏ kim loại, sau cùng là thiêu hủy thành phần bột còn lại, chỉ chiếm khoảng 30% khối lượng cơ thể.

    Gần đây còn có ý tưởng về "vũ trụ táng": dùng tên lửa đưa một phần tro cốt vào không gian.

    Nhiều người đã hiến toàn bộ hoặc một phần xác cho khoa học (nổi tiếng nhất là Einstein). Nhiều nhất là hiến xác cho các trường y để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy môn giải phẫu.

    Việc mai táng có thể được thực hiện bởi dân làng, hoặc các công ty mai táng chuyên nghiệp, hoặc có sự tham gia của bệnh viện, tổ chức tôn giáo, hội từ thiện v.v.

    Mồ mả thường được tập hợp trong một khu đất gọi là nghĩa trang (nghĩa địa).

    Bê nguyên wiki vô đây để anh em ngó! =))
     
  7. mikapukinuriko

    mikapukinuriko Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/5/03
    Bài viết:
    1,219
    Nơi ở:
    chỗ ấy .....
    chậc :-s

    thông tin về Thanatos đúng theo cái bản RO khó kiếm thật, tìm mãi hok ra :((

    mà cái tớ đang tìm là cái thông tin về thằng Tha trên đỉnh tháp ấy T_T

    thậm chí là tìm art của nó để nhòm rõ cây kiếm phía sau thôi à, khổ ơi là khổ
     
  8. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Nói thật không ai thích thần chết hết, bởi vì có ai thích chết đâu? :P Vì thế tớ nói thật là đằng ấy có tìm nữa hay tìm mãi cũng thế thôi không ra đổi đâu. =))

    Chẳng qua các cụ thời xưa thấy rằng không đặt tên cho cái ông đem đến cái chết sợ ổng trừng phạt chết nhanh hơn nên mới cắn răng mà đặt thôi (nói xạo đấy đừng tin :)))

    Trong tất cả các vị thần thánh, tớ thấy thần chết là hay nhất vì ổng ít bị chửi nhất. Ví dụ nhá: Zues trong thần thoại hi lạp thì bị mắng là trăng hoa, là bạo lực, là độc tài v.v..., hera thì ghen tuông mù quáng, thần rượu nho là bợm nhậu, thần posedion thì người ngợm chẳng ra sao hết, giống hệt thủy quái, công hade thì lập dị, ru rú ở nhà chẳng thấy vác mặt ra ngoài đường bao giờ vân vân... thế ai đã thấy có người nói xấu ông thần chết hem? Ngoài việc ông bắt người sống ra ổng chẳng có tí lỗi nào hết.

    Ít người nhắc, cũng một lẽ nữa là cái chết chẳng còn gì là kì bí với người nữa. Thử hỏi xem, ngay từ thời nguyên thủy con người sáng tạo ra thần để giải thích những gì họ không hiểu như mây mưa sấm chớp lửa động đất... nhưng cái chết thì còn giải thích gì nữa. Lăn quay ra đó rồi, có còn gì bí mật nữa đâu?:-w

    Vì các lý do trên, tìm tư liệu về ông thần chết khó lắm, nhất là cái ông đệ tử của Hade là Thanatos, cả hai ông nì đều ở ẩn cả!:)
     
  9. Scorpion06

    Scorpion06 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,139
    Nơi ở:
    Heaven
    Ông Bulder này khuyến mãi truyện bố con thần chết ít thế, truyện nhiều và hay lắm mà, post thêm đi :))
     
  10. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    :D

    Here you are! !
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    tớ tìm hoài trên mạng rồi, có từng đó thôi! CHịu chẳng biết tác giả là ông nào nữa!:-w
     
  11. Scorpion06

    Scorpion06 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,139
    Nơi ở:
    Heaven
    Thanks for share ^^ Truyện hay lắm, tiếc là hơi ngắn :))
    Mà cái ông này post toàn số đẹp, lại 150 kìa, tròn nhỉ...
     
  12. mikapukinuriko

    mikapukinuriko Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/5/03
    Bài viết:
    1,219
    Nơi ở:
    chỗ ấy .....
    thế mới thấy :D

    thần chết đôi lúc cũng đâu có đáng sợ :D

    nhưng giờ tớ thik Tanee hơn :P

    Tanee dễ thương ^ ^
     
  13. TinVGame

    TinVGame Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/12/09
    Bài viết:
    29
    Bài viết hay quá
    Làm mình nhớ lại một thời chơi VinaROK
     
  14. Scorpion06

    Scorpion06 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,139
    Nơi ở:
    Heaven
    Cái đó là rovietnam chứ =))
    Bulder, ông anh post tiếp đi chứ, mấy hôm nay ngồi không buồn quá.
     
  15. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Con rồng nhìn giống loài bò bò sát, ít nhất là là vẻ bên ngoài. Chúng có thân hình vạm vỡ, cái cổ lớn và dài, sừng ở giữa trán và cái đuôi ngoằn nghèo. Nó đi bằng bốn chân với móng vuốt nhọn, và sử dụng đôi cánh dơi rộng lớn để bay. Những cái vảy rậm rạp bao bọc quanh thân thể con Rồng từ đuôi cho tới miệng, như một cái áo giáp.

    [​IMG]

    Rồng có rất nhiều kích cỡ, tất nhiên. Mới đầu chúng chỉ là những quả trứng, dài từ 1-4 feet, đường kính chừng phân nửa số này. Khi lớn lên, một số loài rồng có chiều dài hơn 85 feet, với đôi cánh dài 170 feet

    [​IMG]


    Mắt Rồng gồm tròng đen lớn và đồng tử thẳng đứng, như mắt mèo. Nó cho phép đồng tử nở rất rộng và thu được lượng ánh sáng nhiều hơn cả mắt người. Bạch Long thường không chỉ có mắt màu trắng, mà có cả vàng, kim, lá, lục, đỏ hay bạc.


    [​IMG]

    Nhãn long được bảo vệ bởi lớp mí mắt da ngoài và lớp mí nhẵn trơn ở trong. Ở tận trong màng là lớp tinh thể trắng bảo vệ con rồng khỏi bụi bẩn khi chúng bay. 2 mí mắt còn lại chủ yếu để phục vụ cho việc giữ cho đôi mắt sạch. Nó không mỏng bằng lớp tinh thể trong màng. Con Rồng sử dụng mi mắt ở trong để bảo vệ đôi mắt khỏi những tia sáng lóe lên bất ngờ hoặc những luồng sáng,

    [​IMG]

    Rồng được sinh ra từ trứng. Trứng Rồng có đủ loại kích cỡ, tùy thuộc vào từng loại rồng, nhưng nó thường có màu trùng với Rồng mẹ. Trứng Rồng thon, dài, hình ô van, có lớp vỏ ngoài bằng đá, cứng.
    [​IMG]

    Lúc sinh ra, vảy rồng mềm như tờ giấy lụa, và bắt đầu cứng dần theo độ tuổi của nó. Trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời, vảy rồng vô cùng mềm và dẻo. Theo thời gian, nó bắt đầu cứng như sắt đá. Vảy của Mettalic Dragon mới đầu rất mờ, không thấy rõ, nhưng bắt đầu sáng bóng lên theo quá trình sống của con vật.

    [​IMG]
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Mặc dù không biết chính xác thời gian loài rồng xuất hiện trong thần thoại, nhưng có thể nó đã sống ở khoảng năm 4000 trước Công Nguyên. Rồng có thể sống ở khắp nơi, tùy thuộc vào từng loại rồng được đề cập đến. Môi trường sống của chúng thuộc phạm vi từ trung tâm Trái Đất đến giữa biển khơi. Chúng được tìm thấy trong hang động, núi lửa, hoặc những nơi tối và ẩm thấp.
    [​IMG]
    Những câu chuyện về rồng xuất hiện trong suốt toàn bộ thời gian của lịch sử và hầu hết các nền văn hóa đều có ý kiến riêng về loài rồng. 1 vài lí do cho chuyện đó có thể bắt nguồn từ việc tìm ra những mẩu hóa thạch khủng long. Rồng được sử dụng để nói về những mẩu xương không thể tả được của những con vật chưa tìm ra nguồn gốc. Chuyện kể về Rồng ở khắp nơi trên thế giới, trừ vùng Bắc Cực. Không có người sống ở đó,tuy là 1 thuận lợi cho việc sinh sống của Rồng,mà sự khắc nghiệt của thời tiết đã ngăn cản điều đó: Rồng là con vật thích lửa, thích nước, nhưng không thích ... nước đá.

    [​IMG]

    Có một loại rồng hay quái vật biển đã gây sợ hãi trong suốt thời gian của Christopher Columbus. Cả giai đọan này, khi trái đất đc xem là một mặt phẳng. Người ta nói loại rồng này ở rìa Trái Đất, sẽ chờ đợi để ăn thịt bất cứ kẻ nào dám ra ngoài khơi xa. Câu chuyện này đã giữ chân rất nhiều người trong việc đi thám hiểm Trái Đất. Thậm chí cả bản đồ cũng chú thích nơi sinh sống của Rồng. Sát ngoài rìa bản đồ luôn in dòng chữ "Here be Dragon"*(Rồng ở đây nè)

    [​IMG]

    Rồng thường xuất hiện trong những câu chuyện xa xưa của các vị thần trong truyền thuyết. Truyện về chàng Perseus và "Con rồng của thần biển" (Dragon of Posdeidon) nói về 1 bà nữ hoàng có mộng tưởng hiến tế con gái mình để trở thành Rồng, điều đó đã không xảy ra bởi Perseus
    *Phụ lục thêm: Perseus là vị anh hùng đã giết Medusa, và giải thoát nàng Andromeda khỏi tay quỷ biển trong thần thoại Hy Lạp.

    [​IMG]

    Rồng xuất hiện trong hầu hết các truyện cổ tích và thần thoại. Nhiều trường hợp rồng là 1 nhân vật canh giữ kho báu, cũng có thể là vàng, đá quý, hay thậm chí là 1 cô gái sống trong tuyệt vọng. Và chàng hiệp sỹ trong truyện sẽ giải cứu cô gái, hoặc trở nên(Tìm lại được sự) giàu có. Để đạt được điều đó, anh ta phải giết con rồng

    [​IMG]


    Hầu hết tất cả trẻ em đều được nghe những câu chuyện về Rồng. Có 1 câu chuyện xảy ra ở thời Trung Cổ nói về 1 chàng hiệp sỹ, sau này được gọi là thánh George, đã giải thoát cho công chúa từ tay con Rồng và trên đường về, ông đã sáng lập ra đạo Cơ Đốc cho những người Pagan. Câu truyện còn nói rằng: Mỗi năm con người phải hiến tế 1 trinh nữ cho con rồng. Vào 1 năm nọ, khi đến lượt nàng công chúa bị đem đi hiến tế, Thánh George đã quyết định giải cứu cô ta. Bằng thanh kiếm Ascalon, anh đã đâm 1 nhát chí mạng và giết chết nó. Đó có thể là 1 câu chuyện phổ biến về người anh hùng diệt rồng, mặc dù còn rất nhiều câu chuyện như thế. Truyện "Thánh George và Rồng" (St. George and the Dragon) được phổ biến qua nhiều thế kỉ, thậm chí nó được vẽ lại bởi danh họa đại tài Rafael


    Cũng giống như "St. George and the Dragon", nhiều câu chuyện khác cũng nói về người anh hùng giết rồng. 1 câu truyện tương tự như vậy bắt nguồn từ Na Uy (Norway): Nhà vua lúc đi xa đã để lại con gái trong lâu đài cùng với 1 con rồng nhỏ để bảo vệ cho cô ta. Cô công chúa luôn luôn ngờ vực sinh vật nhỏ này, cho rằng nó không đủ sức để bảo vệ cô. Sau 1 thời gian, con rồng dần dần trở thành 1 quái vật và là 1 người bảo vệ đắc lực cho công chúa khi nó đủ lớn để quấn cả thân người xung quanh lâu đài, không cho bất cứ ai ra vào. Lúc trở về, ngay cả nhà vua cũng không được phép vào. Chỉ còn 1 cách: Giết chết con rồng đó. Nhà vua đã ban lệnh: "Nếu ai giết chết được con rồng, sẽ được làm lao động đường phố mã". Không một ai trong nước Na Uy có thể làm được, nhưng 1 người đàn ông Thụy Điển(Sweden) đã giết chết được con thú. Tất nhiên, anh ta được làm chồng của công chúa, và cả 2 người cùng nhau về nước (Thụy Điển)


    [​IMG]

    1 câu chuyện khác về 1 chàng trai trẻ dám chiến đấu với rồng để nhận thưởng bằng cách làm lao động đường phố mã: 1 chàng trai tên Tristan bị những người khác lừa bịp cho đương đầu với Rồng để cứu công chúa. Cuối cùng, anh ta đã cắt 1 ngón chân con rồng để làm bằng chứng cho thành quả của mình, và sự lừa dối bởi những người đàn ông kia đã được khám phá ra.

    Trong suốt thời gian Rồng ở Anh Quốc, bất cứ ai giết nó đều được phong tước hầu. Ở La Mã tin rằng Rồng nắm giữ những bí mật của Trái Đất. Mọi người đều cho rồng là nguồn kiến thức, và sử dụng nó làm biểu tượng của sức mạnh cho quân đội của họ. Họ tin rằng có 2 loại rồng, 1 loài như 1 vị anh hùng, luôn bảo vệ họ; 1 loài như quái vật, dùng như 1 sự răn đe.

    [​IMG]


    Các giai thoại khác chủ yếu tập trung 'mổ xẻ' cái ngón chân của rồng hơn là bàn về chính bản thân rồng. Rồng có bao nhiêu ngón chân? Câu hỏi chưa có lời giải đáp. Rất nhiều những loại rồng khác nhau được nói rằng có 3 ngón. Nhưng rồng nào có 5 ngón thì lại được kính trọng hơn cả. Chỉ những vị vua và quý tộc mới được phép trưng bày những bức tranh của rồng 5 ngón. Ngày xưa, khi 1 người nông dân bị phát hiện rằng đang sở hữu 1 bức tranh rồng 5 ngón, anh ta sẽ bị giết ngay tức khắc.


    [​IMG]

    Ta cũng thấy được con rồng trong thần thoại đều là những con rắn, thằn lằn hay bò sát khổng lồ được phóng đại lên.1 loại rồng, gọi là Wyrm, có thân hình như 1 con rắn lớn và cái đầu của rồng. Những con khác nhỏ hơn được gọi là Dragonlet (Chưa phiên dịch được chữ này). Những con rồng này thường có nọc độc chết người. Trong truyện "The Dragonlet of St. Pilatus", chỉ có người đàn ông với tính tình nóng nảy, với kỹ năng sử dụng kiếm mới có thể hạ được con rồng này và trở thành 1 người anh hùng. Hầu hết những nền văn hóa và suốt toàn bộ thời gian lịch sử đều có những sinh vật huyền bí có tên là : Rồng.
    [​IMG]

    P/s: Tất cả các bài của Bulder viết đều có nguồn từ internet, ghi hoài cái nì mệt quá nên quyết định không ghi nữa, các bạn cứ biết mặc định là vậy. Bulder có công ăn cắp các nơi khác về đây thôi =)).
     
  16. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Trong tư tưởng hiện đại, rồng được định nghĩa theo màu sắc của nó
    Có rất nhiều loại rồng khác nhau, từ loài độc ác, kinh tởm cho đến những loài xảo quyệt, hay trang trọng. Rồng là nguồn cảm hứng, hoặc nỗi khiếp sợ, phần lớn phụ thuộc quá trình lịch sử. Tất cả đều là 1 sự ảnh hưởng đáng kể. Có 2 dạng rồng trong tư tưởng hiện đại: Metallic Dragon(Kim long) là rồng thiện, còn Chromatic Dragon-là rồng xấu. Trong bài này sẽ đề cập đến Chromatic Dragon-gồm Hắc Long, Xích Long, Bích Long, Thanh Long, và Bạch Long. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy thích thú với Wivern, cũng là sinh vật cùng họ với rồng....và kết thúc bản danh sách về loài rồng...
    [​IMG]
    HẮC LONG (RỒNG ĐEN)​
    Hắc Long là loài kinh tởm, tính tình độc ác, và luôn ám ảnh cùng cái chết. Nó sống ở nơi hôi hám, hay đầm lầy. Chúng tìm thấy sự thoải mái trong cái mùi hương ngọt ghê tởm của những cái xác chết đuối đang thối rữa. Lãnh thổ của Hắc Long là vùng đầm lầy và rừng nhiệt đới. Nó luôn sỉ nhục, có dã tâm và mau tức giận. Trái tim nó, đen như cái vảy cá nhầy nhụa
    [​IMG]
    Hắc Long còn được nhận diện bởi tính tàn nhẫn, vẻ ngoài như bộ xương, hốc mắt sâu. Hai chiếc sừng khổng lồ cong xuống ở phía trước. Đường nét trên gương mặt có vẻ như bị hư hỏng 1 fần, nhìn giống bỏng axit. 1 chất axit nhầy chảy ra từ miệng khi nó cười hăm dọa. Cơ thể nó phát ra mùi hôi như rau quả thối, nước bùn dơ và các loại acid độc hại
    [​IMG]
    Sống trong những nơi nhớt nháp, ẩm ướt, thức ăn của Hắc Long hầu hết là cá, lươn và các sinh vật dưới nước. Nó ăn thịt, nhưng thích để nạn nhân nổi lềnh bềnh trên mặt nước vài ngày trước khi ăn.

    [​IMG]

    Nếu bạn gặp phải Hắc Long, hãy coi chừng- Nó thích tấn công bất ngờ hơn là 1 cuộc đọ sức công bằng. Hắc Long trở nên lanh lợi trong lúc tối nhất của ban đêm. Vì vậy, trong bóng tối, nó cảm thấy mạnh mẽ và tự tin. Nó phun ra chất độc có chứa acid.

    [​IMG]

    XÍCH LONG(Rồng đỏ)​
    Xích Long rất khát máu và tham lam, nó luôn bị ám ảnh phải bởi việc làm tăng số lượng kho báu trong kho tích trữ. Xích Long sống ở nơi ấm áp, như núi lửa và các hòn đảo nhiệt đới. Lãnh địa của nó là núi và các hải đảo. Nó kiêu ngạo, xảo quyệt và tồi tệ.

    [​IMG]
    Xích Long được nhận diện bởi đôi cánh lớn và cặp sừng dài. Nó có cái lưỡi dài, màu đỏ và tẻ ra làm 2 (giống lưỡi rắn). Những tia lửa nhỏ bập bùng trên mũi khi nó tức giận. Mắt nó phát ra ánh sáng lập lòe cùng với sự tham lam không kiềm chế được của con thú khi thấy kho báu. Cơ thể Xích Long có mùi khói và lưu huỳnh.
    [​IMG]
    Các Xích Long tranh giành lãnh thổ ác liệt. Nó thích ăn thịt, đặc biệt là con người. Xích Long được biết đến bởi việc ép buộc dân làng phải hiến tế trinh nữ cho nó (Đó là 1 món ăn. Nếu bạn là nó, tất nhiên sẽ nghĩ rằng "trinh nữ thì ngon hơn") Phần "hay" nhất trong bữa ăn của Xích Long là uống máu.
    Xích Long có thể phun lửa
    [​IMG]
    BÍCH LONG (RỒNG XANH)​
    Bích Long rất trầm ngâm, và ngạo nghễ. Nó sống ở khu vực nóng, khô, như ở sa mạc hoặc trên các thảo nguyên cằn cỗi .
    [​IMG]
    Bích Long được nhận diện bằng cái tai có nếp nhăn và chiếc sừng duy nhất mọc trên đầu nó. Cặp mắt bóng láng, uyển chuyển, không có con ngươi- khi nhìn vào chúng, có thể bạn sẽ có cảm giác như chúng bất di bất dịch. Mùi của khí ozon và cát luôn theo Bích Long khi chúng di chuyển.
    [​IMG]

    Bích Long thích bay vút lên cao trong khí nóng của sa mạc. Bích Long thực sự là loài ăn thịt, nó ăn những con rắn, thằn lằn, thậm chí có lúc ăn cả thực vật trên sa mạc, và thích xơi những con thú đi theo bầy, như lạc đà chẳng hạn. Bích Long thực sự là nỗi đe dọa của những đoàn cửu vạn băng qua sa mạc. Nó ưa tấn công theo kiểu mai phục với sự bất ngờ và khoảng cách xa. Nó thích ngồi, và ngẫm nghĩ. Bích Long là loài thuộc dòng dõi quyền quý (tức là, lạnh lùng, thư sinh, hay còn gọi là quý tộc). Nó sống và làm việc theo pháp luật, có ý thức gìn giữ đạo đức

    [​IMG]

    Bích Long rất giỏi việc lần theo dấu vết.
    Nó to lớn, lạnh mẽ
    Bích Long có thể thở ra sấm, và cả chớp.

    [​IMG]
    THANH LONG​
    Thanh Long là 1 sinh vật rồng xanh là một sinh vật hung hãn và là hiện thân xuất sắc của chính trị, sự quái dị, và chuyên đâm sau lưng người khác. Nó độc ác và luôn ẩn náu trong rừng-nơi có nhiều cây cổ thụ. Thay vì tấn công một cách công khai, nó thích đặt ra những kế hoạch tinh vi để dành quyền lực và của cải với càng ít nỗ lực càng tốt. Có thể Bích Long làm 1 cái ổ đằng sau thác nước, hoặc gần ao, hồ, hay suối-nơi có một lối vào chìm ngập dưới mặt nước. Bóng tối dần dần bao trùm khu rừng khi càng vào sâu hang của nó. Những điều tội lỗi ở trong bầu không khí, hòa tan với của rừng tạo thành một thứ mùi hôi]
    [​IMG]
    Đầu của Thanh Long được bao phủ bởi những chiếc vảy sừng. Chân và cổ đều rất dài, trong như con Brontosaurus
    Cơ thể Thanh Long sặc mùi Clo
    [​IMG]
    Thanh Long là 1 gã nói dối họ Đỗ tên Thừa. Chỉ cần nói chuyện với nó, có thể bạn sẽ "bán nhà". Lúc tấn công, nó sẽ đuổi theo kẻ địch đầu tiên, trong vòng vài ngày. Thanh Long mag màu sắc của da yêu tinh. Nó thích đùa giỡn với con mồi của nó. Nó chìm vào hầu hết mọi thứ, kể cả cây bụi và cây non. Đó là sự ngụy trang thuận lợi của Thanh Long. Nó bị ám mảnh bởi sự sinh tồn và lớn lên, và luôn mơ ước trở thành bất tử. Thanh Long rất hay ghen tị.
    [​IMG]
    Cũng như Bích Long, nó rất giỏi việc lần theo dấu vết;
    Thanh Long rất thích truyền sự kinh hoàng đến cho con mồi, trước khi tra tấn nó đến chết.
    Thanh Long phun ra khí độc, là khí Clo
    [​IMG]
    BẠCH LONG (WHITE DRAGON)​
    Bạch Long là loại rồng nhỏ nhưng rất thông minh. Nó sống trong băng giá, khí hậu lạnh- tất nhiên là ở Nam Cực, lâu lâu có vài con sống trên núi rất cao. Bạch Long thường đi đây đó 1 mình, và có trí nhớ siêu việt. Nó thích một hang động (hay đồng bằng) hiu quạnh, có tuyết. Tránh xa những tia nắng ấm của mặt Trời.
    [​IMG]
    Bạch Long được nhận diện bởi bộ vuốt nhọn, đôi mắt thông minh và vẻ mặt sôi nổi, hào hứng. Những chiếc vảy của nó như một bộ da, hay thậm chí là những chiếc lông vũ trên người. Với bộ chân dang rộng và những chiếc vuốt nhọn đã giúp nó đi vững vàng trên bờ tuyết. Mùi hương thoảng thoảng của băng tuyết giống như phát ra từ
    cơ thể Bạch Long


    [​IMG]
    Sống trong môi trường giá rét, Bạch Long thích ăn những thức ăn phù hợp với giá lạnh. Nếu con mồi chưa kịp đóng băng, Bạch Long sẽ chôn nó trong tuyết cho đến khi con mồi trở thành cục nước đá.
    Nếu bạn gặp Bạch Long, hãy đề phòng thật chắc chắn-Nó rất nhanh và tỉnh táo. Sự đánh cược sẽ gây áp lực cho nó và làm nó sợ, vì Bạch Long thường được biết đến bởi sự nhát gan.
    Bạch Long phun băng tuyết,

    [​IMG]
    Nguồn: Như trên đã ghi![-X
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Nếu bạn ở Campuchia(Cambodia),Xcốtlan (Scotland), Mỹ (America) hay Litva(Lithuania) có lẽ bạn đã nghe về loài rồng. Đó là rồng phương Đông, gọi là Lung (Ở Trung Quốc) hay Long (Ở Việt Nam), hoàn toàn không giống với rồng phương Tây. Từ hình dáng bên ngoài, cách cư xử(thiện-ác), hình tượng, và cả lối sống đều khác nhau. Phương Đông nhìn rồng với 1 sự hãnh diện về quyền lực và vẻ đẹp của chúng. Rồng được chứa đựng trong lòng người dân phương Đông với sự kính trọng cao cả. Tuy nhiên, cái nhìn này thay đổi mạnh mẽ ở phương Tây-nơi rồng được nhìn nhận như một quái vật.
    [​IMG]
    Rồng ở phương Đông được sử dụng trong các nghi lễ và diễu hành. Nhưng ở phương Tây thì chúng thường mang dáng vẻ của một con quái vật. Tuy nhiên, nó được làm từ những chất lượng và phần khác nhau của các con vật. Chúng (rồng phương Đông) là biểu tượng cho anh hùng, không hề nguy hiểm hay đáng sợ. Rồng phương Đông trông giống một người bảo vệ hơn là một kẻ hung ác, là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh. Thậm chí, Trung Quốc còn có hẳn 1 năm về loài rồng, người ta cầu chúc cho những người sinh vào năm đó luôn mạnh khỏe, giàu có, minh mẫn.. tất cả những thứ mà rồng phương Đông được hình dung ra. Năm con Rồng được xem như là năm thành công nhất của người Trung Hoa.
    [​IMG]
    Vì người Hoa rất sùng bái Rồng, nên có rất nhiều câu chuyện về rồng và sự thịnh vượng mà chúng mang đến cho mọi người. Có nhiều mẩu chuyện bao gồm việc Long Thần canh giữ báu vật, nhưng chỉ có 1 câu chuyện về Rồng canh giữ 1 viên ngọc duy nhất: Long Tinh. Chuyện kể về 1 chàng trai nghèo tìm được viên Long Tinh có khả năng nhân lên gấp bội những vật mà anh sờ vào. Trong đêm, anh ta bỏ viên ngọc vào cái nia đựng 1 hạt gạo, đến sáng hôm sau thì có 1 nia gạo đầy. Nhưng khi bọn thổ phỉ đến lấy viên ngọc, anh ta mau chóng nuốt nó. Câu chuyện tiếp diễn bằng việc chàng trai từ từ biến thành rồng.....
    [​IMG]
    Trong khi phương Đông nói ca ngợi việc biến thành Thần Rồng, thì ở phương Tây lại nói về sự trừng phạt bằng cách nhốt người chung với rồng. Đó là câu chuyện nói về chàng hoàng tử giết vua để giành lại sự nổi tiếng và thịnh vượng. Trong cơn hấp hối, nhà vua đã nguyền rủa để anh biến thành 1 con rồng. Sau đó nó bị giết bởi những người anh(hoàng tử) tham lam, và rồi lần lượt những hoàng tử đều nhận lấy lời nguyền biến thành rồng.

    Có rất ít sự giống nhau giữa rồng phương Đông và phương Tây. Thậm chí cả nơi sống của nó cũng bị thay đổi giữa 2 nền văn hóa này. Hầu hết rồng phương Đông sống ở nơi ẩm ướt, như sông, hồ, biển. Còn rồng phương Tây chỉ sống ở sa mạc hay thậm chí ở trong lửa.
    [​IMG]
    Rồng ở phương Tây tương truyền là loài vật phun ra lửa và được xem là một loài vật không được chào đón. Các anh hùng phương Tây thường phải thân chinh đi diệt rồng. Với đôi cánh khổng lồ bộ vuốt nhọn hoắt, nó sẵn sàng giết bất cứ ai tới gần bằng cách phun lửa.
    [​IMG]
    Trong hầu hết mọi thứ ta đọc về rồng, tác giả đã lựa chọn loại 1 loại rồng để làm nổi bật, rồng phương Đông hoặc phương Tây. Chuyện này thường phụ thuộc vào nơi tác giả sống và quen với cách viết về loại rồng nào. Tóm lại, khi viết về rồng thì không thể không đề cập đến nền văn hóa của nó.
    [​IMG]
    Đó là lý do mà mỗi nền văn hóa khác nhau đều có 1 loại rồng khác nhau. Cũng bởi vì con người không bao giờ nhìn theo 1 khía cạnh và chỉ nghe 1 câu chuyện cả!
    [​IMG]
     
  17. mikapukinuriko

    mikapukinuriko Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/5/03
    Bài viết:
    1,219
    Nơi ở:
    chỗ ấy .....
    Bulder thik con rồng à?

    thấy sưu tầm đa số là về rồng hok à :D

    sưu tầm con Lady Tanee đi ^ ^
     
  18. Scorpion06

    Scorpion06 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/3/07
    Bài viết:
    1,139
    Nơi ở:
    Heaven
    Riêng về mình thì mình thích con rồng có cánh phương tây hơn là con rồng mình dài của phương đông.
     
  19. Bulder

    Bulder Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/1/08
    Bài viết:
    235
    Nơi ở:
    Hà nội
    Mấy cái ảnh die link hết rồi, giờ úp lại lười dã man, thôi kệ vậy.

    Tớ thích rồng xanh vì nó là hệ thủy, hệ thủy ôn nhu nhất.

    Con lady Tanee là con gì? :-w, cung cấp thêm thông tin đi để tớ về tìm!:P
     
  20. mikapukinuriko

    mikapukinuriko Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/5/03
    Bài viết:
    1,219
    Nơi ở:
    chỗ ấy .....
    [​IMG]

    nó nè :|

    còn đây là card của nó

    [​IMG]

    con này ngụ tại chỗ của mấy anh Tamura á :| Hình như là Aoyotha thì phải :D
     

Chia sẻ trang này