Tớ vẫn chưa hiểu cái thông tin trước tháng 6-2009 là 5k/ vé là ở đâu cơ mà cứ lồi lồi trong các post.
Không phải 5k mà lúc trước tỉ lệ ăn chia của Mega với các rạp khác luôn ở mức 50-50. Với qui định cũ như vậy thì với giá vé thấp hơn 50k thì Mega không ăn đủ 25k được nên trò hơi bựa một chút là tăng giá thế này. Cá nhân tớ thấy tốt nhất Mega nhập phim về và chả bán cho thằng nào cả, mình nó chiếu thôi. Nếu sợ không đủ lời thì cứ tự nhiên tăng giá vé đi, đằng nào thì cũng chỉ có mình nó chiếu ở VN thôi mà, tăng giá vé bán ra cho đủ lời là được, cần quái gì phải mất công kiện tụng lằng nhằng với các hãng phim khác ở VN
Yêu cầu MegaStar bày tỏ thiện chí (19/05/2010) http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/26217.vho Trung tâm Thương mại Saigon Paragon, nơi MegaStar có cụm rạp vừa đóng cửa vì vắng khách. Ảnh: T.L VH- Sau khi nhận được văn bản của các đơn vị phát hành phim và chiếu bóng trong nước xin hỗ trợ giải quyết và khắc phục các vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động phân phối phim và chiếu phim VN, Bộ VHTTDL đã giao trách nhiệm cho Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Điện ảnh và các đơn vị chức năng xem xét theo kiến nghị. Theo đó, đã có 2 cuộc họp được tổ chức. Công ty TNHH MegaStar hứa cuối tháng 4.2010 sẽ “ngồi lại” với các đơn vị đối tác để giải quyết các khúc mắc. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, “lời hứa” vẫn chưa được thực hiện. Áp đặt chính sách vì chưa hiểu thị trường điện ảnh Việt? Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ VHTTDL cho biết, sau khi được giao nhiệm vụ và tiếp cận các văn bản, Thanh tra đã liên lạc yêu cầu các đơn vị có kiến nghị cung cấp các tài liệu liên quan đến những vấn đề khiếu nại. Ngày 7.4, cuộc họp đầu tiên xem xét vấn đề này được tổ chức với sự tham gia của đại diện các đơn vị: Ban Tuyên giáo TƯ, Cục Điện ảnh, Vụ Pháp chế, Thanh tra và các đơn vị có đơn kiến nghị. Đại diện các cơ quan chức năng đã nghe các đơn vị phát hành phim và chiếu bóng trong nước phát biểu các nội dung liên quan đến việc không đạt được thỏa thuận với MegaStar trong việc thuê phim. Hay nói cách khác là “bị MegaStar ép phải nâng giá vé” và áp đặt những điều kiện bắt buộc như: phải chiếu phim ở phòng chiếu lớn; số suất chiếu tối thiểu của mỗi phim phát hành là 70 suất trong thời gian tối thiểu 14 ngày (?). Sau cuộc họp này, ngày 15.4, Cục Điện ảnh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty MegaStar với sự tham gia của đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ VHTTDL. Tại buổi làm việc, Cục Điện ảnh đã nêu những kiến nghị của các đơn vị phát hành phim và chiếu bóng liên quan đến chính sách kinh doanh bị xem là “lạm dụng vị trí thống lĩnh” của MegaStar. Tiếp nhận thông tin này, đại diện của MegaStar- ông Long, Phó tổng Giám đốc thừa nhận MegaStar có yêu cầu các đơn vị phải trả tối thiểu 25.000 đồng/ vé nếu muốn nhận bản phim mới chiếu cùng thời điểm với các rạp của MegaStar. Cái lý đưa ra là giá thuê phim, giá mua bản quyền phim của nước ngoài (cụ thể là Mỹ) ngày một tăng. Nếu không nâng giá thuê phim, các doanh nghiệp tiếp tục chiếu phim với giá vé rẻ, MegaStar sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, ảnh hưởng đến kế hoạch nhập phim mới. Ngoài thông tin yêu cầu “nâng giá vé”, các thông tin khác, vị đại diện của MegaStar chưa xác nhận. Với lý do đưa ra của MegaStar, đại diện các cơ quan chức năng tham gia cuộc họp đã phân tích thị trường chiếu bóng nội địa trên cơ sở những đặc điểm riêng của Việt Nam. Theo đó, tại VN, phát hành phim và chiếu bóng ngoài mục đích kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu giải trí của đông đảo người dân, từ đó góp phần nâng cao dân trí. Việt Nam chưa phải là nước giầu, điều kiện sống của người dân vẫn còn có những hạn chế, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa... Vì thế, nếu giá vé xem phim quá cao so với thu nhập của số đông người dân, sẽ có ít người được thưởng thức điện ảnh. Điều này đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước là nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Mặt khác, với các nhà làm phim Mỹ, điều mà họ mong muốn khi phim được phát hành tới các nước là có nhiều khán giả được xem phim và thưởng thức tài năng của họ, chứ không phải chỉ giới hạn trong một bộ phận nhỏ khán giả có tiền. Với điều kiện riêng của VN, thì việc phát hành rộng để “năng nhặt chặt bị”, đồng thời xây dựng một thị trường phát hành và chiếu bóng phát triển bền vững sẽ thuận hơn là độc quyền kinh doanh hướng tới một bộ phận nhỏ khán giả... Từ những phân tích này, đại diện các cơ quan chức năng đề nghị vị đại diện Công ty MegaStar trao đổi lại với ông Brian Hall, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MegaStar để vị lãnh đạo người nước ngoài này hiểu thực chất của thị trường chiếu bóng Việt, từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Bởi, với chính sách kinh doanh hiện tại, cộng với giá vé quá cao tại các cụm rạp MegaStar đang là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của công ty này. Đơn cử, với trường hợp đóng cửa cụm rạp MegaStar Saigon Paragon tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng mới đây. Cụm rạp này có 8 rạp chiếu phim với trang thiết bị tiêu chuẩn, hiện đại, đặt tại tầng 5 của Trung tâm Thương mại Saigon Paragon. Với tổng số vốn đầu tư lên tới 4 triệu USD, MegaStar Saigon Paragon chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1.2009. Tuy nhiên, sau hơn một năm đi vào hoạt động, doanh thu của MegaStar Saigon Paragon chỉ bằng 1,5% tổng doanh thu của các cụm rạp khác trên toàn quốc. Vắng khách là nguyên nhân khiến MegaStar phải đóng cửa cụm rạp này. Với mong muốn xây dựng và phát triển thị trường điện ảnh Việt mới manh nha, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật của người dân VN các cơ quan chức năng cũng như các đối tác của MegaStar đều mong muốn MegaStar bày tỏ sự thiện chí, hợp tác... chứ hoàn toàn không có ý “bắt lỗi” công ty này. Chưa thực hiện lời hứa Kết thúc cuộc làm việc ngày 15.4 với Cục Điện ảnh, phía MegaStar hứa sẽ gặp gỡ các đơn vị đối tác để giải quyết các khúc mắc vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, MegaStar vẫn chưa thực hiện “lời hứa” của mình. Theo một đại diện của MegaStar tại Hà Nội, ngày hôm nay (19.5), MegaStar sẽ có cuộc làm việc với Bộ Công thương liên quan đến Quyết định điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh theo đơn khiếu nại của 6 đơn vị phát hành phim và chiếu bóng- đối tác của MegaStar mà Cục Quản lý cạnh tranh đang thụ lý điều tra. Tuy nhiên, trước đó, ngày 18.5 ông Brian Hall đã bay sang Pháp dự LHP Cannes- nơi bộ phim Robin Hood do MegaStar nhập và phát hành được chọn chiếu khai mạc tại Liên hoan phim Cannes năm nay. Không biết, trước khi lên đường, ông Brian Hall có những giải pháp thỏa đáng nào trong việc tháo gỡ những khúc mắc mà các đơn vị đối tác đang khiếu nại. Riêng với nội dung mà Cục Quản lý cạnh tranh đang điều tra, nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định vị trí thống lĩnh của MegaStar không quá khó. Theo khoản 1 của Điều 11 Luật Cạnh tranh thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Trong khi đó, theo số lượng phim mà MegaStar nhập vào VN thì... MegaStar chiếm tới 80% lượng phim Mỹ nhập vào VN. Liệu con số này có thể coi là cơ sở để xác định vị trí thống lĩnh của MegaStar? Và nếu đúng thì việc MegaStar ép các đối tác nâng giá vé rõ ràng là đã vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Cạnh tranh. Có điều, với mong muốn xây dựng và phát triển thị trường điện ảnh Việt mới manh nha, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật của người dân VN các cơ quan chức năng cũng như các đối tác của MegaStar đều mong muốn MegaStar bày tỏ sự thiện chí, hợp tác... chứ hoàn toàn không có ý “bắt lỗi” công ty này. Việt Nam chưa phải là nước giàu, điều kiện sống của người dân vẫn còn có những hạn chế, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa...Vì thế, nếu giá vé xem phim quá cao so với thu nhập của số đông người dân, sẽ có ít người được thưởng thức điện ảnh. Điều này đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước là nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Chu Thu Hằng ---------- Post added at 11:25 ---------- Previous post was at 11:23 ---------- Cái phần tô màu đỏ ở trên mới chính là giải thích và thông tin chính thức từ phía Megastar để mọi người hiểu khó khăn của họ vì giá bản quyền cao. Ngoài ra còn 1 con số khác về chi phí nhập phim cũng như đầu tư của Mega trên 1 forum khác để phân tích rõ hơn về tình trạng lời lỗ của Mega hiện nay từ 1 mem có vẻ như rất hiểu rõ về cách hoạt động và chi phí của Megastar. Lý do tăng giá vé thì mọi người nghe nhiều cũng rõ rồi, nhưng các quy định về số xuất chiếu tối thiểu, không cho phim chiếu ở Megastar được chiếu ở rạp nhỏ khác... thì phải chờ ngày mai sau cuộc gặp của ngài BRIAN HALL mới có thêm thông tin trả lời chính thức từ họ. Từ bữa giờ chỉ toàn là thông tin 1 chiều của các bên đi kiện than nghèo kể khổ, Megastar chưa lên tỉếng. Bài báo của ngày hôm nay chỉ mới là ý kiến của 1 đại diện Megastar nhưng chưa trả lời nhiều vấn đề vì quyền hạn trách nhiệm trong thông tin. Từ lúc này phim WAR OF THE CINEMA mới chính thức bắt đầu vào cao trào và gây cấn khi đích thân CEO của Megastar trở về VN và đứng ra giải quyết sau chuyến đi Cannes vừa rồi. Để xem CEO nước ngoài sẽ có màn đấu trí gì với các ông VN. Chuẩn bị bắp rang và nước để xem các bên đấu nhau nào.
ĐÚng là về sau xem lại thì không có cái nào nhắc đến 5k/vé. và thông tin đó ở trong post này thì xuất phát từ đây http://forum.gamevn.com/showpost.php?p=15257875 Mình xem phim không thích ăn bắp rang (ở nhà xem HD thì được ) Thôi không ăn bắp rang thì mua chai nước suối uống cho đỡ khô cổ vậy
đúng rồi đấy, ngồi theo dõi xem 2 bên nó đấu đá thế nào để anh em mình còn tính đường ra rạp tiếp hay nằm gai nếm mật đầu tư home cinema, hơi đâu vác tù và hàng tổng làm je
Vụ Megastar bị khiếu nại vi phạm Luật Cạnh tranh: Cần thêm thời gian điều tra Thanh Tùng (baodautu.vn) Hơn một tuần sau khi bị 6 nhà phát hành phim trong nước khiếu nại về hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, đại điện của Megastar cho biết, lãnh đạo của Megastar hiện chưa thể bình luận về vấn đề này; Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng chưa thể đưa ra kết luận, vì còn cần thời gian để điều tra thêm. Trước đó, 6 nhà phát hành phim trong nước gồm Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh, Công ty cổ phần Điện ảnh 212, Công ty cổ phần Truyền thông điện ảnh Sài Gòn, Công ty cổ phần Phim Thiên Ngân, Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội và Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai đã gửi đơn đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của Megastar trong việc phát hành phim nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến các rạp chiếu phim và quyền lợi của khán giả. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một luật sư của Đoàn Luật sư TP.HCM là đại diện pháp lý cho các doanh nghiệp trên (đề nghị giấu tên) cho biết, các hãng phim tại Việt Nam có hai nguồn phim chính là nội địa (chiếm 5%) và nhập khẩu (chiếm 95%). Khi nhập khẩu phim vào Việt Nam, các nhà nhập khẩu sẽ cho các nhà phát hành phim trong nước thuê phim để trình chiếu cho công chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thông lệ, cách phân chia lợi nhuận phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam giữa các nhà nhập khẩu phim và các nhà phát hành phim thường là 55/45 (tuần đầu tiên chiếu phim), 50/50 (tuần thứ hai) và 45/55 (tuần thứ ba). Nhưng nói chung, tỷ lệ ăn chia 50/50 thường được áp dụng nhiều nhất, dựa trên doanh thu bán vé của các rạp. Với tư cách là nhà nhập khẩu 60-80% tổng số lượng phim nhập khẩu vào Việt Nam và còn ký hợp đồng phân phối phim với 4/5 hãng phim lớn của Hollywood, nắm trong tay nhiều siêu phẩm điện ảnh, từ tháng 6/2009, Megastar bắt đầu áp dụng cơ chế ăn chia doanh thu khác hoàn toàn. Cụ thể, trong các hợp đồng ký với các nhà phát hành phim trong nước, Megastar yêu cầu, cứ mỗi một vé xem phim được bán ra, các rạp sẽ phải trả cho Megastar 25.000 đồng, bất kể giá bán vé của rạp phim đó là bao nhiêu. Con số này được Megastar tính toán dựa trên tổng doanh thu phòng vé chia cho tổng số lượng khán giả. Vị luật sư trên cho biết, 25.000 đồng chỉ là doanh thu sau thuế, nếu cộng thêm thuế VAT (5%) nữa, thì giá vé mà các doanh nghiệp phát hành phim trong nước phải nộp cho Megastar là 26.250 đồng. “Như vậy, với chính sách mới của Megastar, giá vé đã tăng từ 19 đến 30% so với cách tính cũ ”, vị luật sư cho biết. Trong khi đó, theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, ở vị trí thống lĩnh thị trường, Megastar không được phép tăng giá hàng hóa hoặc dịch vụ vượt quá 5% trong vòng 6 tháng. Hơn nữa, theo vị luật sư đại diện pháp lý cho các doanh nghiệp, Megastar đã tăng giá vé một cách đột ngột trong một lần, không theo quy định và hiện đã kéo dài gần một năm. Trước cơ chế giá mới của Megastar, nếu chấp nhận lấy phim của Megastar thì các nhà phát hành phim trong nước phải tăng giá vé, để đảm bảo có lãi, nhưng như vậy nghĩa là họ sẽ mất khách. Đơn cử, tại cụm rạp Cinebox ở TP.HCM, giá vé trung bình là 25.000 – 30.000 đồng nhắm vào đối tượng chính là học sinh và sinh viên, nếu giá vé tăng lên thì chắc chắn lượng khách đến rạp sẽ giảm. Nếu chấp nhận lấy phim mà không tăng giá vé, thì các nhà phát hành phim trong nước cũng sẽ bị lỗ và dần phá sản. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông - Điện ảnh Sài Gòn cho biết, Công ty phải nâng giá vé lên 40.000 - 45.000 đồng thì mới đảm bảo có lãi. “Tuy nhiên, chúng tôi lại có chính sách khuyến mãi 25.000-30.000 đồng/vé, nên đang phải chịu lỗ”, ông Tuấn nói. Còn một lựa chọn nữa đối với các nhà phát hành phim trong nước, đó là không chấp nhận lấy phim của Megastar. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ cũng có nguy cơ phá sản và mất khán giả vì không có phim để chiếu. Như vậy, trong bất kỳ tình huống nào, người được lợi trong vụ việc này chỉ có Megastar. Sáu doanh nghiệp phát hành phim trong nước có đơn thư khiếu nại cho biết, nội dung của hợp đồng giá mới mà họ ký với Megastar đều do Megastar soạn thảo và áp đặt. Như vậy, theo vị luật sư đại diện pháp lý cho các doanh nghiệp này, Megastar đã vi phạm Khoản 2 và 5, Điều 13 của Luật Cạnh tranh. Theo đó, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm bao gồm: áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Theo Điều 118 của luật này, đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. “Như vậy, Megastar có thể phải chịu mức xử phạt hành chính từ 5 đến 10% tổng doanh thu năm 2009”, vị luật sư nói. http://www.baodautu.vn/portal/publi...p/phapluat/b2eaf2da7f000001005692484349c9cf/# ---------- Post added at 20:18 ---------- Previous post was at 20:14 ---------- Tức là trên thế giới hiện chỉ có chia doanh thu theo tỉ lệ, chứ chưa có nước nào dùng hình thức áp giá doanh thu cơ bản 26250 VNĐ trên mỗi vé như ở VN. Bởi vì trong 1 tuần, trong 1 ngày, có nhiều xuất chiếu và khung giá vé riêng (như giá rẻ vào đầu tuần và giá cao vào cuối tuần), nên tỉ lệ 50-50 mà TG áp dụng là chuẩn chung trong chia doanh thu rạp. VN đã tiến bộ hơn TG khi nghĩ ra 1 cách để có doanh thu tốt nhất, rất đáng để các rạp TG học tập. Mà giá vé tăng 40000 vẫn có lãi, vậy tội tình gì mà không tăng đi. Cứ tưởng 50k mà vẫn lỗ chứ 40k đã có lời thì cứ tăng cho khỏi kỳ kèo.
^ Theo như trên thì có thể chấp nhận được hình thức thu 50-50/vé của Mega còn chuyện 25k/vé này thì vi phạm luật rồi.Bị phạt thì ráng mà chịu Cơ mà dám tăng 1 mạch từ 20-30% mà sao nó ko nghĩ đến luật nhỉ ,cả hội đồng nhà Mega đâu ngu đến mức đó,đã bị gán cho cái danh độc quyền rồi,luật này lại càng phải hiểu hơn ai hết chứ Bên kiện cũng lạ,khi nhìn vào hợp đồng cũng phải mò xem nó có vi phạm luật khi tăng 1 mạch 25k/vé hay không để còn kiện ngay chứ nhỉ ??? Đằng này nắm chắc doanh thu sẽ bị giảm nhưng vẫn liều mạng 1 năm để "thử" Vào web xem lịch chiếu thì thấy số lượng phim đếm trên đầu ngón tay,phim Leap Year mua 1 vé tặng 1 vé Ko tăng giá vé thì lượng khách đến rạp cũng giảm,tăng giá thì lại giảm nhanh hơn thôi
Cho con xin mấy vụ booking online... Ở VN booking online cứ gọi là FAIL... Galaxy book kiểu gì mà cứ tới ngày có sale, giờ đẹp là đều hết chỗ để book, đanh phải tới đúng giờ chiều, canh đúng 15ph trước khi chiếu mà chưa ai tới lấy vé book online mới mua được Chưa giải quyết được trình trạng booking online ghế ảo thì vẫn cứ FAIL thôi
rạp chiếu phim sử dụng tiền vé vào cửa để hòa vốn còn tiền thu chủ yếu là từ bán đồ ăn. 40k vẫn có lãi thì cứ để 40k việc gì phải xoắn
Từng nghe bác nào ( cũng có tiếng tăm trong làng giải trí thế giới ) phát biểu đại ý như sau : rạp phim mà ko có doanh thu từ popcorn sẽ ko sống nổi
cậu thử đặt vé online vào ngày nó giảm giá xem book được vào giờ đẹp (15~17~19) mới là lạ và đa phần toàn là book ảo P/S: vụ này chìm rồi
Tôi cũng ít book, mới khoản 3 4 lần gì thôi vì tự nhiên có hứng là đi xem, nhưng mấy lần đó book đều được, rạp Galaxy nhé.
bây giờ thu 25k/vé với vé dưới 50k nên đi vòng vòng các rạp vẫn thấy phim lẻ tẻ quá nếu 50-50 thì nếu rạp nào bán vé 30k thì vẫn còn lời 15k và sẽ nhập nhiều phim về hơn nhưng nhìn ngược lại thằng Mega chết Nếu có hàng mà lại ko bán cho các rạp ,xài 1 mình thì chắc cũng dính phải cái luật dìm hàng Thu 25k/vé để chích cho các rạp tăng giá lại phạm luật Thôi lời khuyên tốt nhất của mình với Mega là xong vụ kiện này bạn đừng nhập phim hot sát time về nữa,nhập trễ vài tuần như trước đây cho lành Nhiều người trước đây xem Iron Man ở Mega với giá tầm 50k mà trễ vài tuần,h Iron Man 2 sát time mà giá vé 100k vẫn có lắm người xem.Mega lợi dụng khoản phim hot tăng giá vé để tăng doanh thu.Trong khi các bố khác vẫn muốn giữ giá vé cũ,có tăng thì tăng ít,sao các bố ấy ngây thơ thế nhỉ ---------- Post added at 10:58 ---------- Previous post was at 10:55 ---------- Avatar là đầu năm 2010 mà,đâu đã dính,trong khi bị thu trong năm 2009 Ai chà,cũng ko dễ ăn của nó đâu,chờ xem cãi lộn vậy
Ya, chung qui cũng chỉ là chờ cắt hợp đồng thôi hay có luật nào là mua phim về bắt phải cho thuê ko, thế thì chịu đấy