Đọc truyện Tam quốc diễn nghĩa có nhiều điều lý thú mà nếu đọc lướt thì dễ bị bỏ qua. Tôi làm topic này để ghi lại những điều thú vị mà để ý thấy ít người biết tới. ĐIỀU THỨ NHẤT: Sự nhân đức của Khổng Minh Tam quốc diễn nghĩa, hồi 52 chép: http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_quốc_diễn_nghĩa/Hồi_52 Chỉ trong 1 mẩu chuyện nhỏ mà nói lên hết sự nhân đức của Khổng Minh, không những làm cho Lưu Hiền trở về kể cho cha nghe, mà còn khiến Khổng Minh trước mặt Huyền Đức cho người này, phân kẻ kia chức này chức nọ, và rồi kết thúc sự nhân đức bằng dắt theo Lưu Hiền về Kinh Châu, và dân toàn quận Linh Lăng vui mừng phấn khởi. Có khác gì Tào Tháo muốn vời con Tôn Quyền vào chầu thiên tử? Ai hãy thử phân tích cái tài và cái đức của Khổng Minh trong mẩu chuyện này để người sau noi theo?
Điều thứ hai: Giang hồ đồ rằng:"1 trong 2 người, Ngọa Long và Phượng Sồ, ai có được ắt sẽ nắm thiên hạ". Vậy mà Lưu Huyền Đức có cả 2 mà oánh chết lên chết xuống vẫn không thống nhất nổi thiên hạ .
Hay hay. Lâu quá mới thấy lại Leland. Box này bây giờ xôm tụ quá. Mới đó vừa có các mod SG7 cho các mem cày đỡ ghiền, bây giờ lại có các topic bàn chuyện 3quốc. Ôi! thiên hạ thật yên vui, thái bình thay. Bàn về lão Khổng thì biết bao giờ mới hết chuyện. Từ khi lão oe oe chào đời thì trời thật khác lạ: đang trong xanh bỗng mây mù sấm chớp ầm ầm(ý sau này lão sẽ cãi mệnh trời nên trời mới như thế), thế là trời làm lão ấm đầu. Vì vậy từ nhỏ cho đến khi chết vẫn quấn khăn trắng quanh đầu để giữ ấm. Sau này vào Xuyên, dân ở đó thấy hay hay nên bắt chước theo, xúm nhau đội khăn trắng. Ngay trong tiếu ngạo giang hồ của Kim lão cũng đã kể rồi. Theo đoạn trích của Leland thì: - về cái tài: lão Khổng thấy người ta cứng đầu không hàng nên xoa, vuốt(mặc áo, chuốc rượu có thể xem là tài của kĩ nữ vậy). Xoa vuốt xong thì lại đe nẹt, dọa dẫm. Không biết cái loại rượu của lão có pha thứ gì không mà công hiệu thế. Sau này nghe nói lão cũng làm ra một loại bánh bao mà nghe nói dân Xuyên ăn vào thì ai cũng bái lạy, xem lão như cha. - về cái đức: nhờ cái tài như trên nên không tốn một hòn tên hòn đạn, lại khiến cho quân dân hai bên không chết một người. Cứu một mạng người còn hơn xây tháp bảy tầng. Thế thì công đức của lão có thể xây được cái tháp cao bằng ... đỉnh everest. Nhưng tại sao lão không giữ Lưu Hiền ở Linh Lăng mà lại ngấm ngầm cho qua Kinh Châu. Chẳng lẽ lão có ý đồ gì chăng? Quan Vũ, ôi Quan Vũ... À, @Leland: Nghe bên lsvn thì mấy cựu lão cũng về cả rồi. Không biết có lão nào qua chơi bên này không nữa?
Anh Gia Cát dạo này được bác leland lăng xê nhiều quá, đi đâu cũng thấy nhắc tới, chắc bác có mối thù sâu xa gì với tay này quá
@nammannamman: Cậu phân tích được nhiều ý hay đấy: đúng là vừa đấm vừa xoa. đúng là cái đức đi ăn cướp đất mà không phải giết chóc,còn được tiếng thơm. Ăn cướp mà người ta không oán, cậu chỉ ra đúng đấy. Các ý xung quanh của cậu về Khổng Minh cũng rất hay, ví dụ truyền thuyết bánh bao, truyền thuyết khăn Khổng Minh, nếu được cậu nêu đủ hẳn vào đây, cũng có nhiều người chưa biết chứ, sẽ biết thêm điều mới. Tôi sẽ diễn giải ý đầu tiên này ra vậy: "Lưu Hiền trở về Linh Lăng, kể lại với cha chuyện Khổng Minh nhân đức và khuyên cha ra hàng." cái nhân đức của Lượng mà Lưu Hiền về kể là gì? là nếu hàng thì sẽ không bị điều mà không hàng bị. Là: "nếu không hàng, sẽ phá tan thành trì, giết sạch cả nhà." Lưu Hiền sợ vãi ra quần, vội về khuyên cha hàng cho mau mà giữ mạng. Đứng trước mặt Lưu Bị, Lượng oai lấn cả chúa, phân cho anh Lưu Độ tiếp tục làm thái thú, phân cho chú Lưu Hiền theo về Kinh Châu giúp việc. Ấy là cái giỏi thứ 2 của Lượng, coi chủ chẳng ra gì. Cái giỏi thứ ba là bắt luôn Lưu Hiền làm con tin mà không ai hay, để Lưu Độ mà có ý kiến gì là chém luôn. Cái giỏi thứ tư là rõ ràng dân vùng đấy đang yên ổn, đang là con dân nhà Hán, Lượng nghiễm nhiên đến cướp mà dân trong thành vẫn vui mừng. Mừng vì cái gì? Để tạm ở đây, nếu tới tối chưa ai có ý kiến gì thì sẽ đi tiếp tới điều thú vị thứ hai.
Vì một mục đích "cướp" còn cao cả hơn bội phần là cướp thiên tử của Tào Tháo nên vài cái cướp nho nhỏ này có đáng là gì !
Ẹ, yên ổn là thời Lưu Độ cà. Tới khi bọn LBị vào, tính mạng sắp đai hết, nhưng nhờ GCL tha chết lại còn bẩu sau này Bị làm vua thì vùng này thể nào cũng là "vùng gốc" . Thế thì không vui mừng sao?
@Magic120: Tào Tháo cướp thiên tử bao giờ? Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 13 viết: http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_quốc_diễn_nghĩa/Hồi_13 "Thái uý là Dương Bưu, đại tư nông là Chu Tuấn mật tâu với vua Hiến đế rằng: - Nay Tào Tháo cầm hơn 20 vạn quân, mưu thần, dũng tướng trong tay có vài mươi người. Nếu được người ấy để phù trì xã tắc, tiêu trừ đứa gian phi, thì thiên hạ may lắm!" Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 14 viết: http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_quốc_diễn_nghĩa/Hồi_13 "Thái uý là Dương Bưu tâu với vua rằng: - Trước bệ hạ đã giáng chiếu, chưa kịp sai ai mang đi. Nay Tào Tháo ở Sơn Ðông, binh hùng tướng giỏi. Nên truyền gọi y vào chầu để giúp nhà vua. Vua nói: - Trước ta đã giáng chiếu rồi, ngươi không cần phải tâu nữa. Cứ sai người mang đi lập tức là xong. Bưu lĩnh chỉ, sai ngay người sang Sơn Ðông với Tào Tháo." "Vua ở Lạc Dương, trăm việc còn thiếu thốn cả. Thành quách đổ nát cũng chưa sửa sang được." "Vua theo lời. Nay hôm ấy khởi giá sang Sơn Ðông. Trăm quan không người nào có ngựa cưỡi, đều đi bộ theo giá. Vừa ra khỏi Lạc Dương, chưa đi được một bước đường nào, đã thấy ở đằng xa xa, bụi bốc mù trời, chiêng trống vang rầm, không biết cơ man nào là quân mã kéo đến. Vua và hoàng hậu run sợ quá không nói được, chợt thấy một tên kị mã đến, tức là sứ giả đi Sơn Ðông trở về. Sứ giả đến trước giá lạy rồi tâu rằng: - Tào tướng quân khởi hết cả quân Sơn Ðông, vâng chiếu mệnh đến ngay và nghe thấy Lý Thôi, Quách Dĩ xâm phạm vào Lạc Dương, cho nên trước hết sai Hạ Hầu Ðôn làm tiên phong, dẫn mười viên tướng giỏi và năm vạn tinh binh lại đây trước để hộ giá. Vua nghe thấy thế, trong bụng mới hơi yên. Ðược một lát quả Hạ Hầu Ðôn dẫn Hứa Chử, Ðiển Vi lại lấy quân lễ yết kiến vua." Cái này gọi là "cướp" của cậu à? Phụng chiếu tới đón thiên tử thì gọi là cướp? Nói vô căn cứ thì không được tính nhé. Còn cái "Vì một mục đích "cướp" còn cao cả hơn bội phần" của Lượng là gì thì đề nghị cậu dẫn chứng ra. Nếu không thì Lượng cũng chả khác mấy thằng giặc núi thời đó, cũng viện cớ y hệt cậu Magic120: "Vì một mục đích "cướp" còn cao cả hơn bội phần là cướp thiên tử của Tào Tháo nên vài cái cướp nho nhỏ này có đáng là gì !" @{O|O}: Lý giải của cậu hợp lý lắm, cậu có kiến giải gì hay nữa hãy đưa vào nhé.
Thôi ông Leland rút lại rồi qua ý khác đi. Sao giống hồi thời đố vui 3 quốc quá :) Mà ông đừng có chăm chăm vô GCL hay nhà Thục nhé, phải đi từ Thục sang Ngô rồi đến Ngụy cho nó ... công bình.
Cái nhân đức ở chỗ là không chỉ giết sạch cả nhà Lưu Hiền mà còn phá tan thành chỉ. Mặc dù cha con Lưu Hiền đời đời trung dũng có thể coi cái chết nhẹ tựa lông hồng sẵn sàng sống chết cùng họ Gia Cát. Nhưng câu đe dọa phá tan thành trì thì dân chúng sẽ lầm than khổ cực, đói rét không nơi nương tựa. Vì vậy mặc dù biết Lưu Hiền phải làm con tin thì cũng đành vì nhân dân trăm họ mà Lưu Độ phải chấp nhận.
@L0ngspear tiên sinh: Điều tiên sinh chỉ ra rất hay, cho thấy sự hi sinh vì dân chúng trong thành của gia đình vị thái thú nhân hậu Lưu Độ - Lưu Hiền, điều mà khi đọc qua Tam Quốc mấy ai để ý tới. @{O|O}: Tôi không lập 1 topic Đố vui khác ngay vì muốn thử 1 mô hình đưa ra 1 sự kiện rồi mọi người tự vào bình xem sẽ thế nào. Luật chơi vẫn như cũ: Tôi không phải là người duy nhất đưa ra các sự kiện mà ai đưa cũng được, ý kiến của tôi không phải là tuyệt đối đúng, những ý kiến nào đưa ra mà không ai chỉ ra được điểm bất hợp lí thì đều được công nhận, ý kiến mà có điểm sai bị chỉ ra mà không phản bác được thì phải nhận là sai, kể cả tôi cũng thế. Cậu nói đến Đố vui thì trong đầu tôi nghĩ ra luôn 1 câu rồi. Đợi khi nào có sẵn 10 câu thì lập topic đó nhé.
ĐIỀU THỨ HAI: Nhà tiên tri Lỗ Túc Ai đọc Tam Quốc cũng chỉ biết đến Gia Cát Lượng là nhà tiên tri tài ba. Có ngờ đâu Lỗ Túc cũng không hề kém. Tam Quốc Diễn Nghĩa, hồi 57 chép: http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_quốc_diễn_nghĩa/Hồi_57 Không chỉ biết trước Lưu Bị sẽ nhìn mặt Bàng Thống xấu hay đẹp, Lỗ Túc còn biết trước Lưu Bị sẽ xếp Bàng Thống làm tri huyện. Tại sao không phải chức nào khác, mà lại đúng là tri huyện? Qua đây ta thấy được cái tài nhìn trước được tương lai của vị đại đô đốc số 2 trong quân Tôn Quyền này. Ai hãy thử phân tích xem vì sao Lỗ Túc có cái tài thế này mà lại cứ giấu, trong khi ví dụ như Lượng có tài thì phải thuê trẻ hát bài quảng cáo, hoặc Quan Vũ được thư khen thì phải đem khoe tất cả các tướng?
@Lognel: Cũng trong hồi 57 này: "Lỗ Túc nói: - Tôi tài nhỏ trí mọn, Công Cẩn tiến cử nhầm, quả thật không xứng đáng với chức vụ. Tôi xin cử một người giúp chúa công. Người này, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, mưu lược chẳng kém gì Quản, Nhạc, kế sách ngang với Tôn, Ngô. Trước đây Công Cẩn nhờ mẹo người ấy cũng nhiều, mà Khổng Minh cũng chịu là giỏi; hiện người ấy đang ở Giang Nam, sao chúa công không trọng dụng?" nên suy luận của cậu không hợp lí. @o9o361ooo9: Nói không có căn cứ thì không được tính nhé. Nếu có thì đề nghị cậu đưa những trường hợp chứng minh "mấy bác dịch thuật": ở đây là cụ Phan Kế Bính, cụ Bùi Kỉ, "chép sử" - ở đây là La Quán Trung, Trần Thọ biết nên ghi lại cái nhân vật không có cho nó có vần nhé.
mình nghĩ cũng không có gì đặc biệt. vì có lẽ tri huyện là chức vụ thấp nhất mà các phe sứ quân các cứ thời ấy có thể phong cho các văn nhân - người đọc sách đến đầu quân. Theo đánh giá bề ngoài của Bàng Thống có lẽ không thể hiện hết tài năng, nên Lỗ Túc suy đoán Lưu Bị sẽ phong ông một chức vụ thấp nhất có thể.
Mỗi người mỗi cảnh sao lại so sánh như vậy được ? Lỗ Túc biết người biết ta nên ẩn thân , thời nay là vậy đó
Mỗi người mỗi cảnh sao lại so sánh như vậy được ? Lỗ Túc biết người biết ta nên ẩn thân , thời nay là vậy đó