nói về những mưu sĩ trong RKT thì mọi người ai cũng nghỉ Gia Cát Lượng là giỏi nhất ... nhưng nếu suy xét 1 cách cụ thễ . thì mình thấy mỗi người mỗi vẽ... 1.Giã Hũ 2.Quách Gia 3.Lý Nho 4.Điền Phong 5.Lỗ Túc 6.Pháp Chính 7.Chu Du 8.Gia Cát Lượng 9.Lục Tốn 10.Tư Mã Ý 11.Tuân Túc 12.Tuân Du 13.Từ Thứ 14.Bàng Thống Theo các bạn. vị quân sư nào giỏii nhất?! .
Chu Du number One. Ảnh và Tôn Sách mà ko chết sớm thì trước sau Gia Cát cũng die dzới anh này và cũng không có cửa cho đất Thục cắm dùi đâu.
Quách Gia. Quân sư số 1 của Tào Tháo người mà đến Tào Tháo còn phải nói rằng: "Ta nhớ tiếc Phụng Hiếu, chẳng thể quên được. Người ấy hiểu biết việc binh nhung, hơn hẳn mọi người. Có nhiều người lo lắng rằng phương Nam đương có bệnh dịch, Phụng Hiếu thường nói rằng: ‘Ta đến phương Nam, tất chẳng sống để trở về’. Nhưng Gia cùng với ta bàn định kế sách, Gia cho rằng nên định Kinh châu trước. Thế là chẳng những chỉ biết đến kế sách mà còn trung hậu nữa, luôn muốn lập công lao, chẳng kể gì đến tính mệnh. Việc ấy người ta sao có thể quên được, làm sao ta có thể quên người đã khuất được.” Tiếc là sau trận bình định anh em nhà họ Viên và đánh tan Ô Hoàn, ông mất sớm. Nếu không tin rằng Tư Mã Ý và Khổng Minh không có đất để múa may suốt thế đâu.
xét trong lịch sử ko nói , truyện ko nói , nhưng trong RTK thì nổi bật là : 1.Giã Hũ Stat : ok . Skill : so với AI máy thì ko hữu dụng lắm 2.Quách Gia Stat : ok . Skill : cũng tạm 3.Chu Du Stat : ok Skill : tuyệt 4.Gia Cát Lượng: Stat : ok . Skill : khủng , nhưng nếu ko có focus và Chain Reaction thì cũng tàm tạm thui , xài đc vài lần thì hết . 5.Lục Tốn Stat : Ổn hơn Quách , đánh vài năm thì cái INT cũng lên 100 . Skill giống Quách . Tóm lại Tốn hơn Quách . 6.Tư Mã Ý Stat: ok Skill : cũng tàm tạm 7.Tuân Úc Stat : ổn . Skill : khỏi bàn 8.Tuân Du Stat : đc Skill : focus rất tốt , trông còn ổn hơn cả Divine Potency nếu đi 1 mình . Vì dùng đc 100 ~ 120 lần , hữu dụng hơn Lượng phần nào đó 9.Bàng Thống Stat : ok Skill : Giống Tốn , Quách Tóm lại , alone thì Du là ok nhất
Tôi nhìn cậu T2_2112 cứ như thằng trẻ con lấy 1 ít trong Tam Quốc Chí Chú ra vung vẩy khắp nơi mà thấy buồn cười, cũng định không nói đâu nhưng để cậu diễn hề nhiều thì cũng không ổn. Thứ nhất, đây là box RTK, đầu topic cũng nói rõ là RTK cậu nhé, Romance of the Three Kingdoms, Tam Quốc Diễn Nghĩa nhé, không nói về Tam Quốc Chí Chú nhé, cậu dẫn lời của Tào Tháo do Phó Tử viết ra vào đây để chứng minh cái gì? Thứ hai, có vẻ cậu chả phân biệt nổi Tam Quốc Chí nó khác Tam Quốc Chí Chú ở đâu, mà lôi 1 lời nói bâng quơ do Bùi Tùng Chi trích từ Phó Tử ra, cậu liền cho là đúng luôn Tam Quốc Chí của Trần Thọ mới là cao nhất cậu nhé, còn tính xác thực của cái lời từ Phó Tử mà Bùi Tùng Chi dẫn ra kia chưa rõ nhé. Thứ ba, theo cậu nếu cứ lời nói của Tào Tháo cậu cho là đúng luôn, thì Tam Quốc Chí của Trần Thọ ghi rõ Tào Tháo còn gọi Tuân Úc là ""Ngươi là Tử Phòng(10) của ta vậy.", tính tin cậy vừa cao hơn câu Phó Tử viết, mà quân sư mà bằng Trương Lương thì vô địch luôn thời Tam Quốc, thế thì đứng đầu phải là Tuân Úc chứ cậu nhỉ, Quách Gia tuổi gì mà so được với Trương Lương? Thứ tư, phân tích luôn cái câu cậu chép ra: "Người ấy hiểu biết việc binh nhung, hơn hẳn mọi người. Có nhiều người lo lắng rằng phương Nam đương có bệnh dịch, Phụng Hiếu thường nói rằng: ‘Ta đến phương Nam, tất chẳng sống để trở về’." "Có nhiều người" chứ không phải "Tất cả mọi người" nhé, Gia chỉ hơn được những thằng lo lắng kia chứ không hơn tất quân Tào nhé Thứ năm, cậu chép thì chép cho nó đủ, Phó Tử viết là Tào Tháo gửi thư cho Tuân Úc, trong thư nói như thế chứ không phải Tháo ra trước mặt mọi người nói như thế nhé: Thứ sáu, vì sao mà Tào Tháo thương tiếc Quách Gia thế? Lí do đặc biệt trong phần Phó Tử chép viết rõ này: "Vả lại Phụng Hiếu là người hiểu cô hơn ai hết; Người trong thiên hạ hiểu được nhau cũng chẳng có nhiều, vì thế lại khiến ta đau tiếc hơn nữa. Sao mà đau tiếc đến vậy được!" Vì là người hiểu Tào Tháo hơn người khác nên được ưu ái hơn nhé Chứ chả phải vì giỏi hơn tất cả nhé. Thế nên đề nghị cậu bớt vác vài câu chép trong Tam Quốc Chí Chú, chép không có đầu không có đuôi đi khắp nơi rồi khẳng định nó là đúng luôn Và có vác đi thì post vào đúng chủ đề nhé, đây không phải box LỊCH SỬ TẦU mà mọi điều phải chép hết từ SỬ TẦU ra, đây là box game TAM QUỐC DIỄN NGHĨA cậu nhé, cậu thích thì lập topic mà bàn về Tam Quốc Chí Chú riêng, mà thực ra muốn bàn đúng hẳn về sử Tầu như cậu thích làm thì phải dùng TAM QUỐC CHÍ của TRẦN THỌ làm dẫn chứng, chứ lời của Bùi Tùng Chi chép từ truyện dân gian ra cậu lấy gì khẳng định nó đúng? Nếu có thì cho nguồn dẫn chứng khẳng định tính đúng đắn của các tài liệu đấy nhé, tiếng Việt, tiếng Trung hoặc tiếng Anh đều được Và đề nghị cậu bớt cái trò nhẩy vào mồm người khác khi người ta đang nói về Tam Quốc Diễn Nghĩa, thì lại nhẩy vào ngay nói Lịch sử thật nó phải thế này cơ, thế kia cơ đi nhé. Vì những lí do trên, cái kết luận này của cậu: Chả có nghĩa gì cả. Link tham khảo: Quách Gia truyện: http://www.tangthuvien.com/forum/showpost.php?p=1045855&postcount=144 Tuân Úc truyện (không đủ): http://diendanvanhoathethao.net/showpost.php?p=136218&postcount=1021
TAM QUỐC CHÍ Chú Ngụy thư quyển 14 - Trình Quách Đổng Lưu Tưởng Lưu truyện: Quách Gia truyện. Nguyên tác: Trần Thọ Chú giải: Bùi Tùng Chi Nguồn: Các dịch giả VN Quách Gia tự Phụng Hiếu, người huyện Dương Địch quận Dĩnh Xuyên. [ Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu, sinh ra tại Dĩnh Xuyên, Dương Địch, ngày nay là Vũ Châu, Hứa Xương, Hà Nam là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của lãnh chúa hùng mạnh Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc. Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các lãnh chúa kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn. Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo. ] Phó Tử chép: “Gia từ thủa nhỏ đã có tầm nhìn xa. Thời Hán mạt thiên hạ nhiễu loạn. Lúc hai mươi tuổi mai danh ẩn tích, bí mật kết giao với những người tuấn kiệt, không giao tiếp với tục nhân, cho nên phần lớn những người cùng thời chẳng mấy ai biết đến, chỉ có những bậc thức giả mới biết được. Năm Gia hai mươi mốt tuổi, được vời vào phủ Tư đồ.” Khi trước, Gia đi về Bắc yết kiến Viên Thiệu, thời gian sau có nói với mưu thần của Thiệu là Tân Bình, Quách Đồ rằng: “Bậc trí giả nên chọn chúa mà thờ, sao cho trăm lần mưu việc là trăm lần toàn vẹn mà lại có thể gây dựng được công danh. Viên công đồ muốn bắt chước Chu Công nhún mình cầu kẻ sỹ, mà lại chẳng biết dụng nhân tài. Đòi hỏi nhiều nhưng lại ít chú trọng đến cái thiết yếu, có mưu hay mà không quyết, muốn cùng chung sức để cứu giúp đại nạn cho thiên hạ, yên định bá nghiệp, khó lắm thay!” Rồi bỏ đi. Năm 196: Trước đó, người ở Dĩnh Xuyên là Hí Chí Tài, là mưu sỹ trù hoạch mọi kế sách dưới trướng, Thái tổ rất tin dùng, song chết sớm. Thái tổ gửi thư cho Tuân Úc nói rằng: “Từ lúc Chí Tài chết đi, ta chẳng có ai để bàn tính mọi việc nữa. Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên là nơi có nhiều bậc kỳ sỹ, liệu có ai có thể cùng bàn định những việc ấy cùng ta nhỉ?” Úc tiến cử Gia. Thái tổ cho triệu kiến, luận bàn chuyện thiên hạ. Thái tổ nói: “Kẻ khiến ta thành đại nghiệp, ắt hẳn là người này đây.” Khi Gia trở ra, cũng vui mừng nói: “Đúng là chân chúa của ta vậy”. Thái tổ dâng biểu lên cho Gia làm Tư không Quân tế tửu (1). Phó Tử chép: Thái tổ bảo Gia rằng: “Bản Sơ giữ Ký Châu nhân dân đông đúc, Thanh Châu-Tinh Châu cũng gồm vào đó, đất rộng binh cường, người theo giúp cũng chẳng phải là những kẻ kém cỏi. Ta muốn đánh dẹp, e rằng binh lực chẳng thể đối địch, biết làm sao đây?” Gia thưa: “Ngày trước Lưu Bang, Hạng Võ về quân lực chẳng thể đối địch nhau, minh công hẳn đã biết. Hán Cao Tổ chỉ nhờ trí mưu mà thắng; Hạng Võ tuy mạnh, rút cục vẫn bị đánh bại. Cứ như ý Gia tôi tính thì, Thiệu có 10 điều bại, minh công có 10 điều thắng, binh Thiệu tuy mạnh, nhưng cũng không đáng ngại. Đó là: 1> Thiệu ưa lễ nghi phiền phức rườm rà; minh công lại thuận theo lẽ tự nhiên, ấy là thắng về đạo là lẽ thứ nhất. 2>Thiệu hành động trái lẽ; minh công thuận theo lẽ phải để chỉ huy thiên hạ, thế là thắng về nghĩa là lẽ thứ hai. 3> Thời Hán mạt chính sự trễ nải vì khoan nhu, Thiệu lại lấy khoan hoà mà trị, thế nên chẳng thay đổi được gì; minh công cương quyết lấy sự nghiêm ngặt mà ràng buộc đưa người ta vào khuôn phép, thế là thắng về trị là lẽ thứ ba. 4> Thiệu bề ngoài thì khoan hoà song bên trong lại nghi kỵ, dùng người mà trong lòng đầy ngờ vực, chỉ tin dùng con em thân thích; minh công bề ngoài giản dị dễ gần mà bên trong thì sáng suốt khéo léo, dùng người thì không chút ngờ vực, chỉ cần có tài là được dùng, chẳng kể gì đến thân sơ, ấy là thắng về độ là lẽ thứ tư. 5> Thiệu nhiều mưu kế mà thiếu quyết đoán, thường để lỡ mất cơ hội; minh công thì cứ có kế sách hay là thi hành, ứng biến đến vô cùng, đó là thắng về mưu là lẽ thứ năm. 6> Thiệu nương cậy vào gia thế và địa vị, thích bàn bạc những chuyện cao siêu để thu lấy lời khen, khiến những kẻ sĩ thích nói những lời tán tụng suông theo về rất đông; minh công lấy sự chí tâm đãi người, cứ theo lẽ chân thực mà thi hành, không làm những việc phô trương, lấy sự cần kiệm làm gương cho kẻ dưới, đối với người có công thì không hề bủn xỉn, khiến cho những kẻ sĩ trung chính có tầm nhìn xa và thực tài ở khắp nơi tin tưởng đến dưới cờ, ấy là thắng về đức là lẽ thứ sáu. 7> Thiệu nhìn thấy người khác cơ hàn, vẻ thương xót lộ ra nét mặt, nhưng nếu như chẳng nhìn thấy, thì cũng chẳng hề nghĩ đến, đó chính là lòng nhân của đàn bà; minh công thì đối với những việc nhỏ trước mắt, có lúc bỏ qua, nhưng khi gặp việc lớn, lại lo liệu chu đáo được hết cả (2), ban ân huệ cho người ta, còn quá cả kỳ vọng, dẫu có việc không nhìn thấy, nhưng vẫn suy tính được chu toàn, chẳng hề thiếu sót, đó là thắng về nhân là lẽ thứ bảy. 8> Đại thần của Thiệu tranh giành quyền bính, những lời sàm nịnh mê hoặc không dứt; minh công dùng đạo lý cai quản thuộc hạ, lời dèm pha ton hót không nghe, đó là thắng về minh là lẽ thứ tám. 9> Thiệu chẳng biết phân biệt phải trái; minh công đối với người chân chính thì dùng lễ đãi ngộ, với người bất chính thì dùng phép để trị, ấy là thắng về văn là lẽ thứ chín. 10> Thiệu thích phô trương thanh thế, không hiểu điều cốt yếu của binh cơ; minh công lấy ít thắng nhiều, dụng binh như thần, quân nhân được nương nhờ, mà địch nhân phải sợ hãi, ấy là thắng về võ là lẽ thứ mười.” Thái tổ cười nói: “Cứ như lời khanh nói, cô sao được như vậy.” Gia lại thưa: “Thiệu đang đánh Công Tôn Toản ở phía Bắc, ta có thể nhân cơ hội này để viễn chinh, tiến sang Đông đánh Lã Bố. Không đánh Lã Bố trước, nếu như Thiệu đến đánh cướp, Bố sẽ dẫn binh chi viện, ấy sẽ là mối nguy hại vô cùng.” Thái tổ nói: “Đúng vậy.” Năm 198: Thái tổ đem quân đánh Lã Bố, đánh ba trận đều phá được, Bố lui binh cố thủ. Bấy giờ sĩ tốt đã mỏi mệt lắm, Thái tổ muốn dẫn quân quay về, Gia khuyên Thái tổ nên đánh gấp, nhân thế bắt được Bố. Du cùng Quách Gia thuyết Thái tổ rằng: "Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí đã suy rồi vậy. Ba quân lấy tướng soái làm đầu não, tướng đã suy thì quân thì quân không có ý chí phấn đấu. Trần Cung có trí mưu nhưng chậm chạp, nay chí khí của Bố chưa hồi phục, mưu kế của Cung chưa định, ta tiến đánh gấp, có thể bắt được Bố vậy." Thái tổ bèn khơi nước sông Nghi, sông Tứ rót vào thành, thành tan lở, bắt sống được Bố. Nguỵ thư chép: Kẻ bàn luận nói rằng Biểu, Tú còn ở phía sau mà quay về đánh Lã Bố, thì sẽ rất nguy hiểm. Du cho rằng Biểu, Tú mới bị phá, thế tất chẳng dám vọng động. Bố là kẻ kiêu mãnh, lại nương cậy vào Viên Thuật, nếu để hắn tung hoành ở vùng Hoài, Tứ, bọn hào kiệt tất hưởng ứng hắn. Nay thừa lúc hắn mới làm phản, mọi người chưa cùng một bụng, đến đánh có thể phá được. Thái tổ nói: "Hay." Lập tức hành quân, Bố bị Lưu Bị đánh bại, bọn Tang Bá liền hưởng ứng Thái tổ. Phó Tử chép: Thái tổ muốn dẫn quân quay về, Gia nói rằng: “Xưa kia Hạng Tịch (3) đánh nhau hơn bảy mươi trận, chưa từng thua một trận nào, một ngày thất thế mà thân chết nước mất, ấy là hữu dũng vô mưu vậy. Nay Bố thua trận liên tiếp, khí suy lực tực, trong ngoài thất thủ. Mà uy lực của Bố chẳng bằng được Hạng Võ, song nỗi khốn quẫn lại trầm trọng hơn nhiều, nếu chúng ta thừa thắng tấn công, thế tất có thể bắt được Bố”. Thái tổ nói: “Hay”. Nguỵ thư chép: Lưu Bị thua trận đến nương nhờ, Thái tổ lấy làm Dự châu mục. Có người bảo Thái tổ rằng: “Bị có tư thế kiêu hùng, nay không sớm trừ đi, tất di hoạ về sau”. Thái tổ đem việc ấy hỏi Gia, Gia thưa: “Không nên. Minh công cầm kiếm nghĩa khởi binh, vì trăm họ trừ quân cường bạo, nêu cao tín nghĩa để chiêu dụ tuấn kiệt, còn lo rằng người thiên hạ chưa tìm đến. Nay Bị có danh tiếng là kẻ anh hùng, nhân vì khốn cùng mới theo về mà lại muốn giết đi, thế là mang tiếng hại người hiền, tất những kẻ trí sĩ trong thiên hạ sẽ lấy thế làm ngờ, còn ai tìm đến nữa, minh công sẽ cùng ai yên định thiên hạ? Dứt được mối lo một người, mà tuyệt lòng mong ngóng khắp bốn bể, cái lẽ an nguy là thế, chẳng thể không xét kỹ được!” Thái tổ cười nói: “Khanh nói thật đúng ý ta vậy”. Phó Tử chép: Khi trước, Lưu Bị đến hàng, Thái tổ lấy lễ thượng khách đối đãi, cho làm Dự châu mục. Gia nói với Thái tổ rằng: “Bị có hùng tài mà rất được lòng người. Trương Phi-Quan Vũ, đều là những kẻ có sức địch muôn người, mà sẵn lòng chết vì Bị. Gia tôi xét thấy rằng, sau này Bị tất không chịu ở dưới người khác, toan tính trong lòng y khó có thể lường được vậy. Cổ nhân có câu ‘Một ngày thả địch, hậu hoạn muôn đời’. Nên sớm lo liệu trước đi”. Bấy giờ, Thái tổ vâng mệnh Thiên tử sai khiến thiên hạ, đang muốn chiêu dụ những kẻ anh hùng nêu cao tín nghĩa, không chịu dùng mưu của Gia. Đến lúc Thái tổ sai Bị đi đánh Viên Thuật, Gia cùng với Trình Dục vội đến nắm lấy cương ngựa can Thái tổ rằng: “Thả Bị, ấy là mối hoạ lớn vậy!” Khi ấy Bị đã đi xa rồi, sau này cất binh làm phản. Thái tổ hận rằng đã không nghe lời Gia lúc trước. Xét những điều Nguỵ thư chép về việc ấy, cùng với những lời Phó Tử chép ở đây thấy trái ngược nhau vậy. Năm 200: [ Quách Gia đúng là một mưu sĩ giỏi thời Tam Quốc, trong trận Quan Độ đứng trước trận tiền ông có nói với Tào Tháo: "Thừa tướng còn đang theo dõi đợi chờ à ?", Tào Tháo trả lời : "Viên Thiệu thế định tới đây đang nhẽ phải giữ thế tấn công, nay hắn lại dùng phụng bài trước trận tiền, ý của ngươi là hán muốn thủ?" khi đó Quách Gia nói một câu chính xác ý nghĩa cho cả trận đánh:"Viện Thiệu có thể thủ, nhưng thừa tướng không thể nào làm như vậy, quân ta tinh nhuệ một chọi lại mười, cần phải tác chiến ngay lập tức, chần chừ đôi lúc lòng quân phập phồng thì rất nguy hiểm lắm" khi Phụng Hiếu nói đến đây thì chúng ta đã rõ, trước đó Điền Phong đã khuyên Viên Thiệu đừng xuất quân lúc này sẽ bất lợi, sau đến Hứa Cửu cũng đã khuyên Viên Thiệu lương thảo đầy đủ lợi thế là thủ, không đánh Tào Tháo cũng sẽ thua. Rõ ràng, câu nói trên của Quách Gia nhận định và khuyên Tào Tháo thật là đúng, lý do vì Tào Tháo lương thực không đầy đủ, quân tinh nhuệ chỉ có thể đánh chớp nhoáng, cần quyết định ngay lập tức và rất nguy hiểm khi mà kéo dài ngày tháng, lương thảo không đủ. Chỉ cần câu nói đúng lúc và rất ngắn gọn đi thẳng và vấn đề của Quách Gia mà chúng ta thấy được Quách Gia nhìn nhận vấn đề, phân tích sáng suốt và trí tuệ siêu phàm trước tình hình lúc bầy giờ Viên Thiệu có 70 vạn quân, còn Tào Tháo chỉ có 7 vạn quân. ] Tôn Sách chiếm được đất đai ngàn dặm, thâu tóm hết cả xứ Giang Đông, nghe tin Thái tổ cùng với Viên Thiệu đương cầm giữ nhau ở Quan Độ, muốn qua sông vượt Giang Bắc tập kích vào Hứa Đô. Quân sỹ của Thái tổ hay tin đều lấy làm kinh sợ. Gia suy đoán rằng: “Tôn Sách mới bình định được Giang Đông, những kẻ bị Sách giết đều là những bậc anh hùng hào kiệt, mà dưới trướng họ có nhiều người sẵn sàng lấy cái chết để báo thù cho chủ. Thế mà Sách lại rất coi thường không chịu phòng bị. Dẫu dưới tay Sách có trăm vạn quân, cũng chẳng khác gì một mình đi giữa Trung nguyên. Ví như có kẻ thích khách mai phục đánh lén, cũng chỉ là một người đánh một người. Thế nên tôi cho rằng, Sách tất sẽ chết bởi tay của một kẻ thất phu mà thôi.” Sách ở Giang Đông chưa được bao lâu, quả nhiên bị môn khách của Hứa Cống giết chết. Phó Tử chép: Thái tổ muốn mau chóng đánh dẹp Lưu Bị, lại sợ rằng nếu xuất quân, bị Viên Thiệu tập kích phía sau, tiến lên thì khó đánh được mà lui thì gặp bất lợi. Việc này đã chép ở Vũ đế kỷ. Thái tổ còn ngờ, đem ý ấy hỏi Gia. Gia khuyên Thái tổ rằng: “Thiệu vốn chậm chạp mà đa nghi, có đến cũng chẳng thể nhanh chóng được. Bị mới cất binh, nhân tâm chưa phục, nếu đánh gấp ắt sẽ khắc chế được. Cái lẽ được mất là vậy, chớ nên bỏ lỡ.” Thái tổ nói: “Hay.” Rồi Đông chinh đánh Lưu Bị. Bị thua trận chạy sang chỗ Viên Thiệu, Thiệu quả nhiên không xuất binh. Thần Tùng Chi xét Vũ đế kỷ thấy rằng, việc quyết kế đánh Bị, đều bởi Thái tổ tự quyết định. Nói rằng Thái tổ dùng kế của Gia, thế là chẳng đúng. Lại xét truyện này nói rằng Gia liệu được Tôn Sách coi rẻ tính mạng mình, ắt sẽ chết vì tay kẻ thất phu, rõ ràng là sáng suốt liệu việc. Nhưng đó cũng không hẳn là bậc thượng trí, bởi Gia chẳng biết chắc rằng Sách sẽ chết vào năm nào. Nay Tôn Sách chết đúng vào năm định tập kích vào Hứa Đô, ấy cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên vậy. Năm 201: Sau Thái tổ phá được Viên Thiệu, Thiệu chết, Thái tổ lại đuổi đánh Đàm-Thượng ở Lê Dương, thắng liền mấy trận. Chư tướng muốn thừa thắng tấn công, Gia nói: “Viên Thiệu vốn rất yêu quý hai đứa con này, không quyết được nên lập đứa nào. Lại có Quách Đồ, Phùng Kỷ là mưu thần giúp hai người, thế tất hai bên sẽ giao đấu với nhau, rồi đường ai nấy đi. Ta mà đánh gấp, ắt họ sẽ cùng hợp sức chống giữ, còn nếu ta trì hoãn tấn công thì họ sẽ tranh giành kèn cựa lẫn nhau. Chẳng bằng ta quay về Nam nhằm hướng Kinh Châu làm bộ đánh Lưu Biểu, đợi nội bộ họ sinh biến; họ đã có biến rồi ta sẽ xuất kích sau, như thế có thể chỉ một trận là đánh được.” Thái tổ nói: “Hay.” Bèn quay về đánh phương Nam. Năm 203: Quân đi đến Tây Bình, Đàm-Thượng quả nhiên tranh giành Ký Châu. Đàm bị quân của Thượng đánh bại, chạy về giữ đất Bình Nguyên, sai Tân Bì đến xin hàng. Thái tổ liền quay lại cứu giúp, nhân đó yên định được Nghiệp Thành. Sau Thái tổ lại đánh dẹp Đàm ở Nam Bì, bình định được Ký Châu. Thái tổ phong cho Gia làm Vị dương Đình hầu. Phó Tử chép: Hà Bắc đã bình, Thái tổ nhiều lần cho triệu gọi các bậc danh sỹ có tên tuổi ở các châu Thanh-Ký-U-Tinh đến, lấy họ làm các chức Duyện coi sóc việc ở vùng đó. Ấy đều là mưu lược của Gia vậy. Năm 204: Khi Thái tổ đuổi đánh Viên Thượng đến ba quận ở xứ Ô Hoàn, chư tướng môn hạ đều sợ rằng Lưu Biểu sẽ sai Lưu Bị tập kích Hứa Xương đánh Thái tổ, Gia nói: “Minh công tuy uy chấn thiên hạ, song rợ Hồ ỷ rằng mình ở nơi xa xôi, ắt chẳng có sự đề phòng. Ta nhân lúc họ không phòng bị, bất ngờ công kích, có thể phá tan được. Vả lại Viên Thiệu vốn có ân huệ với người Di, lại để cho anh em Thượng sống ở đó. Mà nay bách tính ở bốn châu (4) chỉ vì sợ uy của ta mà theo, chứ ân đức của chúng ta chưa rủ đến họ, nếu chúng ta quay về đánh phương Nam, Thượng sẽ dựa vào sự giúp đỡ của người Ô Hoàn, kêu gọi những kẻ tôi trung sẵn sàng chết vì chủ, một khi người Hồ nổi dậy, người Di cũng hưởng ứng theo, khiến cho Đạp Đốn (5) cũng nảy sinh mưu toan dòm dỏ, sợ rằng đất Ký châu, Thanh châu không còn là của chúng ta nữa. Còn như Biểu, chỉ ngồi bàn chuyện suông với khách mà thôi, tự biết rằng chẳng đủ tài để dùng Bị, nếu trọng dụng ắt sợ rằng không thể chế ngự được Bị, nếu dùng Bị vào việc nhỏ ắt Bị không chịu làm, thế dẫu có bỏ trống nước mà đi chinh phạt nơi xa, minh công cũng không cần gì phải lo lắng cả.” Thái tổ bèn nghe theo. Đến đất Dịch, Gia nói rằng: “Việc binh quý ở chỗ thần tốc. Nay đi xa ngàn dặm đánh người ta, thế mà lại mang theo nhiều đồ quá nặng nề, khó mà đi nhanh được, vả lại để cho quân kia biết được, tất có phòng bị; chi bằng bỏ hết những xe chở nặng ở lại, kén chọn khinh binh cùng người hướng đạo để mau chóng tiến quân, bất ngờ đánh úp là hơn.” Thái tổ nghe theo ngầm tiến binh vượt Lô Long Tắc, nhằm thẳng đến sào huyệt của chúa Thiền Vu. Binh rợ nghe tin Thái tổ đến, sợ hãi cuống quýt cả lên hợp nhau lại ứng chiến. Thái tổ phá được quân ấy, chém chết Đạp Đốn cùng đám thủ hạ. Thượng cùng với anh trai là Hy chạy trốn sang đất Liêu Đông. Gia học vấn tinh thông lại có mưu lược, thấu hiểu sự việc. Thái tổ nói: “Duy chỉ có Phụng Hiếu biết được ý của cô.” Năm Gia 38 tuổi, ở Liễu Thành trở về, bị ốm nặng, Thái tổ hỏi thăm bệnh tình. Lúc Gia chết, Thái tổ đến viếng tang, rất thương cảm, bảo bọn Tuân Du rằng: “Các ngươi tuổi tác đều suýt soát với cô, chỉ có Phụng Hiếu là nhỏ tuổi nhất. Ta tính rằng việc thiên hạ định xong, sẽ giao phó việc sau cho, thế mà đang lúc tráng niên rờ rỡ lại chết sớm, chẳng hay đó là số mệnh đã định hay sao!” Bèn viết biểu rằng: “Quân sư Tế tửu Quách Gia, từ lúc theo thần đi chinh phạt, đến nay đã được mười một năm. Mỗi khi có việc, liệu địch ứng biến. Có lúc kế sách của thần còn chưa định, Gia đã quyết ý xong rồi. Việc bình định thiên hạ, công của Gia rất cao. Nay Gia bất hạnh đoản thọ, sự nghiệp chưa trọn. Nhớ đến công lao của Gia, thật chẳng thể quên. Nên tăng thêm thực ấp cho Gia từ 800 hộ trước đây lên 1.000 hộ.” Nguỵ thư chép lại tờ biểu của Thái tổ viết: “Thần nghe rằng việc khen kẻ trung kính người hiền, không hẳn ấy là người thân, nghĩ đến công lao của người ta mà khen thưởng, ấy là ân điển để lại cho đời sau. Như việc Công Tôn Thúc nước Sở, vẻ vang đến đời con cháu; như Sầm Bành dù đã chết, tước lộc đến tận ngành chi thứ. Quân sư Tế tửu Quách Gia, là bậc uyên bác trung lương trinh thục, thấu tình đạt lý. Mỗi khi có việc, một lời nói ra ở chốn doanh đình (6), đủ để giải quyết mọi việc, kế sách chẳng hề sai sót. Từ ngày theo trong quân ngũ, nay đã được mười một năm, đi thì cùng xe, ngồi cùng chung chiếu, ở phía Đông bắt sống Lã Bố, ở phía Tây lấy được Tuy Cố, chém được thủ cấp Viên Đàm, yên định Sóc thổ (7) đất rộng dân đông, lại vượt qua nơi đất hiểm, bình định xong xứ Ô Hoàn, oai danh rung động cả đất Liêu Đông, tiêu diệt cả Viên Thượng. Dẫu đó là nhờ thiên uy của Bệ hạ, nhưng ở đất Dịch làm chỉ huy, đến lúc lâm địch, truyền lệnh răn bảo ba quân, đủ để đánh được kẻ hung nghịch, đó thực sự là công lao của Gia vậy. Đang lúc chuẩn bị biểu dương công lao, song Gia đoản mệnh mà chết sớm. Người trên ở nơi triều đường thương tiếc mà truy điệu bậc lương thần, kẻ dưới tiếc hận phải để tang cho người tài đã khuất. Nay nên truy tặng cho Gia, tăng thêm lộc đủ 1.000 hộ, khen tặng người đã chết, cũng là để cổ suý cho người sau vậy.” Ban cho Gia thuỵ hiệu là Trinh hầu. Con là Dịch nối tự. Dịch tự là Bá Ích. Sách Nguỵ thư khen rằng Dịch thông minh thấu tỏ đạo lý. Sau này lúc Thái tổ chinh phạt Kinh Châu trở về, đến Ba Khâu gặp bệnh dịch, thuyền bè bị đốt cả, than thở rằng: “Nếu Quách Phụng Hiếu còn sống, chẳng thể khiến cô đến nông nỗi này.” Phó Tử chép: Thái tổ khóc mà rằng: “Thương thay Phụng Hiếu! Đau đớn thay Phụng Hiếu! Tiếc thay Phụng Hiếu!” Lúc trước, Trần Quần nói với Thái tổ rằng Gia không chịu sửa đổi hạnh kiểm, mấy lần chê bai Gia ngay ở chốn triều đường, Gia không để ý mà vẫn hành sự tự nhiên theo ý mình, Thái tổ càng quý trọng Gia hơn, khiến cho Quần phải thuận theo, rồi sau cũng rất hài lòng với Gia. Phó Tử chép: Thái tổ gửi thư cho Tuân Úc, nhớ đến Quách Gia thương cảm nói: “Quách Phụng Hiếu tuổi chưa đến 40, cùng lo việc với ta đã mười một năm, vượt mọi trở ngại gian lao, cùng chung lo lắng. Lại là người rất thấu hiểu lý lẽ, biết rõ thế sự khiến mọi việc không bị ngưng trệ, ta muốn phó thác việc hậu sự cho, đâu ngờ chết sớm, khiến ta đau xót thương cảm khôn cùng. Nay ta dâng biểu lên trên xin tăng thêm thực ấp cho con cháu Gia đủ 1.000 hộ, ấy là để giúp thêm cho người đã chết, mong sao lòng đoái niệm ấy cảm kích sâu sắc đến người khác. Vả lại Phụng Hiếu là người hiểu cô hơn ai hết; Người trong thiên hạ hiểu được nhau cũng chẳng có nhiều, vì thế lại khiến ta đau tiếc hơn nữa. Sao mà đau tiếc đến vậy được!” Lại gửi cho Úc một bức thư nữa rằng: “Ta nhớ tiếc Phụng Hiếu, chẳng thể quên được. Người ấy hiểu biết việc binh nhung, hơn hẳn mọi người. Có nhiều người lo lắng rằng phương Nam đương có bệnh dịch, thường nói rằng: ‘Ta đến phương Nam, tất chẳng sống để trở về’. Nhưng Gia cùng với ta bàn định kế sách, Gia cho rằng nên định Kinh châu trước. Thế là chẳng những chỉ biết đến kế sách mà còn trung hậu nữa, luôn muốn lập công lao, chẳng kể gì đến tính mệnh. Việc ấy người ta sao có thể quên được, làm sao ta có thể quên người đã khuất được.” Con Gia là Dịch là Thái tử Văn học, chết sớm. Con là Thâm nối tự. Thâm chết, con là Liệp kế tự. [ Quách Gia có một con trai là Quách Dịch, dạy văn học cho thái tử nhưng chết sớm. Ông này có hai con trai là Quách Thâm và Quách Sưởng. Quách Sưởng là người có tài, nhậm chức tán kỵ thường thị. Con Quách Thâm là Quách Liệp còn sau đó không rõ. ] Sách Thế ngữ chép: Gia là cháu Sưởng, Sưởng tự là Thái Trung, có tài cán, làm Tán kỵ Thường thị. Chú thích: (1) Chức Quân sư tế tửu ở phủ Tư không. (2) Nguyên văn: dĩ tứ hải tiếp, nghĩa là nghĩ xa khắp bốn bể, dịch thoát ý. (3) Hạng Võ. (4) Chỉ bốn châu xứ Bắc Hà. (5) Đạp Đốn tức là thủ lĩnh quân Ô Hoàn. (6) Nơi bàn bạc việc quân ở doanh trại chốn sa trường. (7) Trỏ đất Bắc Hà của Thiệu. ---------- Post added at 12:00 ---------- Previous post was at 11:55 ---------- Về lý Leland cho là đúng vì mình Leland đọc và hiểu, không quan tâm. Ý chủ xị muốn hỏi thích nhân vật nào nhất, do đó tại hạ trích dẫn vài câu tôn vinh nhân vật mình thích. Còn ai diễn tuồng khắp nơi tự biết, khi đọc còn không hiểu ý chủ xị thì dẫn kinh sử ra làm gì.
Cậu T2_2112 vẫn không biết nổi cái nào là Trần Thọ viết, cái nào là Bùi Tùng Chi thêm vào nữa mà lại trích dẫn cả truyện trong TAM QUỐC CHÍ CHÚ ra thì tôi cũng chịu, tôi không thể làm cậu tăng trí năng lên được Tôi không "cho là đúng vì mình mình đọc và hiểu" như cậu mà nói câu nào là tôi đều có dẫn chứng đi kèm Chủ topic viết này: "Ai là quân sư số 1 RKT ?! nói về những mưu sĩ trong RKT thì mọi người ai cũng nghỉ Gia Cát Lượng là giỏi nhất ..." RTK nhé, TAM QUỐC DIỄN NGHĨA nhé, tôi mới hỏi cậu dẫn 1 câu do Phó Tử chép, Bùi Tùng Chi chép lại vào (không phải của TRẦN THỌ chép) vào làm gì? Tôn vinh cái gì? Cậu khẳng định thế này cơ: "Quách Gia. Quân sư số 1 của Tào Tháo người mà đến Tào Tháo còn phải nói rằng: "Ta nhớ tiếc Phụng Hiếu, chẳng thể quên được. Người ấy hiểu biết việc binh nhung, hơn hẳn mọi người. Có nhiều người lo lắng rằng phương Nam đương có bệnh dịch, Phụng Hiếu thường nói rằng: ‘Ta đến phương Nam, tất chẳng..." Người mà đến Tào Tháo còn phải nói rằng để cậu cho là cậu đúng nhé Câu đấy trong truyện dân gian, do Bùi Tùng Chi chép thêm vào, cậu lấy cái gì cho nó là của Tào Tháo thật, tôi nói ở trên rồi còn gì? Chính là thằng đang nói về Tam Quốc Diễn Nghĩa lại dẫn 1 câu của Phó Tử trong Tam Quốc Chí Chú ra để làm dẫn chứng. Đấy chính là thằng đi diễn tuồng khắp nơi. Nó có nick là T2_2112
Đầu topic ng ta đã bảo là trong RTK mà 2 bác này cứ lôi sử ra mà tranh nhau chi thế . Bổ sung tiếp : Tóm lại xét trong RTK thì chỉ có 2 anh Lượng và Du là nổi bật . cả 2 đều ổn về stat và skill . Nhưng Lượng chỉ khủng khi đi chung với Tốc và Thống thui . Nếu theo AI máy đi 1 mình thì cũng ko hữu dụng lắm . Còn Du thì Divine Fire x2 dmg lửa quá đã , hỏa công đánh thành tốt , giết lính cũng tốt . Stat lại toàn diện . Đi chung với Tôn Sách đạo Bow thì cũng imba lắm . Du lại đc cái đẹp mã hơn Lượng , Tóm lại Du là nhất trong RTK .
Cả 14 thằng quân sư kể trên em chơi màn 190 đã có gần đủ, ko hiểu sao thằng Lý Nho với Quách Gia chết sớm quá, mới năm 208 em thu dc Khổng Minh thì Quách Gia đi mất tiêu,làm dẹp Tào xong mà ko có dc Quách Gia, chơi bản PUK Việt ngoài Bàng Thống ra hero nào có skill Chain Retaction nữa các bác nhỉ
@fro65: Chỉ có cậu T2_2112 hay nhẩy vào những topic nói về TQDN rồi lôi những thứ mà cậu T2_2112 tưởng là sử ra rồi cho là đúng, thì tôi mới có ý kiến. Cậu T2_2112 đưa ra mấy thứ tạp nham, TQDN không ra TQDN mà sử thì cũng chả phải sử Chứ cậu fro65 nói đúng ý tôi lắm: "Đầu topic ng ta đã bảo là trong RTK" thì phải dùng RTK mà nói! Chu Du trong RTK: 97/71/96/86/93, tổng lực là 443. Gia Cát Lượng trong RTK: 92/38/100/97/92, tổng lực là 419. Tào Tháo trong RTK: 96/72/91/94/96, tổng lực là 449. Nếu tôi nhớ không nhầm, lúc trước tôi có bỏ thời gian ra ngồi cộng chỉ số của các nhân vật có chỉ số cao, kể cả bọn tướng như Khương Tử Nha, Trương Lương... thì hình như Chu Du tổng lực chỉ kém Tào Tháo thôi. Xét về chỉ số thì là thế. Về mặt thì trong RTK 11 Chu Du trông lúc trẻ rất đẹp trai, lúc về già mặt trông sạm đi vì sương gió, lại thêm nỗi đau mất đi người anh kết nghĩa, và phải lo nghĩ nhiều, trông mặt có chút gì đó rất thương. Về nhân duyên thì anh cưới được Tiểu Kiều trông hơi bị nhí nhảnh trong RTK Nhìn vẫn thấy xinh hơn em Nguyệt Ánh mặt trông cứng, giả trong RTK 11. Nói chung là Tiểu Kiều teen nhất, ai thích loli thì... Xét 3 mặt đấy thì Chu Du là quân sư số 1 trong RTK. @stopcrying: Là bởi vì mỗi nhân vật đều được người ta ấn định sẵn năm mất rồi cậu ạ, chơi theo History thì lại càng thế. Nếu vào Edit 1 nhân vật sẽ thấy rõ năm chết của nhân vật đó, trừ có trường hợp Tôn Sách thì ấn định chết năm 200, nhưng gặp thằng Vu Cát, debate thắng nó thì được sống lâu thêm (vào edit thấy số năm +20). Quách Gia mặc định chết năm 207 hoặc 208, vào edit sẽ thấy. Có điều đôi khi 1 nhân vật vào năm ấy là tuổi chết nhưng không chết luôn, mà còn sống thêm được 1 hoặc 2 năm nữa. Gia Cát Lượng mặc định năm 234 chết nhưng có khi tới năm 236 mới lăn quay ra. Chain Reaction ngoài Bàng Thống ra với số tướng mặc định trong trò thì không ai có. Với bọn tướng mới có sau đó như Lã Thượng, Bạch Khởi thì không nhớ có đứa nào có không.
thanks cậu, mình mới chơi RKT, thấy skill bên RTK Eng và RTK PUK việt hóa có khác nhau tí nhỉ, như skill của Lục Tốn bên PUK lại là tăng thêm 1 range khi dủng ploy, skill focus qua PUK thì chỉ có Quách Gia với Tuân Du có @@
hic còn bọn tiền bối như Lý Nho, Lỗ Túc hay hậu bối Chung Hội, Đặng Ngãi, Khương Duy, Gia Cát Khác thì sao nhỉ sao không có được liệt kê vô vậy, xét về skill, tổng chỉ số hay đẹp trai (Khương Duy) đâu có thua gì mấy thằng như Quách, Bành, Tuân, Gia Cát, Tư Mã ... đâu Nhưng dù sao cũng thích skill X2 dame khi chơi bằng lửa của Chu Du... Void Chu Du 1 phát
@T2_2112: Tôi không diễn tuồng như cậu. @se7en_xiang: Chủ topic có đề cập tới Lý Nho, Lỗ Túc rồi mà bạn. Còn bọn hậu bối ngoài mấy nhân cậu kể ra, có thể có thêm bọn Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư, Giả Sung, Lục Kháng... Bàn ngoài lề chút đi, cậu thấy tổng chỉ số đẹp trai trong toàn RTK, ai đẹp trai nhất?
Diễn kịch là khi bản thân không đọc Tam Quốc Chí Chú, hễ ai viết giống vậy nhảy vào tranh luận cho được là đúng. Bản thân tôi chưa đọc Tam Quốc Chí, hay Tam Quốc Chí Chú vì không biết tiếng Tàu. Đọc bản dịch thì muôn hình vạn trạng nên không đủ, không đúng là chuyện đương nhiên. Đọc được một ít rồi đi tranh luận khắp nơi, không dám, tranh luận với cả forum là ai tự biết. Không trách được vì khi ngồi đáy giếng luôn thấy một mẩu bầu trời, thôi đành để họ hàng ếch cóc làm cậu ông trời vậy, không bàn thêm nữa.
Đẹp trai thì trong lịch sử có 2 ng , Võ thì có Cẩm Mã Siêu , văn thì có Mỹ Chu Lang . Nhưng mà xét trong RTK , thì 2 anh này cũng đứng đầu , với bộ giáp khá oách của Mã Siêu thì nhìn đã quá rùi . Còn Du thì đẹp trai , hào hoa , phong nhã . Bản thân tui kết anh Du nhất
Nếu xét về mặt đẹp trai, văn võ song toàn thì lúc đầu cũng có nghĩ tới Khương Duy. Nhưng coi lại thì thằng này thuộc loại quá phản phúc, ngay cả lúc theo Lưu Bị nhưng chỉ bị tui Rumor mấy lần là Loyal còn có 8x rùi bán chủ cầu vinh lun, tuy mình được lợi nhưng mình không thích loại người như vậy. Tóm lại, Chu Du vẫn là đệ nhất vô đối rùi.