Chào các bạn! Hôm nay mình tạo topic này để giúp chúng ta có thêm 1 định nghĩa,khái niệm và phân loại về dòng game nhập vai RPG (Role Playing Games). Vì một dịp tình cờ mình lên google để search thông tin về khái niệm RPG nhưng không có nên mình quyết định đi tìm hiểu và rút ra một vài kết luận nho nhỏ để mọi người tham khảo (do mình chơi game nhập vai không nhiều nên bài viết còn rất nhiều sai, thiếu sót nên các bạn đọc xong thì cứ ý kiến,góp ý nhiệt tình,để giúp mình hoàn thiện topic nhe). Bài viết được chia làm 3 phần: 1. Khái niệm game nhập vai. 2. Lịch sử và sự ra đời của game nhập vai. 3. Phân loại các dòng game nhập vai hiện có trên thị trường. I. Khái niệm Phần đầu tiên cũng là phần khó nhất vì theo mình biết hiện nay, chưa có một định nghĩa phổ biến về game nhập vai. Tuy vậy, qua chơi game,tìm kiếm thông tin,tham khảo ý kiến một số game thủ trong 4rum, mình xin rút ra 1 định nghĩa hơi sơ sài về game RPG. Game nhập vai RPG (Role Playing Game) là 1 nhóm trò chơi trong đó người chơi hóa thân thành một nhân vật chính trong game nhằm tham gia vào các hoạt động trong game mà nhà sản xuất đã cài đặt sẵn.Khi tham gia vào game, bạn sẽ được hòa mình vào một thế giới trái ngược hoàn toàn với hiện thực (về thời gian, lẫn địa điểm) nhằm tăng tính giải trí và tính sáng tạo của người chơi.Điểm riêng biệt của Role Playing Game không lẫn vào đâu được là hệ thống sinh lực (heath), nội lực (mana), cấp độ (level), kĩ năng (skills) mà khi tham gia game,để nhân vật phát triển, bạn phải thực hiện khá nhiều hành động, kĩ năng và vốn hiểu biết xuyên suốt game. Bối cảnh của game RPG thường xảy ra ở một vương quốc hay một vùng đất xa lạ nào đó mà chắc sẽ không có trên bản đồ thế giới. Trong đó bạn sẽ hóa thân thành những lớp nhân vật như sau: chiến binh,phù thủy, pháp sư, dị nhân thậm chí là một đứa trẻ…chiến đấu chống lại một thế lực đen tối, ma quái nào đó đang đe dọa cuộc sống của nhân vật và mọi người xunh quanh.Bạn sẽ đơn độc tự tìm hiểu khám phá những điểm hay, dở của game mà không có sự giúp đỡ của ai, bạn đừng nói với mình rằng NPC (Non Player Character) sẽ giúp bạn, khi tham gia vào game nhập vai NPC chỉ đóng vai trò nhân vật tương tác với người chơi để giao nhiệm vụ, hướng dẫn, chỉ đường. Ít có NPC nào giúp bạn đánh quái,giết boss, chỉ dẫn một cách cụ thể rõ ràng để bạn về nước một cách nhanh chống (ngoại trừ một số game có hệ thống đệ tử, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ mà thôi).Như vậy nhằm giúp bạn không nhàm chán sớm khi play game và tăng khả năng tư duy lên mức cao nhất. Cốt truyện, xương sống của hầu hết các loại game, nghe xong câu nói trên thì chúng ta có thể nhận thấy rằng một thể loại game kéo dài và rộng lớn như RPG thì cốt truyện phải thỏa mãn những điều sau: Phải có chiều sâu, giúp người chơi khi đọc cốt truyện phải có cảm giác thích thú muốn tham gia ngay. Không lan man, lạc đề. Cần thiết là sự chính xác, với những lý tưởng như sự đối lập giữa thiện - ác, khắc họa đậm nét cá tính nhận vật trong game, mở ra cho người chơi một thế giới muôn màu. Cho dù là một game kéo dài nhưng cốt truyện phải có dung lượng vừa đủ nhưng tóm tắt lại toàn bộ nội dung game nhằm tránh sự nhàm chán từ gamer. Lời thoại trong RPG cũng có nhiều điểm khác so với các dòng game khác, một số game thì chú trọng đến lời thoại, trao chuốt từng câu chữ, dung lượng kéo dài. Nhưng đa số game nhập vai không chú trọng lời thoại dài ngắn mà chỉ quan tâm đến cách nói của nhân vật trong game. Nó được thể hiện qua giọng nói với từng thái độ, cách ngắt câu, lên giọng, xuống giọng,và sự cần thiết của lời thoại chứ không phải nhân vật nào cũng có lời thoại. Âm thanh trong game như một bản hùng ca bi tráng. Đôi lúc du dương nhưng khi “xáp là cà” thì lại trỗi lên một cách mạnh mẽ và sống động. Hệ thống âm thanh trong game là nhưng bản nhạc không lời nhưng rất cần thiết và đúng lúc giúp người chơi giải tỏa tâm lý và giải trí hiệu quả. Góc nhìn của game nhập vai cũng hoàn toàn khác với các thể loại game khác. Chủ yếu là lấy góc nhìn thứ 3 ( góc nhìn từ trên xuống) nhưng đó nhu cầu ngày càng cao của game thủ nên các nhà sản xuất game nhập vai chuyển sang góc nhìn thứ 1 ( góc nhìn từ sau lưng nhân vật hay góc nhìn của nhân vật) nhằm giúp người chơi có cảm giác thật hơn khi tham gia vào game. Với hệ thống quest (nhiệm vụ) từ dể đến khó, sẽ khiến cho người chơi hòa nhập tâm hồn vào nhân vật trong game để cùng nhân vật ấy khám phá những vùng đất mới lạ. Bạn cứ tin mình đi khi làm một nhiệm vụ nào không được thì con người ta sẽ cảm thấy bức rứt và khó chịu ghê lắm. Sự lựa chọn cũng là một yếu tố quyết định đây có phải là game thể loại nhập vai hay không? Vì thế, với thể loại nhập vai, nhà sản xuất đưa ra cho chúng ta khá nhiều lựa chọn trong game. Ví dụ như: thay đổi tạo hình, cá tính của nhân vật, cách build (xây dựng nhân vật), trong game có nhiều class nhân vật để cho chúng ta lựa chọn nên theo nhân vật nào, hướng nào. Nhưng chủ yếu là thay đổi trên nhân vật còn với các tương tác khác thì đều tuân theo mặc định của game. Gameplay của RPG cũng đa dạng, không nhất thiết là thể loại chiến đấu nhập vai mà còn có nhập vai theo lượt nhưng nói chung thì gameplay cũng góp phần vào thành công của game RPG. Hệ thống character, skills, NPC và moster: Đây là một điểm thú vị của RPG, thu hút gamer bới vì sư đa dạng của nó. Để thu hút sự chú ý của gamer về sản phẩm của mình các nhà phát hành game đều suy nghĩ ra nhưng nét riêng,độc đáo mà chỉ mình mới có. Mỗi game đều có những hệ thống character, skills, NPC và moster riêng biệt, không game nào giống game nào, với vô số hình thù kì lạ, các kĩ năng độc đáo và cách chiến đấu mới lạ. Tóm lại, nếu một game thõa hầu hết hay tất cả các yếu tố trên thì chính là game nhập vai. Thể loại nhập vai còn được hiểu với nghĩa bình dân là nhập vai lên một nhân vật ở 1 vùng đất lạ,sau đó làm quest,tham gia các hoạt động của game,chưỡng phép,skill ầm ầm,trang bị đồ cho nhân vật thật mạnh và về nước,end game. II. Lịch sử và sự ra đời của game nhập vai. 1. Lịch sử Ở phần này, mình đã tìm kiếm thông tin và cảm thấy bài viết trên wikipedia khá đầy đủ nên mình lấy nguồn từ đây. Tựa game RPG đầu tiên xuất hiện trên máy tính vào năm 1975 dưới dạng text-based tại một trường đại học ở Mỹ. Tựa game này chạy trên những máy tính nền tảng PDP-10 và Unix. Từ đó, liên túc những tựa game với gameplay vô cùng đơn giản như MUDs ( Multi-User Dungeons) ra đời và nhanh chóng phổ biến trên hệ thống máy tính PLATO vào những năm 30 vì hệ thống này có tốc độ nhanh, mạng lưới phủ toàn quốc và có số lượng người truy nhập lớn. Dần dần, các tựa game RPG bắt đầu xuất hiện trên các nền tảng khác, mà đáng chú ý là Akalabeth (1980) –tiền thân của dòng game RPG nổi tiếng Ultima và Wizardry. Vào năm 1980, tựa game rất phổ biến Rogue được phát hành với nền đồ họa được thực hiện bằng mã ASCII, có nghĩa là nhân vật, quái vật và các vật dụng trong game được đại diện bằng các chữ cái. Cùng lúc đó, những tựa game Ultima và Wizardry đầu tiên xuất hiện và có ảnh hưởng lớn đến thể loại RPG trên hệ console. Rất nhiều sự cách tân trong Ultima III: Exodus (1983) giờ vẫn đang là tiêu chuẩn của hầu như tất cả các tựa game RPG trên cả hệ console lẫn hệ PC. Về sau, Dungeon Master (1987) tiếp tục mang đến cho gamer gameplay theo thời gian thực và những cải tiến về giao diện cũng như khả năng dùng chuột để quan sát vật dụng và môi trường trong game. Dòng game Might and Magic cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thể loại RPG. Mở đầu với phiên bản Might and Magic: The Secret of the Inner Sanctum vào năm 1986, dòng game Might and Magic có tính phức tạp cao cùng với hệ thống vũ khí và bùa phép lớn và thế giới trong game rất rộng lớn. Dòng game Might and Magic có tất cả 9 phiên bản (phiên bản cuối cùng phát hành năm 2002) trước khi chuyển sang thể loại chiến thuật theo lượt Heroes of Might and Magic. Song song với dòng game Might and Magic là sự ra đời của engine Gold Box vào năm 1988 cùng với các tựa game Pool of Radiance, Pool of Darkness…Về sau, engine Gold Box đã được cải tiến và người chơi đã có thể tự tạo ra những cuộc phiêu lưu của riêng mình. Về sau, sự phổ biến của thể loại nhiều người chơi dần dần trở nên phổ biến vào giữa thập niên 90. Diablo (1996) là một trong những tựa game đầu tiên nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong game với việc hỗ trợ phần chơi nhiều người qua mạng Internet cho phép 4 người cùng phiêu lưu trong một thế giới giống nhau, chiến đấu với quái vật và trao đổi đồ đạc. Từ đó, khái niệm MMORPG ra đời với thế giới rất rộng lớn, gameplay mở và hàng ngàn nhân vật có tính tương tác cao. Vào năm 1997, Internet bắt đầu phổ biến. Bị ảnh hưởng bởi thể loại RPG, một nhóm lập trình viên trẻ đã bắt đầu tập tạo ra và chia sẻ các tựa game RPG. Hầu hết các tựa game này đều sử dụng những bộ phần mềm lập trình đơn giản như RPG Maker của các lập trình viên người Nhật. Về sau, một loạt những tựa game thể loại khác đã bắt đầu vay mượn các yếu tố đặc trưng của thể loại RPG như hệ thống điểm kinh nghiệm, quản lý đồ đạc và sự lựa chọn thông qua các đoạn đối thoại của các nhân vật. Chính những sự giao thoa này đã tạo nên các tựa game RPG-hành động hay RPG-chiến thuật như chúng ta vẫn thấy ngày nay. Từ năm 200 trở đi, các tựa game RPG đã bắt đầu có những bước đột phá về chất lượng đồ họa cùng với gameplay đa dạng và chi tiết hơn. Bioware và Atari đã bắt tay với nhau để phát hành Neverwinter Nights (2002), tựa game RPG đầu tiên sử dụng cơ chế D&D3 với giao diện 3D hoàn toàn, bên cạnh đó người chơi cũng có thể tạo ra nội dung mới với bộ công cụ Aurora đi kèm game. Tựa game này đã giành được thành công lớn và kết quả là đã có 3 phiên bản mở rộng chính thức đươc tung ra. Ngoài ra, Bioware cũng khá thành công với Star Wars: Knights of the Old Republic, một tựa game RPG pha lẫn những yếu tố hành động. Cũng trong giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc tới những tựa game do các fan tạo ra như Vampire: The Masquerade – Bloodlines (2004) hay Arcanum: Of Steamworks and Magick Obscure (2001), tuy nhiên, đa số đều nhanh chóng bị quên lãng hoặc không thành công. Khi Black Isle, nơi thai nghén tựa game Fallout 2, bị đóng cửa, một số thành viên đã ra riêng và thành lập studio Obsidian Entertainment. Nhà phát triển này đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử thể loại RPG với Star Wars: Knights of the Old Republic II: The Sith Lords (2005) và Neverwinters Nights 2 (2006). Một tên tuổi gạo cội của thể loại RPG khác là Bethesda Softworks cũng có những đóng góp đáng kể cho thể loại này. Đó là sự ra mắt của The Elder Scrolls III: Morrowind (2002) với lối chơi mở, thế giới giàu chi tiết cùng tính đa dạng của nhân vật và môi trường. Tuy nhiên, phải đến khi The Elder Scrolls IV: Oblivion ra đời vào năm 2006 với nền đồ họa vượt trội thì Bethesda Softworks mới trở thành một cái tên phổ biến trong ngành công nghiệp game. Hiện tại, Bethesda đang chuẩn bị gấp rút cho dự án Fallout 3 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay. Cùng với thế hệ console thứ 6 ra đời, nhiều nhà phát triển game cho PC đã chuyển sang hệ console. Fallout và Baldur’s Gate cùng nhiều tựa game theo phong cách của Diablo đã xuất hiện trên hệ PS2 và Xbox , hệ máy vốn có nhiều tương đồng về kiến trúc phần cứng và thư viện DirectX với hệ PC. Theo gương Neverwinter Nights, tựa game Star Wars: Knights of the Old Republic cũng được phát hành đầu tiên cho hệ Xbox, và cho hệ PC sau vài tháng. Cũng tương tự như thế, Jade Empire (2005) và Fable (2004) cũng đều là “người” của hệ Xbox trước khi đặt chân lên mảnh đất PC. Và mới đây nhất là tựa game Mass Effect cũng vừa xuất hiện trên hệ PC sau khi ra mắt trên hệ Xbox360. Tựa game Oblivion của Bethesda tỏ ra công bằng hơn khi xuất hiện đồng thời trên cả hệ console và PC, và được đánh giá là một trong những tựa game RPG đỉnh của hệ Xbox360. Có thể kết luận một điều rằng, các nhà phát triển game thể loại RPG đang dần dần hướng sự tập trung của mình sang hệ console và sau đó mới là hệ PC. Đó rất có thể là xu hướng chủ đạo của thể loại RPG trong tương lai. 2. Những tượng đài của thể loại nhập vai Trong mục này, mình chỉ nêu 1 số game mà nhắc đến thì ai cũng phải công nhận A. Dungeons & Dragons Khi nhắc đến những game nhập vai bất hủ trong làng game thế giới, không thể không nhắc đến Dungeons & Dragons, đây chính là một game nhập vai đã khai sinh ra thể loại game nhập vai (Role-playing Game – RPG) ngày nay. Vào năm 1971, Gary Gygax đã tạo ra Chainmail, một bộ luật dùng để thêm những loài quái vật và phép thuật vào trò chơi wargame truyền thống. Năm 1972, Dave Arneson đã tìm gặp Gygax để giới thiệu những idea mới của mình về trò chơi, thay vì điều khiển một quân đoàn, mỗi người chơi chỉ điều khiển một nhân vật, hay một hero duy nhất. Thay vì đối đầu lẫn nhau, người chơi sẽ hợp sức cùng chống lại kẻ thù và nhận được những phần thưởng giá trị. Hãy tưởng tượng ra một thế giới của những chiến binh dũng cảm, của những pháp sư tài ba và những con quái vật hung tợn. Hãy tưởng tượng ra một thế giới của những ngôi đền đỗ nát, những hang động tối tăm và những khu rừng già bí hiểm, nơi mà chỉ có những chiến binh anh dũng nhất mới có thể đặt chân tới. Hãy tưởng tượng ra một thế giới của những thanh gươm báu và phép thuật, một thế giới của loài elves và những goblins, một thế giới của loài rồng khổng lồ đầy uy lực. Đó chính là thế giới của trò chơi nhập vai Dungeons and Dragons, thuỷ tổ của dòng game nhập vai thần thoại. Bạn vào vai một người anh hùng huyền thoại, một pháp sư tài ba, một phù thuỷ gian ác hay một thầy tu nhân từ. Cùng với những người bạn đồng hành, và một chút trí tưởng tượng, bạn lao vào những sứ mệnh đầy hiểm nguy, thử thách bản thân mình với những con quái vật khát máu nhất, lập nên những chiến công hiển hách và giành lấy vinh quang vô tận. Dungeon & Dragon B. Fallout Fallout Chúng ta có thể nói thẳng vào vấn đề: Fallout và phiên bản kế tiếp của game – Fallout 2 là hai con quái vật thực sự trong các RPG. Hai tựa game này làm cho thời đại chúng được sinh ra xứng đáng với tên gọi Bạch Kim, còn nếu đây không phải là sự thật, chúng ta sẽ cần một cuốn từ điển khác. Cũng giống như các siêu phẩm khác của Interplay như The Bard’s Tales hay Wasteland, Fallout là một trong những tựa game hiếm hoi có chất lượng được xác định không chỉ bằng cách cân đo đong đếm các thành phần của nó. Là một trong những tựa game được yêu quý nhất trong lịch sử – yêu quý chứ không phải yêu thích, người chơi Fallout có thể dễ dàng bị đắm chìm vào thế giới hậu tận thế và quên mất những nhược điểm của nó. Một lời khuyên mà bất kì một lão làng RPG nào cũng muốn chia sẻ: “Nếu chơi Fallout, hãy bỏ qua tất cả những điều người ta nói về nó và tự trải nghiệm trò chơi bằng cảm quan của mình.” Trước Fallout, luôn tồn tại sẵn những tựa game cùng chủ đề. Wasteland của Interplay, Autoduel của Origin, Scavengers of the Mutan World của Interstel… Hệ thống cấp độ của trò chơi cũng không có gì là khác nguyên mẫu, với các hành động cơ bản được điều chỉnh qua hệ thống kĩ năng giống như Daggerfall và Mandate of Heaven. Điều gì đã làm cho trò chơi này đứng tách biệt hẳn với những sản phẩm tiền phong? Đó là phong cách. Không có tựa game nào có khả năng xây dựng một thế giới bị tàn phá với âm hưởng đậm đặc chất Mỹ những năm 50 như Fallout. Những thị trấn nhỏ nằm rải rác trên những gì đã từng là nước Mỹ hùng mạnh, mỗi địa điểm là ngôi nhà của nhiều số phận khác nhau. Những vật phẩm đại diện cho cả một thời kì, những món đồ nhỏ lặt vặt không có ý nghĩa gì ngoài sản phẩm của một nền văn hóa, lối dẫn truyện tăm tối nhưng vẫn đậm chất hài hước, âm nhạc u ám… Đồ họa hiện đại và hiệu ứng có thể cho bạn một khái niệm rất tốt về những gì đang diễn ra trên màn hình. Fallout sử dụng một hệ thống dày đặc hình tượng để khắc họa lại những gì bộ não tuyệt vời của nhóm làm game tưởng tượng ra. Đây cũng là lý do một trò chơi có dung lượng không quá một đĩa CD và gameplay dài chưa đến 6 tiếng có thể mang lại nhiều trải nghiệm khác nhau đến như vậy. Phần nhiều trò chơi bung ra một giao diện đầy những con số khi người chơi lên cấp. Fallout trình bày mỗi kĩ năng trên một bảng với minh họa nhân vật Pip Boy biểu diễn các hành động tương ứng. Ngay cả những miêu tả về mỗi yếu tố gameplay cũng được miêu tả kỹ lưỡng với sự trau truốt khó tin về mặt ngôn ngữ. Trò chơi có gameplay cho phép nhân vật ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới, chẳng hạn như hệ thống Karma, thước đo thiện ác của nhân vật hay uy tín với từng địa danh. Tùy vào những nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành (hoặc cách bạn hoàn thành), mỗi ngôi làng sẽ đón nhận những kết cục khác nhau vào phần cuối của trò chơi. C. Diablo Có thể nói sự ra đời sự ra đời của Diablo đánh dấu một bước ngoặc cho thể loại nhập vai nói riêng và làng game nói chung. Diablo (1996) do hảng Blizzard phát hành là một trong những tựa game đầu tiên nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong game với việc hỗ trợ phần chơi nhiều người qua mạng Internet cho phép 4 người cùng phiêu lưu trong một thế giới giống nhau, chiến đấu với quái vật và trao đổi đồ đạc. Diablo thực sự trở thành một đại diện kinh điển , một tượng đài cho thể loại game nhập vai hành động . Trong game người chơi tiêu diệt quái vật , lên level , nhặt vật phẩm , học kĩ năng làm nhiệm vụ như một game nhập vai và làm tất cả các điều đó trong thời gian thực như một game hành động . Trong trò chơi bạn điều khiển nhân vật di chuyển , lượm đồ , đánh quái bằng chuột kết hợp với bàn phím . Nhân vật có các chỉ số HP tượng trưng cho sinh mệnh và MP tượng trưng khả năng dùng Skill . Hai chỉ số trên có thể phục hồi bằng các vật phẩm rơi ra do đánh quái hoặc mở hòm . Mỗi lần bạn vào game bản đồ sẽ thay đổi tạo sự khác biệt cho mỗi lần chơi cũng như mang giái trị chơi lại rất cao. Ngoài ra game còn đặt ra hệ thống phân biệt các items qua màu sắc, class nhân vật mà các game sau này lấy đó làm nền tảng. Diablo II D. Final Fantasy Final Fantasy (Ảo Vọng Cuối Cùng) là một series game thuộc thể loại nhập vai (RPG - Role Playing Game) được sản xuất nhờ Square Company, Ltd. Trong mỗi phiên bản của Final Fantasy, luôn tồn tại những thế lực đen tối và những anh hùng. Xung quanh họ là những câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau, và những điều đó làm nên một cốt truyện hoàn chỉnh cho Final Fantasy. Và hơn hết, như mong mỏi của nhà làm game, muốn truyền tới "Chính nghĩa tất thắng". Bên cạnh những nhiệm vụ cần thiết để phát triển cốt truyện, chúng ta còn có thể tham gia các mini-game hay thực hiện các nhiệm vụ nhỏ để có thể nâng cao sức mạnh và tạo sự thú vị của trò chơi. Final Fantasy III. Phân loại Role Playing Game A. Trường phái Hiện nay, trong thể loại nhập vai này có 2 trường phái chính đó là W-RPG (Western RPG) và J-RPG (Japanese RPG). The Witcher một W-RPG với tạo hình rất "ngầu" Như tên gọi thì các bạn cũng đã biết đó là game nhập vai mang trường phái phương Tây và phương Đông. W-RPG chủ yếu lấy bối cảnh của những thần thoại, những nền văn minh vốn mang tính kì bí và hùng vĩ của mình.Ngược lại J-RPG thường lấy bối cảnh rất đậm nét manga và amine, vốn là điểm mạnh của họ. Những game nhập vai của phương Tây thường chủ yếu lấy gam màu tối và ngược lại J-RPG lại lấy những game màu nổi bật đưa vào game làm cho người chơi có cảm giác thật hoàng tráng. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tạo hình nhân vật của game phương Tây mang đầy nét mạnh mẽ và bản lĩnh. Ngược lại, game Nhật thường tạo hình nhân vật với tầm vóc nhỏ con vốn có của người châu Á và nhân vật mang một nét hơn yếu đuối nhưng đầy sư mê hoặc của manga và anime. Hiểu cách đơn giản nhưng không kém phần chính xác là nhà sản xuất: W-RPG thì do các nhà sản xuất phương Tây (chủ yếu là các hãng của Mỹ) còn J-RPG là thương hiệu riêng của Nhật Bản sản xuất và phát triển. Star Ocean một đại diện cho trường phái J-RPG Gameplay là phần cuối cùng để phân biệt. Nếu bạn muốn khám phá một thế giới mới, tìm hiểu sự mới lạ, sự tự do thì hãy tìm ngay 1 W-RPG mà chơi, còn nếu muốn chơi 1 game với cốt truyện có sẵn, hành động theo lượt thì có thể đến với J-RPG. Ngày nay, 2 trường phái này thường lấy bối cảnh trái ngược nhằm tăng sự hiếu kỳ của gamer.Vd: 1 Western RPG có thể lấy phong cảnh của Ba Tư mờ ảo để tạo nên game mang phong cách phương Tây. Nhưng có 1 điểm mà cà W-RPG và J-RPG đều khai thác cùng một đề tài là bối cảnh game đều giống nhau đều có sự đấu tranh giữa thiện và ác với nguyên lý nhân quả tuần hoàn. B. Phân loại Đến phần khó thứ 2 rồi đây. Với 1 rừng game nhập vai như hiện nay thì để phân biệt rõ ràng từng chi tiết một thì quả là một quá trình đào sâu nghiên cứu vì như ta đã biết game ngày nay không còn đơn giản như xưa vì nó pha rất nhiều yếu tố. Nhưng mình tạm thời chia ra làm 2 thể loại chính: Action RPG (nhập vai hành động) hay còn gọi đơn giản là game chặt chém, xem cái tên thì chúng ta đã biết Action RPG thường lấy cốt truyện đơn giản, không chú trọng lời thoại cho mấy nhưng chủ yếu là gameplay cực kỳ đơn giản.Người chơi chủ yếu tham gia các hoạt động dựa trên thời gian thực (hành động trực tiếp mà không cần yếu tố phụ) đòi hỏi phải sử dụng cùng lúc nhiều kĩ năng và tốc độ phản ứng nhanh.Game đem lại cho người chơi tính giải trí cao với hình ảnh bắt mắt, hệ thống class nhân vật,skill độc đáo, mới lạ. Điển hình là: Diablo, Titan Quest… Titan Quest Diablo Turn-based RPG (nhập vai theo lượt): với gameplay chủ yếu là hành động theo lượt, với cốt truyện có sẵn và tạo hình nhân vật chí tiết, cầu kì, thể loại này đã mở ra cho chúng ta một cách nhận thức mới về game mà tiêu biểu là Final Fantasy, Dragon Quest và hàng loạt các J-RPG, vốn thừa hưởng tính nhập vai theo lượt của Final Fantasy. Final Fantasy Dragon Quest Vì bài viết còn khá sơ sài nên mình rất cần sự đóng góp và ý kiến nhiệt tình từ các bạn Thanks for: đã giúp mình hoàn thành bài viết
The Elder Scroll, Gothic .. nó cũng là ARPG nhưng mà liệt nó đơn giản là chặt chém cùng loại như Diablo, Dungeon Siege thì tội quá, nên định nghĩa ARPG là cách chiến đấu hoàn toàn trong thời gian thực khác với kiểu turn base thông thường của J.
Còn dòng Tactis nữa chứ nhỉ? Ví dụ như dòng Super Robot Wars hay Final Fantasy Tactics íh? Ngoài ra mình nghĩ phân loại theo nội dung cũng hay, ví dụ như Horror, Sci-Fi, Fantasy, Advanture,...
vậy cái mass effect, fallout 3 & NV, borderlands, stalker cũng là ARPG nhưng nó đâu có chặt chém đâu . trc giờ mình toàn nghe nói "game chặt chém" là để chỉ các game như DMC, God of war thui mừ
Góc nhìn sau lưng nhân vật vẫn được coi là góc nhìn thứ 3 thôi, còn nếu muốn góc nhìn thứ 2 thực sự thì phải là chơi game dưới góc nhìn của...enemy
nhưng theo mình thì gothic & elder scroll thường sử dụng những câu lệnh phức tạp nên không thể xếp vào loại chặt chém được vậy theo bạn nên ghi như thế nào là hợp lý :) đóng góp ý kiến giùm mình ghi lại như thế nào mới hợp lý vậy? vậy thì góc nhìn thứ 2 là góc nhìn từ đâu vậy?
Từ trước đến giờ làm gì có game nào có góc nhìn thứ 2 chứ, vì góc nhìn thứ 2 là góc nhìn của người đối diện, nói đúng hơn là góc nhìn của người đang tương tác với mình vậy Mấy game bắn súng góc nhìn sau vai đều ghi là TPS (third person shooter) mà
Không phải là không đúng nhưng chưa đúng hết mà thôi. Các game như Diablo, Torchlight hay Titan Quest đâu cần mấy cái này lắm. Về mô hình chung, đã là RPG thì phải có một cốt truyện thì mình mới "nhập vai" được, tuy nhiên, tùy vào ý đồ của nhà sản xuất mà cốt truyện đóng phần lớn hay nhỏ, và dẫn đến thất bại hay bỏ qua được trong khía cạnh cốt truyện của game. Chủ topic rất cần sự đóng góp và sửa sai để hoàn thiện bài viết, vì thế mong các bạn thấy điểm nào sai thì nên chỉ thế nào là đúng hơn là chỉ nói sai. Nếu bạn chủ topic bổ sung thêm nữa thì cứ post sau các ý kiến, mình sẽ edit lại.
Bioware nó có làm ARPG đâu , trong đám action rpg có diablo cốt truyện tưởng đơn giản nhưng nếu soi kỹ thì sẽ thấy khá là phức tạp
Cốt truyện Diablo hồi trước tớ đọc hay lắm mà, chẳng thua gì Warcraft hay Starcracf đâu :) Mà nếu chia ra làm 2 loại là ARPG và turn-base thì sẽ bỏ sót nhiều game ở giữa, như là Dragon Age.
Không phải cốt truyện cứ phức tạp là hay, ít nhất mình thấy như vậy, hiện nay Diablo 3 chưa ra, nhưng mình thấy cốt truyện của 2 bản trước đã khá là phức tạp và lòng vòng rồi.
mình biết phân loại rõ ràng rất khó vì game nhập vai ngày nay pha rất nhiều yếu tố nếu phân loại kĩ càng có lẽ sẽ ra đến 5,6 loại nhập vai :(
Điều đó rất dễ hiểu vì các nhà sản xuất không muốn "bắt chước" hay "lao vào xe đổ" của các game đi trước, nên họ phải tự tạo rất nhiều kiểu chơi, tuy nhiên, dù thế nào RPG chỉ chia ra 3 dạng chính là: "nhập vai", nhập vai có đồng đội theo và nhập vai-hành động, từ 3 dạng chính này họ mới chế thêm nữa.
Thật ra nói như này cũng không đúng hoàn toàn, W-RPG dùng tạo hình thực nên các char nhìn có cảm giác mạnh mẽ vì là chuẩn chiến binh, J-RPG thì tạo hình anime nhìn thanh tú quá mức nên mới có cảm giác hơi mảnh khảnh yếu đuối. Thực ra tạo hình của J-RPG nhiều khi hoành tráng hơn hẳn ♥ Cậu phân loại chung chung như trên thì cũng chỉ có chừng ấy loai thôi, chứ nếu muốn phân tích từng yếu tố thì 1 chữ số là không đủ ♥
nhập vai và nhập vai có đồng đội nhưng mà gameplay thì sao hả bạn? ---------- Post added at 19:41 ---------- Previous post was at 19:39 ---------- vậy thì nên phân tích theo kiểu nào : bao quát hay liệt kê sẽ hay và đúng hơn ?
Nếu Action có đồng đội thì tự nó phân thành Action RPG rồi. Thực ra, chính xác hơn nó gọi là: Computer Roleplaying game, thuộc role-playing game. Với Action-RPG dùng để phân biệt game lai giữa 2 trường phái, cũng như turn-base. Có thể thấy các game có đồng đội như Dragon Age hay Dungeon Siege.