[Khoa học quân sự] Topic bàn luận về xe tank.

Thảo luận trong 'Company of Heroes' bắt đầu bởi BaTho, 24/12/10.

  1. BaTho

    BaTho CoH Chief of Staff

    Tham gia ngày:
    27/5/08
    Bài viết:
    1,505
    Nơi ở:
    HCMC
    - Giáp xe tank phần 2.

    Giáp xe tank phần 1.

    - Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

    - Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

    [​IMG]
    Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán.​



    Giáp dày và dày hơn nữa:

    - Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

    - Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

    - Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

    - Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó

    - Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

    - Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

    - Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.

    [​IMG]
    Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất.​


    - Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.


    Xoay nghiêng lớp giáp:

    - Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.

    [​IMG]
    Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai.​


    - Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.

    [​IMG]
    Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô.​


    [​IMG]
    Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.​


    - Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.

    [​IMG]
    Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng.​


    - Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

    - Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.

    [​IMG]
    Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên:
    a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.​


    - Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

    - Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.

    [​IMG]
    Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.​


    - Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.

    [​IMG]
    Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.

    [​IMG]
    Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.

    - Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.

    (Sưu tầm Internet).
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/10
    almughavar thích bài này.
  2. TheDeVil

    TheDeVil Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    4/11/10
    Bài viết:
    796
    con T 34 của Nga được discovery xếp trong hàng top 10 tank thiện chiến nhất của thế giới , nó đứng thứ 1 thì phải.Tiếp theo là M1 Abrams, sau đó là Tiger đứng thứ 3 thì phải, xem truơng trình này cách đây mấy năm rồi nên không nhớ rõ lắm:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/10
  3. Lilly Satou

    Lilly Satou Class Representative Moderator

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    1,037
    Nơi ở:
    Class 3-2
    Lên google kiếm military channel \m/. nó có đủ đó.

    Top ten tanks, rifle, battle ship đủ cả \m/
     
  4. the_link

    the_link T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    14/4/07
    Bài viết:
    689
    em nhớ là con leopard mới đứng hạng 1,còn t-34 thì hàng 2-3 gì đó
     
  5. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    T34 hạng nhất, trong đó có M4 Sherman, M1A2 Abram, Tiger nữa
     
  6. colithuyet

    colithuyet Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/11/09
    Bài viết:
    755
    nhớ có cả panther hạng 2 hay 3 gì ko nhớ nữa. nhớ không lằm thì M4 Sherman đứng thứ 10 IS hạng 9 tiger hạng 5 trong đó cũng có chiếc xe tank đầu tiên. Mà tui ko thích tiger cho lắm
     
  7. DarkPrinceNoctis

    DarkPrinceNoctis Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/7/10
    Bài viết:
    416
    Nơi ở:
    Nóc tủ
    mình có xem rồi ko có panther đâu bạn top 1 vì được dựa theo thống số
    1/ cơ động
    2/ dễ sãn xuất
    3/ dễ bảo quản
    4/ sức sát thương cao
    5/ lớp giáp bảo vệ tốt
     
  8. Lilly Satou

    Lilly Satou Class Representative Moderator

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    1,037
    Nơi ở:
    Class 3-2
    Mà mình cũng đang tự hỏi sao trước bọn T-34 lại nghĩ ra cái trò lao vào xe tăng địch ? Húc vào rồi làm gì nữa ? NGắm nhagu à ?
     
  9. colithuyet

    colithuyet Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/11/09
    Bài viết:
    755
    Lên mạng kiếm dc câu này giải đáp thắc mắc của bác Zack "Nga còn chấp nhận một kiểu chọi tank ko chính thống đó là lao cả xe vào tank Đức tạm thời khóa càng xe địch để bộ binh chàn lên giải quyết nốt"
     
  10. Lilly Satou

    Lilly Satou Class Representative Moderator

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    1,037
    Nơi ở:
    Class 3-2
    à mà , có khi chơi trò húc vào , xong rồi lính trong xe tràn ra bắn ? Đc ko nhể ?

    Anyway, Tank ww2 còn đỡ, nhìn WW1 con tank của Anh có con gì to đùng mà kinh khủng quá +)+
     
  11. The Guardian

    The Guardian Extrema Remedia Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/1/09
    Bài viết:
    3,429
    Nơi ở:
    Ranger Station Alpha
    Chưa thấy đề cập đến việc lính trong xe leo ra bắn. Mục tiêu mà T-34 lao tới thường là Tiger vì pháo của T-34 không thể xuyên thủng giáp Tiger từ xa. Như đồng chí kia nói, lao vào để khóa Tiger lại và nếu cần thì khai hỏa luôn ở cự ly vài cm (chấp nhận hy sinh).
     
  12. RaymOnd[DAV]

    RaymOnd[DAV] Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/10/10
    Bài viết:
    15
    Nơi ở:
    California
    thường thí lính thiết giáp thời đó chỉ đc trang bị các loại súng lục thôi mà, nên khả năng "tông vào rồi leo ra bắn" ít có khả năg xảy ra .. theo các loại phim chiến tranh mà tui coi (như binh nhì ryan chẳng hạn) sau khi tank đứt xích thì cả đám bộ binh sẽ leo lên cạy nắp buồg lái, thả vào vài wả lựu đạn rùi chạy :))
     
  13. OrkHUnter

    OrkHUnter Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/7/08
    Bài viết:
    3,153
    Nơi ở:
    Heaven And Hell
    Hình như tank hồi trước chưa có cái làm cân bằng tháp pháo đúng ko nhỉ
     
  14. undead_one

    undead_one The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/5/04
    Bài viết:
    2,283
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Tank Đức lúc cuối WW2 có trang bị rồi nhưng thử nghiệm số lượng hạn chế, giáp ERA thì mãi đến tận sau chiến tranh trung đông mới có.
     
  15. BaTho

    BaTho CoH Chief of Staff

    Tham gia ngày:
    27/5/08
    Bài viết:
    1,505
    Nơi ở:
    HCMC
    -Giáp xe tank phần 2:

    - Nửa cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2 đánh dấu một bước ngoặt trong chiến thuật sử dụng xe tăng trên chiến trường. Nếu như trước đó, đối mặt với xe tăng là cơn ác mộng của lính bộ binh vì họ chỉ có lựu đạn hay chai cháy hoặc súng trường diệt tăng. Lựu đạn, chai cháy quá nguy hiểm cho người dùng ở cự ly ngắn, còn súng trường diệt tăng lại vô dụng với các loại xe tăng hạng nặng có giáp dày.

    - Tuy nhiên, đến nửa cuối chiến tranh thế giới thứ hai, bộ binh đã có trong tay thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả: Súng phóng lựu bắn đạn ứng dụng nguyên lý nổ lõm. Từ nửa cuối năm 1942, với sự xuất hiện của các loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân như M1A1 Bazooka của Mỹ, sau đó là bản copy M1A1 do Đức sản xuất có tên Panzerschreck và cuối cùng là Panzerfaust - một khẩu súng nặng hơn 6 kg nhưng có uy lực của những khẩu pháo cỡ nòng hàng trăm mm.

    - Panzerfaust 150, phiên bản cuối cùng được sử dụng trong Thế chiến hai có tầm bắn tới 150 m và có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày tới 220 mm - nghĩa là có khả năng khoan thủng giáp trước của những loại tăng hạng nặng tốt nhất khi đó như IS-2 của Liên Xô hay King Tiger của Đức.

    [​IMG]

    - Súng phóng lựu Panzerfaust tuy gọn nhẹ nhưng sức mạnh không kém gì pháo chống tăng hạng nặng. Thế chiến thứ 2 kết thúc, súng phóng lựu chống tăng sử dụng đạn lõm lại càng phổ biến và thành công hơn với khẩu súng được biết đến nhiều nhất là RPG-7, có khả năng xuyên giáp từ 330 mm (đạn PG-7V) đến 500 mm (đạn PG-7VL). Khả năng xuyên giáp không phụ thuộc vào góc chạm hay vận tốc của đạn khiến giáp nghiêng trở lên vô nghĩa. Ngay lập tức, các nhà chế tạo đã nghĩ ra cách đối phó với thứ vũ khí mới này.

    [​IMG]
    RPG-7, vũ khí đáng sợ của tất cả các loại tăng thiết giáp trong suốt các cuộc chiến kể từ sau Thế chiến hai.​



    - Giáp lồng thép:

    - Khi ngư lôi mới được phát minh, các tàu chiến đã có một giải pháp khá hữu hiệu để chống lại loại vũ khí này là chăng lưới chung quanh tàu. Tương tự, do đạn nổ lõm thường hoạt động theo nguyên tắc chạm nổ, một lớp giáp bằng lưới thép gắn trên xe có thể ngăn đạn không phát nổ.

    - Trong cuộc chiến tại Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng đã sử dụng rất nhiều lưới thép dạng này để ngăn chặn đạn RPG-2 (B-40) của quân giải phóng, đến mức sau này loại lưới này được gọi bằng cái tên “lưới B-40”.

    [​IMG]
    Hệ thống giáp lồng thép được dùng trên xe tank Panzer IV của Đức.

    [​IMG]
    Giáp lồng thép kiểu mới được sử dụng trên xe bọc thép M-113 của Mỹ.​


    - Giáp lồng thép có giá thành rẻ, khối lượng nhẹ nên được sử dụng rất rộng rãi trong những năm 1960 - 1970, trên chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Sau này, các loại đạn của súng chống tăng cá nhân như RPG-7 có cơ chế tự hủy (phát nổ sau thời gian quy định), nhưng giáp lồng thép vẫn có tác dụng làm giảm đáng kể tác động của luồng xuyên có áp suất và nhiệt độ cực cao do đạn nổ lõm lên giáp chính của xe.

    - Tuy nhiên, khoác thêm một lớp giáp ngoài như vậy, khiến xe tăng trở nên cồng kềnh, không linh hoạt. Hiện nay, giáp lồng thép được dùng chủ yếu để bảo vệ xe thiết giáp và các loại xe công trình quân sự.

    [​IMG]
    Giáp lồng thép hiện đại được sử dụng trên xe bọc thép Stryker của Mỹ...

    [​IMG]
    ...và cả trên BTR-80 của Nga.​



    - Giáp composite:

    - Trong tự nhiên, vật liệu có độ cứng cao thì thường dòn, không chịu nén, kéo; ngược lại, những vật liệu dẻo, chịu biến dạng tốt lại thường không có độ cứng cao. Vật liệu composite (phức hợp) giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp các vật liệu có tính chất khác nhau lại với nhau để tận dụng ưu điểm của chúng.

    - Trong dân dụng, ta có thể thấy nhiều ví dụ về ứng dụng vật liệu composite như bê tông cốt thép, phíp (được làm bằng sợi thủy tinh và chất dẻo)... Trong quân sự, giáp composite cũng được chế tạo với nguyên lý tương tự.

    [​IMG]

    - Mẫu giáp composite làm từ gốm, plastic, sợi thủy tinh.. sau khi được đem đi thử khả năng chống đạn. Giáp composite dùng cho xe tăng thường được chế tạo từ các lớp kim loại kết hợp với vật liệu cứng như gốm, thủy tinh cường lực. Khi luồng xuyên của đạn nổ lõm xuyên qua lớp kim loại phía ngoài, lớp gốm sẽ vỡ vụn ra và phân tán luồng xuyên này, giảm đáng kể khả năng xuyên của nó với lớp tiếp theo.

    - Lớp vật liệu có độ cứng cao này còn có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên bằng kim loại cứng của các loại đạn xuyên.

    [​IMG]
    Một chiếc xe tăng Merkava-Mk4 của Israel trúng đạn để lộ các lớp giáp composite. Những loại giáp composite thế hệ mới ứng dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau để tăng khả năng chống chọi của chúng. Những vật liệu này có thể kể đến silic cacbua, bo cacbua, nhôm ôxit đơn tinh thể (có cấu tạo và tính chất như saphia tự nhiên) cho đến kim cương nhân tạo, uranium nghèo.

    - Loại giáp composite rất nổi tiếng phải kể đến là giáp Chobham, được phát triển từ phòng thí nghiệm Chobham (Anh) đã được ứng dụng trên nhiều loại xe tăng như Challenger hay nổi tiếng hơn cả là M1 Abram của Mỹ. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, loại giáp này đã chứng tỏ tính năng tin cậy khi giảm thiểu thương vong của lực lượng thiết giáp liên quân đi rất nhiều.

    [​IMG]
    Sơ đồ mô phỏng khả năng chống đạn của giáp composite Mặc dù vậy, giáp composite có giá thành cao, làm tăng khối lượng chiến xa (nhất là giáp composite có chứa thành phần uranium nghèo). Những loại xe tăng sử dụng giáp này như Challenger-II nặng đến 62,5 tấn; M1 Abram nặng 67,6 tấn.


    - Giáp phản ứng nổ ERA (Explosive Reactive Armor):

    - Vào những năm 1960, sau khi phương Tây phát triển giáp Chobham, người Nga cũng có những nghiên cứu riêng của mình về các loại giáp composite. Tuy nhiên, chi phí đắt và hiệu quả thu nhận được không như mong đợi của loại giáp này khi áp dụng trên xe tăng T-64 khiến Liên Xô đã chuyển sang một hướng mới: giáp phản ứng nổ.

    - Tuy nhiên, nghiên cứu về giáp phản ứng nổ của Liên Xô chỉ phát triển vào những năm 1970. Năm 1978, sau khi có những nghiên cứu thành công đầu tiên về giáp phản ứng nổ, Israel đã học người Nga sản xuất loại giáp phản ứng nổ có tên là Blazer và sử dụng cho các loại xe tăng Magach và Shot của mình.

    [​IMG]
    Giáp phản ứng nổ thế hệ đầu tiên Blazer trang bị trên xe tăng Magach của Israel. Năm 1982, trong cuộc tấn công vào Li băng, giáp phản ứng nổ Blazer của Israel đã phát huy tác dụng kinh ngạc, điều này cổ vũ cho các nhà khoa học quân sự Liên Xô tập trung nghiên cứu hơn nữa.

    - Năm 1983, Liên Xô bắt đầu lắp đặt loại giáp phản ứng nổ có tên Kontakt-EDZ cho xe tăng T-80. Cho đến năm 1985, tất cả các xe tăng hiện đại của Liên Xô đã được lắp đặt giáp phản ứng nổ. Họ cũng tiến hành lắp đặt loại giáp này cho các loại xe tăng cũ hơn như T-55, T-64 và T-72.

    [​IMG]
    Mô phỏng đơn giản nguyên lý của giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ đầu. Những loại giáp phản ứng nổ thế hệ đầu này đơn thuần là một khối thuốc nổ được kẹp giữa hai lớp thép mỏng theo kiểu “bánh sandwich”. Khi bị luồng xuyên của đạn nổ lõm tác động, khối thuốc nổ sẽ phát nổ; sức nổ và các mảnh vụn sẽ làm yếu luồng xuyên của đạn một cách đáng kể.

    - Khối lượng, hình dạng khối thuốc nổ cũng như độ dày các tấm thép phía trước và phía sau đều được tính toán một cách tỉ mỉ và chi tiết để khối giáp phát huy được hiệu quả cao và tiết kiệm nhất. Sau đó, lần lượt Pháp, Mỹ cũng như các nước phương Tây khác đều phát triển được loại giáp nổ của riêng mình.

    - Thế hệ giáp phản ứng nổ đời đầu này cung cấp thêm cho xe tăng một lớp bảo vệ đáng kể, tương đương lớp thép cán dày 350 - 400 mm. Tuy nhiên, nhược điểm chí mạng của loại giáp này là dễ bị phá hủy bởi các loại vũ khí nhẹ như súng bộ binh, lựu đạn hay đạn trái phá. Khi đó, lớp giáp sẽ nhanh chóng bị “thổi bay” và xe tăng chỉ còn lớp giáp chính để chống chọi với hỏa chống tăng.

    - Thứ hai, giáp phản ứng nổ hầu như không thể sử dụng cho các xe tăng tác chiến trong môi trường đô thị vì sức nổ của nó dễ dàng giết chết toàn bộ lính bộ binh tùng thiết xung quanh.

    - Thứ ba, loại giáp nổ thế hệ đầu này không cung cấp thêm sự bảo vệ đáng kể nào trước các loại đạn thanh xuyên (APFSDS). Chính vì những điểm bất lợi này, các loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới đã nhanh chóng ra đời.

    [​IMG]
    Giáp phản ứng nổ Kontakt-5 trang bị trên xe tăng T-90 của quân đội Nga.

    [​IMG]
    Mô phỏng đơn giản nguyên lý khi bẻ gãy thanh xuyên của giáp phản ứng nổ thế hệ hai. Năm 1985, giáp phản ứng nổ thế hệ hai đầu tiên do Liên Xô phát triển có tên là Kontakt-5 đã lần đầu xuất hiện trên xe tăng T-80U. Được giới quân sự phương Tây gọi tên giáp phản ứng nổ “hạng nặng”. Kontakt-5 không những bảo vệ xe tăng trước đạn nổ lõm tương đương 600 mm thép cán mà nó còn có khả năng chống lại cả đạn thanh xuyên tương đương 300 mm thép.​


    - Kontak-5 có cấu tạo phức tạp hơn nhiều lần so với giáp phản ứng nổ thế hệ trước đó, chứa nhiều mô đun nổ định hướng cùng các tấm kim loại có khả năng di chuyển theo phương ngang khi giáp hoạt động, có khả năng cắt đứt hoặc bẻ gẫy thanh xuyên của các loại đạn thanh xuyên của phương Tây.

    - Trong các thí nghiệm do phòng thí nghiệm Bunderswehr (Đức) hợp tác với quân đội Mỹ tiến hành, xe tăng T-72 trang bị Kontak-5 hoàn toàn “miễn dịch” trước loại đạn thanh xuyên M829 APFSDS của Mỹ. Tương tự, trong một thí nghiệm của Nga mới đây, xe tăng T-90 khi trang bị giáp Kontakt-5 cũng có khả năng chống chọi lại với cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại như AT-14 Kornet.

    [​IMG]
    Ảnh chụp X-Quang cho thấy thanh xuyên bị bẻ gẫy khi Kontakt-5 hoạt động. Trước những mối đe dọa mới như loại đạn mới M829A3 mà người Mỹ công bố có khả năng “đánh bại Kontakt-5”, Nga đã phát triển loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới (thế hệ thứ ba) với tên Kaktus (hoặc Relikt). Nguyên lý hoạt động của loại giáp phản ứng nổ này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng các chuyên gia Nga công bố loại giáp mới cung cấp sức bảo vệ gấp hai lần loại Kontak-5.

    - Hiện tại, chỉ duy nhất xe tăng T-80-UM2 của Nga được trang bị loại giáp này. Giáp trước của T-80UM-2 được dự đoán có độ dày tương đương 1.160 mm thép cán khi chống lại đạn thanh xuyên (KE) và 1.710 mm chống lại đạn nổ lõm (HEAT). Khi được trang bị loại giáp này, T-80MU2 được đánh giá an toàn hơn cả các loại xe tăng hiện thời như T-90 (830 mm/ 1.350 mm), M1 Abram (960 mm/ 1.620 mm) hay ZTZ - 99 (800/ 1.050 mm).

    [​IMG]
    Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 - Kaktus trên xe tăng T-80UM2.​


    [​IMG]
    Lớp giáp composite dày và hiện đại cũng không cứu nổi chiêc M1 Abrams này khỏi bị bắn cháy. Cuối cùng, ngay cả giáp phản ứng nổ hay giáp composite cũng không phải là cứu cánh toàn diện cho xe tăng. Chúng chỉ có thể bảo vệ xe tăng trước một vài loạt đạn nhất định; khi xe tăng bị tấn công bởi nhiều phát bắn, những lớp giáp này cũng trở nên vô dụng.​


    - Hơn nữa, các loại đạn chống tăng loại mới như đạn thanh xuyên có lõi làm bằng uranium nghèo; đầu đạn nổ kiểu TANDEM hay tên lửa chống tăng có khả năng tấn công từ trên nóc hay vào các vị trí giáp yếu khác vẫn có thể đánh bại những lớp bảo vệ này hoặc “đi vòng” qua nó. Liệu xe tăng đã trở thành vô dụng trên chiến trường khi việc phát triển giáp bảo vệ đã gần tới “giới hạn”?.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/10
  16. kiraxfreedom

    kiraxfreedom Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/7/09
    Bài viết:
    418
    Về lí thuyết cái panzerfaust có thể xuyên thủng 20cm giáp phẳng nhưng trên thực tế ko phải lúc nào cũng đạt dc như vậy,vì thế nếu bắn vào phần giáp trước của is2 thì phải mất ít nhất 2 phát mới hiệu qua,còn việc xuyên thủng KT thì ko thể bởi phần giáp 15 cm trước của KT nghiêng tới 40 độ,nếu tính theo giáp phẳng thì=30 cm nên faust có trúng cũng chỉ nảy ra mà thui
     
  17. colithuyet

    colithuyet Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/11/09
    Bài viết:
    755
    Nghe nói IS2 1 hit là xong tiger và kingtiger
     
  18. kiraxfreedom

    kiraxfreedom Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/7/09
    Bài viết:
    418
    tiger thì có thể chứ king thì 10 hít còn chưa chắc đã ăn đâu bác nói ji 1=))
     
  19. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    IS2 1 đấu 1 với KT, chiếc nào bắn trước chiếc đó ăn đó bạn, trong CoH lượng HP được giảm đi để cân bằng game chứ không phải y như ngoài đời đâu. :)
     
  20. kiraxfreedom

    kiraxfreedom Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/7/09
    Bài viết:
    418
    Hê hê em tưởng là bác ấy đang hỏi ở ngoài đời,trong game thì is2 dc gọi ra max lần là bao nhiu hở bác?
     

Chia sẻ trang này