Ngày trước có nhớ nhất đợt Kiếp đỏ đen , Vầng trăng khóc rồi thì 1 vòng trái đất nổi nhất đi đâu cũng nghe thấy tiếng nhạc , ko mở đĩa thì có thằng hát karao . Trong khi mấy năm nay chả có bài nào gọi là đột phá , tựa tựa như nhau nên toàn nghe nhạc quốc tế , nhạc việt coi như đã chết rồi
Hồi xưa nghe BB, Nsync, West Life, MCLTR, v..v ko cần xem clip mà vẫn nhớ từng bài, bài nào cũng hay. Bây giờ nghe nhạc K Pop, V Pop, v..v mà ko coi clip thì cảm giác như là ko phân biết được bài nào ra bài nào.
Tui thích nhạc ko lời & một số bài love ballad + acoustic;ko thích V-Pop; K-Pop thì thích mấy bài ballad nhẹ nhàng. Riêng BSB hay N'Sync các thể loại thì vẫn còn thích vì nghe từ hồi còn nhỏ rồi .
Hồi bé cũng khoái đú nhạc trẻ VN, sau đó nghe là rock, pop, rap quốc tế. Còn giờ thì chỉ toàn nghe nhạc xưa cỡ 60-70s , nhất là The Beatles. Ngoài ra thì vẫn còn trung thành với Westlife, BSB, Green Day vốn say mê thuở cấp 2. Mình vẫn còn teen mà sao gu nhạc già thế nhỉ ?
Theo mình thấy thì cái bài 1 Vòng TĐ là bài đi tiên phong cho cái thể loại V-Pop với pointless lyric vẫn bị ăn tạ cho đến ngày hôm nay đấy. Thực tế bây giờ V-Pop với những Khắc Việt, Nguyễn Văn Chung,... đã là khá hơn nhiều rồi.
V-Pop thú thực nghe đc cái thời 2006 đổ lại với Đan Trường , Lam Trường , Duy Mạnh Tuấn Hưng có bài gì nữa ấy
Mình thích modern talking đây, 1 lần trên TV phát tất cả bài hát của nhóm này nghe xong đâm ra ghiền, giờ nghe đi nghe lại mãi không chán
hay thì nghe, chả để ý xem nó là cái gì, đc cái mấy năm gần đây cũng chả nghe đc nhạc trẻ vn, chắc già rồi ko hợp, mà bây bì bây bì hay so ri so ri măng cha bầy bì nghe vấn thấy vào, chắc dạo này sính ngoại
Quan điểm của mình: 1.nhạc thị trường là thứ nhạc thiếu sự đầu tư về lyric, hòa âm...và được thể hiện bởi những ca sĩ mà tài năng âm nhạc bt, thậm chí là vớ vẩn. 2.BSB, WL, BZ...không phải là những ca sĩ hát nhạc dành cho tuổi teen (vì thực ra teen là tầm 13-19), dòng nhạc họ hát dành cho giới trẻ (với mình là tầm từ 14 đến độ 27,28). 2 cái khái niệm teen và giới trẻ là rất khác nhau về khả năng thưởng thức âm nhạc, đặc biệt tầm từ 21 trở đi thường sẽ khác rất nhiều về nhu cầu âm nhạc so với các em 13-19 (cụ thể là cao hơn). 3.Không phải cứ nhạc dành cho giới trẻ là nhạc thị trường. =>bảo BSB,WL,... hát nhạc trẻ thì đúng, nhưng bảo là nhạc thị trường là sai. 4."Thậm chí về giá trị nghệ thuật trong âm nhạc cũng như nhau hết, vì chung quy nó vẫn là nhạc thị trường" Câu này hoàn toàn disagree. Nghe 1 bài hát của BZ,WL... (nhất là nghe live) sẽ thấy họ có chất giọng tốt ra sao, cách họ hát, xử lý hay thế nào. Họ có tài năng thực sự (nói là tài năng lớn của âm nhạc TG thì thấy hơi quá nhưng cũng là rất đáng trân trọng). Cái này thì thực ra tùy vào cảm nhận từng người là chính. Nói không phải để khoe khoang gì (chỉ để thấy những điều mình nói là có cơ sở), mình quen biết khá nhiều người tạm gọi là có kiến thức âm nhạc, được học hành bài bản (phần nhiều từ nhạc viện, có cả đang học và đã tốt nghiệp), và họ đều yêu thích ngưỡng mộ những nhóm nhạc như BSB, WL, BZ..chưa thấy ai chê bai tài năng của những boyband này => thế nên bạn bảo những nhóm nhạc này với các Suju, SNSD...là "giá trị nghệ thuật trong âm nhạc cũng như nhau hết" mình thấy không hợp lý. 5. Câu " anti để thể hiện, anti những cái đc gắn mác thị trường để thể hiện mình am hiểu nghệ thuật, để cảm thấy mình ở 1 đẳng cấp khác so với người khác (trong khi bản thân mình có thể đang nghe những thứ khác người ta, nhưng về bản chất thì chẳng hơn gì người ta)." là hơi chụp mũ.
nhạc BSB, WL... mình bắt đầu biết và nghe từ lúc 10 tuổi, đến bây giờ vẫn nghe vẫn thấy hay và có thể nghe đi nghe lại hoài không chán dù đã nghe hàng vạn lần còn nhạc trẻ thì bắt đầu từ lúc 14 15 tuổi nhưng chỉ nghe đc giai đoạn cấp 3 và bây giờ càng lớn thấy nhạc trẻ càng khó nghe, không bài xích hay an-ti gì k-pop hay v-pop nhưng cảm thấy v-pop thật sự quá ít bài cảm thấy đáng nghe và đáng nhớ , k-pop thì nếu chỉ tính những bài mà đứa em mình hay bật trên các kênh tivi hiện tại hay tràn lan phát qua các sóng radio thì : chẳng có gì hay và nếu lúc hơi mệt mà nghe thì thật sự rất nhức đầu. Đâu rồi những giai điệu du dương làm mình thật sự cảm thấy thư thái như forever cách đây 10-15 năm và ai nói BSB hay WL hát nhạc thì trường thì thật sự nên xem lại cái cách nghe nhạc của mình......
không biết mình có bị gì không mà bây giờ nhìn vào hình WL, BSB chụp chung cả đám lại liên tưởng đến chữ gay nhỉ
Quan điểm nhạc thị trường = dở, trình độ ca sĩ thấp, thiếu đầu tư là sai lầm. Giải trí thị trường cũng là 1 dòng nghệ thuật, tuy nhiên nó ko dựa hoàn toàn trên cảm hứng và đam mê của nghệ sĩ mà nó nhắm đến mục đích giải trí cho người nghe. 1 năm ở Mỹ hay HQ nó sản sinh ra hàng trăm, hàng ngàn ca sĩ, nhóm nhạc, nhưng lại chỉ có 1 thành phần rất nhỏ trong số đó là nổi trội hơn cả. Giải trí thị trường là 1 cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, vì thế để có đc chỗ đứng thì ko thể ko có thực lực (có điều thực lực ấy có hợp khẩu vị của 1 số người hay ko thôi). Vd như thằng Justin Bieber, nó nổi tiếng từ việc cover nhạc từ YouTube, lúc đấy thì làm gì có ai lăng xê, hay chính vì tài năng của nó đc Usher nhìn thấy nên nó mới đc lăng xê. Nếu tìm hiểu sẽ biết các boyband như BSB, WL... cũng đều là những chàng trai đc tuyển chọn, đc rèn giũa để phục vụ khán giả. Xin hỏi đó ko phải là thị trường thì là gì? Muốn kiếm 1 boyband có chất thực sự thì hãy thử The Moffats hay The Hansons, họ có thể chưa xuất sắc nhưng vẫn là cái chất so với những "sản phẩm" khác.
BSB, Boyzone và một mớ tá lả như Westlife ... họ hát cái gì: Họ hát thứ người nghe muốn nghe. Xu zu, cái gì gì đó V-pop, K-pop ... họ hát cái gì: Họ hát thứ người nghe muốn nghe. Thế nó dở (các bạn chê như điên), tại sao nó kiếm ra cả núi tiền ? Nói gì thì nói, tiền nó minh chứng cho giá trị lao động một người tạo ra. Và cho dù đó là giá trị lao động gì nó cũng có giá trị của nó. Thế nên thấy chả có gì một thằng nghe BSB đi chê 1 thằng nghe K-pop, mắc cười
^Nghe cứ như kiếm tiền nhiều thì giá trị lao động cao đáng đc trân trọng vậy thực dụng khô khan quá cũng có hạn chế của nó ...........