Ông có vẻ hứng thú với cái album Kid A này quá nhỉ :). Đáng lẽ ra cái topic mà tui giới thiệu Radiohead hồi trước tui chỉ nên giới thiệu The Bends với ok Computer la đủ roài. Ai ngờ ông lại nghe đúng cái Album đc coi là Ambient hay đột phá nhất của nhóm này (chính xác hơn thì Thom Yorke xây dựng album này đột phá theo chủ nghĩa cá nhân của riêng ổng). Thực ra tựa đề bài hát cũng nói lên tất cả roài : mọi thứ sẽ trở về đúng chỗ của nó cứ như là vạn vật có khả năng tự sửa chữa những sai lầm của chính nó vậy. Ai cũng muốn có một khoảng khắc hay một sự cố xảy ra khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn và đỡ nhàm chán hơn. Một số người không nó xảy ra mà tự tìm đến nó theo nhiều cách. Mọi nỗ lực để xáo trộn mọi thứ rồi cũng sẽ chả đi đến đâu hay chính xác là quay lại điểm ban đầu. Giai điệu lặp lại nhưng nhiều lúc muốn bứt ra ra mà không được đã thể hiện điều này. Kết quả trước sau như một: tỉnh dậy nhưng trong đầu vẫn ù ù nhưng âm thanh vô vọng như muốn tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình. Điều này cuối cùng lại rất hợp lý với cuộc sống bận rộn và nghẹt thở như thời nay. Có vẻ như ai đó muốn hòa vào cuộc sống như thế thì cũng tự tạo nên một nhà tù cho tâm hồn mà không hề hay biết gì hết. Mình khá tin tưởng vào điều này khi cảm nhận bài hát Còn phần phê thuốc thì ông nói đúng ý roài đó : nghiền nhạc Radiohead thì sợ đến cà cả ma túy cũng chả thể lấn áp đc những cảm xúc mà âm nhạc của nhóm này đem đến cho người nghe 1 khi hiểu đc nó (Radiohea là đê mê còn Coldplay nghiêng về phấn khích với hạnh phúc nhiều hơn chăng ?). Mình cũng hâm mộ Thom York vì anh này chả sợ bộc lộ ý tưởng của mình trong nhạc của anh ý dù có điên rồ cỡ nào đi nữa [video]mwbLhWJABRY[/video] bài này khi đc thâu thì Thom vừa mới "bay" xong nên đang phê => vừa nằm vừa mic mà thâu đấy nhá
coldplay nhẹ nhàng tình cảm và mọi thứ có mang vẻ sáng sủa màu hồng radiohead thì sáng tạo đột phá và u ám đê mê hơn ///thực ra thì cái bài everything in its right place là bài tui nghe đầu tiên trong quá trình tìm hiểu radiohead nghe xong sợ quá ko nghe nữa nghe vài lần lại nghiện
Haha vậy là ông trải qua ý nghĩa của bài hát luôn rồi đấy, dù có trốn tránh thế nào thì ông lại nghe lại nó thôi :P
vậy là ý ông nói là ko nên làm gì mà cứ để mọi việc trôi theo dòng chảy của nó hả :( như tui ko chối bỏ bản thân mình nhưng mà muốn nó trở nên hoàn thiện hơn...
Ặc ! Đâu cần hiểu sâu xa đến mức đi áp dụng vào bản thân mình như vậy ?? Ý tui chỉ là ý nghĩa của bài hát cũng phần nào thể hiện qua việc ông nghiện lại nó đấy thoai. Tất cả chỉ mang tính tương đối nhưng quan trọng là minh áp dụng nó đúng lúc đúng chỗ thì sẽ thực sự tạo nên sự khác biệt cần thiết. Nói chung là hiểu đc ý nghĩa bài hát là hay lắm roài nhưng thấy nó đúng khi mính từng trải qua nó thì càng hay và thấm hơn vào đầu thôi mừ À tiện thể nói luôn có nhiều bài rock đơn giản đến không ngờ: lyric, nhạc... nhưng vẫn đầy đủ cảm xúc cần thiết. Bài này Nine inch nails cover lại của Johny Cash theo phong cách industrial rock => công nhận là bài này dù là country hay rock thì nghe vẫn ổn đến không ngờ [video]g0bZtf5MCzY[/video]
cũng chả cần phải hiểu, nghe hay là nghe thôi tối khi đi ngủ thì nghe mấy bài nào chậm chậm mà giọng cao, sâu lắng,giao hưởng ... sáng sớm tới chiều nghe mấy bài giật giật tưng người vào, hại não vào vd Kpop,Rock, rap, ...
Đúng là nghe hay là ok roài nhưng nhiều người muốn tìm hiểu sâu hơn về bài hát mình đang nghe. Cảm giác đầu thấy hay thì mới có động lực đi sâu vào bên trong chứ. Một vấn đề nữa là nhiều bài hát không chỉ là một bài hát mà nó chứa đựng nhiều thứ hay ho về nhiều mặt của cuộc sống => tìm hiểu đc những cái này cũng là cả một nghệ thuật cũng chẳng đùa. Cái cảm giác mình nghe một bài hát thấy hay nhưng lại không biết cái hay xuất phát từ đâu khó chịu lắm đấy (ít nhất với mấy người như tui đây ^^)
mình lại định nghĩa bài hát mà hay là do mình chưa hiểu nó sâu sắc, hoặc nó có ý nghĩa sâu sa hơn cái lời của nó ---------- Post added at 13:03 ---------- Previous post was at 12:54 ---------- chắc là mình chưa từng trải như ông thom nên có cách nhìn nhận khác cái bài ở trên vẫn có chút gì đó đượm buồn kiểu rock (chả biết nói sao) nhưng mà hát chả rõ lời mấy phần verse gì cả :-(
Mình nghe nhạc chỉ quan tâm tới giai điệu, cách phối khí và cách hát, giọng hát của ca sĩ. Nhiều khi nghe xong cũng chả thèm nhớ ca sĩ hát bài đó là ai.
Nghe nhạc như vậy chỉ sợ bỏ lỡ mất nhiều bài hay của nghệ sĩ đó thoai. Thực ra nghe hay thì đã đành nhưng chỉ khi nào thực sự nhập tâm vào âm nhạc thì mình có hứng thú tìm hiểu thêm về âm nhạc của một nghệ sĩ đó thôi. VD như tôi tìm đc một số bài hay của các alt rock band như Radiohead, muse hay smashing pumpkins thì thấy hứng thú rồi tìm hiểu sâu hơn. Một số các band khác nhạc hay nhưng tôi ko thấy hứng nên chỉ cần sưu tập một vài bài của bọn là ok roài vd như dishwalla hay vertical horizon chẳng hạn Bonus: nhắc tới dishwalla thì có bài này rất hay muốn share anh em [video]-6GIGL0K1UI[/video]
hay quá :* :* :* nghe giống giống adam lambert nhỉ ///tự dưng nhớ đến bài này [video]gq3X1lfMxpA[/video]
Oh 1 thời nghiền bài này từ 2012 đây mà :) Anh này có cái giọng rất phá cách và hay nhưng chiều hướng phát triển style của anh này đi ngược với những gì mình kỳ vọng (mặc dù mình biết rằng nó sẽ như thế ) Anw, hồi trước vừa bị ấn tượng vừa bị ám ảnh vởi cái video clip này, nhạc thì hay roài [video]fyopRENTtq0[/video]
nghe và hiểu hay nói chính xác là cảm ý nghĩa của tác giả muốn truyền đạt không có bất kì 1 công thức hay cách thức nào nhất định hết.nghe nhạc có lời thì còn nói gì. cái chính vẫn là cái lời bài hát. nhạc có hay nhưng lời dở thì bài hát cũng không ra gì. cảm một bài giao hưởng hay 1 bản nhạc không lời mời là nghệ thuật. đòi hỏi bạn phải có cảm âm tốt. trong trạng thái sức khoẻ và suy nghĩ thanh thản nhất để cảm nhận bài hát.Một trường hợp khác giúp bạn 100% cảm nhận bài hát đó là bạn đang có suy nghĩ và cảm giác y hệt như tác giả trong bối cảnh sáng tác bài hát. khi suy nghĩ giao thoa thì âm nhạc chỉ là phương thức truyền đạt. Mà đúng như vậy. âm nhạc cũng là một loại ngôn ngữ và được biểu hiện dưới 7 nốt nhạc cơ bản. Nói về sáng tác. nhất là bài hát có lời. có 2 trường hợp cơ bản nhất. trường hộp 1 là melody bật sáng trong đầu tác giả, họ ghi âm lại melody ròi dùng lời bài hát phối theo melody mà thành, trường họp này đại đa số nhạc V-pop áp dụng chẳng hạn nhạc của Lam trường và Đông Nhi. trường hợp 2 là tác giả suy nghĩ ra 1 bối cảnh;1 chủ đề rồi nghĩ ra những câu hay ho cho chủ đề đó; rồi nghĩ ra melody phối theo những lời đó. trường hợp này xuất hiện ở nhạc của Eminem và MLTR. nếu bạn nghe và biết được. nhạc được sáng tác từ phương thức khởi đầu nào thì việc hiểu bài hát đó chỉ là trong tầm tay
^ mình xin thề là mình đọc bài của bạn mình có vô vàn thắc mắc, nhưng mình viết ra rồi lại thôi, viết xóa viết xóa cuối cùng chả biết viết gì rất lan man, mơ hồ, câu cú ngữ pháp cũng bất thường, nên gây khó hiểu ko cần thiết. Lẽ ra chỉ cần ý cuối của bạn là đủ rồi, mình cũng đồng ý là hoàn cảnh sáng tác rất quan trọng, ai học văn khi phân tích đều phải biết hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, âm nhạc cũng vậy...Tuy nhiên thực tế chắc chỉ có chưa tới 1% bài hát trên thế giới show ra hoàn cảnh sáng tác. Nên chắc chủ yếu chỉ có thể dựa vào lời, vào nhạc, vào cảm nhận và sự học hỏi kiến thức âm nhạc cá nhân.
Đúng ý em muốn truyền đạt và cảm ơn bác rất rất nhiều :-*. Tuy nhiên, như bác đã thấy, rất nhiều nghệ sĩ alt rock có phong cách sáng tác rất "phiêu" và khác lạ như Thom Yorke thì rất khó để giao thoa cảm xúc vời anh này. Mình đành phải đặt cảm xúc và kinh nghiệm của riêng mình để cảm nhận bài hát và sau đó chia sẽ cùng với người khác để xem họ có chung suy nghĩ hay không. Một số bài hát rất đặc biệt khi nó không có chủ đề và nó gần như không có ý nghĩa muốn truyền đạt. Những bài hát dạng này bắt người nghe tự tạo ra ý nghĩa cho riêng mình nữa kìa :-*
đúng vậy. có một số ca sĩ như YUI của J-pop; Trần kỳ Chân của C-pop là thể loại ca sĩ hát tự truyện. có 1 số bài hát đọc qua lời thực chất không hiểu gì cả. bài hát cũng không phản ánh vấn đề nào đó nhất định. Chỉ là chính ca sĩ lúc đó quá cảm xúc. chuyển cảm giác của mình thành nhạc, và lời thì theo đó phát triển ra. Đối với người nghe. có thể nó dở hoặc nghe chã hiểu gì. nhưng đối với chính tác giả là cả 1 đứa con tinh thần. người ta có câu con gái hay thay đổi là vậy, cảm xúc cũng mãnh liệt hơn nam giới. Chẳng hạn hôm nay em ấy nhận được email của 1 anh fan nào đó mà đọc thấy tâm trạng quá. hoặc em ấy yêu thầm 1 anh đồng nghiệp nào mà do tính chất nghệ nghiệp mà không thể công khai. một bài hát do tâm trạng bức rức mà thành. Cũng có. nói chung những gì mình nói ở bài post trước chỉ là quan niệm cá nhân tổng quan và theo kinh nghiệm nghe nhạc nhiều năm. Tại chính bản thân mình cũng sáng tác được 1 vài bài. trường hợp 1 có trường hợp 2 cũng có. Nhưng trường hợp 1 luôn dễ dàng vì melody có thể sáng bật trong đầu bạn bất kì nơi đâu. trong WC, lúc ăn cơm; lúc đang tắm hay đang học bài, cũng có thể gác lại; lấy điện thoại; giật cây guitar; hoặc organ tùy cái base mà bạn muốn. ráng dùng cảm âm bật ra hết đoạn melody trong đầu bạn. save nó lại. Theo quán tính, bạn tự biết đoạn melody đó có ý nghĩa gì đối với bạn. và từ đó bạn phát triển lời. Chính vì vậy. 1 nhạc sĩ có thể cho ra đời cả chục bài hát 1 ngày nhưng điều là hàng bỏ đi. melody nghe có vẻ du dương. nhưng nó toàn là hàng ngẫu nhiên bộc phát. còn phải check lại kết cấu bài hát. sắp xếp, đưa vào âm giai; lựa chọn tone thích hợp. lên nhạc phổ, và hoà âm phối khí. 1 bài hát hay được viết ra không dễ chút nào. Để xác định những gì mình nói. đây là 1 đoạn clip khoe khoang tài năng của Jay chou. đoạn clip quay lại cảnh các MC làm khó hắn bằng cách để nghĩ mấy em vũ công chơi 3 nốt nhạc bất kì trên phím đàn piano và bắt hắn phải đánh ra 1 đoạn nhạc có mang chủ đề theo yêu cầu. Đó là bạn có thể thấy từ 3 nốt nhạc cũng có thể phát triển ra thành 1 bản nhạc. Đương nhiên khả năng cảm âm thì phải cao siêu. Trong đó nếu bạn nào rành nhạc lý. sẽ nghe được hắn cố đưa 3 âm đó vào 1 hộp âm nào đó bất kì dù là tăng giảm nghịch hay sus. từ đó dựa vào hợp âm đó phăng ra đoạn nhạc ứng theo âm giai tương ứng. Nhưng để làm được đều này thì không phải đơn giản ^^ [video]uPEivOmikz4[/video]
không biết tiếng trung nên ko hiểu nói chi tiết thế nào, nhưng mà xem thì thấy dựa vào 3 nốt nhạc ngắn ngủi để ''chế'' 1 đoạn nhạc thì cũng đâu khó, mình nghĩ vậy! Giống như ai cho mình 3 nốt và bắt mình ngân thành 1 khúc mới toanh vậy, mình hát khá dễ dàng, bởi lẽ 1 người nghe nhạc nhiều, hát nhiều sẽ dễ dàng chắp ghép các giai điệu đã nghe trong vô thức...Trường hợp ai học nhạc lý, ai biết đánh đàn thì chắc cũng như thế!? @_@
well, ông ko phải là người học nhạc nên có thể ko thể thấy những điều người ta thấy tui cũng vậy mình yêu thích bài hát nào thì mình đi tìm hiểu kĩ hơn về nó. vậy thôi
Mình còn gà lắm nên tốt nhất là khỏi ý kiến. Thiết nghĩ nghĩ ra một đoạn nhạc đủ để thuyết phục một đám đông khán giả như thế cũng không dễ chút nào
phàm mấy cái show như thế mang tính giải trí chủ yếu, chả ai đi bắt bẻ lặt vặt nghệ sĩ làm gì... 3 nốt bản thân nó rất ít, ví dụ cho bạn 3 nốt, chủ đề bất kỳ, khi bạn nghĩ ra đoạn nhạc, thì bản thân 3 nốt đó thậm chí chỉ thoáng qua, trở thành thứ yếu, không đủ gây khó dễ cho nghệ sĩ bình thường, chứ đừng nói là jay chou, 1 nhạc sĩ kiêm ca sĩ nổi tiếng, theo mình 7,8 nốt gì đó mới khó Nếu so thì rap battle còn khó hơn gấp bội. Cách đây mấy ngày có coi nghệ thuật cắt giấy nhật bản, nghệ nhân ngồi giữa phòng, nhận yêu cầu của bất cứ người nào và cắt giấy theo đúng nội dung đó, và phải thuyết phục tất cả mọi người, thật sự khâm phục cái nghề này!