[Tuổi Trẻ] SGK truyền kỳ

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi songchetcunggame, 7/12/11.

  1. songchetcunggame

    songchetcunggame Gaming Scholar of GVN Moderator

    Tham gia ngày:
    15/4/08
    Bài viết:
    3,173
    Nơi ở:
    L2F Sicko Academy
    Kỳ 1: Khó, khô và khổ!

    [spoil]
    [​IMG]
    Sách ngữ văn lớp 6 có nhiều nội dung khiến giáo viên băn khoăn. Trong ảnh: một tiết học ngữ văn của học sinh lớp 6/3 Trường THCS Lý Phong, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

    TT - Bộ sách giáo khoa (SGK) - bộ sách chuẩn duy nhất được sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thế nhưng, bộ sách lại khiến giáo viên bức xúc vì còn quá nhiều lỗi, trong đó có những lỗi do cẩu thả, thậm chí... ngớ ngẩn.

    Không khó để phát hiện nhiều lỗi, sai sót trong SGK đang làm khổ học sinh! Thậm chí, sai sót của SGK phổ biến đến mức phụ huynh là những người phát hiện các lỗi trong sách khi cùng học bài với con.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh và máy xúc, máy ủi
    Một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội thắc mắc: “Một lần xem SGK địa lý của con, tôi giở bài về vùng Tây nguyên và giật mình khi sách cho rằng một trong những lợi thế chung của Tây nguyên là khí hậu mát mẻ, đất bazan màu mỡ”.

    “Chính xác thì Tây nguyên có 2/3 diện tích có khí hậu trên nền nhiệt đới cận xích đạo, mùa khô kéo dài, có nguy cơ thiếu nước, cháy rừng. Chỉ những khu vực độ cao trên 1.500m mới có khí hậu mát mẻ. SGK viết như vậy thì không thật chính xác, dễ khiến học sinh (HS) hiểu không đúng về đặc điểm địa lý chung của vùng đất này” - một giáo viên địa lý tại Hà Nội băn khoăn.

    Sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài “Kể chuyện tưởng tượng” yêu cầu: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, ximăng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”.

    Thầy Hoàng Đức Huy, giáo viên văn tại TP.HCM, bức xúc: “Một truyền thuyết đậm đà bản sắc dân tộc như Sơn Tinh, Thủy Tinh khi đặt vào không gian cuộc sống hiện đại sẽ làm mất đi sự trang trọng, tính nghệ thuật và yếu tố lịch sử. Nhiều em HS không biết xe lội nước là xe gì. Không hiểu HS vùng sâu vùng xa, miền núi còn lạ lẫm với ôtô, máy bay... thì sẽ làm bài kiểu gì”.

    Ở môn hóa học bậc THPT, thầy Phạm Văn Trường, giáo viên Trường THPT QL, Nghệ An, băn khoăn: “Khi làm một số thí nghiệm theo yêu cầu của SGK, tôi cũng như nhiều giáo viên khác cứ tự hỏi không rõ là các tác giả viết SGK đã làm hay chưa! Một vài thí nghiệm chúng tôi và HS làm đi làm lại vẫn không thành công, gây mất thời gian. Ví dụ SGK lớp 10 chương trình nâng cao có thí nghiệm mô tả khả năng hút nước của axit sunphuric đặc, nhưng khi thực hành thì không có kết quả như SGK viết. Có một số thí nghiệm không khó nhưng cần thời gian dài mới ra kết quả. Ví dụ SGK lớp 12 chương trình nâng cao có thí nghiệm điện phân đồng sunphat với điện cực tan, sách giáo viên hướng dẫn là chỉ sau vài phút thấy được hiện tượng đó. Thực tế tôi đã làm phải mất 15-20 phút mới ra được hiện tượng như SGK mô tả. Tôi không rõ người viết SGK đã làm các thí nghiệm kiểu này chưa và họ làm trong điều kiện nào. Có những bài 2-3 thí nghiệm kiểu như vậy khiến giáo viên và HS loay hoay với thí nghiệm, hết thời gian khai thác các nội dung khác”.

    Theo nhiều giáo viên, những hạt sạn kiểu sai năm sinh, sai họ tên, nhầm lẫn về thời gian, địa điểm vẫn nằm rải rác trong SGK từ năm này sang năm khác.

    “Ví dụ như SGK vật lý lớp 12 cho rằng năm 1934, vợ chồng Marie Curie tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo, nhưng thực tế hiện tượng này do con rể và con gái của ông bà nghiên cứu, phát hiện và nhận giải thưởng Nobel năm 1935 (bà Marie Curie mất năm 1934)” - một giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết.

    “Tiền hậu bất nhất”

    Thầy Nguyễn Quang Minh, giáo viên toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội, cho rằng: “SGK không thống nhất về sử dụng ký hiệu với các khái niệm. Chẳng hạn, SGK hình học lớp 9, HS được học các khái niệm là tang - ký hiệu tg, và côtang - ký hiệu cotg. Nhưng SGK hình học lớp 10 sử dụng các ký hiệu khác hẳn: tang - ký hiệu tan, côtang - cot, nghĩa là lấy ba chữ cái đầu tiên làm ký hiệu.

    Chưa hết, SGK đại số lớp 10 cả chương trình cơ bản cũng như nâng cao cùng học đến khái niệm này và sách giải thích có thể sử dụng cả hai kiểu ký hiệu. Nhưng phần bài tập cho HS từ đó trở đi cho đến hết lớp đều dùng ký hiệu tan, cot. Theo tôi, tác giả viết các phần này là những người khác nhau và họ đã không ngồi cùng nhau trước khi viết sách để thống nhất với nhau việc dùng ký hiệu cho một khái niệm.
    Trong khi đó ở SGK lớp 10 chương trình cơ bản, trong bài “Tỉ số lượng giác của góc bất kỳ” phần định nghĩa mâu thuẫn với bài “Phương trình đường thẳng” ở những tiết tiếp theo. Như vậy kiến thức không được nhất quán và chặt chẽ”.

    Một tác giả sách tham khảo bậc THPT tại TP.HCM cũng bức xúc: “SGK tiền hậu bất nhất khi cùng một dạng câu, ở bậc tiểu học HS được học đó là câu kể, lên THCS sách gọi đó là câu tường thuật, còn lên bậc THPT sách gọi là câu tường minh. Cùng một khái niệm nhưng ở khối lớp này gọi là ngữ danh từ, khối lớp kia gọi là cụm danh từ. Hay từ gợi hình (gợi lên hình ảnh) lại bị đánh tráo khái niệm với từ tượng hình (từ được vẽ, viết dựa trên hình ảnh) nhưng nhiều năm nay vẫn chưa thấy sửa”.

    Lớp 7 đã học thơ cổ

    Ở môn văn, anh Quảng, phụ huynh một trường THCS quận 4, TP.HCM cho rằng: “Trong sách của con tôi (lớp 7) có bài Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê), thật sự bài thơ đó mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của bài thơ, huống hồ là HS lớp 7”.
    Cô T.L. - giáo viên văn một trường THCS quận 1, TP.HCM - cho biết: “Chương trình lớp 7 hiện nay quá nặng, thậm chí nặng hơn lớp 8, 9. Chỉ trong học kỳ 1, chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán - Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu được hết ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học”.
    Một số giáo viên bậc THPT tại TP.HCM cho biết họ ngại nhất là dạy chương trình văn lớp 10. “Bởi vì khối lượng kiến thức vừa khó, vừa khô. Văn học trung đại với kiến thức quá dày khiến người dạy cũng cực để chuyển tải được đủ ý đến HS, còn người học thì mệt mỏi vì khó hiểu. Theo tôi, phần văn học trung đại chỉ cần được khái quát để HS biết rằng có một thời đại như thế” - giáo viên lớp 10 một trường THPT tại quận 6, TP.HCM, thổ lộ.
    Cấu trúc môn văn từ lớp 6 đến lớp 12 có nhiều bất cập khi chia theo giai đoạn lịch sử, chứ không chia theo khả năng tiếp nhận của HS. Ví dụ HS bậc THCS đã phải tiếp xúc với văn chương trung đại vốn khó hiểu. Trong khi đó HS lớp 11, 12 thì được tiếp cận với văn học 1930-1945 và 1945-1975 vốn gần gũi và dễ hiểu hơn.

    Giải thích cho con thế nào?

    Một phụ huynh ở TP.HCM phản ảnh: “Ở SGK tiếng Việt lớp 1, tập 1 có một số chỗ tối nghĩa, khó hiểu, hoặc kết cấu câu ít dùng như “bò bê có bó cỏ” (không phân biệt bò hay bê), “bò bê có cỏ, bò bê no nê” (lẽ ra nên dùng “ăn cỏ” thay vì “có cỏ”); “bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã” (lẽ ra phải dùng “trạm y tế”) là văn nói chứ không phải văn viết.

    Đành rằng những bài đầu tiên của trẻ lớp 1, một số âm, vần còn chưa học đến, nhưng không vì thế mà đánh đố trẻ con, cần tìm những câu chữ thay thế trong sáng, phù hợp hơn”.

    Ở phần ráp (ghép) vần, SGK tiếp tục đánh đố trẻ con bằng cách yêu cầu trẻ ghép các âm x, k, r, s, ch, kh với các vần e, i, a, u, ư hoặc ghép vần với các dấu tạo thành những chữ rất khó hiểu, hiếm khi sử dụng như “xư”, “rù”, “chá”, “gie”, “trô”, “ki”, “ke”, “rư”... “Khi con hỏi, tôi cũng chịu không biết giải nghĩa những từ này ra sao.
    Ở trang 43 sách tiếng Việt lớp 1, tập 1 viết “chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê”, trong đó viết thường tất cả tên riêng, dễ tạo cho HS thói quen sai, dù các bé chưa học cách viết hoa nhưng sách vẫn nên hướng dẫn trẻ nhận diện việc viết hoa tên riêng” - phụ huynh này bức xúc.

    Về những bất hợp lý này, một giáo viên trưởng khối lớp 1 một trường tiểu học tại Gò Vấp, TP.HCM, cho biết: “Những bài tập ghép chữ chỉ để HS nắm luật chính tả mà thôi. Do kết cấu chương trình là học xong hết hệ thống âm mới học viết hoa, nên những bài đầu sách không viết hoa tên riêng.

    Một số câu sách đặt làm ví dụ còn hơi ngô nghê, không thuận tai là do có nhiều từ trẻ chưa học tới nên không sử dụng được. Với những từ ngữ còn khó hiểu thì giáo viên phải dành thời gian giải thích thêm cho trẻ”.

    LƯU TRANG - VĨNH HÀ - ĐẶNG NGỌC
    [/spoil]

    Bổ sung kỳ 1:

    [spoil]
    Đề nghị sửa tên phiên âm tiếng Việt luật sư Loseby

    Ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng TP.HCM, vừa có văn bản kiến nghị đến Bộ GD-ĐT yêu cầu Nhà xuất bản Giáo Dục đính chính, gọi đúng tên luật sư Francis Henry Loseby trong bộ sách giáo khoa phổ thông do nhà xuất bản phát hành.

    Theo ông Chu Đức Tính, tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Trần Dân Tiên, nằm trong bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành, đã phiên âm sang tên tiếng Việt của vị luật sư nói trên là “Lôdơbai”, cách gọi trên không chính xác, cách gọi đúng phải là “Lôdơbi”.

    “Luật sư Francis Henry Loseby (Lôdơbi) là người đã bào chữa và bảo vệ thành công cho Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) tại tòa án Hong Kong năm 1931. Chúng ta cần phải tôn trọng lịch sử và nguyện vọng của gia đình luật sư Loseby để gọi đúng tên phiên âm tiếng Việt là Lôdơbi” - ông Tính khẳng định.

    TRƯỜNG GIANG
    [/spoil]

    Kỳ 2: Trùng lắp và thoát ly thực tế

    [spoil]
    [​IMG]
    Với phụ huynh và học sinh, sách giáo khoa hiện nay được coi là tài liệu chuẩn mực. Trong ảnh: phụ huynh và học sinh chọn mua sách giáo khoa - Ảnh: NHƯ HÙNG

    TT - Kết cấu chương trình không thống nhất, nhiều chỗ lặp lại một cách bất hợp lý, thiếu sự liên thông, kết nối giữa những người viết sách ở lớp dưới với lớp trên dẫn đến HS phải học lại, giáo viên phải dạy lại những gì đã được học trước đó.

    Ngay cả giáo viên cũng phải... cười ra nước mắt với nhiều chi tiết, cách đặt vấn đề, bài tập trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn. Những sai sót, bất hợp lý không đáng có trong SGK ngữ văn đã làm giảm đi phần nào hứng thú của người học và cả người dạy về môn học được mệnh danh là nuôi dưỡng tâm hồn này.

    “Cơm gạo cũ”

    Ông Hoàng Đức Huy, giáo viên Trường tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM, nêu ý kiến: “Lớp 6 HS được học văn tự sự, lên lớp 7, 8, 9, 10, 11 vẫn học lại dạng văn này. Các dạng văn khác như miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận... cũng lần lượt lặp lại ở các khối lớp mà HS vẫn chỉ loanh quanh chừng đó kiến thức, không được nâng cao gì thêm”. Thầy Huy dẫn chứng: SGK Ngữ văn lớp 6, trang 134, tập 1, có đề “Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra”. Đến năm lớp 9, SGK lại yêu cầu rằng “Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó”.

    Ở các môn xã hội như lịch sử, địa lý, việc SGK bị trùng lặp về mặt kiến thức giữa bậc THCS với bậc THPT hoặc giữa lớp dưới với lớp trên cũng rất phổ biến. Ở môn lịch sử, ông Trần Đình Ba, giảng viên Trường trung cấp Phương Nam, TP.HCM, người dành ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu SGK lịch sử, góp ý: “Ở bậc THCS, SGK trình bày song hành phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, tạo sự liền mạch từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy nhiên ở bậc THPT, môtip đó cũng lặp lại giống như ở bậc THCS, điều đó khiến HS thấy chán vì phải ăn “cơm gạo cũ”.

    Việc trình bày đề mục ở SGK bậc THCS gần như lặp lại ở SGK lịch sử bậc THPT. Đơn cử như về Phong trào Dân chủ 1936 - 1939. Ở lớp 9 trình bày là: I. Tình hình thế giới và trong nước; II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ; III. Ý nghĩa của phong trào. Lớp 12 trình bày là: I. Tình hình thế giới và trong nước; II. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. Trong phần II cũng trình bày những phong trào đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa tương tự như SGK lịch sử lớp 9”.

    Ông Ba cũng cho rằng SGK lịch sử trình bày quá nhiều số liệu, sự kiện với mốc thời gian, ngày tháng, năm, số quân ta, quân địch, số máy bay, xe tăng... làm cho ngay đến giáo viên cũng không dễ nhớ chứ đừng nói tới HS. Các sự kiện về kháng chiến, khởi nghĩa... gần như trình bày theo khung nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa mà không thấy một bước đột phá nào khác. Như vậy sẽ không phát huy được tính tư duy biện chứng cho học trò.

    Ở môn vật lý, một giáo viên bức xúc cho biết: “Cùng là kiến thức điện, quang nhưng các em được học từ lớp 7, lên lớp 9 học lại và lớp 11 lại học lại. Phần cơ, nhiệt ở lớp 8, lên lớp 10 cũng được nhắc lại. Cứ chu kỳ hai năm các em được học lại kiến thức một lần. Lần sau khó hơn lần trước một chút. Tuy nhiên, chương trình SGK ở các khối lớp này về cùng một chủ đề lại không có tính liên thông, dẫn đến kiến thức bị lãng phí khi học xong, thi xong là quên”.

    Thầy Nguyễn Đình Độ, giáo viên có hơn 20 năm giảng dạy môn hóa học ở bậc THPT tại TP.HCM, góp ý: “Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy SGK môn hóa chưa hệ thống hóa tốt kiến thức cho HS và các bài giảng thiếu tính kế thừa. Ở SGK khối 11, HS phải học cả vô cơ lẫn hữu cơ, sau đó lên lớp 12 tiếp tục học cho xong hữu cơ, rồi quay trở lại học vô cơ. Học như vậy không liên thông mà lại lãng phí thời gian, giáo viên rất khó dạy”.

    Học để thi

    Nhiều ý kiến từ giáo viên và cả HS cho rằng SGK hiện nay “không thân thiện” khi ít tính ứng dụng, ít gắn liền với cuộc sống và chương trình của SGK từ bao nhiêu năm nay vẫn là những kiến thức “học để thi” chứ không phải học để ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.

    Một giáo viên dạy văn tại TP.HCM bức xúc: “Chương trình lớp 10 hiện rất nặng trong khi HS chưa đủ độ “chín”, còn lớp 11 và 12 với các tác phẩm văn học từ năm 1930 - 1945 và 1945 - 1975 lại gần gũi và dễ thở hơn. Văn học từ sau năm 1975 đến nay cũng rất thời sự nhưng lại không được chú trọng. Chương trình yêu cầu dạy đi dạy lại một số dạng văn cơ bản, trong khi phần văn chương hành chính vốn có tính ứng dụng rất cao cho HS (khi viết đơn từ, báo cáo, làm hồ sơ xin việc...) sau này lại chỉ gói gọn trong một vài tiết”.

    Lịch sử là môn học gắn liền với tính trực quan sinh động, càng có nhiều hình ảnh minh họa học sinh càng dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên ông Ba cho biết: “So với SGK cũ trước đây, chương trình SGK lịch sử mới tranh, ảnh minh họa đã nhiều hơn nhưng phần lớn cũ, mờ, chưa cập nhật. Trong khi học sinh tiếp xúc với tivi, báo chí, Internet nhiều, các em khi nhìn tranh ảnh minh họa trên các phương tiện đó nhiều khi không tương đồng với SGK. Đơn cử như SGK lịch sử 6, ở hình 2: Bia tiến sĩ. Ảnh bia tiến sĩ dùng là ảnh đầu thế kỷ 20. Nhưng hiện nay ở Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội, bia tiến sĩ đã có nhà che rồi. Các em sẽ khó liên tưởng đó là bia tiến sĩ ở đâu.

    Ông Ba góp ý: “Lịch sử thời nào cũng có vai trò như nhau. Nhưng thực tế các em HS sau khi được học lịch sử thì lúc thi tốt nghiệp, các em chỉ phải xoay quanh lịch sử 9 (THCS) và lịch sử 12 (THPT), còn các lớp 6, 7, 8 và 10, 11 thì ít hoặc không đụng tới nữa. Như vậy vô tình chúng ta tạo tâm lý học tủ cho học sinh, các em chỉ chăm chăm học đối phó. Với tư tưởng đó, các em sẽ bị mất căn bản, mất gốc ngay khi mới học vì chủ quan, xem nhẹ”.

    Khâm phục học sinh

    Ở môn vật lý, giáo viên B.N.L. ở quận 10, TP.HCM cũng nêu ý kiến: “Hiện nay việc ứng dụng kiến thức từ SGK vào cuộc sống chỉ trông nhờ vào giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên lại ít thời gian làm việc này vì phải mất quá nhiều thì giờ vào việc rèn cho HS kỹ năng làm bài tập để... thi. Đối với môn vật lý, phần hiện tượng, bản chất, ứng dụng được dạy rất ít. HS chỉ chăm chăm giải bài tập mà phần bài tập thì gần với môn toán hơn là môn lý. So với SGK nước ngoài thì phải nói khâm phục HS nước ta vì các em học rất nhiều, học quá sức, kiến thức trong sách vừa nặng nề, vừa ôm đồm nhưng không hiệu quả vì HS học xong quên ngay. Nhiều vấn đề chuyên sâu lẽ ra lên đại học mới phải học thì các em đã được “luyện” từ những năm học THPT”.
    [/spoil]

    Kỳ 3: Không thể liệt kê hết “sạn”

    [spoil]
    Phần này chủ yếu là reader's comments, có thể tìm đọc thêm ở cuối của cả 2 kỳ trước

    TT - Nhiều bạn đọc cho rằng hai bài viết trên Tuổi Trẻ không thể liệt kê hết “sạn” trong sách giáo khoa (SGK). Lẽ ra phải được thụ hưởng một nền giáo dục chuẩn thì nhiều thế hệ học sinh đang phải đối mặt với những “hạt sạn” của sách, của chương trình...

    [​IMG]

    “Sách giáo khoa địa lý lớp 10 xếp “ngành trồng rừng” vào bài “Địa lý ngành trồng trọt”, xếp “ngành nuôi trồng thủy sản” vào bài “Địa lý ngành chăn nuôi”, trong khi cơ cấu ngành nông nghiệp có ba mảng: nông - lâm - ngư rõ rệt. Có thể do các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp không có bài riêng nên tác giả SGK đành đưa nội dung ngành trồng rừng (mảng lâm nghiệp) vào bài trồng trọt và ngành nuôi trồng thủy hải sản (mảng ngư nghiệp) vào bài chăn nuôi”.

    Mã Thị Tới
    (giáo viên địa lý Trường THPT Trương Định - Hà Nội)​

    [/spoil]

    Kỳ cuối: Giáo viên phải tự sửa những lỗi nhỏ

    [spoil]
    TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc sách giáo khoa (SGK) hiện hành quá nhiều “sạn”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết cùng với việc tiếp tục chỉnh lỗi ở bộ sách đang sử dụng, bộ đang chuẩn bị cho việc biên soạn SGK mới với quy trình chặt chẽ hơn.

    Ông Hiển nói:

    - Tôi nghĩ không thể có một bộ SGK hoàn hảo. Ở VN hay thế giới cũng như thế thôi. Kể cả SGK viết tốt rồi thì sau một thời gian cũng phải chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật kiến thức mới. Nếu quan niệm viết một bộ SGK để dạy từ đời này sang đời khác thì không phát triển được. Việc bổ sung, chỉnh sửa cũng bình thường, chỉ là chúng ta không quen với điều đó.

    * Những năm trước Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp nhận góp ý về SGK. Hiện nay, mặc dù SGK vẫn bị phát hiện còn nhiều “sạn” nhưng tại sao Bộ GD-ĐT không thực hiện việc tiếp thu ý kiến “nhặt sạn” và chỉnh sửa nữa?

    - Chúng tôi vẫn tiếp nhận góp ý chứ. Những ai thắc mắc, hỏi về chi tiết trong SGK nếu gửi về bộ đều sẽ được tiếp thu, trả lời. Hằng năm, Bộ GD-ĐT vẫn đề nghị NXB tập hợp các ý kiến góp ý về lỗi SGK. NXB Giáo Dục có bộ phận thường trực làm việc này. Có những ý kiến đóng góp đúng, có ý kiến không đúng, không thuyết phục. Những góp ý đúng, NXB sẽ thực hiện việc chỉnh sửa. Có nhiều chi tiết NXB đã chỉnh sửa rồi nhưng người góp ý vẫn theo sách cũ để nhận xét.

    * Nhưng một trong những nguyên tắc cần duy trì khi biên soạn SGK là những kiến thức đưa vào sách phải chuẩn mực, không gây tranh cãi, phù hợp với các lứa tuổi học sinh?

    - Những lỗi lớn thì NXB mới chỉnh sửa, còn những sai sót nhỏ thì giáo viên phải linh hoạt, tự chỉnh sửa, giải thích cho học sinh. SGK chỉ là tài liệu chính để giáo viên dùng để dạy học, không phải là pháp lệnh bắt giáo viên, học sinh phải nhất nhất tuân theo như trước đây. Từ lâu Bộ GD-ĐT đã khẳng định việc giáo viên không phải dạy hết, dạy đủ những gì trong SGK, giáo viên hoàn toàn có quyền lựa chọn tài liệu để thiết kế bài giảng của mình, trong đó có SGK. Những giáo viên mà SGK viết thế nào cứ dạy y như thế, kể cả khi sách viết không hợp lý thì tôi thấy không ổn. Việc này đã nói mãi rồi, giáo viên không phải không biết chủ trương này.

    * Trên thực tế, phần đông giáo viên và học sinh vẫn xem SGK là tài liệu chính thống. Ngoại trừ các lỗi nhỏ, những sai sót về kiến thức, sự bất hợp lý về cấu trúc thì làm sao giáo viên dám đi ngược lại với sách, khi đằng sau bộ sách là cả một hội đồng các nhà viết sách, nhà thẩm định?

    - Khi có góp ý về sai sót thì cụ thể phải xem sai nhỏ hay lớn, sai ở đâu. Những cái có thể khắc phục ngay thì là lỗi nhỏ, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ cứu cho học trò ngay trong quá trình dạy học. Nhưng những thiếu sót lớn, như sai về quan điểm giáo dục, sai về nguyên lý thì Bộ GD-ĐT mới phải tính lại.

    * Theo phản ảnh của giáo viên, có những thí nghiệm trong SGK môn lý, hóa giáo viên làm theo mô tả của sách nhưng không thể ra kết quả. Vấn đề này liệu có thể xem là “lỗi lớn” chưa hay cũng chỉ là “lỗi nhỏ” mà giáo viên phải tự xử lý thưa thứ trưởng?

    - Chuyện giáo viên không làm được thí nghiệm trong SGK chắc cũng có thật. Nhưng việc này phải làm rõ nguyên nhân. Cũng có thể do tác giả viết sách chưa làm thí nghiệm đó, nhưng cũng có thể do thiết bị thí nghiệm không tốt, người thực hiện không đạt. Nếu do tác giả SGK thì cần phải điều chỉnh. Khi tiếp nhận góp ý, không phải NXB đơn phương xem xét chỉnh sửa mà phải làm việc với tác giả để nghe tác giả phản biện, giải thích.

    * Thứ trưởng cho rằng giáo viên có thể dựa vào nhiều tài liệu khác nhau để thiết kế bài giảng, không nhất thiết phải dạy đúng SGK. Như vậy, thứ trưởng có ủng hộ quan điểm “một chương trình, nhiều bộ SGK” không?

    - Thế giới người ta đã thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK rồi, vì một bộ sách có thể đáp ứng được cái này nhưng lại không đáp ứng được cái kia. Có nhiều bộ sách, người dạy có cơ hội lựa chọn. Chúng ta tiến tới cũng phải như thế nhưng việc này vẫn còn phải bàn vì có nhiều vấn đề phải cân nhắc. Bởi không phải ai cũng có thể viết sách được và việc chọn bộ sách nào, không chọn bộ nào cũng phải có cơ quan thẩm định, tránh những tiêu cực có thể xảy ra. Tôi nghĩ trước khi tiến đến việc thực hiện “một chương trình, nhiều bộ SGK” vẫn cần có những bước trung gian.

    * Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về “bước trung gian” đó được không?

    - Chúng tôi đã có định hướng về việc này nhưng còn phải bàn.

    * Nếu tới đây Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục duy trì phương án “một chương trình, một bộ SGK” thì theo thứ trưởng, sẽ phải có những điều chỉnh thế nào để khắc phục những nhược điểm của bộ sách cũ?

    - Chúng tôi đã tính khi biên soạn SGK sẽ phải có một người tổng chủ biên từng môn từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu tổng chủ biên từng môn, ở từng lớp, cấp học chỉ kiểm soát việc biên soạn trong phạm vi được phân công, thì tổng chủ biên từ lớp 1 đến lớp 12 phải kiểm soát toàn bộ tất cả các cuốn sách của môn đó trong 12 lớp. Như vậy sẽ đảm bảo tính liên thông, cấu trúc chặt chẽ, nhất quán và khoa học, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

    Bên cạnh việc kiểm soát chiều dọc như thế sẽ có một hội đồng kiểm soát chiều ngang ở mỗi lớp học. Ví dụ ở bậc THCS có bốn lớp thì sẽ có bốn hội đồng ngồi với nhau để xem xét, cân nhắc ở tất cả các môn của mỗi lớp, để khắc phục ngay những bất cập. Việc biên soạn SGK tới đây sẽ phải theo một quy trình chặt chẽ, khoa học hơn. Kể cả trường hợp thực hiện “một chương trình, nhiều bộ SGK” thì vẫn phải xây dựng một quy trình để các nhóm tuân thủ, đảm bảo các bộ SGK đạt chuẩn mực nhất định.

    * Có trường hợp cùng một vấn đề ở lớp 8-9 đã dạy rồi, lên lớp 10-11 lại dạy lại. Nhưng vì SGK lớp 8-9 và 10-11 do các nhóm tác giả khác nhau viết nên có những điểm không đồng nhất trong kiến thức, kể cả các ký hiệu toán học cũng có sự khác biệt giữa sách của hai nhóm này khiến học sinh lúng túng. Vấn đề này có phải là lỗi cần điều chỉnh không?

    - Cái đó thì phải sửa rồi.

    VĨNH HÀ - ĐĂNG NGỌC thực hiện
    [/spoil]


    Hôm nay cầm tờ Tuổi Trẻ đọc kỳ 3 của bài này thấy hay quá nên tính đem hết lên đây cho các bạn chém.

    Giá như hồi mình đi học mà dư luận cũng lên tiếng mạnh mẽ thế này thì tốt biết mấy nhỉ, tốn hơn chục năm loay hoay làm chuột bạch thí nghiệm cho cái đám biên soạn SGK để giờ hầu như chả đụng đến nổi 5% cái mớ "kiến thức" trong đó, rõ phí phạm.

    Thôi thì bây giờ các vị biên soạn SGK đang ăn tạ ngập mặt, sớm muộn gì cũng sẽ phải thay đổi và dù ít hay nhiều thì hy vọng con em chúng ta sẽ được hưởng lợi. Hy vọng vậy thôi.

    p/s: cmn cái go advance vẫn chưa xài được, edit khó khăn vãi
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/12/11
  2. _Ultra-Violet_

    _Ultra-Violet_ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    3,505
    Trả lời: Do Bộ giáo dục nó thối nát đấy con ạ :-"
     
  3. VileZXC

    VileZXC The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    22/8/08
    Bài viết:
    2,474
    Thế mới thiểu tại sao Văn học Việt Nam khô khan,cái gì cũng vào khuôn khổ,giết chết sáng tạo,lúc trc mình cũng suy tưởng nhiều lắm,nhưng khi làm bài phải ngậm ngùi làm theo bài văn mẫu cho nó có điểm......
    Mà nói chung thời học sinh ứng dụng dc 20% đã là tốt lắm rồi,không mong gì hơn...
     
  4. bloodmoney1234

    bloodmoney1234 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    398
    Nơi ở:
    New York
    Bài thơ 4 dòng chém thành 4 tờ giấy đôi :-<
     
  5. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    ghét nhất cái phân tích thơ nhảm nhảm vl ra :|
     
  6. TommyVC

    TommyVC T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    17/11/10
    Bài viết:
    545
    Tivi vừa thấy nói "quan tâm đầu tư mặt giáo dục" xong, đầu tư với quan tâm cái kiểu này đây hả ?
     
  7. quanzi_1507

    quanzi_1507 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/3/06
    Bài viết:
    7,033
    Nơi ở:
    ACDC Town
    Mình thấy bài báo ưa cào xới thôi, chứ cũng nội dung đó ngay từ khi xuất bản đã có vấn đề rồi, ko phải đến giờ mới nảy sinh. Trừ những lỗi kiến thức cơ bản, còn lại việc không đồng nhất, nội dung khô khan, nếu giáo viên đủ bản lĩnh và linh động sẽ truyền tải đc những gì cần truyền tải cho học sinh (như lúc dạy lượng giác các thầy đều dặn từ này về sau cứ tan và cot luôn cho khỏi nhầm lẫn) => qua thời gian giáo viên và học sinh cũng đã "sống chung" được với SGK.

    Nội dung thơ cổ đưa vào khoảng lớp 7 là vừa, nếu lớp 6 thì sớm, còn để vào lớp 8-9 đến khi ôn thi vào cấp III chắc chắn sẽ phải nhai luôn thơ cổ => lớp 7 là hợp lý. Nói học sinh không hiểu hết thì nên bỏ qua cũng không đúng. Lúc vào lớp 1 cũng bập bẹ tập đọc thơ mà có hiểu quái gì đâu, câu chữ lưu lại trong đầu đến khi lớn lên thì tự khắc hiểu. Nhưng lớn lên thì chẳng ai chủ động tìm đọc thơ cổ làm gì nên cứ dạy lúc nhỏ trước, coi như time capsule :))
     
  8. mad_dog13

    mad_dog13 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/6/09
    Bài viết:
    219
    Đíu bằng mình cuốn truyện 100 trang quay xong được 4 tờ giấy lộn .
     
  9. herowinb

    herowinb Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    13/2/07
    Bài viết:
    4,763
    Nơi ở:
    <(") GayVN
    chưa bằng 1 đống tài liệu 20 tờ photo A4 thành phao có nhỏ 5cmx2cm :">
     
  10. MARfan

    MARfan The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/12/06
    Bài viết:
    2,349
    Nơi ở:
    Tầng hầm nhà chứa
    Môn Ngữ Văn THPT bây giờ rất chán, ta học nói thật chỉ muốn mửa thôi ...
    H/p của 1 tang gia bắt phân tích tận đẩu tận đâu, Tôi Yêu Em của Pút-kin thì phân tích sự dũng cảm của nhà thơ khi làm bài thơ này ( riêng đọc xong đề phang ngay câu : Nếu ông ấy dũng cảm, ông đã ra trước mặt người tình của mình mà nói rồi chứ không phải ca thán trong bài thơ này - 1 điểm ) ...
    Hồi xưa mỗi khi kt văn chỉ mong có đề tự sự của em, bây giờ chỉ chực quyển để học tốt chứ chẳng còn sáng tạo gì nữa rồi.
    P/S: Thơ cổ ta học từ hồi lớp 5 rồi, bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
     
  11. quanzi_1507

    quanzi_1507 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/3/06
    Bài viết:
    7,033
    Nơi ở:
    ACDC Town
    WTF sao ta đến 7+ mới học :-ss
     
  12. tghm1402

    tghm1402 T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/6/09
    Bài viết:
    530
    ^
    ^
    Mình nhớ hồi xưa học Tôi Yêu Em là phân tích tình cảm của tác giả mà :-?.Vẫn nhớ bà Văn bảo nếu có người yêu mình như thế thì sẵn sàng yêu lại :|.Mà không hiểu sao thấy vợ Pút-kin đẹp hơn cái bà ông ấy yêu vài lần 8-}.
    Bài ca nhà tranh bị gió thu phá hình như học hồi lớp 8 thì phải :-?.
     
  13. [N.K] Scorp

    [N.K] Scorp Fade to Black...

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    3,983
    Nơi ở:
    Đè Lẹt City
    Ngày đó nghe bà cô phân tích bài này mình còn có cảm giác bả còn éo hiểu chứ nói chi mình :|
    Mà công nhận lên 11 12 học văn khá khỏe, 1 sô tác phẩm chém ác khỏi nói, nhớ có lần mình lên chém Chí Phèo dc 9 điểm miệng =))

    Mà phải công nhận là Sử chương trình trùng lặp tè le, nghe thì toàn như tự sướng :-??
    Lên năm 11 thì hên gặp dc ông thầy bá đạo, kể chuyện, chém gió lịch sử khỏi phải chê 8->
    Nhưng lên năm 12 thì gặp 1 mụ vô duyên ếu đỡ dc :-w Mỗi lần kể chuyện là "Cô kể cái này mấy em đừng cười nhá... hí hí hí hi!" :| Kể xong kể cả thằng đầu óc "phong phú" như mình còn nhếch mép ko nỗi chứ đừng nói cái lũ kia :|
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/11
  14. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    mình đồng ý rất nhiều chỗ, chất lượng sách giáo khoa, đặt biệt là môn Ngữ Văn rất tệ, tuy nhiên riêng đoạn này thì mình hơi thắc mắc.
    Đó là tại sao một thằng tối ngày chơi game với chém gió như mình mà đọc sách giáo khoa vẫn hiểu hiện tượng? 3 năm cấp 3, vào giờ lý chỉ ngồi chơi với làm dự án, thi ĐH vẫn 9-10 điểm môn lý, mình với đám bạn lớp mình đâu phải thần đồng hay thiên tài vẹo gì nhỉ? :-??thầy giáo lo dạy bài tập mà ko lo giảng bài cho học sinh là tại thầy chứ đổ lỗi cái quái gì?
    mà vị giáo viên này chắc cũng chưa đc đọc giáo trình vật lý của nước ngoài nhỉ, đọc xong sẽ thấy thế nào là thua kém nước ngoài :)

    đoạn này nữa:
    sách nào nói như thế nhỉ? rõ ràng cuốn sách giáo khoa thí điểm phân ban của mình ko có nói điều đó.
    cơ mà, hiện tượng phóng xạ nhân tạo là chim gì nhỉ :-?
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/11
  15. chicken_hao

    chicken_hao Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/4/06
    Bài viết:
    280
    ^ Bài báo là viết về SGK hiện nay mà ~.~
     
  16. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    cái phát biểu đó rất là tầm xàm.
    thứ nhất, mấy ông viết sách cho bộ tuy nhiều ông cổ hủ, cứng đầu, trì trệ, nhưng mấy ổng là người có kiến thức, sách đang viết đúng ko lý nào khùng sửa cho nó sai.
    thứ hai, trên đời không có cái hiện tượng đó mà phát biểu như đúng rồi.
    thứ ba, bạn google xem nobel vật lý 1935 là phát hiện gì, mới đọc cứ ngờ ngợ, tra lại ý chang =))
    mình rất muốn thấy những sự phản hồi mạnh mẽ từ dư luận để mấy cụ trên bộ sáng mắt ra, nhưng không phải kiểu hùa theo, phát biểu bậy bạ như thế, nó làm cho phu huynh lẫn học sinh hoang mang, nhất là làm mất ý chí học tập của học sinh, đó là lý do mình rất xốn mắt một số thành phần tự nhận là nhà giáo mà tối ngày chửi giáo dục thối nát, phát biểu kiểu đó ko hiểu vào lớp dạy cái quái gì cho hoc trò :|
     
  17. what_the

    what_the Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/08
    Bài viết:
    1,310
    Đọc thơ mình ghét nhất thơ của tố hữu .
     
  18. problem

    problem Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/8/05
    Bài viết:
    425
    Nơi ở:
    xì gòn
    tương lai ngoài trẻ trâu ra, các bậc tiền bối còn có 1 thế hệ trẻ bò để mà chửi :-<
     
  19. [N.K] Scorp

    [N.K] Scorp Fade to Black...

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    3,983
    Nơi ở:
    Đè Lẹt City
    Tố Hữu làm mình nhớ cái kèo đổi tiền :-"
     
  20. ruanangdo

    ruanangdo Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    30/10/06
    Bài viết:
    769
    Nơi ở:
    Warcraft III
    mình lại cực ghét lão Xuân Diệu.

    Ngày xưa học chỉ có Nam Cao với Vũ Trọng Phụng là mình mê. Truyện Kiều cũng gặm được một ít dù giờ chả nhớ đoạn nào :))
     

Chia sẻ trang này