NLD- Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi phananh1988, 9/12/11.

  1. phananh1988

    phananh1988 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,631
    Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ thêm 3 vấn đề cơ bản là bầu cử, bãi nhiệm và phúc quyết

    Trên 200 đại biểu đã tham gia hội thảo “Sửa đổi Hiến pháp theo yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, diễn ra ngày 7-12, tại Hà Nội. Các đại biểu đã thảo luận, đề xuất quan điểm nội dung, kỹ thuật cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo 3 chủ đề chính: Hiến pháp và vấn đề tổ chức quyền lực; Hiến pháp và vấn đề quyền con người, quyền công dân; vai trò lãnh đạo của Đảng và cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

    Dân phúc quyết những vấn đề lớn
    Thảo luận chung quanh các chủ đề trên, PGS-TS Nguyễn Minh Đoan, ĐH Luật Hà Nội, cho rằng về bản chất, Nhà nước ta là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Do vậy, ngoài hình thức sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước thì nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua việc phúc quyết hoặc trưng cầu dân ý đối với những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước. “Nếu nhân dân chỉ được sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua bộ máy Nhà nước là dân chủ đại diện thì hình thức dân chủ trực tiếp bị ảnh hưởng, chủ quyền nhân dân bị hạn chế” – ông Đoan nhìn nhận.
    Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo

    Đồng tình, GS-TSKH Lê Văn Cảm, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận các Hiến pháp Việt Nam sau năm 1946 đã không kế thừa được tinh thần và lời văn của các quy định rất tiến bộ và dân chủ về quyền lập hiến của nhân dân và không đề cập quyền trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp. TS Trần Ngọc Đường, Văn phòng Quốc hội, đề nghị để cụ thể hóa tư tưởng quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ thêm 3 vấn đề cơ bản là: bầu cử, bãi nhiệm và phúc quyết. Ông Đường khẳng định: “Công dân có quyền bầu cử mà không có quyền bãi nhiệm thì quyền bầu cử mang tính hình thức. Chuyện phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia là một quyền thể hiện đầy đủ nhất tư tưởng “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”.

    Theo ông Đường, trong cơ chế Nhà nước pháp quyền, quyền lực Nhà nước thuộc về ai thì chủ thể đó có quyền lập hiến. Do vậy, phải chuyển quyền lập hiến về cho nhân dân, chứ không phải Quốc hội.

    Cần có cơ quan bảo hiến

    Theo TS Võ Trí Hảo, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, chính việc xác định nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức như hiện nay đã tạo nên bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội, bởi vô hình trung đã chia công dân ra thành hai hạng (công dân cơ bản và không cơ bản). TS Hảo dẫn thực tế tầng lớp doanh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, thậm chí còn tạo ra thế lực về chính trị. Vì thế, Hiến pháp sửa đổi phải thiết lập một quan hệ bình đẳng giữa các thành phần xã hội khác nhau chứ không thể xếp người nắm kinh tế trở thành công dân hạng hai.

    TS Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, kiến nghị thành lập một cơ quan kiểm soát chung đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để bảo đảm tính hợp hiến trong hoạt động. Đồng thời, nhằm ngăn chặn sự nể nang, né tránh trong sự kiểm soát lẫn nhau giữa những cơ quan này, ông Khiển đề nghị cần bổ sung vào Hiến pháp quy định về cơ quan bảo hiến nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp...

    Góp ý về nội dung vai trò lãnh đạo của Đảng và cơ chế bảo vệ hiến pháp, PGS-TS Nguyễn Minh Đoan lưu ý: “Nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Quốc hội không có phe đối lập nên Hiến pháp không cần quy định về quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, trong đó có Đảng Cộng sản, MTTQ…”.
    Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhấn mạnh thêm: “Muốn cho cơ quan quyền lực thực sự làm tròn trách nhiệm của mình thì Đảng phải đổi mới rất nhiều về sự lãnh đạo, thể chế chính trị gắn với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng”.

    Đề xuất lấy lại tên nước do Bác Hồ đặt

    Trong góp ý của mình, GS-TSKH Lê Văn Cảm, ĐH Quốc gia Hà Nội, đề nghị: “Hãy trả cho Tổ quốc và nhân dân đúng tên gọi có ý nghĩa sâu sắc mà Bác Hồ đã suy ngẫm rất kỹ và sử dụng trong Hiến pháp năm 1946 là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Ông Cảm phân tích Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội nên không nhất thiết phải đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


    http://nld.com.vn/20111207112537804...nam-1992-quyen-lap-hien-thuoc-ve-nhan-dan.htm
     
  2. Flashman82

    Flashman82 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    8/10/08
    Bài viết:
    1,116
    Ko ai bàn về việc 1 số ĐBQH đang kiến nghị đổi tên nước lại tên cũ do Bác Hồ đặt à: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lý do là nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên XHCN chứ chưa phải XHCN.

    Người lớn nhà mình thấy 2 ông bà cụ có vẻ ủng hộ chuyện đó, bảo là tên của cụ Hồ đặt chuẩn hơn.
     
  3. [高清無碼]

    [高清無碼] Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/9/10
    Bài viết:
    320
    ko nói chuyện chính trị, ta đi ra đây :">
     
  4. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,156
    Nơi ở:
    Москва
    Hồi trước đánh Mỹ xong, cả nước ngất ngây trong chiến thắng, Liên Xô thì đang sừng sững tiên phong trên con đường Xếp Hình Cả Ngày, à quên, Xã Hội Chủ nghĩa (:">), một tương lai tươi sáng đang chờ đón,... nên các bác lãnh đạo mới đổi tên nước như vậy :))
     
  5. KOJIMA

    KOJIMA ! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/8/05
    Bài viết:
    4,652
    Đặt XHCN ngày đó là để đi tắt đón đầu mà cái đầu còn xa quá chưa thấy đến. Trong khi mỗi ngày trôi qua khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng tăng. Cái tương lai đạt đến XHCN kia chả biết đến khi nào...
     
  6. Neecolice_Cooper

    Neecolice_Cooper Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/2/10
    Bài viết:
    215
    NHẢM NHÍ[​IMG]!!!! NHÀ NƯỚC TA LÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN[​IMG], QUỐC HỘI CHÍNH PHÚ VỚI NHÂN DÂN LẬP HIẾN LÀ NHƯ NHAU[​IMG]. CỦNG GIỐNG NHƯ TA ĐI BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ẤY... VUI LÀ CHÍNH[​IMG].
     
  7. KQHA0051

    KQHA0051 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/10
    Bài viết:
    2,469
    Nơi ở:
    СССР.США
    Vì những vấn đề trên đáng quan tâm hơn là việc đổi tên. Bình mới rượu cũ. À mà chả phải, đến cả cái bình này cũng không hề mới.
     
  8. die-link

    die-link The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    2,465
    Nơi ở:
    kandiko
    Bác mà không chuẩn thì ai chuẩn chớ lị :> mình là mình ủng hộ lấy lại tên cũ, đổi hiến pháp trung thành với nội dung bản năm 46 :>
     
  9. quangnamha

    quangnamha T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/2/11
    Bài viết:
    668
    Vấn đề này trc được nêu hồi sửa đổi năm 2001 rồi thì phải ? :-?
     
  10. doremon4ever

    doremon4ever Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/12/08
    Bài viết:
    1,034
    Ko thể nhịn được cười với kiểu comment và mấy cái emoticon này =))
     
  11. 10-10-2010

    10-10-2010 Donkey Kong GameOver

    Tham gia ngày:
    10/10/10
    Bài viết:
    391
    nằm mơ giữa ban ngày ..........................
     
  12. Flashman82

    Flashman82 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    8/10/08
    Bài viết:
    1,116

    Đâu ai cấm bạn nằm mơ, có mơ thì mới thành hiện thực được chứ :))
     
  13. meomeoZell

    meomeoZell The Warrior of Light GameOver

    Tham gia ngày:
    9/10/02
    Bài viết:
    2,247
    Bên đây cũng sắp luôn :-"
     
  14. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    bên nào :-?
     
  15. meomeoZell

    meomeoZell The Warrior of Light GameOver

    Tham gia ngày:
    9/10/02
    Bài viết:
    2,247
    Tức là topic bên đây ý .
     

Chia sẻ trang này