đồ bịp đấy thực tế bọn nó dùng lính như kiểu hoplite nhưng trang bị nhẹ hơn đem theo lao ném nghĩ sao bảo SE ngồi copy thằng Rome trong khi nó là hậu duệ Alexander
Hiện có thời gian mình bắt đầu dịch 1 loạt tài liệu mình có về thời kì này cho các bạn xem đọc và tìm hiểu Để khởi đầu mình sẽ dịch về 16 nhầm lẫn/truyền thuyết không đúng thấy về người Hi Lạp(cổ)Hellenes mình chỉ dịch thô nên các bạn chịu khó lời văn có thể không hay câu cú hơi chuối tí ^^! Chuyện thứ nhất: Người Hi Lạp là người yêu tự do sẵn sàng chết cho đấu tranh vì tự do Một trong những câu chuyện phổ biến nhất về người Hi lạp rằng họ là người yêu tự do sẵn sàng chết cho đấu tranh vì tự do. Thực tế chúng ta phải nhận ra 2 điều: Thứ nhất: Ý nghĩa của tự do thời Hi Lạp không giống với ý nghĩa tự do thời hiện đại. Thứ 2 : Không phải mọi thành bang Hi Lạp đều theo nền dân chủ. Đối với người Hi Lạp tự do là ám chỉ 1 người không phải nô lệ có thể làm nhưng việc mình muốn khi anh ta muốn. Và ý tưởng về nền dân chủ thậm chí còn không phổ biến ngay tại Athens, triết gia Plato người vẫn đc coi là đứa con của nền dân chủ cũng thường chỉ trích công khai rằng nền dân chủ là thứ yếu đuối và định mệnh rằng sẽ sụp đổ trước nền quân chủ. Chuyện thứ hai: Nền dân chủ ở Athens là cha đẻ của mọi nền dân chủ hiện đại Cũng nổi tiếng như câu chuyện trên và là một trong những thứ gây khó chịu nhất cho các nhà sử học là việc tin rằng Athens là cội rễ của nền dân chủ hiện đại. Đây là điều xuyên tạc lớn nhất. Ở Athens quyền biểu quyết chỉ dành cho người được công nhận là công dân Athens. Công dân Athens bao gồm những người đàn ông tự do được sinh ra ở Athens bởi bố mẹ là công dân Athens. Phụ nữ, những người tự do nhưng không phải công dân hay còn đc gọi với cái tên metics và nô lệ không được coi là công dân Athens. Một vấn đề khác là nền dân chủ Athens tin vào việc toàn dân phiếu mà không có kiểm tra hay cân đối. Mọi quyền lực tập trung vào Ekklesia hay một tổ chức, mà nó điều khiển cả ba bộ máy chính của nền dân chủ Athens là the Boule (hội đồng), the Areios pagos (tòa án cho tội nghiêm trọng ), and the Heliaea (tòa án nhân dân). Chưa từng có bất kì 1 nền dân chủ nào sau đó có cơ cấu giống với của Athens. Chuyện thứ ba: Athens là cái nôi của nền vân minh phương Tây Một trong nhưng quan niệm sai lầm ngớ ngẩn nhất mọi thời đại là việc tin răng Athens là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Điều này đơn giản là không đúng, không một nền văn minh nào có thể được coi là mẹ của nền văn minh phương Tây. Mặc dù đúng là có nhiều quốc gia phương Tây vay mượn nhiều ý tưởng từ Athens nhưng đó là một sai lầm nếu gọi Athen là nơi sinh ra của nền văn minh phương Tây. Thực tế nhiều ý tưởng đã được lấy từ nền cộng hòa La Mã hơn là Athens. Chuyện thứ tư: Người Hi Lạp tìm ra khoa học, triết học và toán học Lại một lần nữa quan niệm sai lầm phổ biến là người Hi Lạp tìm ra khoa học, triết học và toán học. Dù rằng nếu không có người Hi Lạp thì có lẽ chúng ta không thể nhận ra các lĩnh vực này, tuy nhiên họ chả phát minh ra cái nào trong số này. Chẳng hạn như toán học là sản phẩm của người Mesopotamia và Ai Cập rồi mới truyền tới Hi lạp. Chuyện thứ năm: tên gọi Hellene bắt nguồn từ nàng Helen Đây là 1 sản phẩm của chính người Hellenes và sau đó được tiếp tay bởi người hiện đại rằng Hellene bắt nguồn từ nàng Helen của thành Troy. Sau khi tìm ra rằng thành Troy là có thật thì càng làm tiếp thêm niềm tin cho truyền thuyết này. Thực tế thì việc người Hi Lạp gọi mình là gì chả liên quan gì tới nàng Helen của thành Troy Chuyện thứ sáu: Người Hi Lạp cởi mở với việc đồng tính nam Đây là 1 trong nhưng tranh luận nổi cộm ngày nay rằng người Hi Lạp có hay không việc cho phép đồng tính nam xảy ra. Điều này nhiều lúc đã được coi là chuyện có thật đặc biệt với nhưng người dùng lịch sử để làm điểm tự cho việc thông qua những đạo luận chính trị, tuy nhiên các học giả ngày nay bắt đầu nghi ngờ về độ thực tế của câu chuyện này. Ngay cả bây giờ chúng ta vẫn không thể biết được câu trả lời thực sự là gì, nhưng có 1 số điểm đồng ý chung là: ở xã hội Hi Lạp quan hệ đồng tính nam là dạng quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và 1 thanh niên trẻ khoảng 16 tuổi. Trong vấn đề này hầu hết xảy ra ở tầng lớp giàu có của xã hội Hi Lạp. Những người bình thường coi khinh điều này và dùng nó như một vũ khí để chỉ trích tầng lớp giàu có. Tuy nhiên vấn đề này không đúng ở các thành bang khác nhau. Thí dụ như tại Thebes việc này được ủng hộ bởi mọi tầng lớp xã hội thì tại Sparta việc này bị khinh miệt nặng nề(vâng vậy là Sparta không chào đón đồng tính nam nhé các cao nhân). Chuyện thứ bẩy: The Sacred Band Sự hiểm lầm bắt nguồn từ việc Thebes đưa ra chiến trường các đơn vị được gọi với cái tên Sacred Band từ thời kì đồ đồng cho tới tận Plataea. Tuy nhiên đơn vị duy nhất được thành lập từ các cặp đồng tính nam là đơn vị thành lập bởi Pelopidas và cũng thật không may đây là đơn vị cuối cùng mang cái tên Sacred Band. Chuyện thứ tám: Nhà hát của người Hi Lạp Chuyện hiểu lầm này là một sản phẩm của thời đại nữ hoàng Anh Victoria. Khi mà các cuộc khảo cổ đầu tiên tại Hi Lạp đc thực hiện ngươi ta dựa hoàn toàn vào nhưng di tích khảo cổ. Kết quả là nhà hát của người Hi Lạp là nơi rất trang nghiêm, tổ chức tại 1 nhà hát trắng toát, được nghe/xem bởi những con người mặc đồ trắng toát. Sự thực là nhà hát của người Hi Lạp là nơi thực hiện lễ hội tôn giáo thờ thần Dionysus(đây là thần mùa màng nếu bạn nào không biết), lễ hội này rất nổi tiếng về độ hoang dại của nó.(hoang dại hở @@!) Chuyện thứ chín: Cuộc thi Olympics Có rất nhiều nhầm lẫn quanh cuộc thi này và chúng ta sẽ đề cập tới 1 số trong chúng. Trước tiên là Tên của cuộc thi xuất phát từ núi Olympus, tuy nhiên thực ra tên cuộc thì lấy từ Olympia, nơi tổ chức cuộc thi. Thứ nữa là mọi người Hi Lạp đều có thể tham dự, thực ra thì chỉ nhưng công dân Hi lạp thuộc về các thành bang mới được tham dự(luật này sau này được thay đổi). Nhầm lẫn thứ ba là các vận động viên tranh tài chỉ vì 1 vòng olive. Điều này là không đúng, nhiều thành phố vinh danh người chiến thắng của thành phố họ bằng việc làm hấp dẫn và khoản tiền thưởng lớn đủ để cho những người đó đổi đời. Chuyện thứ mười: chạy marathon Người ta tin rằng Pheidippides đã chạy từ Athens tới Sparta để xin Spartan chi viện chống Persian. Sau đó anh ta đã chạy ngược về Athens báo tin rằng Spartans không thể điều quân do lễ hội thần linh. Pheidippides sau đó đã chạy tới Marathon, tham chiến trận Marathon và sau đó chạy về Athens báo tin rồi để gục xuống chết do kiệt sức. Các nhà Sử học hiện đại tin rằng anh ta chỉ chạy từ Athens tới Sparta và ngược lại như trong ghi chép của Herodotos. Chuyện mười một: Sparta Cũng có nhiều nhầm lẫn về Spata do văn hóa của Sparta là khép kín với bên ngoài. Điều này tạo ra nhiều phỏng đoán về phương thức dạy dỗ của Sparta và lối sống của họ. Dù sao thì chúng ta cũng có thể boc trần 1 số sự thật về Sparta. Một trong đó là việc họ vứt những đưa trẻ không mong muốn xuống bờ vực để hiến tế. Đây là điều sai lầm, thực ra họ đưa đứa trẻ tới chân núi Taygetos và bỏ nó lại đó để những nô lệ có thể tìm thấy và nuôi dưởng nó lớn lên. Một nhầm lẫn khác là người Spartans là những chiến binh mạnh nhất trước khi có sự nổi lên của người Makedon. Đây là một truyền thuyết ngớ ngẩn bởi chẳng có nhóm lính nào có thể tốt hơn nhóm lính nào. Tuy nhiên tính kỉ luật và văn hóa của người Spartan đã giúp họ trở nên vô cùng đáng sợ. Người ta cũng tin rằng Sparta không thích can dự vào các vấn đề quan hệ giữa các thành bang trong Hi lạp trừ khi bị ép buộc. Thực ra Sparta rất có ảnh hưởng đã có nhiều ghi chép về việc xung đột giữa các thành bang Hi Lạp nhờ Sparta phân xử hoặc can thiệp bằng quân sự(Quyết định của người Spartan rất được coi trọng trong giới Hi lạp). Huyền thoại thứ tư về các Spartans là họ là kẻ khát máu và luôn gây chiến. Thực tế người Spartan rất khó bị khiêu khích và thậm chí ngay cả khi đã tuyên chiến họ cũng khá chậm chạp trong việc điều động quân đội. Chuyện mười hai: Thermopylae Chưa có một trận đánh nào trong lịch sửa lại bị bẻ cong, bóp méo, và sử dụng như một vũ khí tuyên truyền như trận Thermopylae năm 480 trước công nguyên. Trước hết 300 Spartans không giữ hẻm núi một mình trước đội quân 1 triệu lính Ba tư. Có 300 Spartans, 700 Thespians, 400 Thebans và 900 Helots(nô lệ) đã giữ hẻm núi trong 3 ngày trước đội quân tấn công khoảng 60000 lính Ba tư(chỉ triển khai được ngần đó thôi đất hẹp quá đào đâu ra chỗ mà dồn toàn quân ra). Hầu hết các truyền thuyết đều bắt nguồn từ Herodotos, người mà được coi là sử gia đầu tiên không đáng tin cậy khi đề cập tới cuộc chiến Hi lạp - Ba Tư. Một truyền thuyết khác của Herodotos là cuộc nói chuyện giữa vị vua bị phế truất và trục xuất của Sparta là Demaratos và vua Xerxes của Ba Tư. Trong cuộc nói chuyện Demaratos nói với Xerxes rằng Hellenes sẽ không bao giờ đầu hàng, vì điều đó nghĩa là nô lệ với họ. Xerxes trả lời rằng không một nhóm người tự do nào có thể chống lại 1 đội quân chiến đấu dưới ngọn roi. Câu chuyện này hiểu sai cả về người Hi lạp và Ba tư. Nói 1 cách nào đó tư tưởng của người Ba Tư về tự do gần với tư tưởng của người hiện đại hơn là người Hi Lạp. Và đối với người Sparta hay đồng minh của họ bọn họ đơn giản chiến đấu vì vinh quang chứ không phải là tự do. Thứ nữa là Demaratos chỉ cảnh báo Xerxes không nên đánh giá thấp kỉ luật của người Spartan. Một truyền thuyết nổi tiếng khác là lí do tại sao Spartans chỉ gửi 300 lính và nô lệ tới Thermopylae là do Olympics, vì họ cần gửi hầu hết người tới Olympics. Thực ra lí do là vì hội đồng nguyên lão không hiểu tại sao phải gửi quân tới một nơi ở quá xa về phía bắc như thế, tuy nhiên họ cho phép Leonidas và lính hộ vệ cùng tùy tùng của họ đi, để họ có thể tôn trọng cam kết của họ(cam kết giúp các thành bang khác ý mà). Chuyện mười ba: Điện thờ(tiên tri) tại Delphi Những năm gần đây có nhiều huyền thoại thêu dệt lên chung quanh đền thờ Delphi hay còn gọi là Pythia. Hầu hết chúng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ 19 và các phong trào tân giáo hiện đại. Trước tiên là việc cho rằng Delphi là nơi tôn giáo thờ mẹ trái đất đã bị tấn công và phá huy bỏi bọn ngoại bang thờ thần Cha trên trời. Đây là 1 điều ngớ ngẩn vì chả có gì chứng minh nó. Chuyện thứ hai là Delphi là điện thờ duy nhất hoặc là điện thờ vĩ đại nhất trong thế giới Hellenic. Thực ra thì có vài điện thờ trên khắp thế giới của người Hellenic, Delphi đơn giản là điện thờ nổi tiếng nhất. Điện thờ vĩ đại nhất là Pythia ở Dodona. Và câu chuyện nổi tiếng nhất là về các các tiên tri ở Delphi nói lời tiên tri. Truyền thống là Pythia sẽ ngồi trên một giá ba chân đứng trên một vực thẳm mà từ đó khí không rõ đổ ra. Những khí sẽ đặt các Pythia vào một trạng thái không mạch lạc, và các tiên tri này sẽ đến từ các linh mục cố gắng để dịch lẩm bẩm thành lời. Không một giá ba chân hay khí lạ nào được tìm thấy tại khu vực khảo cổ Delphi. Ngoài ra các tài liệu của người Hi Lạp và La Mã đều nói rằng Pythia đưa ra lời tiên tri 1 cách bình tĩnh thái độ cẩn trọng và nói truyện trực tiếp với người tới cầu xin lời tiên tri. Chuyện Mười bốn : Hellenes và Barbarians Câu chuyện về mới quan hệ giữa Hellenes và những người được gọi là barbarians, hay nói cách khác những người không phải là Hellenes. Truyền thống là người Hellenes không coi trọng barbarians và không quan tâm tới họ làm gì. Thực sự thì người Hellenes luôn tự hào về dòng giống của họ. Tuy nhiên người Hellenes biết vận dung chiến thuật và kể cả vũ khí của người barbarian nếu nó có hiệu quả. Chẳng hạn như ở thời cổ đối với người Tharcians, người Hellenes phát hiện rằng lính hoplites không thể chiến đấu hiệu quả với kiểu đánh nhau của người Tharcians. Và vì thế họ đã sao chép quân Tharcians tạo ra lính peltasts. điểm này đã tạo ra 1 cuộc cách mạng trong phương thức chiến tranh của người Hellenes. Chuyên mười lăm: kị binh của người Hellenic rất tệ Đây là 1 câu chuyện đã kéo dài từ rất lâu rằng người Hellenes có kị binh dở tệ, đây là kết quả của việc kị binh đóng vai trò phụ trong phương thức chiến tranh của người Hellenes. Điều này chỉ đúng một phần, nhưng về cơ bản nó vẫn sai. Hầu hết Hi Lạp rất hiểm trở và nhiều đá, đặc biệt là vùng trung tâm Hi Lạp. Điều này làm chi lực lượng kị binh chiếm 1 phần không đáng kể trong phương tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên điểm này không đúng với phía bắc Hi lạp, nơi có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn rất phù hợp cho kị binh. Các thành bang Thessalian, đặc biệt là Larissa, Có những đội kị binh mạnh nhất của thế giới cổ trước thời đại của thành Rome. Đó là còn chưa kể lới các đội kị binh nổi tiếng của Tarentines hay Megale Hellas là thuộc địa của Hi Lạp tại Ý. Chuyện mười sáu: cái mào gà trên mũ câu chuyện này về việc người Hellenes phát triển mũ của họ. Hình ảnh phổ biến khi nhắc tới mội lính hoplite Hi lạp là 1 người mặc giáp nặng đeo mũ Corinthian với 1 cái mào gà cao vời vợi. Thực tế chúng ta không biết nhiều về cái mào gà này, tuy nhiên có một số sự thực: trước hết là trong cuộc chiến Hi Lạp Ba tư thì cái mào gà này rất hiếm. The Karians, một người Anatolian đã chuyển sang theo phong cách sống của người Hi Lạp là người đã phổ biến cái mào gà này cho người Hi lạp. Mặc dù sau đó cái này đã trở nên phổ biến hơn nhưng nó vẫn là một biểu tượng của sự giàu có. Riêng ở Megale Hellas thì lại được dùng rộng rãi và nó phổ biến sang các thành bang khác trên khắp Ý. Một sự thật khác là cái mào gà nằm ngang trên mũ không chỉ có ở vua và sĩ quan của Spartans.
ờ, thằng ôn suốt ngày uống rượu chơi đàn ấy mà. lễ hội mặc mỗi mảnh vải mỏng che thân sau đó uống rượu nho và làm gì đó trời biết. Trong Assassin creed 2 phần 2 có bàn đi vào lễ hội này giết thằng nào đó thì phải
ezio là hội hóa trang đâu liên can gì hội kia thần kia nó teo từ sau khi đạo Cơ đốc đè bẹp đạo gốc của La Mã và Hi Lạp btw đã dịch nốt 8 cái còn lại và edit lên trên phần sau sẽ dịch là về các trận đánh nổi tiếng của người Hi Lạp
Đến nay tôi vẫn không thể tin được những đơn vị kị Thermopylae hay Xeston gì gì đấy lại có cây thương dài 4-5 m
Nói tóm lại cho dễ hình dung tên các chiến thuật đã việt hóa thời bấy giờ: 1/ Gà ôm con: Gà mái khi thấy có diều hâu sẽ dang cánh đển con chạy vào lòng trong. Đội hình chiến thuật để cover đồng đội và cũng vây kị binh, lính giáo thường hoặc giáp dài xen kẽ. 2/ Con rùa: Đội hình này bạn nào chơi Total War sẽ biết nhiều, nhưng đến tận h này mình không nói nhiều vì mình không biết chơi chiến thuật này và cũng không biết nó có ổn không khi phá sức và bị động trong dàn trận. 3/ Mũi kích của thượng đế: Kị binh chạy trục thẳng có khiên che bên cánh, có thể được hỗ trợ dọn đường từ xa bằng lính bắn tên, máy bắn tên bắn đá... Mục đích là tạo khoảng hỡ và đánh sườn các thế phòng ngự cao. Đội hình chạy đến như 1 mũi nhọn xé đôi hoặc mở đường máu khi quân địch quá dày. Thế này kị nhất gà ôm con nên thường phải nhìn trước cách sắp xếp đội hình. 4/ Sóng vỗ bờ: Là lối đánh ta từng thấy trong 300 (tuy mờ nhạt), tác dụng là đánh kềm sức , đội này đánh xong thì lùi đội khác lên. Cái này dùng được cho bộ binh nhẹ hoặc các lính tầm xa. Có thể sóng vỗ tới hoặc sóng vỗ lui. 5/ Khứ hồi: Kị binh dùng cung tên, ngựa dùng trong lối đánh này thường là loại chạy nhanh và bền, khi bắn tên thì lòng vòng còn địch đến thì lui, định rút thì chạy lên bắn tiếp. Chiến thuật ưu thế của quân Mông cổ ngày xưa. Người ta thường lầm cái này với "sóng vỗ bờ", thực ra lối đánh rất khác, nhưng mục đích gần giống nhau là tiêu hao lực lựong địch khi lấy ít đánh nhiều. 6/ Đội hình chữ nhật nhỏ (không biết gọi sao nữa): Các đội gồm 12 người xếp chữ nhật dài 6 rộng 2 và được chiêu nhiều chữ nhật thế. Lối đánh tạm thời chống lại kị binh. Thời sau này thì vứt và mình không rành cái chiến thuật này. Nghe nói cái này sau ni người ta dùng các bước tường nhỏ để thay con người. Còn vài cái nữa nhưng tấn công thì biết vài cái để bụng. Thường nếu cầm binh mình sẽ xung phong huấn luyện lính tầm xa
Mình có biết một loại đội hình là (không nhớ tên): 1.Xen kẻ phalanx với các đơn vị tầm xa nhẹ ,khi kị đến các đơn tầm xa,thường là slinger lùi lại tạo khe hở hai bên sườn phalanx,địch sẽ xông vào sường đó và slinger dồn hỏa lực vào 2.đội hình chữ V ngược và xuôi(không biết nên gọi sao nữa) là đội hình của Hannibal Barca trong trận Caenne, chữ V lúc đầu sắp ngược với chủ yếu bộ binh và lính tầm xa ở giữa,khi địch giáp chiến đội hình dần lùi trọng tâm giữa tạo thành chữ V xuôi ,hai đầu chữ V là lính giáo và kị bẻ gãy các đơn vị kị đối phương và bóp chặt đối phương
cho hỏi các pro sao trong lord of the ring trong 2 trận công thành sao bọn lính áp sát lại không biết dùng khiên tạo thành tường chắn che tên nhỉ ... chẳng lẽ đạo diễn không nghĩ đến
Thêm câu hỏi nữa là mình thường nghe Mongol mạnh về kỵ cung ... thế thì khi đối trận trực tiếp kỵ chiến của mongol mạnh không và khí công thành họ dùng loại pháo nào để phá ( chơi AOE2 thấy có xe đục thành bá đạo kinh ) . p/s : Nếu tính theo thời quân đội Mongol đỉnh cao có quân đội nào sánh bằng không ... hoặc chỉ tính trong thời kỳ dùng đao gươm có thời kỳ đỉnh cao của đế chế nào mà ăn được mongol không ???
Điểm yếu -Ở địa hình hẹp, đá gồ ghề thì ngựa chiến thần tốc mông cổ chỉ là con lừa không hơn không kém. -Kị binh thảo nguyên không hợp không khí nhiệt đới, cả ngựa cũng kén cỏ nhiệt đới, ăn vào dễ tiêu chảy. Sợ hãi nhất là mùa nước lũ vì ngựa mông cổ bơi cực kém (chân nhắn chi cho khổ = =") -Kị binh thảo nguyên bắn cung đánh khứ hồi nhưng gặp đàn châu chấu trộn phân thì rối cả lên, dẫm đạp nhau mà chết -Kị binh thảo nguyên sợ lửa và cả sợ ma --> Bị đại tướng huyền thoại Hưng Đạo Vương đánh cho re còi chạy về nước cả 2 lần ( 2 vạn vs 50 vạn trong 2 năm ròng)
đằng thẳng dàn quân trên địa hình rộng rãi hay hẹp vừa phải thì bọn mongol ăn ráo chưa có 1 ghi chép nào là có anh nào win no1 cách thẳng thắn, thích chơi tử thủ bọn nó có máy bắn đá cho khỏi tử thủ luôn chứ không phải chỉ có kị binh đâu kể cả VN lẫn Triều Tiên hay nếu thích + cả anh Japan vào cũng đc cái tính thời tiết và chỉ là trò hề nếu nó mới sang nó sẽ chọn tiết đông mát mẻ tấn công lúc đó thì 10 Hưng đạo vương cũng chả cản đc nó toàn phải đợi vào hè mới có khả năng phản công lúc nó không quen khí hậu nóng ẩm đổ bệnh chiến thuật khác đội hình hơn nữa Hanibal không sắp quân theo chữ V ngược là là hình cánh cung đội hình thường để chỉ kiểu sắp xếp của 1 nhóm lính nhỏ trong quân đội chẳng hạn kiểu sắp chữ V ngược là của kị binh hoặc là của bộ binh tấn công nếu là bộ binh thì thời kì đầu chỉ có bộ binh không thôi về sau tới thời Viking đội hình này đưa thêm lính cung/nỏ và giáo vào để tăng độ linh hoạt trong tấn công viking wedge formation
^móa mình đang hỏi là có đội quân nào ngang cơ được không có ngay 2 chú nhảu ngay vào phán = TDTT dân tộc nản quá ..... nhớ đâu nó mình đọc đựoc là cung kỵ mongol bắn xa 400m không biết có đúng không nếu thế thì bá đạo quá