"học" cũng có nhiều kiểu. Nếu chủ topic muốn học để lấy kiến thức phổ thông, ko ham mê, ko đi sâu vào thì chỉ cần học theo kiểu nhớ những gì ứng dụng đc, biết sơ sơ để có kiến thức chung là đc rồi. Con nếu học để lấy điểm cao thì phải cắn răng mà học, làm bài thôi chứ sao h. Môn gì trong chương trình cấp 3 cũng có cái ích lợi của nó. Học xong cấp 3 ko có nghĩa là môn nào cũng phải giỏi, nhưng ít ra cũng phải có đc chút kiến thức cơ bản. Nhiều người bỏ qua chỉ chăm chăm học mấy môn mình thích, rốt cuộc sau này ra đời thiếu kiến thức phổ thông trầm trọng. Bạn biết mỗi thứ 1 ít thì sau này những cái đó sẽ giúp ích cho bạn nhiều, vd ko thích học văn nhưng ít ra còn biết "Số đỏ" là của Vũ Trọng Phụng v...v.v BẠn ko thích học thì ko cần phải cày bừa nó làm gì chỉ cần hiểu đc bài giảng trong sgk cơ bản là đạt yêu cầu lắm rồi.
Để kiếm tiền chứ để làm gì nữa ? Ném gạch xưa rồi bé ơi, nếu cần thì anh sẽ hái sao tặng bé nha, chịu hok ? (Có điều là sao quả tạ á)
đề nghị cho học nghệ thuật học từ năm lớp 6, và thật gắt vào coi bao nhiêu chú chết lý do là để phát triển tư duy thẩm mỹ xã hội
các cháu nông thôn sáng ra ruộng, chiều đến trường thì học nghệ thuật để chan thẩm mĩ vào cơm ăn thay nước mắm à? ~
thú thực cái khái niệm hữu cơ- vô cơ nếu hiểu theo tên là sai, còn khái niệm đúng là gi thì thực sự mình cũng chả nhớ
Hữu cơ là các chất có carbon, ngoại trừ carbides , carbonate, CO, CO2, và X-CN (nhớ mỗi thế này) Còn lại vô cơ
đâu phải cái gì học cũng để kiếm cơm, bằng chứng tôi học 12 năm trời cuối cùng phải kiếm cơm băng cái khác này! nông thôn mới là tầng lớp cần nâng thẩm mỹ nhiều nhất, tại những loại văn hóa phẩm độc hại rẻ tiền thì đánh vào thị trường này nhiều nhất.
Học nghệ thuật là để làm đẹp tâm hồn, tâm hồn đẹp thì làm ra cái đẹp thêm. Không cần phải phức tạp hah hàn lâm hóa, cái chính là tiếp cận hóa. Học thổi sáo, đàn, kèn, khèn cũng là nghệ thuật. Nói thật chứ dân miền núi có khi trình độ nghệ thuật âm nhạc hơn vài bạn chúng ta vì tụi nó...biết chơi nhạc cụ khá nhiều. Tương tự với mỹ thuật, hội họa. Học, xem mấy bức tranh sao cho biết nó đẹp cũng hay rồi. Họa sĩ giỏi đi lên từ tầng lớp bần cùng khá là nhiều. Cuộc sống càng khó khăn, người ta càng cần nâng cao tinh thần.
các nước tiên tiến người ta đều rất chú trọng phát triển môi trường học thuật nghệ thuật từ nhỏ. VN thì toàn cho có, nếu nói tôi học nghệ thuật ko dc tích sự gì vậy rất nhiều các kiến thức tự nhiên cũng đâu có tích sự, học kiến thức phổ thông để biết chứ đâu hẳn là để áp dụng hay kiếm tiền. Trong trường có văn học cũng vậy, phát triển tư duy thẩm mỹ, nhưng vẫn cần phát triển những bộ môn khác, theo tiêu chí tự chọn. Ví dụ như ai chọn môn nhạc để học chính thì lập tức môn này dc nâng cơ số 2, vì đây có thể là nghề trong tương lai của học sinh. Học nghệ thuật cần thời gian dài để đạt thành quả, trong khi vn thì hoặc tốt nghiệp xong mới đi học, hay ai hên thì dc học từ lớp 9, nhưng vẫn ở dạng sở thích chơi chơi, vậy thì đến tuổi trưởng thành thì làm sao đủ lực để cống hiến? kiếm tài năng hoài ko có là vậy.
-Thứ nhât,môn hóa nếu bác không thi đại học liên quan đến hóa thì thôi,k cần học.Bằng chứng sống là em,suốt 3 năm cấp 3 không biết một tí gì hóa,cân bằng cũng éo biết luôn,chẳng ảnh hưởng gì nhưng còn học hóa mà hỏi để làm gì thì em cũng chịu bác @@ nước hoa,thuốc thang,thức uống,lương thực...chẳng phải đều từ hóa học mà ra hay sao ? -Thứ hai,các bác tranh cãi xem học nghệ thuật để làm gì thì em cũng xin đưa ra ví dụ luôn:như cái xe máy các bác đi,cái laptop các bác dùng...đâu phải tự dưng mà nó có hình dáng đẹp thế?Vậy cái gì tạo ra hình dáng đẹp đẽ của nó?tất nhiên là nhờ mĩ thuật công nghiệp rồi.Tất nhiên còn rất nhiều phạm trù nghệ thuật khác nữa,đều rất quan trọng và...đều kiếm tiền rất ác vì vậy các bác chớ nên coi thường nghệ thuật nha p/s:các lớp dạy vẽ ở gần trường đại học Mĩ Thuật Công Nghiệp,Sư Phạm Nghệ Thuật TW,Kiến Trúc...10 thằng học thì 8 đứa ở quê lên đấy nhé
vì đơn giản ở quê ko có lớp, hồi ở cà mau ta học lóm ở xưởng tranh, sau khi tốt nghiệp xong ta mới lên ôn thi đại học với lớp nhồi nhét và cắt cổ dân sài gòn chả ai thèm học mấy ngày cận thi, học trước đó lâu rồi, giá bèo hơn nhiều dựa trên kinh nghiệm xương máu, nên ta quyết định sẽ luyện thi miễn phí cho em nào học mỹ thuật với điều kiện...đẹp trai
Đề nghị lập hệ thống lên cấp như sau: Mỗi năm mỗi HS phải lấy đủ 10 sao thì dc lên lớp. 10 sao này dc chia cho các môn học, tùy theo sở thích. Ví dụ cho 2 sao vào Toán, thì bài tập, đề thi sẽ khó tương ứng, nếu đậu thì dc 2 sao. Rớt thì không sao nào. Rồi cho 1 sao vào văn, thi đề dễ, đậu dc 1 sao. Môn nào không thích thì ko cho sao nào, có thể học nhưng không cần thi. Có quyền thi lấy nhiều sao hơn BT. Rồi tổng kết lại, em nào nhiều sao môn nào, chứng tỏ level môn đó cao. Lúc tuyển vào đại học cũng có thể lấy ra làm tiêu chuẩn. Vì vấn đề gian lận mua chuộc vẫn còn, nên có thể áp dụng x2 điểm kinh nghiệm nếu đi thi ĐH. Lúc thi ĐH được 5 sao, chia cho bao nhiêu môn tùy ý. Ví dụ thi toán cho 2 sao, đậu x2 = 4 sao. Cộng với 3 sao lấy từ 3 năm Trung Học vị chi 7 sao. Ví dụ ngành Toán của TN yêu cầu 7 sao Toán mới được nộp đơn, xong rồi thì lấy từ trên xuống dưới. Như vậy vừa đại khái biết kết quả thi rồi mới nộp đơn. Trường ĐH cũng chủ động hơn trong chọn HS. Ví dụ trường Y thấy Toán không quá cần thiết, yêu cầu em nào 8 sao Hóa, 8 sao Sinh hãy nghĩ đến chuyện nộp đơn.
y hệt như anime mình thích chỉ khác là có thêm hệ thống summon avatar với power phụ thuộc vào điểm mình cày