[MOD]Rome Total War Mod: Far East TW, Mongol Invasion

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi nhinhonhinho, 22/7/12.

  1. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Có thật thế ko
    ko thể nào
    Cách phòng thủ tốt nhất là tạo vùng đệm an toàn xung quanh và Đế chế Roman đã chứng minh nó hiệu quả
     
  2. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,339
    "Dân tộc ta yêu hòa bình không ham chiến trận mà" >.<
     
  3. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    Nhưng thực tế là ko thể cứ thụ động phòng thủ đc
    Dù muốn hay ko thì Vệt Nam ko đủ lực đánh ra xa
     
  4. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,339
    Uhm ta là ta mún cho Imperial Guards đội nón mà có cả mặt nạ nữa. 0 bít các ty thấy sao? Làm cho có vẻ bặm trợn, ác liệt chút

    Tuy nhiên thằng cũ đã khá đẹp roài. Chắc cho thêm Dismounted Proud Cavalry nhờ.
     
  5. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    thôi đội NÓN mà mang mặt nà cù lần lắm .
     
  6. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    Bởi vì xung quanh còn mạnh hơn.
    Chế Bồng Nga 4 lần oánh vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đều phải chạy dài.:6cool_sure:
     
  7. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    ôi cái đẹt ko phải như đã thấy quân ta rất mạnh hay sao,cái j cũng có
     
  8. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    Chắc anh Nga có Rockman.
     
  9. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    đúng vậy
    anh ấy có rockman ,spider man,batman,cô dâu chú rễ,xe tăng,giọt nước v..v..v....
    P/S:Đệch mịa con NAQ dụ ta làm troll ,mịa lão VA vào cắt trym bây h
     
  10. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    Đậu 2 trường mà bị gái bỏ thì có trym cũng = thừa. Cắt lun đi cho rảnh. Haizzz.
     
  11. champions123

    champions123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/10/10
    Bài viết:
    580
    Tiếng Việt nhé:

    A Militant Class:
    1.Peasants: Dân binh
    2.Townwatch: Hương dũng quân

    B Regular class (Lộ quân)
    1.Spearman: Lộ quân (bọn này theo lịch sử là mass recruit của Lộ quân)
    2.Pikeman: Lộ quân giáo dài
    3.Halberdier: Quân câu liêm
    4.Marine: Thủy binh
    5.Archer: Cung thủ
    6.Crossbowmen: Nỏ thủ/Lính bắn nỏ
    7.Mounted Lancer: Khinh kỵ
    8.War Elephant: Voi chiến

    Còn quân vương hầu nữa, bác xem biên chế cho quân vương hầu thế nào.

    C Imperial Guard
    Gồm Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần, Thánh Dực, Thần Sách, bác nhí nhố xem ghép tên tuổi thế nào cho nó gấu ấy.
    1.Imperial Guards: Quân túc vệ (thời Trần gọi là Quân túc vệ chứ ko gọi là cấm quân)
    2.Imperial Archer:
    3.Imperial Grenadier:
    4.Imperial Brave Trooper (Imperial Storm Trooper): Dũng Nghĩa quân
    5.Mounted Guards, 6.Proud Cavalry: Thiết kỵ là bọn nào đây @@
    7.Imperial War Elephant:
    8.Imperial Ballistae Elephant:

    Tóm lại là:
    1) Nên có thêm 1 unit quân vương hầu. Tạo hình thì cho đội mũ sư tử ấy. Panzer có hình đấy.
    2) Đặt tên Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần, Thánh Dực, Thần Sách cho đám cấm quân. Để em xem có đào thêm được cái gì không.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/12
  12. choidep123

    choidep123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    16/1/12
    Bài viết:
    2,938
    Nơi ở:
    Middle Earth
    Nhà Trần thua bởi mấy thằng tướng nhà Trần ham của đút lót của Chế Bồngg Nga còn Champa sau đó cũng đánh toe mặt mà
    Champa yếu nhưng có địa hình địa lợi nên hay thích đú:2cool_after_boom:
     
  13. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    Chỉ cần đút lót mà thắng nổi thì Champa chắc cũng giàu vđ đấy.
     
  14. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    20 loại quân là quá nhiều rồi zzzz
     
  15. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    Thủy binh cơ bản là cầm câu liêm ( billhook)
    chứ Halberd thì cho cầm trường đao đi. Dù trong thực tế việc dùng trường đao thật hay ko chưa rõ ràng lắm, nhưng tranh ảnh Lê - Trịnh thì vẽ rất nhiều, trường đao tập võ của Mạc Đăng Dung cũng có.

    Con Imperial Archer sửa thành Imperial Cavalry Archer luôn cho đúng lịch sử, lại hiệu quả hơn nhiều ( chứ ko lẽ lại để kỵ binh nặng làm archer cavalry)

    vũ khí thì Vn đó giờ đa dạng lắm, lao, khiên/ búa/,... và ...
     
  16. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,339
    Imperial Archer bỏ vô là để Imperial Guards Corps nó đầy đủ. Mà thật ra thằng Imperial Archer nó chính là...Mounted Guards dismounted thôi.

    Tính cho thằng Marine cầm kiếm+javelin+khiên vì

    _ Regular quân ta 0 có thằng nào cầm kiếm thì hơi kì =.=
    _ Bơi lội dưới nước, oánh nhau trên thuyền thì cầm kiếm chắc tốt hơn!?

    Thằng Prince Trooper tính cho cầm Halberld, gắn thêm giáp vào tì. Mà giáp của quân vương hầu nó như lào? Với lại có cho cầm khiên 0 hay thôi

    Halberdier cũ có lẽ chuyển thành Billman

    Note: Tên unit chắc để Tiếng Anh đã. Chứ để tên địa phương 0 nổi
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/12
  17. champions123

    champions123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/10/10
    Bài viết:
    580
    Các bác xem thế này được không

    A. Militia
    1.Peasants: Dân binh
    2.Townwatch: Hương dũng quân

    B Regular class (Lộ quân)
    1.Spearman: Lộ quân (bọn này theo lịch sử là mass recruit của Lộ quân -> gọi là Lộ quân luôn)
    2.Pikeman: Lộ quân giáo dài
    3.Halberdier: Quân câu liêm
    4.Marine: Thủy binh
    5.Archer: Cung thủ
    6.Crossbowman: Nỏ thủ/Lính bắn nỏ
    7.Mounted Lancer: Khinh kỵ
    8.War Elephant: Voi chiến

    C Imperial Guard

    1.Imperial Guard: Túc vệ quân
    2.Imperial Archer: Thánh Dực cung thủ (Nguyễn Khoái trên thuyền dẫn quân Thánh Dực ra khiêu chiến trong trận Bạch Đằng 1288 -> chắc chắn quân này bắn cung)
    3.Imperial Grenadier: Hỏa cầu quân
    4.Brave Trooper: Dũng Nghĩa quân
    5.Vương hầu quân: Chưa nghĩ ra tên tiếng Anh.
    6.Mounted Guards: Thiết kỵ/Khấu Mã kỵ quân http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6558.25;wap2
    7.Proud Cavalry: Kiêu kỵ
    8.Imperial War Elephant:
    9.Imperial Ballistae Elephant:

    Nếu thích ghép bậy tên thì có các tên cho bác chọn đây:
    Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Thánh Dực, Củng Thần, Thần Sách
    Toàn Kim Cương đô, Chân Thượng đô, Cấm vệ thủy dạ xoa đô, Chân Kim đô
    Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Tiệp, Long Dực
    Thần Dực, Thiên Uy, Hoa Ngạch, Thị Vệ, Thần Vũ, Thiên Thương, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hồ, Ô Đồ.

    Mũ sư tử của vương hầu quân
    [​IMG]
     
  18. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,339
    Chép về làm tư liệu >.<

    [spoil]Năm Long Hưng thứ 16 (1298), Trần Anh Tông đặt các quân hiệu Chân Thượng đô, Thuỷ Dạ Soa đô và Chân Kim đô; thích chữ “ Chân Kim” ở trán. Năm 1311, nhà vua đặt thêm quân hiệu mới gọi là Toàn Kim Cương và theo lệ trước đây, đều thích tên quân hiệu lên trán, đồng thời chia quân Thiên Thuộc ra làm hai đô: Thượng Phù đô và Hạ Phù đô. Hai năm sau, trong một đợt duyệt định các quân hiệu, vua đổi quân Vũ Tiệp làm Thiết Ngạch và cử tướng Trần Thanh Ly làm Vũ vệ đại tướng quân để quản lãnh.

    Đời Trần Minh Tông, năm 1315, đặt Phù Liễu đô gọi là Long vệ tướng và năm 1320 lại đổi làm Khấu Mã quân. Năm 1374, ngoài quân Tứ Thiên, Tứ Thánh và Tứ Thần, vua Trần Duệ Tông còn dặt thêm quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Trần Dực, Diện Hậu và Long Tiệp; trên trán mỗi người lính túc vệ đều xăm hoa và thích tên quân hiệu của mình.

    Lính thị vệ bấy giờ được chia thành các đơn vị mang tên: Tạc Ngạch và Hoa Ngạch, gồm Tả ban và Hữu ban. Cuối thời Trần, năm 1378, cấm quân có các quân hiệu như: Thần Dực, Thiên Uy, Thánh Dực, Hoa Ngạch, Thị Vệ, Thiên Trường, Thần Vũ... đặt các chức giám quân cai quản. Sau đó, triều đình tổ chức thêm quân Thiết Thương, Thiết Giáp, Thiết Lâm, Thiết Hổ, Ô Đồ...; chọn các võ tướng giỏi võ nghệ giữ chức quản quân.

    Những sử liệu trên tuy rất tản mạn và ít ỏi, song nó cũng cho chúng ta biết tên một số quân hiệu thuộc ngạch cấm quân thời Trần, trước hết bắt đầu từ đời vua Trần Thái Tông, năm 1246. Từ đó, trải qua các đời vua Trần kế tiếp, cấm quân từng bước được mở rộng, hoặc thay đổi tên gọi, hoặc được tổ chức thêm với những quân hiệu mớt.

    Về mặt biên chế, từ thời Trần Thánh Tông, năm 1267, điều trình ban bố lệnh tổ chức các đơn vị “quân” và “đô”. Quân đội được chia thành nhiều “quân”, dưới “quân” là “đô” hoặc “ngũ”. Mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 ngườt. Theo sách An Nam chí lược, quân nhà Trần “cứ 5 người một ngũ, 10 ngũ một đô” 1. Như vậy, đơn vị chiến thuật lúc bấy giờ lớn nhất có thể là “quân”, gồm 2.400 người; nhỏ nhất là “ngũ”, từ 5 đến 8 người.

    Tuy nhiên, khi cần tổ chức những hội chiến lớn đòi hỏi phải điều động một lực lượng đông đến vài vạn hoặc hơn nữa, thì số quân đó được đặt dưới sự chỉ huy của một tướng cao cấp và nhiều phó tướng khác; hoặc có thể huy động nhiều đạo quân lớn do các tướng chỉ huy dưới sự thống lĩnh của một đại tướng.

    Theo biên chế trên, đời Trần Tháí Tông chỉ riêng 12 vệ quân Tứ Thiên, Tứ Thánh và Tứ Thần đã có 28.800 ngườt. Các đời vua sau mở rộng quân cấm vệ và do đó quân số cũng tăng lên, nhưng không có số liệu chính xác. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: “Số quân buổi đầu nhà Trần mỗi quân là 2.400 ngườt. Các quân cấm vệ và quân các lộ đại ước không đầy 10 vạn” và “quy chế về cấm quân đời Trần Thái Tông đã định, về sau lại đặt thêm mãi số quân không xét rõ được. Đại ước là đặt thêm danh hiệu, chứ thực số vị tất đã nhiều hơn trước” 2. Nói “số quân không nhiều hơn trước” có thể đúng trong thời bình chứ không đúng vào những giai đoạn, những đời vua Trần phải chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước.

    Cũng như thời Lý, trong số cấm quân, bộ phận quân lính đóng trong cấm thành rất được coi trọng. Số đinh tráng hạng nhất được tuyển từ các lộ Thiên Trường, Long Hưng và các lộ bản bộ của nhà Trần đều được sung vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần. Đó là lính túc vệ túc trực và canh gác bên trong cung cấm, nơi vua ở và làm việc. Một số khác, trong đó có đội quân Thiên Thuộc trông nom hành cung Thiên Trường nơi thượng hoàng ở.

    Bấy giờ, nhà Trần đem Tức Mặc là quê hương của mình đổi làm Thiên Thuộc, nên quân lính tuyển từ hương ấy cũng gọi là quân Thiên Thuộc. Phạm Ngũ Lão là một vị tướng nổi tiếng trung thành, lại có công lớn được vua Trần Anh Tông tin yêu và giao cho quản quân Thiên Thuộc. Năm 1314, nhà vua còn cho tuyển các con của những lính và võ quan thuộc cấm quân, đồng thời lấy những người trong quân Thiết Ngạch có thích chữ “Kim Cương” để sung vào đô Phù Liễn, gọi là Long Vệ tướng, sau đổi làm Khấu Mã quân.

    Bấy giờ ở sân rồng có quân Long Dực do tướng Trịnh Trọng Tử chỉ huy. Nhu cầu bảo vệ chính quyền trung ương và bảo vệ đất nước đã thúc đẩy triều đình không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, biên chế quân đột. Mốc đầu tiên đánh dấu bước phát triển trên lĩnh vực tổ chức, biên chế quân đội nhà Trần là năm 1246, khi vua Trần Thái Tông ban bố lệnh tuyển quân và xét định biên chế.


    ______________________________
    1. Lê Trắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.75.
    1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, T.IV, tr.57.

    UyenNhi05:
    Lúc đó nhà nước quy định về phương thức tuyển lính và biên chế tổ chức các ngạch quân, chú trọng xây dựng cấm quân. Đời vua Trần Nhân Tông (1278-1293) là giai đoạn nhà Trần có quân đội được tổ chức quy củ và số lượng quân đông nhất. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), quân đội triều đình đã trải qua nhiều lần chỉnh đốn tổ chức, sửa định quân ngũ và cấm quân lúc đó đã được hoàn thiện.

    Như vậy, cấm quân thời Trần đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và trình độ chính quy. Cũng như thời Lý, cấm quân thời Trần gồm hai bộ phận đảm nhận những chức năng khác nhau.

    Một bộ phận là quân túc vệ gồm những người lính tin cẩn tuyển từ các lộ Thiên Trường và Long Hưng đóng ở vòng trong cấm thành, chuyên việc bảo vệ hoàng đế và hoàng tộc, hoặc đóng và bảo vệ hành cung Thiên Trường, nơi có thượng hoàng ở.

    Một bộ phận nữa đóng quanh thành hay các vùng phụ cận xung yếu, bảo vệ vòng ngoài; bao gồm các trai tráng tuyển từ các lộ Hồng, Khoái, Trường Yên và Kiến Xương, tức những lộ đông dân, trù phú, ở quanh bản lộ (quê hương) họ Trần. Đó là các quân Thánh Dực và Thần Sách 1.

    Trai tráng hạng nhất tuyển từ các lộ khác cũng được sung làm cấm quân “vòng ngoài”. Khi nghiên cứu về binh chế thời Lý - Trần, sử gia Phan Huy Chú có nhận xét: “Đến đời nhà Lý và nhà Trần, đặt quân hiệu có phần kỹ càng hơn. . . trong thành vua có quân túc vệ đội ngũ đông nghiêm” 2.

    Điều đáng chú ý là cấm quân dưới thời Lý - Trần là lực lượng quân đội thường trực chuyên nghiệp. Họ được coi trọng và tổ chức theo nguyên tắc “thân quân”, quân của vua, của dòng họ thống trì, được triều đình ưu đãi, được tuyển lựa kỹ, được tổ chức, trang bị và huấn luyện chu đáo. Cấm quân trở thành lực lượng nòng cốt của quân triều đình, là công cụ chủ yếu để bảo vệ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần.

    Là lính chuyên nghiệp được cấp lương ăn, áo mặc, thậm chí còn được hưởng bổng lộc vào dịp lễ, Tết, cấm quân giai đoạn Lý - Trần không nằm trong diện thay phiên tại ngũ hay trở về sản xuất theo quy định của chính sách “Ngụ binh ư nông”. Để phân biệt với các loại quân khác, lính túc vệ hay cấm quân nói chung đều khắc chữ lên trán hoặc xăm lên mình, lên đùi các hình rồng phượng.

    Cấm quân thời Tiền Lê và thời Lý được thích ba chữ “Thiên Tử quân” lên trán. Người lính cấm quân thời Lý được xăm hoa vào ngực, vào chân. Cấm quân thời Trần được thích hình rồng ở bụng, ở lưng và ở hai đùi, gọi là ve rồng, được ghi tên quân hiệu hay được xăm hình hoa lên trán. Bấy giờ, các vua Trần cũng vẽ hình rồng vào đùt. Có tục lệ này, bởi theo quan niệm là nhà Trần khởi nghiệp từ vùng biển, quen với nghề sông nước và trọng võ nghệ.

    Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã nói: “Nhà ta vốn là người vùng hạ lưu, đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường thích rồng vào đùi; nếp nhà theo nghề võ nên thích hình rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc” 3. Tuy nhiên, đây cũng là một phong tục của người Việt cổ xưa truyền lạt. Từ thời Hùng Vương, người Việt sống ở ven rừng khi xuống nước đánh cá thường bị giao long làm hại, vì thế vua sai lấy mực xăm lên mình hình Long quân; từ đó dân không bị hoạ giao long nữa. Tục xăm mình của người Việt cổ bắt đầu từ đấy.

    Người lính cấm quân thời Trần lấy việc xăm mình hay thích tên quân hiệu lên trán làm điều hãnh diện. Bởi thế, bấy giờ có hiện tượng trai tráng trong Kinh thành học theo mốt cấm quân, thường tự xăm lên mình, buộc nhà nước phải có lệnh cấm. Vua Trần ra lệnh cấm những người khác thích chữ và xăm lên mình để giả dạng cấm quân.


    _______________________
    1. Quân Thần Sách còn gọi là quân Khoái Hộ, xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.138.
    2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, T.IV, tr.20
    3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.78.

    UyenNhi05:
    Tục xăm hình rồng lên lưng, bên vế của nhà vua và quân sĩ tồn tại đến đời vua Trần Anh Tông thì bỏ hẳn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Về sau vua nối ngôi không phải thích hình rồng lên đùi nữa, là bắt đầu từ Anh Tông” 1. Năm 1322, nhà vua ra lệnh tuyển quân túc vệ cốt ở khoẻ mạnh, béo trắng, tuấn tú là hơn; cho nên từ đây quân sĩ không xăm hình rồng như trước nữa. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), quân nhà Trần đã thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” để tỏ rõ quyết tâm tiêu diệt giặc.

    Cấm quân thời Trần luôn luôn thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong nhiệm vụ bảo vệ Kinh thành và đánh giặc giữ nước. Suốt thời kỳ tồn tại vương quyền, về cơ bản cấm quân đã thể hiện tốt chức năng bảo vệ Kinh đô Thăng Long và phủ Thiên Trường.

    Thế kỷ XIII, nhân dân Đại Việt đã tiến hành liên tục ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258, 1285 và 1288). Cả ba lần nhà vua và triều đình nhà Trần đều phải rời khỏi Kinh đô Thăng Long về Trường Yên, Thiên Trường hoặc Châu Ái (Thanh Hoá) .

    Tuy nhiên, trong các giai đoạn binh lửa hiểm nghèo đó, cấm quân đã làm tốt nhiệm vụ của mình là bảo vệ vua và triều dình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của các vua Trần, của Trần Quốc Tuấn và các tướng, cấm quân còn thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong các đạo quân chủ lực đánh giặc giữ nước.

    Sử xưa không ghi cụ thể công lao riêng của một loại quân nào trong kháng chiến, song chắc chắn với cuộc kháng chiến toàn dân lúc đó, cấm quân đã giữ vai trò chủ lực trong các trận đánh quyết định như Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu (1258), Tây Kết - Hàm Tử, Chương Dương - Thăng Long, Vạn Kiếp (1285) và Bạch Đằng (1288).

    Vào cuối thời Trần, cấm quân là lực lượng chủ yếu đi đánh dẹp các thế lực chống đối và các cuộc khởi nghĩa địa phương. Năm 1360, vua Trần Dụ Tông ra lệnh cho cấm quân đi tuần, bắt “giặc cướp” ở các lộ. “Giặc” lúc đó là những gia nô, những nông dân hay các nhà sư nổi dậy chống lại chính quyền.

    Triều Trần suy yếu thì cấm quân cũng suy yếu và không còn đủ sức để làm tròn bổn phận bảo vệ Kinh thành trước hoạ xâm lăng của người Chiêm Thành. Điều đó thể hiện ở các năm 1371, 1377 và 1378, lúc quân đội của vua Chiêm là Chế Bồng Nga tiến công cướp phá Thăng Long. Thuỷ quân Chiêm từ cửa biển Đại An (huyện Nghĩa Hưng) tiến thẳng đến kinh sư cướp bóc, đốt phá, vua Trần phải đi thuyền trốn sang Đông Ngàn (1371) lánh giặc.

    Sử chép: “Bấy giờ thái bình đã lâu ngày, thành quách biên cương không có phòng bị, giặc đến không có quân nào ngăn được. Chúng đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không” 2. Sử thần Ngô Sĩ Liên than rằng: “Chỉ vì pháp độ xếp bỏ, việc canh giữ bờ cõi mất đi, cho nên như thế. Đến nỗi giặc vào biên thành mà không giữ được, giặc đến kinh đô mà cấm binh không chống lại được, còn gọi là nước thế nào được.” 3.

    Như vậy, cấm quân là bộ phận nòng cốt của quân triều đình, là quân thường trực tại ngũ, là lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất trong quân đội triều Trần. Thời bình, cấm quân bảo vệ kinh đô, bảo vệ vua và triều đình, thời chiến là lực lượng chủ lực xuất chinh đánh giặc.

    Đó là công cụ bạo lực chủ yếu, là trụ cột của lực lượng an ninh, quốc phòng của chính quyền quân chủ và cũng là chủ lực quân của nước Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên hồi thế kỷ XIII.

    b. Sương quân.

    Trong cơ cấu tổ chức quân thường trực của Nhà nước Đại Việt thời Trần có một bộ phận gọi là sương quân hay tứ sương quân.

    Sương quân là lực lượng quân sự canh giữ và bảo vệ vòng ngoài, là binh lính phục dịch, phục vụ chiến đấu trong quân đội nhà Trần được tổ chức theo quy chế của phép “Ngụ binh ư nông” .


    ___________________________
    1. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.78.
    1, 3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. 1, tr. 162.

    UyenNhi05:
    Như đã nói ở phần trên, cấm quân thời Lý - Trần là bộ phận quân triều đình thường xuyên túc trực tại ngũ, được cấp lương ăn và các quân nhu khác. Đó là lực lượng quân sự quan trọng nhất của chính quyền phong kiến. Tuy vậy, trong giai đoạn lịch sử này, ngoài cấm quân là lính chuyên nghiệp phải thường xuyên túc trực ở Kinh đô, triều đình còn có một lực lượng đáng kể quân thường trực thực hiện chế độ binh dịch và luân phiên tại ngũ hay về sản xuất.

    Chính sách “Ngụ binh ư nông” là một chính sách quân sự tiến bộ của Nhà nước Đại Việt dưới các thời Lý, Trần và Lê Sơ. Đó là một quốc sách nhằm “gửi binh trong nông”, gắn liền giữa việc binh và việc nông, giữa kinh tế và quân sự, để bảo đảm cân đối nhân lực canh phòng và sản xuất.

    Thời Lý - Trần, chính sách “Ngụ binh ư nông” quy định rằng, trong thành phần quân đội của nhà nước, trừ cấm quân phải thường xuyên túc trực tại ngũ, còn các quân khác (gồm cả quân triều đình và địa phương) được chia thành nhiều phiên, thời bình theo định kỳ một phiên ở lại canh phòng và luyện tập, các phiên khác chỉ có tên trong sổ được về nhà sản xuất tự túc lương ăn, thời hạn mau chóng tuỳ theo từng nơi, từng lúc.

    Tổ chức sương quân dưới các thời Lý và Trần gần giống nhau. Đó là những đơn vị quân đội tương đối “cơ động”, bao gồm những binh lính không chuyên, là số lính canh cổng, bảo vệ kho tàng, những người phục dịch việc nuôi quân, cắt cỏ nuôi voi, ngựa hoặc làm công nghệ, phải tự cấp lương ăn.

    Sử gia Ngô Thì Sỹ viết rằng: “Binh chế buổi đầu nhà Lý... lấy thân quân làm trọng, cũng gọi là cấm quân. Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân có 200 người đều có tả hữu, phải túc trực thường xuyên. Lại có 9 quân như sương quân để sai khiến mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần, gọi là đến canh, hết canh lại cho về cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì gọi ra cho lệ thuộc vào các tướng. Nếu quân này không đủ thì chiếu sổ gọi dân ra tòng ngũ, xong việc lại cho về làm ruộng” 1.

    Binh chế triều Trần cũng coi cấm quân là lính chuyên nghiệp, thường trực tại ngũ bảo vệ Kinh thành, bảo vệ triều đình và được cấp lương, còn các quân khác như sương quân và quân các lộ đều phải thực hiện “ngụ binh ư nông”.

    Như thế, nếu cấm quân bao gồm những người lính lấy việc binh làm nghiệp suốt đời thì sương quân chỉ là thứ nghĩa vụ binh dịch của những trai tráng đối với nhà nước. Về nguyên tắc, nó như là một nghĩa vụ bắt buộc của mọi nam công dân từ 18 đến 60 tuổi đã được ghi tên trong “Sổ quân”. Họ có thể được gọi ra tòng quân, làm lính của triều đình hoặc của các địa phương tuỳ theo yêu cầu của nhà nước hoặc theo tình trạng sức khoẻ của các nhân đinh.

    Sương quân không có số nhất định. Những đinh nam đến tuổi phải đăng ký binh dịch, theo kỳ nhập ngũ gọi là đi phen (phiên), với phương thức “tại gia vi nông tại quân vi binh” (ở nhà làm ruộng ở quân đội làm lính) hoặc “tĩnh vi nông động vi binh” (khi hoà bình là nông dân, khi có chiến tranh là lính) . Có thể coi sương quân là lính bảo vệ vòng ngoài Kinh thành.

    Về loại quân này, tác giả của các sử sách cũ gọi là “sương quân”, “tương quân” hoặc “thương quân”, với những ý nghĩa khác nhau như số binh lính canh gác ban đêm hoặc quân canh giữ các kho tàng (quân lương, quân nhu, khí giới). Số quân canh giữ ở các cửa thành Thăng Long cũng gọi là sương quân. Điều này được biết qua sách Việt sử thông giám cương mục.

    Trên cơ sở nền cũ do nhà Lý xây dựng, thành Thăng Long được nhà Trần xây đắp kiên cố, “phía đông và tây có hành lang Giải Vũ, bên tả có cung Thánh Từ, bên hữu là cung Quan Triều, phía ngoài gồm bốn cửa đều có bốn đội lính sương quân thay nhau canh giữ” 2.

    Có thời kỳ người ta gọi sương quân là “lao thành binh” vì họ là những người lính làm lao dịch như đắp thành, xây dựng các cổng thành thì thích bốn chữ vào trán, làm việc phát cỏ rậm và cho lệ thuộc vào bốn đội sương quân” 3. Họ cũng là những người dọn cỏ ở Phượng Thành.

    _________________________
    1. Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, T. IV, tr.5.
    2, 3. Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, bản dịch, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1958, T.V, tr.9-10.

    UyenNhi05:
    Sử sách ghi chép về sương quân quá ít ỏt. Chúng ta chỉ biết được rằng, thời Trần cũng như thời Lý, trừ cấm quân là lính chuyên nghiệp, còn sương quân và ngoại binh (quân địa phương) đều phải thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, thay nhau tại ngũ và về sản xuất. Khi tuyển chọn, cấm quân là lính hạng nhất, sương quân thuộc hạng hai.

    Lê Trắc ghi chép về việc điều động sương quân thời Trần như sau: “Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn đinh nam nào khoẻ mạnh thì lấy. Cứ 5 người một ngũ, 10 ngũ làm một đô, lại chọn hai người nhanh giỏi luyện tập võ nghệ. Khi có việc điều động thì gọi ra, không có việc thì trở về làm ruộng” 1. Tuy nhiên, số lượng cụ thể của sương quân thời Trần như thế nào vẫn chưa khảo sát được.

    Tóm lại, sương quân thời Trần là một bộ phận quân thường trực khá đông đảo trực thuộc quản lý của triều đình, bao gồm những trai tráng tham gia nghĩa vụ binh dịch, nhập ngũ theo yêu cầu trong từng thời kỳ. Sương quân thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, chia phiên thay nhau tại ngũ canh phòng luyện tập, phục dịch hoặc trở về nhà sản xuất tự túc lương ăn.

    Lực lượng bán chuyên nghiệp này đã đóng một vai trò quan trọng trong chức năng canh phòng, bảo vệ và lao động lúc hoà bình cũng như chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu lúc đất nước có chiến tranh.

    2. Quân các lộ (quân địa phương)

    Trong các lộ, trấn hoặc châu của nước Đại Việt thời Trần đều có tổ chức quân sự do quan lại địa phương quản lý và chỉ huy. Lực lượng quân sự này gọi là quân các lộ, trấn hay ngoại binh (quân địa phương).

    Triều Trần thay thế triều Lý, củng cố chính quyền trên cơ sở nền tảng đã được xây dựng từ triều đại trước. Bộ máy hành chính được thiết lập, ngày một hoàn thiện từ trung ương đến cơ sở.

    Đầu thế kỷ XI, Lý Công Uẩn chia nước thành 24 lộ và hai trạt. Tầng lớp quý tộc, bao gồm những người thân thuộc của nhà vua và một số công thần, nắm giữ các trọng trách ở trung ương và các địa phương, cai quản cả việc quân và việc dân, cả việc hành chính lẫn quân sự.

    Sang thời Trần, ở giai đoạn đầu, sự phân chia khu vực hành chính vẫn giống thời Lý, nghĩa là trong nước vẫn có 24 lộ. Đến đời Trần Thái Tông, năm 1242, Đại Việt thực hiện cuộc cải cách hành chính. Cả nước chia thành 12 lộ, hai trại; đặt các chức an phủ, trấn phủ, có hai viên chánh và phó để cai quản.

    Theo sách Việt sử thông giám cương mục, 12 lộ thời Trần bao gồm: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Tây, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng, Khoái, Thanh Hoá, và Diễn Châu; ngoài các lộ còn có một số phủ, châu như: Tân Bình, Nghệ An, Thái Nguyên, Lạng Giang, Thiên Hưng, Thiên Quang, v.v.. 2.

    Nhà Trần cho phép quan các lộ tuyển đinh tráng trong địa phương để tổ chức thành “lộ quân”. Số quân trong các lộ không giống nhau, nhiều ít tuỳ lộ lớn, nhỏ và tuỳ nhu cầu phòng giữ trong địa hạt. Đây là lực lượng vũ trang do các lộ cai quản, canh phòng và tác chiến chủ yếu trên địa phương, nhưng khi có chiến tranh lớn, có thể được nhà nước điều động đặt dưới sự chỉ huy chung.

    Sử sách xưa của nước ta thường gọi quân các lộ là “ngoại binh”, là “các đội tuyển phong” hay “các đô phong đoàn”. Năm 1261, nhà Trần tổ chức “phong quân” ở địa phương. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Tháng Hai (1261), chọn đinh các lộ, người nào khoẻ mạnh sung làm binh (quân triều đình-tg), còn thì sung vào làm sắc dịch ở các cục, viện và đội tuyển phong ở các lộ, phủ, huyện” 3.


    ________________________
    1. Lê Trắc: An Nam chí lược, Sđd, tr 75.
    2. Việt sử thông giám cương mục, chính biên, bản dịch, Sđd, T. V, tr 20.
    3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.32. [/spoil]
     
  19. champions123

    champions123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/10/10
    Bài viết:
    580
    Thế có chơi tên tiếng Việt không bác?
     
  20. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,339
    Nếu dùng tên Việt thì cũng phải dùng tên Ấn, Indo, Cam, Tàu... Mà cái đó thì pó tay.
     

Chia sẻ trang này