nhà sếp VA ở chỗ bệnh viện bưu điện phải k nhỉ? Nếu thế thì hôm nào qua nhà em đi, nhà em ở chỗ Hoàng Văn Thái cũng tương đối gần đó
Attention! Heretic sighted on TWC! http://www.twcenter.net/forums/member.php?191086-kiotoyamaday Note: cái hình avatar của nó là của quân người nhái cọng hành
Haizz... đến bây giờ mới biết được vua Quang Trung theo đường nào ra Thăng Long đánh bại hơn 20 vạn quân Thanh: http://nguyentandung.org/tet-ky-dau...-voi-40-ngay-than-toc-dai-pha-quan-thanh.html Oánh thế này hoành tá tràng thiệt:
Link này phân tích sai bét. Và quan trọng nhất là người phân tích hoàn toàn loại bỏ lực lượng thuỷ quân Tây Sơn, vốn là lực lượng mạnh nhất, nòng cốt của Tây Sơn và đường tiến quân chủ lực của Tây Sơn là đường biển. Theo số liêu thống kê, thuỷ quân Tây Sơn có hàng ngàn tàu vận tải, như 2 tháng trước trận Thị Nại, quân Tây Sơn có 4.800 tàu vận tải. Chưa kể trọng pháo, Tây Sơn dùng rất nhiều pháo trong các trận đánh (có trận đánh với quân Nguyễn thua phải bỏ cả ngàn khẩu), nên theo kiểu phân tích 3 người một đội, 2 người cõng 1 người thì pháo vứt đi đâu? Trong khi pháo nặng, di chuyển khó khăn nhất là đường rừng núi. Trong cuốn "Quân Thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm" hay cuốn nào đó ghi rằng khi Quang Trung lên ngôi vua có 6 vạn quân tề tụ tại Phú Xuân, rồi ngay lập tức toàn bộ quân xuống thuyền tiến ra Nghệ An chỉ mất vài ngày và nghỉ thêm 4 ngày tuyển thêm lính, diễu binh rồi mới chia quân hai đường thuỷ bộ đánh quân Thanh. Vì di chuyển bằng thuyên nên không phải hộc tốc hành quân bằng đường bộ và tày đi suốt ngày đêm được. Chưa kể đi biển lúc bấy giờ là bí mật nhất. Vì theo Thanh sử nói rằng "Tàu rợ (Tây Sơn) to lớn nhiều pháo, có đụng cũng khó lòng thắng", tức toàn bộ biển đông không có tàu quân Thanh dám bén mảng, và tàu đi tốc độ trung binh 6km/h (ngược gió) và 10km/h (thuận gió) trong 24 tiếng, trong khi ngựa chạy trạm truyền tin cũng cũng chạy 80~100km một ngày là phải nghỉ nên thua xa tốc độ đi tàu. Nên nếu do thám trên bộ thấy thì quân cũng đi hành quân tới nơi rồi tên do thám cũng chưa thấy đâu. Vụ này cũng từng tranh cãi trên lichsuvn, thì nhớ không lầm khi bắt đầu từ Nghệ An tiến ra Thăng Long là khoảng 30 ngày, mà Nghệ An cách Hà Nội 291km, vậy mỗi ngày cánh quân bộ đi 9.7km, tốc độ trung bình của các đội quân Châu Âu thời Napoleon, hoàn toàn không có gì là thần tốc. Chỉ "thần tốc" khi bỏ qua đoạn từ Phú Xuân ra Nghệ An hoàn toàn bằng đường biển mà ép phải đi đường bộ. Chỉ có người thiếu hiển biết về lịch sử quân sự VN và Tây Sơn mới cho toàn đi đường bộ. Như thời Lý đánh Tống, quân chủ lực của Lý Thường Kiệt đánh từ biển vào, nhà Trần đánh với Mongol cũng di chuyển bằng tàu, phản công cũng chủ yếu từ sông vào, cuối nhà Trần, nhà Hồ đánh Champa cũng đánh trên biển, sông là chính, thời Lê Thánh Tông xâm lược Champa, quân chủ lực 25 vạn quân cũng đi từ đường biển đánh vào với hàng ngàn tàu chiến, thời Tây Sơn là đỉnh cao của thuỷ chiến, khi Tây Sơn tiên đánh quân Nguyễn, quân Trịnh, Xiêm đều bằng đường biển, sông. Vậy hà cớ gì đánh quân Thanh lại không di chuyển bằng đường biển mà 10 vạn quân đều phải chạy bộ trên đất liền . Với lại có lần đọc ở đâu đó nói rằng Tôn Sĩ Nghĩ thật ra đều biết quân chủ lực của Quang Trung đã tới Nghệ An, Tam Điệp rồi, nhưng vì cận tết rồi nên lệnh mùng 5 sau khi ăn tết xong sẽ lập tức đánh quân Tây Sơn, nhưng không ngờ quân Tây Sơn lại đánh trước ngay những tết được xem là thiêng liêng với người Á Đông (vì Quang Trung hướng Tây hơn hướng Đông nên có cơ hội là đánh ). Thật ra theo Thanh sử, quân chiến đấu chỉ khoảng 10 vạn, hậu cần khoảng 10~15 vạn. Nên lực lượng chiến đấu của quân Thanh và Tây Sơn là ngang ngửa. Tuy nhiên, quân Tây Sơn trang bị hiện đại hơn, nhiều súng thạch cơ điều thương kiểu Tây hơn (flintlock chứ không phải bắn đạn đá nhé), trang bị nhiều pháo hơn, và nhiều chiến hạm to lớn nhiều pháo hơn. Nên với hoả lực như thế, Tây Sơn áp đảo nhanh cũng là dễ hiểu, chứ quân số ngang mà công thành là tự sát nếu chỉ toàn cầm đao với giáo xông lên như hình.
Unit này ở trong mod nào vậy bác nhinhonhinho ? - - - Updated - - - Bác panzerklein à, thuyền của Tây Sơn vẫn là thuyền buồm, làm sao chạy ngược gió được, chưa kể còn mang voi + pháo nặng thế làm sao mà đi nhanh được ? Đao với giáo trong thời kì này ở nước ta và Thanh đều vẫn rất phổ biến, chúng ta không có điều kiện vũ trang toàn bộ quân đội với súng điểu thương được, nhiều lắm chắc được hỏa mai (matchlock) thôi, nói chung quân Tây Sơn vũ trang khá giống quân Thanh. - - - Updated - - - Có đó bạn, phía bên trái ảnh đó.
Chưa bao giờ nghe thuyền buồm đi ngược gió bao giờ à . Thuyền buồm Ả Rập có khả năng đi ngược gió cả trăm năm trước rồi, tàu của Châu Âu cũng đi ngược gió được, thuyền buồm VN cũng đi ngược gió tốt, được ghi nhận bởi các thương nhân phương Tây đấy. Và đây là một ví dụ. http://ghethuyen.freetzi.com/GheBau1-Web.htm Chính mang theo voi và pháo dùng tàu vận tải mới nhanh hơn đấy. Chứ cậu nghĩ voi đi trên bộ, kéo hàng ngàn khẩu pháo chắc nó nhanh hơn đi tàu chắc? Cho dù tàu có tải nặng khi đi ngược gió tầm 3~4km/h thì đi suốt ngày đêm thì mỗi ngày đi 72~96km (chỉ khoảng 4~5 ngày là từ Phú Xuân ra Nghệ An), so với 10~15km/1 ngày trên bộ, ngay cả quân Napoleon hành quân trên bộ, một ngày trung bình cũng chỉ hành quân được trung binh 10~15km/ngày, ấy là hành quân trên địa hình bằng phẳng của Châu Âu, vì pháo không di chuyển nhanh được. Thế cậu nghĩ địa hình núi non hiểm trợ, sông ngòi chằn chịt ở VN thì kéo pháo hạng nặng cùng với voi chắc nhanh hơn quân Napoleon hay vận chuyển bằng thuyền à . Ai bảo đao và giáo thời kỳ này vẫn rất phổ biến thế? Từ đầu thế kỷ 17, Đằng Trong và Ngoài đua nhau mua súng của Tây với đủ loại, đủ cỡ nòng rồi, thậm chí còn nghiên cứu kỹ thuật của phương Tây và tự sản xuất hàng nội địa. Theo ghi nhận của William Dampier vào năm 1688, quân chúa Trịnh thường trực khoảng 100.000 người thì tới 70.000 là được trang bị chủ yếu là flintlock mua từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, phần còn lại là matchlock; quân chúa Nguyễn cũng chẳng kém cạnh với súng và pháo thậm chí vượt trội hơn cả chúa Trịnh nên được gọi là "Lord of Fire" bởi thương nhân, giáo sĩ Tây, còn chua Trịnh là "Lord of Warter" vì hải quân mạnh hơn. Nên quân Tây Sơn chẳng lẽ với giáo và đao phổ biến mà đánh bại nổi các thế lực chúa Trịnh, Nguyễn lúc ấy vẫn còn đang mạnh sao, theo ghi nhận của các sĩ quan Nguyễn Ánh, 60.000 quân chủ lực của Nguyễn Huệ trang bị flinlock model 1777, là model vẫn dùng chủ lực trong chiến tranh Napoleon. Chỉ có lính cấp thấp hơn mới dùng matchlock hay flinklock đời cũ. Quân Nguyễn Ánh cũng chẳng kém cạnh với tỉ lệ 50~60% là súng flinlock mua từ Pháp, thời Minh Mạng thì chủ yếu chống nông dân nổi dậy nên giảm xuống 40%, sang Tự Đức thì ngân khố xài hết rồi nên chỉ còn 10% với mỗi năm chỉ được tập bắn 6 viên. Theo "Nam triều công nghiệp diễn chí" thì thời Lê-Mạc, hoả mai matchlock cũng chiếm đa số so với cung nỏ rồi, đây là một đoạn trích: => Tại sao đạn bay như sao sa chứ không phải tên bay như trút nước .
Thuyền buồm đi ngược gió bình thường. Gió thổi từ phía sau đẩy lên phía trước, nhưng gió thổi từ phía trước và ngang thuyền nếu xoay buồm đúng cách sẽ tao áp suất gió ở trước buồm nhỏ hơn sau buồm, tạo lực đẩy thuyền lên phía trước. http://www.youtube.com/watch?v=8xo0ySZ98oc Còn về voi, con voi to và nặng nên cưỡi voi bắn pháo được. Cái khó là voi cũng giống ngựa, không chịu được tiếng pháo nên nghe kể thế thôi chứ cũng ko tin đeo được pháo lên lưng voi mà bắn. Kéo qua kéo lại còn nghe được.
Sao trong Hoàng Lê Nhất Thống nói ở trận Ngọc Hồi quân Thanh dùng súng còn Tây Sơn phải khiêng ván xông lên? Đáng lẽ phải đấu súng luôn chớ.
Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một tiểu thuyết lịch sử nên nó sai sử là bình thường. Và nhất là tác phẩm này được bắt đầu bởi Ngô Thì Chí, là một người chạy theo Lê Chiêu Thống sáng TQ, là người nhà Lê, dĩ nhiên phải nhục mạ Tây Sơn rồi . Các hồi tiếp theo trong đó có 7 hồi của Ngô Thì Chí, là quan nhà Nguyễn, dĩ nhiên cũng phải nhục mạ nhà Tây Sơn rồi. Với các ngôn từ coi Tây Sơn như là giặc: Theo "Quân doanh kỳ lược" của Trần Nguyên Nhiếp (là quan dưới quyền Tôn Sĩ Nghị), nghe tin thám tử quân Thanh các nơi chạy về báo Nguyễn Huệ đang lấy thêm lính Thanh - Nghệ và sắp đánh ra bắc, Tôn Sĩ Nghị vội cho quân tập dượt để chuẩn bị tác chiến, sai phó tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận phía nam Thăng Long. => Tức việc Nguyễn Huệ tới Nghệ An tuyển lính chuyển bị đánh quân Thanh, quân Thanh đều biết và có đề phòng chứ không phải tới Thăng Long rồi quân Thanh mới biết. Nên đây không phải hành quân bí mật như trong link kia đau đầu tìm đường hành quân "bí mật" trên bộ. Còn cái khiên ván xông lên, thật ra là các tấm khiên bện rơm chống đạn, dùng phổ biến ở các nước phương Đông từ hồi nào giờ rồi, phía sau nó là lính súng bắn ra, bắn xong thụp xuống nạp đạn để tránh đạn địch .
- Năm 1688 hình như chưa có flintlock musket thì phải, thế lấy đâu ra mà ta mua được ? - Quyển "Nam triều công nghiệp diễn chí" là tác phẩm văn học mà bác panzerklein ? - Trịnh, Nguyễn khi bị Tây Sơn đánh thì đang ở thời kì thoái trào rồi, em đọc trong quyển "Lịch sử nội chiến 1777-1801" thấy vậy. - Mà nếu như ta tự sản xuất được flintlock sao vua Gia Long vẫn phải mua súng của phương Tây được ?
À bác panzer cho mình hỏi có quyển ebook The Landsknechts của Douglas Miller không cho mình xin.:) Tìm được bài hát hay: [video=youtube_share;dtYEU1E9axI]http://youtu.be/dtYEU1E9axI[/video]
- Flintlock phổ biến từ năm 1630, Flintlock Musket đã bắt đầu thành vũ khí chính ở Châu Âu từ năm 1660. Khi William tới Đằng Ngoài là 1688 thì chúa Trịnh có flintlock chả có gì ngạc nhiên. - Không để ý thật. Nhưng ích ra nó thể hiện cái nhìn của một người thế kỷ 18 áp dụng loại hình quân đội thế kỷ 18 khi viết về thế kỷ 16, chứng tỏ thế kỷ 18 súng chiếm đa số. - Tây Sơn đánh Trịnh Nguyễn khi nó không vào giai đoạn thoái trào mà vẫn còn rất mạnh nhé. Trong "Quân thuỷ và lịch sử chống ngoại xâm", Tây Sơn lúc bắt đầu bị Trịnh-Nguyễn xiết gần chết đấy thôi. Chỉ khi Nguyễn Huệ xây dựng được quân đội mạnh khi đánh ra Bắc, các pháo đài chúa Trịnh vẫn kiên cường chống trả, và các trận thuỷ chiến giữa Trịnh-Tây Sơn, đứng trên núi nhìn xuống là hàng đoàn các chiến thuyền, cờ xí ngập mặt biển, thuỷ quân Trịnh có hàng trăm nếu không nói cả ngàn chiến thuyền xếp hàng luân phiên nhau bắn rồi lui ra sau cho thuyền sau tiến lên bắn, nhưng vì thuỷ quân Tây Sơn dùng lối đánh và tàu kiểu Tây nên thắng được chúa Trịnh. Quân Nguyễn cũng thuỷ chiến dữ dội với Tây Sơn như trận Thất kỳ giang, cả trăm chiến thuyền chúa Nguyễn không cự nổi thuỷ quân kiểu mới của Nguyễn Huệ nên mới thua chứ không phải đang thoái trào. Điển hình là khi tháo chạy, Nguyễn Ánh vẫn được người dân Nam Bộ che chở rất nhiều tức chúa Nguyễn vẫn còn lòng dân chứ không phải đang suy tàn. - Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh bay ra khỏi đất Việt thì lấy đâu ra xưởng sản xuất flintlock ? Nên phải mua của Tây chứ sao . Còn khi đã thắng được Tây Sơn thị tự sản xuất, không còn mua nữa. Và cũng dần dần bế quan toả cảng với phương Tây rồi.
Link đây demou cái kiểu "mod" này là cái unit patch thôi và nó là tiếng Tàu http://www.twcenter.net/forums/show...-other-MOD-China-Qing&p=12681804#post12681804
Chỉ xin hỏi nguồn cho con số "hàng ngàn" tàu của quân Trịnh ? Theo miêu tả thì Đinh Tích Nhưỡng cho tàu dàn 10 hàng ngang trên sông ( sông Luộc không phải biển ) bắn hết cả đạn dược thuốc súng mà không đánh chìm nổi đoàn 5 tàu nghi binh của Nguyễn Huệ . Nghĩa là tàu Trịnh chỉ mang pháo cỡ nhỏ và lượng đạn dược mang theo cũng không lớn. Trịnh - Nguyễn lúc đó không thoái trào thì khi nào ? Trịnh thì có loạn Kiêu binh, Nguyễn thì có quốc phó Trương Thúc Loan .Khác biệt là khu vực Nam Trung Bộ thuế má nặng ,mâu thuẫn lớn nên đông dân đi theo Tây Sơn còn trong miền Nam Bộ do nhiều lí do nên mâu thuẫn không trầm trọng bằng , dân vẫn đi chúa Nguyễn nhiều. Chương về trận Đống Đa của " Hoàng Lê nhất thống chí" viết sau khi Ngô Thì Chí đã mất thì làm sao dìm hàng Tây Sơn được đây .Mà thực ra ai viết thì khi trận đánh diễn ra chắc cũng đang bận trốn trên núi , làm sao quan sát được trận chiến nên miêu tả quân Tây Sơn dựng ván cầm dao xông lên cũng không chắc chắn lắm . Tương tự với "Nam triều công nghiệp diễn chí " .