Mình làm chung với ông bạn, ổng đăng kí học đại học mà đến lớp được vài ngày, lên lớp chỉ để ngủ. Ở nhà rảnh rỗi cũng ngủ. Nhưng lúc thi thì điểm lại cao nhất khóa ( 9, ). Nhìn 1 thằng chỉ có ngủ suốt ngày, ai nghĩ thằng đó học giỏi? Học nhiều ko quan trọng, quan trọng là học đúng phương pháp đóng trọng tâm. Giữa Pia và Rancho là tình yêu. Giữa Pia và Chồng sắp cưới (cái thằng mở mồm ra là tiền, là khoe khoang, xem cái đồng hồ đáng giá hơn người yêu) không phải là tình yêu. Hôn nhân là chuyện cả đời, nếu Không yêu mà cố cưới chịu đựng nhau liệu có nên? Học kiểu Chatur là kiểu học chăm, học lý thuyết, học vẹt, học không biết vận dụng, học để kiếm cái bằng, có cái bằng ngon để đi xin việc ngon. Cũng thành công nhưng thành công Nuôi ấm bản thân. Việc học vẹt đó được thể hiện rõ qua rất nhiều chi tiết trong phim, cụ thể là đoạn đọc diễn văn Cám ơn thầy Hiệu Trưởng. Nếu đem số tiền kiếm được làm chuẩn mực cho sự học thì mình nghĩ Sai hoàn toàn. Rất nhiều người có nhiều tiền mà không phải cố trải qua cái sự học 1 cách xuất sắc. Thay vào đó người ta cố làm 1 việc thật suất sắc nhất (Ca hát, Buôn Bán, Thợ, Thầy thậm chí là Lừa lọc và Cướp v.v...) Và trong phim cũng đề cao cái thông điệp này rất nhiều "Hãy theo đuổi sự ưu tú và thành công sẽ đến với bạn" Wangdu là 1 cái như là Bút danh, 1 người nổi tiếng được nhiều người biết đến không có nghĩa là ai cũng tìm được hình ông ta trên google. Nếu ông ta không ra mặt, ko đưa hình cá nhân mình lên 1 trang nào đó thì đào đâu ra hình? Cũng giống như 1 bút danh viết báo nổi tiếng, liệu bao nhiêu người biết mặt? Công nghệ thay đổi, không theo kịp sẽ bị loại bỏ chỉ đúng khi ta theo cái lĩnh vực đó. 1 người nông dân không nhất thiết phải cập nhật các đời máy tính mới nhất. Cũng như 1 người lập trình viên không cần cập nhật liên tục các kiến thức về Phân bón. Nếu thích hay quan tâm đến 1 lĩnh vực nào đó, tự động kiến thức liên quan sẽ đến với người đó nhẹ nhàng như hít thở mà thôi. "Nếu theo đuổi việc mình đam mê, bạn sẽ không phải làm việc 1 ngày nào cả". Đó là trong cuộc sống. Trong Giáo dục, có tồn tại 1 cuộc đua, nhưng lại chính là cuộc đua do người khác đặt ra cho người đi học. Người đặt ra đó là gia đình, thầy cô. Ở Châu Á, học thức của con cái nó hay được xem như 1 món trang sức đối với cha mẹ. Dùng để khoe, để tự hào với người khác. Cái đứa trẻ đang trong cái guồng đi học thường rất khó để nhận ra cái đích thực sự của cuộc đua này. Vì ai cũng muốn con mình làm kĩ sư, bác sĩ mà quên đi việc con mình thích 1 nghề khác. Giống như anh bạn đam mê chụp ảnh của Rancho, siêng học, chăm học, đỗ đại học ngành cơ khí theo ước nguyện của cha mẹ nhưng tâm hồn lúc nào cũng thả vào những bức ảnh đẹp. Vậy từ đầu, anh ta ko nên tham gia cuộc đua này. 1 Người khác, cũng đam mê cơ khí, nhưng vì áp lục của cuộc đua mà phải treo cổ chết. Vì cuộc đua này đối với anh ta chỉ có 1 con đường thành công, khi con đường đó bị chặn lại bởi thầy Virus, anh ta rời cuộc đua. Đua hay không đua, thành công hay không thành công, hạnh phúc hay không hạnh phúc là ở do góc nhìn của mỗi cá nhân. 3Idiot vẫn là 1 phim hay, 1 phim làm vỡ ra rất nhiều vấn đề trong giáo dục cũng như chỉ ra nhiều suy nghĩ về việc học của mỗi cá nhân. Chốt: "Hãy theo đuổi sự ưu tú và thành công sẽ đến với bạn"
người ta gọi là : nghề và nghiệp theo đam mê chưa chắc đã giỏi nhưng người ta sẽ làm việc, học tập một cách hăng say, không ngại khó khăn và việc giỏi so với việc kiếm được nhiều tiền là không giống nhau nhé, không thể đánh đồng thành công và tiền bạc bạn SVinamilk2 không nên quan niệm thành công là tiền tài, địa vị hay danh vọng thành công là khi con người ta đạt được cái mà ngừoi ta mong muốn