^ chắc nhiều đứa bắt mình phải học qua khóa làm phim và dựng phim mới đc vào chê phim ấy mà, dạo này nhiều hàn lâm sĩ lắm cmt hồn nhiên và chất vãi
http://news.zing.vn/Lua-Phat-tan-cong-hon-20-thi-truong-nuoc-ngoai-post347792.html#home_cate.tinmoi Ra nước ngoài rồi mấy bác ơi :)
Điều mình lo sợ cuối cùng cũng thành hiện thực, mà kéo được hãng Lionsgate cũng giỏi. Nói chung VN cũng tiềm năng vl nhưng được cái toàn đi vào vết xe đổ...
nghe nói ông Dustin vào viện rồi. chả biết nguyên nhân thế nào nhưng hình như là vì lo lắng quá nhiều nên sinh bệnh, đến khổ.
Bỏ tiền vé ngang nhau để xem, tại sao ko được so sánh ? So sánh để mà biết được khoảng cách còn như thế nào. Thường người ta chê vì thấy phim làm nhảm nhí hời hợt để câu khách kiếm tiền, còn những phim có cố gắng thật sự mấy ai chê ?
Đồ cổ thì ko biết nhưng gần đây nhất thì chắc là cái này: http://forum.gamevn.com/showthread.php?952172-Scandal-2012-phim-moi-cua-Victor-Vu-khoi-chieu-12-10
Trước tiên, Monk phải khẳng định phim này KHÔNG PHẢI một bộ phim làm hời hợt, rẻ tiền để hút máu khán giả như mấy cái thảm họa NÀNG MEN CHÀNG BÓNG. Nên việc gom chung mớ phim lá cải đó vào xếp chung với phim này là không thích hợp. Vấn đề của phim theo Monk là do đạo diễn ôm đồm nhiều thứ (biên kịch, đạo diễn, nam chính), không xử lý hết được nên bộ phim không đạt được cái lẽ ra phải có ở Bẫy Rồng, Thiên mệnh anh hùng. Điểm sáng của phim là âm thanh, phim này xử lý âm thanh rất tốt, tiếng đánh nhau nghe ấn tượng, hiệu ứng 7.1 sử dụng hiệu quả hơn Mỹ Nhân Kế (Mỹ Nhân Kế lạm dụng 7.1 nhiều quá nên khi nhân vật nói chuyện, âm thanh cứ chạy lung tung theo hướng máy quay, khiến cảm giác hơi khó chịu). Thứ nhì là võ thuật dù cảnh đánh nhau không nhiều, trường đoạn đánh nhau đẹp, đã và hay nhất phim nằm ở đoạn gần cuối trong quán rượu. Thứ ba là Thái Hòa, Monk xem chỉ thấy đến cảnh của Thái Hòa là xem được, một phần vì tính cách nhân vật, một phần vì cách diễn khù khờ đáng yêu. Tuy nhiên, từ đoạn gần cuối phim trở đi, do cách xử lý câu chuyện, phản ứng của Thái Hòa trở nên kỳ cục, [SPOIL]đoạn diễn đuổi vợ con có phần cứng nhắc (dù Monk biết đó cũng là giả bộ).[/SPOIL] Điểm không thích của phim là câu chuyện, tính cách nhân vật chính, việc xẻ năm xẻ bảy bộ phim để miêu tả tâm lý của Đạo, Ánh, Hùng làm mọi người chơi vơi ai là nhân vật chính? Và làm mạch phim chậm đi nhưng không giải quyết được gì. Đặc biệt việc xử lý nhân vật phản diện của phim cũng không thành công. Khi xem đoạn cuối phim, Monk và ít nhất là 2 cô gái trẻ nữa có cùng tâm trạng... xót xa cho nhân vật phản diện này. Long vốn được miêu tả là kẻ độc ác, tàn bạo, thế nhưng hình ảnh trên phim thì không đến mức như vậy. Những cảnh tàn bạo chỉ toàn thấy ở bọn tay sai, còn Long ngay cả đánh đám côn đồ ô hợp ở quán rượu mà cũng không thẳng tay giết ai. [SPOIL]Đoạn Long nhận ra Hùng là con, anh ta vội vàng nhìn cây dao trên tay và giấu nó đi vì sợ con nhìn thấy, đây là đoạn mà Monk thấy thích ở nhân vật này, vì ở đây anh ta cho thấy anh ta là một người bố có trách nhiệm. Và rồi cái đoạn Long chặn tay Ánh khi đánh lén sau lưng, nhìn cô lắc đầu hàm ý bảo cô dừng lại, cô Ánh thẳng tay đâm luôn một nhát.[/SPOIL] Trong đoạn này, Monk nghe tiếng 2 bạn nữ ở góc phải căn phòng hét lên TRỜI! TỘI ỔNG QUÁ VẬY. Các khán giả xung quanh đều quanh sang nhìn 2 cô gái đó. [SPOIL] Việc xây dựng nhân vật hay cảnh phim thế này đã góp phần gây phản cảm với hình ảnh nhân vật chính thẳng tay giết người trong khi kẻ phản diện chỉ phòng vệ và tỏ ý buông bỏ. Lẽ ra đừng nên để nhân vật phản diện thể hiện cái tình người trong phim, thì khi bị nhân vật chính kết liễu, sẽ chẳng ai thấy tội cho kẻ phản diện và ghét nhân vật chính. Hoặc nếu muốn giữ cái tính người còn sót lại trong kẻ độc ác, thì có thể chọn một cái chết nó xứng đáng hơn (có thể xem ví dụ Mummy 2 với đoạn Imhotep tự hủy hoại mình khi nhận ra người con gái mình yêu rời bỏ mình, vừa mang ý nghĩa giáo dục khi kẻ lầm lỗi biết hối cải, vừa giữ nguyên vẹn hình ảnh nhân vật chính không phải kẻ tàn ác như nhân vật phản diện).[/SPOIL] Nhân vật cô gái điên cũng hoàn toàn không có đóng góp gì trong phim. Nếu bảo cô gái điên giúp Đạo buông bỏ thì phim đã không xây dựng được điều đó. Từ đầu đến cuối phim người ta chỉ thấy hình ảnh cô gái điên lúc nào cũng vì Đạo, còn Đạo hoàn toàn chẳng hề quan tâm đến cô ta (có chăng là trong cảnh ấp ngực) và tâm trí Đạo lúc nào cũng chỉ nghĩ về Ánh. Như vậy cô gái điên không phải người khiến Đạo thức tỉnh mà chỉ có Ánh. Monk cũng không thích hình ảnh của phim. Không phải vì chê làm kỹ xảo giả tạo, cái này Monk bỏ qua, dù có những cảnh vẫn có thể dùng hiệu ứng thật để tạo cảm giác mạnh hơn (chẳng hạn bức tranh bị cháy phải dùng lửa vi tính,dù có thể dùng lửa thật). Phim có nhiều hình ảnh đẹp, dù vẽ vi tính hơi lộ, nhưng xem vẫn chấp nhận được. Có điều nhiều cảnh xử lý hình ảnh sao sao đó. Cụ thể là [SPOIL]cảnh Đạo và Ánh ngồi bên nhau ngắm mặt trời (cảnh đầu tiên), tự nhiên máy quay zoom sát về phía đầu 2 anh chị rồi zoom vào bầu trời bể nát (có lẽ do độ phân giải) để chuyển cảnh thay vì tạo cảnh nhìn xa xa là mặt trời. [/SPOIL] Nói chung, phim hay nhờ hành động, âm thanh. Nhưng 2 nhân vật chính thì Monk không yêu được, do phần mô tả tính cách quá ít điểm tốt đẹp, Monk chỉ thích nhân vật của Thái Hòa và vai phản diện Long, vì cách xây dựng nhân vật tốt, có câu chuyện, và dễ cảm hơn. Việc cố gắng lồng ghép thông điệp, nhưng không khai triển hết nên làm mạch phim bị chậm ở giữa. Phản ứng phòng chiếu của Monk là chỉ khi bắt đầu cảnh đánh nhau ở quán rượu thì Monk thấy khán giả bắt đầu ngồi nhổm dậy, có lẽ để coi tập trung hơn, và đoạn twist cuối phim là xì xầm bàn tán, còn nói chung cả bộ phim thì phản ứng khá trầm lắng. À! Những cái hài thô và tục trong phim khiến khán giả cười rất nhiều, nhưng Monk thì thấy phản cảm, nó thiếu duyên. Thoại phim là cái mà Monk cũng thắc mắc vì câu thoại nghe có vẻ không suông, lủng củng, cách dùng từ sao sao đó, không biết có phải do... dịch từ tiếng Anh ra hay không nữa. Tất nhiên, thoại phim này không bị như phim Ngôi Nhà Trong Hẻm nên nghe không khó chịu. Nhưng rút câu thoại hay trong phim khá khó. Về vụ quảng cáo thì chỉ có 2 cảnh là quay thấy nhãn rượu, xét tổng thể thì không quá lộ liễu như báo chí đưa. Đoạn khen rượu ngon chỉ mang ý mỉa mai, nói khích chứ cũng không thể xem là quảng cáo được. P/S: Monk có đọc bài báo phỏng vấn Dustin thì anh có nói là phim này không bị hội đồng duyệt bắt cắt gì cả (không biết có thật không hay bị ép cắt mà không dám nói), nhưng anh đã chủ động cắt ngắn bớt và giảm bớt nhiều thứ. Có lẽ vì vậy mà câu chuyện phim thiếu rành mạch. Biết đâu sau khi phát hành đĩa, bổ sung các cảnh bị cắt thì câu chuyện sẽ thuyết phục và hay hơn. Monk theo dõi cũng thấy có nhiều phim sau khi phát hành đĩa với bonus scene thì được đánh giá cao hơn bản chiếu rạp vì đã bổ sung những điểm khuyết trong câu chuyện hay hiệu ứng, vốn làm khán giả bị khó hiểu trong bản phim đầu.
Phim VN không biết đám biên kịch ăn phải cái gì mà kịch bản đầu tư không hề kĩ càng tí nào, kể cả những phim khá thì khán giả tầm tầm cũng có thể bắt đc lỗi, đấy là chưa nói đến diễn biến tâm lý, ý nghĩa truyền đạt bla bla bla... Theo ta nghĩ thứ nhất có thể là do cái văn hóa Á nó hơi bị khắt khe, ko cởi mở bằng Tây, quanh quẩn vẫn chỉ có từng ấy vấn đề, lối suy nghĩ cũ, không muốn đào sâu theo hướng mới Hai là thị hiếu bây giờ quá ẹ. Phim kịch bản vớ vớ vẩn vẩn kiểu mỹ nhân kế nhưng có tí kỹ xảo, gái ngon là ùn ùn đi xem --> nhà làm phim cần đếu gì kịch bản hay. Nhớ cái hồi xem watchmen nhiều cháu đi chê còn chán hơn cái shit dragonball evolution Hai là đám kiểm duyệt hở ra là "thuần phong mỹ tục" rồi "không phù hợp văn hóa VN" rồi "Không phản ánh đúng XH" --> bóp chết mịa nó sáng tạo rồi.
nếu đang nói về Lửa Phật là "phim làm nhảm nhí hời hợt để câu khách kiếm tiền" thì cho mình hỏi sao bạn biết là ng ta làm "nhảm nhí hời hợt" và ko có cố gắng? nếu mình đọc hiểu nhầm, ko phải là nói về LP thì ko cần trả lời
Yêu cầu của các bác về phim VN quá cao thành ra xem phim nào cũng thế . Làm m 1 cuộc thi viết kịch bản cho các bậc cao siêu tha hồ vẽ vời ...
mới xem phim này xong , cũng cảm nhận là kịch bản phim có phần vỡ vụn , tính cách nhân vật cứ nhàn nhạt , diễn biến câu truyện cũng ko lôi cuốn người xem . Nhân vật Đạo ko gây ấn tượng gì lắm với sự hối cải và dằn vặt như anh ta nói , xem anh ta có phần hơi điên điên thì đúng hơn . Vài nhân vật phụ như Hiếu hiền , Ngọc Diệp hay phi thanh vân đưa vào cũng một kiểu diễn đó từ phim này sang phim khác khiến người xem chán . Nhân vật phản diện ít có đất diễn ngoài những cảnh hành động , tuy nhiên đúng là khúc cuối làm người xem có ác cảm khá nhiều với nhân vật Ánh trong phim . Lời thoại của phim cũng không để lại ấn tượng gì ngoài sự khô cứng gượng và rườm rà , cộng với giọng diễn đạt thiếu truyền cảm của các diễn viên thành ra . cảnh trí trang phục trong phim cũng ko gây ấn tượng , nhất là mấy ngôi nhà , nhìn cứ chán chán thế nào , trang phục với góc quay thỉnh thoảng cứ xoáy vào ngực diễn viên nữ ko biết vô tình hay cố ý câu khách ( hơi rẻ tiền ) ... Phim này nghe nói anh dustin thai nghén khá lâu , mà giờ ra rạp chất lượng cũng hơi tệ , cảm thấy thất vọng nhẹ .
Rảnh quá ngồi chém gió về võ công trong Lửa Phật, ai coi rồi xem chơi Nhân vật chính trong thế giới giả tưởng của Lửa Phật là các chiến binh. Họ, bị cuốn vào vòng xoáy chém giết bạo tàn nơi chiến trận, muốn chiến thắng và tồn tại được buộc phải có trong mình bản lĩnh thực sự của một bậc cao thủ. Mỗi người chiến binh đều nắm trong mình một bộ công phu độc môn, vượt lên khả năng và giới hạn của người bình thường, mà vô tình hay hữu ý từ đó có thể thấy được phần nảo bản thân của chính người chiến binh đó. Đạo: - Nhân vật nam chính. - Công phu: Kim Cang Quyền. - Binh khí: đao. 'Quyền' là thứ vũ khí nguyên thủy nhất của loài người, thứ vũ khí tự nhiên nhất, bản năng nhất, được sử dụng sớm nhất, nhiều nhất. Nắm đấm tung ra tấn công vào đối thủ ở tầm gần, là chiêu thức cực kì căn bản, thể hiện sự đối đầu trực diện nhất của người chiến sĩ với đối thủ của mình. Đạo luyện thành công phu Kim Cang Quyền, hóa khí thành hình tạo nên thiết quyền vô song cứng như đá, bộc phát kim quang, đánh trực tiếp vào đối thủ vừa nhanh vừa mạnh, bộc phát uy lực rất lớn. Đối phó với kẻ thù cần phải hạ gục (nhưng không cần hạ sát) triệt để, Đạo sử Kim Quang Quyền vừa thể hiện sự tự tin, quang minh chính đại khi đối mặt trực tiếp đối thủ, vừa hạn chế tối đa sự sát thương không cần thiết khi sử dụng binh khí (cũng như hạn chế việc phải phụ thuộc vào binh khí). Vậy nên dù cho sở hữu 1 thanh bảo đao - hình tượng nổi bật khi quảng bá phim, Đạo rất ít khi xuất đao, trừ những tình huống cực kì ngặt nghèo phải đối phó với kẻ địch quá mạnh với binh khí hàng khủng như Long, khiến cho rốt cuộc hình ảnh bảo đao lại khá nhạt nhòa. -------------------------------------------------- Ánh: - Nhân vật nữ chính. - Công phu: Định Tâm Thuật (đại loại thế) - Binh phí: song chủy thủ. Nữ nhân tham gia chiến tranh, xông pha giết địch đã ít gặp, trở thành cao thủ lại càng hiếm có. Giữa thế giới toàn những nam nhân với thể trạng vượt trội, muốn giữ được vị trí của mình Ánh lại càng phải không ngừng tu luyện để có được tuyệt chiêu cho riêng mình. Tuyệt chiêu của Ánh là một loại công phu về mặt tinh thần. Giữa trận chiến ác liệt đang diễn ra, phải đối mắt với nhiều đối thủ cùng lúc, Ánh vẫn giữ được sự bình tĩnh tuyệt vời, định tâm, ngưng thần phân tích tình thế, phán đoán các hành động tiếp theo của đối thủ và ngay lập tức mô phỏng ra đối sách để vô hiệu hóa. Tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc, và khi kẻ địch còn đang hăng máu chỉ chăm chăm lao vào tấn công, thì Ánh đã lập xong cả 1 kế hoạch để tiễn chúng xuống mả một cách hoàn hảo. Đi kèm với Định Tâm Thuật là kĩ năng sử song chủy thủy. Thể trạng không bằng với nam nhân, Ánh đã rèn luyện để phát huy tối đa tốc độ của bản thân, và với những chiêu thức nhanh và hiểm thì một cặp chủy thủ nhỏ gọn thật không thể phù hợp hơn. Nhanh chóng tiếp cận, ra một đòn chí mạng khiến đối thủ không kịp chở tay, Ánh có tố chất của 1 sát thủ thầm lặng có thể đối đầu với nhiều đối thủ cùng lúc mà không hề nao núng. Tuy nhiên theo một số ý kiến chuyên gia thì tuyệt chiêu lợi hại nhất của Ánh phải là cặp đào tiên độc quyền được trời phú cho nàng, với khả năng tạo nên nhiếp hồn mê ảnh làm nhiễu loạn chiến tâm mà không nam nhân nào có thể địch lại. Và thực tế thì từ đây mà bi kịch của cả bộ phim đã bắt đầu ... -------------------------------------------------- Long: - Vai phản diện chính. - Công phu: Liệt Hỏa Thần Công. - Binh khí: kiếm. Dù là vai phản diện chính nhưng Long hầu như chỉ xuất hiện trong câu thoại của các nhân vật khác, anh chỉ thật sự xuất hiện trong khoảng 15 phút ngắn ngủi cuối phim. Nói thật là với vai trò boss cuối thì Long được xây dựng quá ít so với các nhân vật khác (ấn tượng nhất với anh là anh vui tính vãi: "Đừng có gọi tao là Búa!" ), nhưng về mặt nào đó thì Long lại là nhân vật được xây dựng tốt nhất trong bộ ba chiến binh. Trong bộ ba, Long cũng là nhân vật được xây dựng kĩ càng và bá đạo nhất về bản lĩnh võ công. Không chỉ có ngoại công như Đạo hay nội công như Ánh, Liệt Hỏa Thần Công cương liệt vô song có thể điều khiển chân hỏa trong người tùy ý thu phát, dẫn động đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể hay truyền qua binh khí, tạo nên hỏa kình cực mạnh thiêu đốt đối thủ nếu bị trúng chiêu. Lúc bình thường chân hỏa bị ẩn sâu bên trong cơ thể, chỉ khi có chuyện mới phải vận công xuất ra, mà đã xuất là cực kì bạo liệt, Long đúng như tên gọi - một con rồng lửa với quyền lực tuyệt đối. (P/s: Có vẻ như để luyện thành Liệt Hỏa Thần Công, ngoài công phu khổ luyện ra còn đòi hỏi huyết thống bá giả tiềm tàng chân khí Liệt Hỏa trong người ngay từ khi mới sinh ra, mới có thể luyện thành môn thần công bá đạo này.) Bảo kiếm của Long cũng là một thứ đáng bàn. Khác với Đạo, Long thường xuyên xuất kiếm, từ lúc mới xuất hiện cảnh báo Đạo cho đến khi bắt đầu giao phong. Kiếm được coi như biểu tượng cho hình ảnh đại tướng và phong cách chiến đấu của Long. Kiếm - bậc quân tử trong hàng ngũ binh khí, cứng, thẳng, nhọn, cân đối, sắc sảo toàn thân, không cầu kì hoa mĩ, giống như Long - một người thủ lĩnh cứng rắn, lạnh lùng, trước sau như một, như một thanh kiếm toàn cạnh sắc. Long xuất kiếm phát ra âm thanh cảnh báo, tạo uy phong bước đầu. Trước trận chiến Long thủ kiếm chờ đối thủ, thể hiện sự cẩn trọng của bậc đại tướng dù với bất cứ đối thủ nào cũng cần dốc toàn lực, không nương tay, không chủ quan khinh địch. Phong cách chiến đấu của người thủ lĩnh dạn dày kinh nghiệm trên sa trường. Mỉa mai thay, người rốt cuộc lại không như kiếm. Kiếm là vật chết, chỉ đoạn chứ không chịu uốn mình. Còn người, nhân tâm vốn dĩ là vật dễ lay động ...
trong 3 thứ binh khí trên thì kiếm là dễ uốn nhất đấy kiếm vốn dĩ tạo ra để đâm là chính, chứ ko phải chém như đao, cho nên nó phải linh hoạt uốn lượn nhiều mà trước giờ đọc manhua thì người dùng hỏa kiếm khá ít, hỏa đao lại rất nhiều, vì kiếm trọng nhu ko thích hợp lắm với hỏa
Đúng là kiếm thường linh hoạt hơn, nhưng kiếm chú Long này là kiểu cương kiểm, dày, cứng, to bản dần về phía đầu mũi kiếm nên thiên về chém hơn. Coi cái này với đạo của chú Đạo cái đao còn có phần mỏng nhẹ hơn