Phương Tây có câu "Karma is a *****" . Cứ làm theo ý mình đi, nhân quả vốn khốn nạn và khó lường, khó mà biết nó diễn ra lúc nào để mà chờ đợi.
ý mình là cuộc đời nó như mắt xích tình yêu ạ, dùng A,B,C ý là theo như bảng chữ cái thì A phải đến B rồi đến C, cứ xích lại vào nhau tạo thành một hệ quả lớn nhân quả với mình là thế
Theo mình công bằng không phải như kiểu người này có thì người kia cũng phải có , kẻ ác phải bị đền tội , người tốt phải gặp đc điều tốt , công bằng của mình giống như kiểu có trắng thì phải có đen . có người tốt thì phải có kẻ xấu . Có người giàu thì có người nghèo , có kẻ thật thà thì cũng có kẻ giả tạo vậy thôi . Kẻ khôn khéo và bản lĩnh thì đi qua đc hết cả 2 vùng trắng đen ấy Còn nhân quả thì chưa nghĩ đến nhiều . tạm thời nghĩ giống như lúc bé không chịu học hành , đến thanh niên không có chí hướng thì về già đạp xích lô vậy thôi .
Mình giải thích theo nhà Phật cho bạn chủ thớt, còn tin hay không là quyền của mỗi người. Nhân quả có 3 loại: Hiện báo: những việc mình đã làm và nhận quả báo trong kiếp hiện tại. Sanh báo: những việc làm ở kiếp hiện tại nhưng kiếp sau mới nhận. Hậu báo: những việc làm ở kiếp hiện tại nhưng ở kiếp sau sau nữa mới nhận. Thời gian của hậu báo có khi rất lâu rất dài. Như vậy những gì con người nhận của ngày hôm nay đều do nhân đã gieo trồng trong nhiều kiếp trước chứ không phải ngẫu nhiên, cũng không phải do số phận của mình như thế mà do chính mình tự làm tự chịu. Ví dụ câu chuyện về mẹ của Mục Kiền Liên mà hầu hết ai cũng biết: vì tấm lòng thành cúng 1 lon gạo cho chùa nhưng được hưởng phước phú quý đến 50 kiếp. Tuy nhiên mẹ của Mục Kiền Liên tuy cầu Thần linh, nhưng không tin Phật, không tin Pháp, không tin Tăng. Bà chẳng những không tin Tam bảo, lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói nào là Tam bảo không tốt, nào là không đáng để tin theo… Hậu quả là sau khi hưởng phước 50 kiếp thì bị đọa xuống địa ngục. Những người giàu sang kiếp này đã làm phước trong rất nhiều đời, không phải một sớm một chiều. Việc họ ăn ở ác nhân ác đức thế nào, tự luật nhân quả đã ghi nhận. Còn phước của họ đã gieo trong quá khứ chưa hết thì họ vẫn hưởng, cho đến khi hết phước thì nghiệp của họ cũng theo sau. Nếu chẳng may kiếp này họ tiêu xài hoang phí, vung tiền qua cửa, keo kiệt bủn xỉn, tham lam ích kỷ... thì sau khi hết phước giàu sẽ nhận quả báo nghèo nàn bần tiện, có thể trong kiếp này tán gia bại sản hoặc nhiều kiếp về sau sinh ra trong 1 gia đình nghèo khó bần cùng hạ tiện, vô gia cư. Còn nếu kiếp này trót nghèo rồi thì ráng tích phước bằng cách bố thí cúng dường, làm từ thiện. Có nhiều làm nhiều, có ít làm ít, không có khỏi làm. Chẳng hạn bạn có 2 đồng mà trích ra 1 đồng cúng dường bố thí thì phước của bạn còn lớn hơn những người giàu bố thí tương tự hoặc nhiều hơn vì số tiền đó đối với họ chỉ là số lẻ, nhưng đối với bạn lại là cả 1 gia tài (như cha mẹ của Mục Kiền Liên trong quá khứ). Nhân quả nghiệp báo trong Kinh Nhân Quả 3 Đời của Phật có nói rõ, ai có hứng thú tìm xem sẽ biết làm gì nhận quả báo gì. Túm lại số phận của mình do chính mình quyết định làm chủ. Thời gian từ lúc gieo nhân đến lúc nhận quả gọi là duyên, khi duyên chính mùi tự bạn sẽ nhận lấy quả báo của mình đã tạo, không phải trong 1 kiếp.
Thỉnh thoảng cũng nghĩ, sau khi mình chết đi, đầu thai thành kiếp khác (chó, mèo, lợn, gà, người ...) thì mình cũng sẽ có suy nghĩ như hiện giờ ko
fuk các loại tôn giáo tín ngưỡng Người không vì mình thì trời tru đất diệt, sống thì cứ sống làm sao để tối về ngủ cho ngon không phải ân hận btw @ chủ thớt: như trong film ấy, làm kẻ xấu đại gian đại ác thì bạn được sống đến tận tập cuối, còn làm người tốt thì bạn thường chết rất sớm hoặc ở giữa film, nếu bạn may mắn được làm nhân vật chính thì không nói làm gì
Ta ở trên đĩa bay thấy loài người như đám dòi bò lúc nhúc. Con nào mạnh thì đạm phăng con yếu đi mà nhào tới ... đống phân. ---> Vì vậy các ngươi cứ sống bình thường đi. Ngày nào mà đời đạp các ngươi thì có ngày rồi các ngươi cũng sẽ đạp phăng lại đời mà, để rồi nhào tới ...
THẾ GIAN VÔ THƯỜNG QUỐC ĐỘ NGUY THÚY TỨ ĐẠI KHỔ KHÔNG NGŨ ẤM VÔ NGÃ SINH DIỆT BIẾN DỊ CHÂN NGỤY VÔ CHỦ TÂM THỊ ÁC NGUYÊN HÌNH VI TỘI TẨU NHƯ THỊ QUÁN SÁT VIỄN LY SINH TỬ. bạn chủ topic muốn tìm hiểu về nhân quả thì mời bạn tìm hiểu cuốn "nghiệp và kết quả" của tt. Chân Quang, vấn đề này không chỉ có đơn giản là nhân nào quả nấy.
Mình chỉ nói riêng trong 1 đời người ngắn ngủi và sướng/khổ, tốt/xấu theo như lẽ thường được hiểu thôi. Còn nói rộng ra chuyện có nhiều đời, nhiều kiếp. Hay là rộng ra tới vũ trụ, thiên đàng, địa ngục,... thì mình ko bàn: - Cái chuyện Nhân-Quả mình thấy cũng có lúc đúng lúc sai, nói chung là ko chính xác cho lắm. Nhưng ít nhiều gì thì quy luật này nó cũng có mặt tốt là hướng người ta tới việc sống tốt, làm điều tốt và tránh điều xấu. - Thứ nữa thì mình thấy những người quá tin vào quy luật này nó có phần "thủ dâm tinh thần": + Cứ bảo "Gieo nhân nào gặp quả đó", chứ bản thân mình thì thấy ko hẳn, mình chỉ tránh làm chuyện xấu thôi, còn mình chẳng tin lắm vào việc làm việc tốt thì đc báo đáp. Dĩ nhiên thực tế làm việc tốt đc báo đáp cũng có nhiều, nhưng cũng ko ít trường hợp "làm ơn mắc oán" => nói chung là huề xu. + Tốt/xấu, hay/dở mình thấy nó cũng tương đối thôi, nên mình nghĩ việc gì ko xấu, ko gây hại tới người ta thì nếu thích cứ làm cũng đc. Ví dụ như thấy tờ tiền 500k rơi thì cứ nhặt về xài, chứ chả cần nghĩ sâu xa dạng như "nay may mắn nhặt đc tiền, thì sẽ có ngày xui xẻo mất tiền". Nói chung là trước mắt có lợi mà chả phải cái gì xấu thì cứ làm đã, đâu hẳn cái gì cũng Nhân-Quả đâu. Chẳng ai dám chắc có kiếp sau, cũng chưa ai kiểm chứng chuyện Nhân-Quả qua nhiều đời, vậy nên cũng ko có lý do gì mà cứ quá tin cả! PS: Tuy nhiên cũng ko phải tự nhiên mà người ta hay nhắc tới chuyện Nhân-Quả, cũng chẳng ai xác định đc là thuyết đó ko đúng. Vậy nên tốt nhất là sống sao cho tốt, giúp đc nhiều người, ko hại ai cả,... thì ít nhất tâm hồn cũng thoải mái hơn, và sẽ yên tâm là ko sợ bị "Quả báo" (chứ ko tham việc gặt hái đc gì đó tốt đẹp).
Nhân quả cũng như 1 dạng xác suất, sự tiếp diễn của 1 chuỗi các sự kiện. Cái này dẫn đến cái kia. Và quan niệm tốt xấu chỉ là cái nhìn của loài người. Giúp ta tồn tại thì ta bảo tốt, diệt ta thì ta bảo xấu. Trong những kịch bản về thần thánh, không có cái nào bảo con người nên tiêu diệt lẫn nhau cả. Con người tồn tại có mục đích của nó. Nhưng mình không tin chết là hết, ý thức sẽ còn lại chứ
lằng nhằng.. Nếu tâm thiện--> không áy náy--> dễ sống hơn. Nhưng đến 1 mức nào đó, làm điều xấu cũng chả còn khiến người ta áy náy thì làm gì có tác dụng// Còn bạn nào bảo kiếp sau với sau nữa, mình nói thẳng luôn là ngụy biện! Nó còn ghê hơn cả cái kiểu nói đại loại CNXH là tương lai của nhân loại etc. Đầy người mình biết, nói thẳng ra là buôn thần bán thánh, kinh doanh tín ngưỡng, lấy thần phật ra làm công cụ kinh doanh, họ vẫn sướng, vẫn sống tốt! Nếu có 1 thế lực nào đó đủ khả năng để phán quyết cái" quả" cho cái " nhân" đấy sao ko làm 1 động tác đơn giản nào đó ngừng việc này lại??? Hay như kiểu bọn thiên chúa giáo: tất cả đều là ý chúa, thử thách con người chúng ta. Vớ vẩn và nhảm nhí. Mấy cái truyện mục kiền liên, mình xin phép nói thằng là truyện thôi, mục đích hướng người ta đi theo 1 con đường tốt, chứ là chuyện bịa lòi mắt. Cũng như kiểu truyện Lê văn tám Việt Nam thêm chi tiết thần thánh là xong. Mục kiền liên thấy mẹ chịu tội, hỏi đức phật cách làm sao cho mẹ hết tội dưới địa ngục. Đức phật bảo là mẹ mày dính tội nghiệt báng bổ, nên phải đày, giờ muốn hết thì phải lập 1 cái đàn tế thật to, nhờ nhiều sư thày đến tung kinh niệm phật thì mới hết..... Nói thật phản tác dụng, phật gì hướng con người ta đi hối lộ, nhân quả chả cần biết, miễn là mày có tiền thuê nhiều nhà sư đến cúng. Ok men> Xõa đi các sư tăng... Hỏi làm sao bây giờ sư thầy báng bổ thất kính với nguyên tắc đạo phật ( kinh doanh- thằng nào bảo nhà sư không kinh doanh??? hám lợi, tham sân si có khi đủ cả, sắc giới thì mình không biết cụ thể đứa nào nhưng nghe bảo là không có thiếu). xõa đi, kiếm nhiều tiền rồi nhờ ai đó cúng cho mình 1 cái đàn to to thật là to, xong. chả phải chịu cái quả kẹc nào hết. Vớ vẩn
Nice guys, it said they always finish last but bad-asses, always kicking asshole's ass. Hỏi bậy 1 câu: Mấy thằng Mỹ ko biết nhiều hơn 1 chữ Karma thì có gặp quả báo gì ko nhỉ?
Cần phân biệt luật nhân quả nói chung(causality http://en.wikipedia.org/wiki/Causality) với thuyết nhân quả theo góc nhìn tôn giáo(Karma http://en.wikipedia.org/wiki/Karma). Luật nhân quả ở các vận động bậc thấp thì trực quan, dễ nhận biết dễ thí nghiệm. Bậc càng cao thì độ phức tạp càng tăng, càng khó nhìn nhận. Có 5 cấp vận động từ thấp tới cao là: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội. Ví dụ: - Cơ học: Đẩy 1 vật với 1 lực nhất định. Đẩy vật là nguyên nhân(cause), vật dịch chuyển 1 đoạn từ điểm X đến điểm Y trong không gian nhất định là kết quả(effect). - Sinh học: Chó ăn thức ăn thì dạ dày tiết dịch vị. Ăn là nguyên nhân, dạ dày tiết dịch vị là kết quả. Ăn ở đây là tổ hợp các hoạt động của cơ thể con chó, rất phức tạp so với cấp thấp hơn là cơ học, vật lý, hóa học; dạ dày tiết dịch vị cũng vậy. Cho nên cho tập phản xạ có điều kiện rung chuông trước khi ăn thì mặc dù ko có thức ăn chó vẫn tiết dịch vị. Luật nhân quả ở vận động xã hội cũng phức tạp như vậy so với vận động cấp thấp hơn, ko đơn giản như cơ học áp vào suy nghĩ thông thường là được(làm việc tốt nhân điều tốt, làm việc xấu nhận điều xấu). Thuyết nhân quả của tôn giáo nói chung(Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hindu giáo, đạo Sikh...) có nhiều cách gọi tuơng đương như quả báo, nghiệt... Kì thực nó cũng là một nỗ lực mô tả và giải thích luật nhân quả ở vận động cấp độ xã hội, nhưng một cách nguyên sơ nên cách giải thích còn mang màu sắc tôn giáo, huyền bí (thiên đàng, địa ngục, linh hồn, đầu thai kiếp trước kiếp sau.vv..v..). Các hành vi thuộc vận động xã hội có luật nhân quả hoạt động phức tạp hơn so với vận động bậc thấp nên khó nhìn nhận cơ chế của nó chứ ko phải là ko tồn tại. Còn về công bằng thì sinh ra đã vốn ko có công bằng, cho nên mới có đấu tranh để lấy bình đẳng.
Ghét nhất là công bằng luôn, đời phải có thằng này hơn mình thằng kia kém mình, same shit với nhau thì tự mẹ sát còn hơn.