Chưa ai nói động gì đến mà đã nhét vào mồm người khác thì chấp làm gì. Nhân quả với mình nó là cái cớ. Tất tật tại tâm.
Theo mình nhân quả hay nghiệp các kiểu đơn giản nó chỉ là nguyên nhân và kết quả, sự vật hiện tượng này tác động đến sự vật hiện tượng khác . Kiểu như nếu hôm nay bạn đái bậy ngoài đường thì thế giới sẽ tiếp diễn bình thường; nếu hôm nay bạn không đái bậy ngoài đường thì thế giới sẽ diệt vong. Chứ nhân quả không phải cái kiểu ở hiền thì nhặt được tiền ở ác thì nhặt được rác Bản thân sự vật hiện tượng trong cái thế giới này nó không phân thế nào là tốt xấu, đấy chỉ là định nghĩa do con người tự gán cho nó mà thôi, ví dụ như giết người chưa chắc đã là xấu
Trước khi bàn đến chuyện nhân quả và công bằng, mình chỉ thắc mắc tại sao mọi người ở đây ai cũng nghĩ chết là xấu, sống là tốt vậy Liệu đã có ai nghĩ thế giới bên kia còn tốt đẹp gấp vạn lần thế giới người sống này chưa ? Trước kia mình có mấy tập sách của một Lạt ma cao cấp của Tây Tạng có nói thế giới bên kia không có địa ngục, ngược lại trần gian mới là địa ngục. Ở cõi âm là vùng đất của "ánh sáng vàng", linh hồn tồn tại dưới dạng năng lượng không cần ăn uống sản xuất đái hít thở gì để tồn tại cả, tự hấp thụ năng lượng của vũ trụ mà sống thôi nên ai sang thế giới bên kia nếu được siêu thoát thì đều cực kỳ hanh phúc và bình yên Trần gian vốn là trường đời để thử thách các linh hồn nên chuyện người tốt gặp khó khăn, khổ sở là đương nhiên vì lửa thử vàng, con người ta phải trải qua thử thách, gian khổ thì mới trưởng thành, biết ai tốt xấu được . Phải chết chưa hẳn là bất hạnh mà được sống chưa chắc là hạnh phúc . Thế nên mình thấy nếu người tốt phải chết sớm như ai nói là bất công thì mình thấy chưa hẳn, có khi đó lại may mắn của người ta đó Đấy là kiến thức của Lạt ma nói vậy thôi nhé chứ mình cũng chưa được biết cái thế giới bên kia nó như thế nào đâu
Đơn giản là vì ai cũng sợ chết vì thường là biểu hiện dẫn đến cái chết gây khó chịu, có ai chết rồi mà quay về bảo với người còn sống là: chúng mày ơi, bên kia sướng lắm, sang chơi với với tao đi đâu
Cái này thực ra nghe có vẻ khó nói nhưng lại rất dễ hiểu. Khi sống thì chúng ta sẽ có những mối quan hệ lâu bền và hình thành cái gọi là tình người ( bạn, yêu, gia đình ... ) . Cho nên khi chết, nếu như tình đang dở thì ai nỡ muốn rời? Ngẫm ra mà nói, bất kể ở đâu, dù tệ hại đến đâu nhưng chỉ cần có 1 người bạn hay 1 kỉ niệm khắc sâu là bạn sẽ không muốn phải rời xa cũng như quên đi họ, cho nên cái gọi là đau khổ nhất vẫn không phải là chết, mà là bị lãng quên đến vĩnh cửu, bạn sống nhưng lại như đã chết. Chết về thể xác chỉ đau khổ khi sợi dây nó đứt đột ngột, còn nếu như cái sợi dây đấy đã đến lúc cần phải đứt thì người ra đi lại thanh thản như bạn nói thôi.