Ông thầy dạy QP em kể về Hiệp định Paris: khi ông Lê Duẩn bắt tay Kissinger thi Kissinger rút khăn ra lau tay rồi đút khăn lại vào túi áo, còn ông Lê Duẩn cũng rút khăn ra lau tay rồi vứt vào sọt rác.
_ Có bác nào ngâm cứu về infantry drill tk 18 19 ko ạ. Em thấy bọn bộ binh trước thời Napoleon, khi dàn hàng toàn 3 hàng, hàng 1 ngồi, 2 hàng sau đứng, lúc bắn thì 2 hoặc cả 3 cùng bắn 1 loạt ( chắc để tăng số đạn bắn trúng, lấy lượng bù chất ) Riêng bọn Anh thì 2 hàng ngang chứ ko phải 3, cũng 2 hàng cùng bắn. Nhưng về sau, Nap lên thì ko thấy bọn Tây dùng cái kiểu nửa quỳ bắn nữa, tất cả bộ binh line đều đứng bắn. Có ai biết tại sao ko ợ ? Em chỉ đọc được bọn nó bảo là khi quỳ bắn thì có 2 điểm bất lợi : 1 là đạn bay ko xa, ko chính xác ( đứng luôn bắn xa hơn ngồi ) tiếp là khi lính đã quỳ xuống thì sẽ ít bị bắn trúng hơn, nhưng cũng khiến họ không muốn đứng lên bắn, và thậm chí cản trở việc charge, nên về sau toàn bộ đều đứng thẳng bắn thẳng :v [Spoil] [/Spoil]
Nhiều lắm, lấy ví dụ thôi http://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Peace_Accords#Early_deadlocks http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_Paris_1973
Tâm lý. Về lý thì hàng 1 bắn, hàng 2 bắn rồi hàng 3 bắn. Thực tế chả ai làm vậy được vì quỳ khó nạp đạp nhanh, súng hàng 2 bắn điếc tai hàng 1 và tâm lý yếu nên cướp cò sớm bắn không đều, thành ra chỉ hàng 2 bắn là chính, hàng 3 tiếp súng cho hàng 2. Đội hình 3 line chỉ hợp với square formation vs cav. Tớ ko để ý là về sau chuyển thành 1 hàng (really?), nhưng bắn 3 hàng thì rất khó làm trên thực tế. Train cho lính hiệu quả hơn.
ngoài những lí do trên thì mình nghĩ đây là câu trả lời bác cần. em đọc chưa thấy chuyển thành 1 hàng bao giờ. còn bắn 3 hàng chắc là áp dụng cái Platoon Fire ban đầu, nhưng sau này cũng bỏ rồi. à sếp cho em hỏi link cuốn World Order kia đọc = tool gì vậy? em mở lên ko có tool đọc dù có adobe reader rồi =.=
Nó là format cho kindle và máy đọc sách nói chung. Nếu đọc PC thì dùng calibre, library app nhưng có viewer đọc tạm. http://calibre-ebook.com/ Quyển world order kia hay lắm đấy, tớ đọc mấy hôm nay đang thích.
Mình thì nghĩ rằng do sự thay đổi về chiến thuật. Giai đoạn sử dụng đội hình lính súng 3 hàng chủ yếu là giai đoạn sơ kỳ, với trường hợp điển hình là Thụy Điển. Giai đoạn này quân đội dựa nhiều vào sức mạnh súng ống, ra trận là dàn hàng bắn nhau, bên nào sử dụng hỏa lực có hiệu quả hơn như bố trí đội hình hợp lý và bắn chính xác hơn thì bên đó khả năng giành chiến thắng cao hơn. Do đó đội hình 3 hàng của Thụy Điển dĩ nhiên có lợi hơn, do hỏa lực dầy hơn và dẫn đến độ chính xác cũng lớn hơn, nhất là khi ở giai đoạn này độ chính xác của lính súng vẫn chưa cao lắm. Hải quân giai đoạn này cũng tương tự, chiến thuật thường thấy ở giai đoạn này là hạm đội hai bên dàn thành hàng một bắn nhau có khi cả ngày. Đến giai đoạn Napoleon thì chiến thuật thay đổi, không dựa quá nhiều vào hỏa lực mà kết hợp giữa hỏa lực và cận chiến. Thay đổi này được áp dụng cho cả bộ binh và hải quân. Chiến thuật bộ binh lúc này là dàn ra bắn vài loạt rồi lao vào melee, khả năng chiến thắng sẽ không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng bắn súng của bộ binh mà còn phụ thuộc vào khả năng charge và melee. Do đó dàn hàng đứng bắn tiện hơn là quỳ bắn như đội hình 3 hàng trước đây, thời gian xếp đội hình ít lại vừa có thể lao vào charge bất cứ lúc nào, còn đội hình 3 hàng thời gian xếp đội hình lâu hơn lại bất tiện hơn khi charge. Hải quân giai đoạn này cũng thế, chiến thuật vừa bắn vừa bao vây áp sát và cận chiến của Nelson đã tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với kiểu dàn hàng bắn như giai đoạn trước.
_ ^ cũng ko phải thế :v Thực ra trước đó bộ binh cận chiến vẫn làm chủ chiến trường. Tới giữa tk 19, cận chiến vẫn là biện pháp chính trong chiến tranh chứ ko phải súng đạn. Súng đạn thời đó là để sát thương địch, theo đó giảm morale địch xuống, đẩy lùi hoặc đánh vỡ đội ngũ kẻ địch, cuối cùng là charge và đánh bại hoàn toàn. Thông thường có nhiều chiến thuật dùng súng, ví dụ volley fire, platoon fire, voluntary fire, nhưng dù bắn như thế nào, thì cuối cùng vẫn phải cận chiến mới đánh bại được địch, mở rộng thành quả. _ Còn volley fire thực ra là 1 cách điều khiển đội ngũ bắn súng, theo đó nếu chuẩn, có thể gây shock về tinh thần cho hàng ngũ địch, tạo điều kiện để charge thành công. Nhưng theo nhiều tài liệu, thường 1 đội ngũ volley fire cũng ko nhiều, chỉ vài ba đợt thì khói thuốc, tiếng pháo, tiếng gào thét ( của người bị thương ) sẽ làm loạn đội ngũ, khiến chỉ huy cực khó tiếp tục ra lệnh bắn kiểu volley fire, nên sau đó thường là voluntary fire. Người Thụy Điển nếu là đội tinh nhuệ, họ sẽ có cách bắn volley fire rất đặc trưng : đi tới và nhường địch bắn trước, sau đó lập tức chạy lại gần ( 100 pace, 20% chính xác ) bắn 1 loạt, thay đạn, nhường địch bắn lần 2 rồi chạy chậm tới gần ( 50 pace đổ lại, 50% chính xác ) và 3 hàng cùng bắn rồi charge, cách này khiến hỏa lực Thụy Điển luôn gây sát thương lớn hơn địch không ít, và còn tiện đường charge hiệu quả. _ Bọn Anh còn nghĩ ra trò platoon fire là nhằm duy trì hỏa lực ổn định. Nên biết khi bắn xong và thay đạn, chính là lúc đội ngũ hỗn loạn nhất, rất dễ sụp đổ nếu bị đột kích, vì thế chỉ huy sẽ cho từng đội ( platoon ) bắn lần lượt, 1 đội chỉ bắn khi đội bên cạnh đã reload xong, để lúc nào cũng có đạn sẵn sàng cho khẩn cấp. Cách này là học theo kiểu đánh light infantry, cặp 2 lính light infantry khi skirmish, luôn có 1 người bắn và 1 người canh với đạn đầy đủ. _ Pháp sau cách mạng, họ có số lượng rất lớn tân binh thiếu luyện tập, nên ko có cách nào ứng dụng volley fire tốt như truyền thống, nên bù lại chỉ huy cho phép bắn voluntary fire từ khoảng cách 150 - 100 pace để lính mới cũng có thể bắn với tốc độ của mình, ko bị ép phải theo tiết tấu của chỉ huy, từ đó tăng hiệu quả của cả đội ngũ. Nhưng cách này có 1 nhược điểm là chất lượng hỏa lực cực kỳ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bộ binh, bộ binh kinh nghiệm dày dặn sẽ bắn cực giỏi và nhanh, nhưng nếu toàn lính mới thì khá tệ hại. Ví dụ trong trận waterloo, phần lớn lĩnh cũ bị Nap điều vào cận vệ, nên bộ binh đa phần lính mới, lại ko có nhiều lính cũ truyền kinh nghiệm bắn cho, nên kết quả hỏa lực bộ binh Pháp trận này vô cùng kém cỏi. _ Còn thuyền, thì sau khi học thuyết Ship of the line ra đời việc dàn hàng nã pháo và đánh phá đội ngũ ( line ) của địch là chuyện bình thường rồi. Có thể xem chiến tranh Anh - Hà Lan tk 17 sẽ thấy, thời đó ship of the line 1st rate, 2nd rate đã có không ít rồi, pháo thuyền 106 khẩu pháo cũng có. Khi địch dàn hàng, ta cũng dàn hàng thì thực ra là đấu hỏa lực, lúc này thực tế lại gây thiệt hại lớn cho cả 2 phe. Nên người ta sẽ không chỉ muốn dàn hàng mà còn muốn đánh loạn đội ngũ địch rồi bắn sau lưng, hoặc áp mạn đánh cận chiến cướp thuyền. Nếu chỉ bắn nhau từ xa thì 1 bên sẽ có thừa thời gian chạy trốn nếu thất thế, nên cách xa bắn nhau chỉ là cọ xát, không phải quyết định thắng bại :v
kiểu tàu chiến dàn hàng bắn nhau thực sự không hiệu quả lại tốn kém vì các bên đều chạy đua tàu to súng lớn. Nelson chuyển sang kiểu cận chiến 1 chọi 1 nên mới thành công như vậy.
Chưa vào chuyên ngành nữa bác, học kì sau mới vào. Tks bác góp ý, mình đang phân vân có nên chọn học chuyên ngành mạng hay không.
Đệt trường ông lạ vãi, tôi phân từ năm ngoái, hỏi vậy để rủ pong lên Elance kiếm việc chơi - - - Updated - - - Đệt trường ông lạ vãi, tôi phân từ năm ngoái, hỏi vậy để rủ pong lên Elance kiếm việc chơi
mình mới về cuốn này. công nhận mắc khiếp cơ mà cũng đáng tìm mòn mỏi ebay mua dc mỗi cuốn này ship rẻ nhất + giá mềm. còn lại toàn là ko ship hoặc ship với giá gấp 2 3 cuốn sách [spoil][/spoil]
nhìn cái này lại tiếc cái đống psd history của osprey bác nhinho up hồi trc,hơn 50 gb mà virut no gặm mất sạch....
_ Góp 1 trang của bọn Nga ngố có kha khá tài liệu osprey ( nhưng cẩn thận 1 số host tải file .exe thì sẽ là virut :v ) http://www.armourbook.com/forum/forum_7