Lên cấp 2 mà đòi giỏi y như cấp 1 hỏi nó có bị hoang tưởng ko Quá trình học cấp 1 dc 1 tuần 2 3 lần ra hàng game chơi chừng 30p tới 1h 1 lần và chơi mấy cái như mario, contra ... chung với tụi bạn ( hùn tiền lại chơi cho dc nhiều ) Kết quả 5 năm học sinh giỏi Cấp 2 để dành tiền chơi game, thường tuần 2 3 lần 1-2h 1 lần, sau này nhà mua máy tính với máy ps1 thì để dành tiền mua game và chơi nhiều hơn tí. Game chơi giai đoạn này : final fantasy, resident evil, parasite eve, syberia, zeus poiseidon, ceasar, silent hill, tomb raider... kết quả : 4năm học sinh giỏi, học sinh giỏi cấp thành phố hạng 3. Cấp 3 bắt đầu đi học bơi, bóng bàn với tụi bạn, sẵn học xong rủ nhau ra net cày game online , có lúc lấy lý do qua nhà học nhóm thật chất là cũng có học nhưng học xong làm nhiều trò đồi bại khác , giai đoạn này chủ yếu chơi game online và vài game offline khác, dc cái ko có cúp học, chỉ thỉnh thoảng cúp học thêm đi chơi. Năm 12 thì tự động ngưng game tập trung học thi. Kết quả 3 năm học sinh khá, đội tuyển trường thi giải olympic hoá, đậu 2 đại học A B 1 cao đẳng A đại học thì xả giàn, chơi tối tăm mặt mũi, tốt nghiệp loại khá, do cocc nên ra trường có sẵn luôn chỗ làm
giao hoan đất trời mẹ mấy thằng đã thông minh, đẹp trai, học giỏi, cao to, gái bu, con ông cháu cha, nhà giàu, kiếm nhiều tiền lại còn rảnh rỗi lên forum khoe cho mấy thằng thất bại như mình GATO.
mình chưa bao h giết đc con boss 1-4 toàn đi 1-2 leo cây chui ống đến các map sau thôi, chưa phá đảo đc Chơi Nấm đuôi chỉ biết mua cánh P bay từ đầu map đến cuối map, lấy sáo wa World-4 đạp mấy con chó và rùa khổng lồ vì nó dễ đạp trúng và cũng chưa 1 lần fá đảo ----Thân----
Nếu con mình sau này cũng đam mê game, con trai thôi nhé còn con gái sẽ cố hướng nó sang môn thể thao khác nữ tính hơn, thì chơi gmae j cũng đc nhưng mình sẽ tập cho con có thói quen chơi game bản quyền, k thể áp đặt nó vô mấy game mình thích hay mấy game của thời đại của mình đc, game nó chơi tụ tìm hiểu tự lựa chọn lấy nhưng nội dung mình cũng sẽ duyệt sơ wa, chơi bản quyền để chơi đc trọn vẹn trò chơi cũng ủng hộ NSX nữa ----Thân----
Nếu mê game vẫn cho chơi game , cơ mà kiếm game gì cho nó chơi mau win game , k cày như mấy game hiện nay , tập cho nó chơi game bản quyền . Từ nhỏ xem nó có năng khiếu gì thì hướng theo đó cho nó học , cho nó học thêm võ , ra đường dù có chuyện gì cũng xử lý đc ,(thà hơn người ta chứ k nên thua ) . đến 16~18t xem nó có chán hoc k , hỏi nó muốn đi làm hay muốn học . Đi làm thì cho nó đi học nghề có cái bằng rồi đi làm .
đéo đỡ dc chú này thật đến mấy bọn nhà giàu phá gia chi tử mà cũng phải nhờ anh dắt đi chỉ tận mặt cho , tìm mấy thằng công tử vn và tàu nhé , chú ko phải con anh để anh dắt tận tay đi dậy làm gương như thế ở dưới đúng la thông não thất bại nên vẫn hỏi lại anh thích nó vào đâu , bao nhiêu công múa bàn phím công cốc anh cho nó làm gì nó thích chứ ko phải anh thích , nó ko đi học đại học mà thích làm gì đấy cũng chả vấn đề , anh chỉ dậy nó biểt cách chập nhận hậu quả những lựa chọn của mình Khổ quá mình ko đẻ ra dậy chú này như con tốn calo quá
Nah, chú này cứng mồm trên mạng quá, ra dáng phụ huynh lý tưởng trên mạng rồi đấy cứ để cho thằng con nó phát triển năng khiếu gì gì đấy rồi hoc ngu ko vào nổi đại học hay yêu đương 1 con ất ơ nào đó rồi đòi cưới coi có nổi sùng lên không nhé Chưa kể "để cho nó làm gì nó thích" thì là vô trách nghiệm chứ éo phải tự do dân chủ rồi, lol.
Nếu cho con chơi để giải trí thì mình khuyến khích nó chơi Dota hay 1 game Moba nào đó. Bản thân mình cũng chơi qua game FPS như C.S, Đột Kích, RPG như Pokemon v.v. nhưng không có cái game nào chơi giải trí tốt như Dota. Vì 1 số lý do sau. 1. Chơi 1,2 trận là đã căng thẳng, đuối ra rồi -> nghỉ chuyển qua cái khác. 2. Chơi Dota (Moba) dạy cho nó bài học basic nhất ở đời : Teamwork là cần thiết dù ở đời rất khó tin bố con thằng nào. 3. Mình chơi chung với nó được
Ý ông kia nói "để tự do phát triển" tức là cho nó theo sở thích của nó ấy. Ví dụ nó thích học toán thì cho nó học toán nhiều chứ ko bắt nó cày môn sinh, lớn lên thích nghề y thì cho theo y chứ ko bắt theo buôn bán. Tức là tôn trọng những sở thích đúng đắn của nó và dĩ nhiên là nó vẫn phải hoàn thành tốt những thứ cơ bản (học ko giỏi thì cũng phải kha khá 1 chút, học chuyên toán nhưng ko tới nỗi ngu văn). Chứ ko phải là cho nó làm gì thì làm, bỏ học ra ngoài quậy phá,... đâu . Để làm gì nó thích thì cũng là những sở thích đúng và tốt, và cũng hướng cho nó theo cái gì tốt cho nó nữa. Chứ ko có nghĩa là cho nó hút xì ke, cho nó bỏ học đi bụi,... Túm lại là ko áp đặt suy nghĩ, sở thích của bản thân lên cho trẻ. Chứ ko phải là ko kèm cặp, để nó thiếu sự dạy bảo, để nó hư hỏng các kiểu. Với cả còn tùy vào tính cách và suy nghĩ của thằng nhóc (con bé) nữa. Đứa nào thiếu chính chắn, hoặc suy nghĩ ko sâu sắc,... thì phải kèm cặp và uốn nắn nhiều hơn, thậm chí ép buộc nếu cần. Nhưng có đứa nó khôn ngoan, tự ý thức được,... thì phải để nó thoải mái hơn chứ ko nên ép nó theo ý mình quá (mình thấy hay chưa chắc nó đã thấy hay, mình thấy đúng chưa chắc đã đúng với hoàn cảnh của nó). Ah, mà dạy con thì mình sẽ nghiêm khắc với nó 1 chút, phải dạy cho nó có đạo đức tốt, biết đúng biết sai,và hiểu biết nhiều về xã hội. Chứ nó to cao, học giỏi nhưng lại ko biết nghe lời, ko tôn trọng người khác, hoặc phá phách ngỗ nghịch thì tệ lắm. Nói lan man hơi nhiều, quay lại chuyện Game thì hiện tại có quá nhiều Game hay mà thằng Cha nó còn chưa chơi hết, vài năm nữa nó lớn chắc bội thực Game luôn Mà chưa chắc nó đã thích những trò cũ kỹ ngày xưa (xưa mình thấy hay nhưng bọn nhóc bây giờ nó đâu có thích, điển hình như thằng cháu mình và đám bạn của nó, xu hướng chơi Game ngày 1 khác rồi). Đành đợi vài năm nữa để Game thời nó ra rồi tính vậy. Với Game thời này thì sẽ cho nó chơi mấy trò phiêu lưu như Syberia, El Dorado,... cả Game giả lập nữa. Còn nó thích Game thể loại khác thì tính sau, vì con mình là con gái nên cũng chưa biết nó thích Game gì và hợp Game gì
Ta thấy cái ý hạn chế game là đúng đấy. Và tuỳ độ tuổi mà cho nó tiếp xúc những gì. Sau này ta sẽ nuôi con theo kiểu nhà nghèo, như bố nó ngày xưa, để nó thiếu thốn, nó " đói", nó " thèm" thì nó mới biết quý. Sẽ ko có chuyện 1 món đồ chơi mua mấy tháng về rồi vất lăn lóc trong khi ngày xưa bố nó chơi 1 món gần 7 8 năm. Không có chuyện vòi vĩnh máy móc, máy tính bảng các kiểu. Hồi đó ta rất ghét mẹ ta vì bà rất chặt các khoảng này, nhưng càng lớn lên càng hiểu, bà đang tập cho ta cái tính không đua đòi và biết quý trọng những thứ mình đang có. Giờ ta dù dư tiền cũng không hứng thú gì với máy tính bảng, không đua đòi công nghệ, thậm chí cũng ko có 1 cái smartphone ( vì nhu cầu không cần), là ta nhờ vào mẹ ta cả. Và dù cực mến 2 thằng em họ nhưng cái kiểu cắm mặt vào MTB cả ngày, nhà ko bói đâu ra được 1 cuốn sách, làm ta rất ngứa mắt và khó chịu. Con nít nó muốn theo chúng bạn, nhưng nếu tuổi nhỏ thì bọn nhãi có biết thế quái nào là tốt xấu đâu mà để nó tự theo. Nên từ 1-13 tuổi, ta sẽ gò ép nó theo cách của ta, khi mà nó chưa nhận thức được nó thực sự cần và muốn cái gì. Dưới 10 tuổi: Cấm máy tính, cấm Ipad, không tiền quà sáng. Mà bảo thật chứ thấy mấy đồng chí lo nó trốn học trốn tiết ngồi quán chơi game rất là vớ vẩn, vì nếu không cho nó xu nào quà vặt thì nó lấy cái quái gì để chơi game? Con nít cần tiền làm gì? Tán gái à Sáng chở nó đi ăn sáng, trưa tối về nhà ăn cơm, còn nó mà cả gan xin tiền nói láo là nộp học để lấy tiền đi chơi thì cứ xác định. Bản thân ta ngày xưa thèm game xèng kinh khủng, nhưng không bao giờ đào lấy nổi 500d mua 1 xèng chơi. Uh thì vẫn ghiền đấy. vẫn thỉnh thoảng ra quán ngồi ngó bọn nó đánh đến phát thuộc, nhưng bỏ tiết mấy tiếng đồng hồ để ngồi ngó thiên hạ chơi thì chắc chắn đứa nhỏ nào cũng phải nản và ức chế, và chưa kể những đứa được nuôi dạy tốt sẽ biết sợ phụ huynh tuốt xác ra vì trò bỏ tiết. Tuổi đó, ta sẽ mua Lego cho nó, các game lắp ráp thực tế ( giống cái bộ lắp ráp kỹ thuật hồi xưa) đầy tính sáng tạo và tư duy. Hướng nó đọc sách, truyện tranh, nhất là truyện song ngữ. Hoạt hình cũng vừa phải thôi. Cho nó đi học bơi và học võ, còn năng khiếu thì nó thích thì học, và nếu có thời gian thì ta sẽ dạy nó học vẽ. Đá bóng được thì càng tốt, lông nhông ngoài đường hay hơn là ở trong nhà. Tránh xa máy tính/ MTB là chắc chắn. Thấy gương 2 thằng em họ là ta sợ lắm rồi . Từ 13 tuổi trở đi thì cho ngồi vi tính, cho chơi game theo lứa tuổi. và giúp nó biết nó thích gì. Tuổi này thì con cái dạng hướng ngoại hay hướng nội là đã rõ, hướng nó vào thể thao hay vào đọc, viết gì gì đó tuỳ nó chọn. Cấm tuyệt đối internet trước 15 tuổi. Còn lên ĐH hay không thì do khả năng và sở thích của nó ( và khả năng kèm cặp của bản thân mình ). Ta thật sự thích nó viết lách hay làm VDV thể thao hơn là vào ĐH như hàng trăm đứa bt khác. Game nó hại người vãi ra chứ chả mấy tốt lành. Giữa game và đọc truyện tranh thì thà cho nó đọc truyện. Tốt nhất là tống nó ra đường, cho nó trái bóng để banh bóng với lũ bạn, chứ đừng có suốt ngày nằm nhà đọc sách như bố nó hồi xưa. Chỉ sợ là sau này, đám con nít lại toàn nằm nhà chơi điện tử, chả ai chơi với con mình thì buồn
loanh quanh kiếm được cái này Spoiler Các game thủ hẳn sau này ai cũng muốn con cái thừa hưởng được phần nào sở thích chơi game của mình, nhưng việc lựa chọn game nào cho con chơi là một vấn đề không phải ai cũng quan tâm. Trẻ con rất thích game, điều này là không phải bàn cãi. Do đó, rất nhiều ông bố, bà mẹ có thói quen trông con bằng cách cho chúng chơi game trên điện thoại, máy vi tính. Điều này có lợi hay hại thì chưa biết, nhưng ít nhất nếu để cho con trẻ chơi game thì hãy lựa chọn những tựa game có khả năng định hướng tốt cho chúng về cả hành vi lẫn trí tuệ. Để tìm hiểu về vấn đề này, Keith Stuart – chủ mục game của báo The Guardian – đã cùng hai đứa con trai chơi rất nhiều thể loại game khác nhau. Sau đây là 10 tựa game anh cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến trẻ, giúp dạy con về nhiều điều trong cuộc sống. Minecraft Hiện tại, Minecraft đang được sử dụng làm công cụ dạy học ở hàng trăm ngôi trường trên toàn thế giới. Tựa game này là một phương pháp hiệu quả kích thích trí tưởng tượng của con trẻ, tăng khả năng sáng tạo và đồng thời ngầm giới thiệu cho chúng rất nhiều kiến thức về vật lí, địa lí, kinh tế cho tới kiến trúc và nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận với những gì trẻ học được về trọng lực trong game vì các khối vuông có thể bây lơ lửng trên không trung! Terraria Ngoài những thứ cũng có trong Mimecraft như yếu tố khám phá và chức năng chế đồ (craft), Terraria dạy cho trẻ cách kết hợp các đồ vật để tạo ra vũ khí mạnh, cách gọi trùm rớt ra nhiều đồ vật, từ đó cho chúng biết được những kiến thức cơ bản về chiến thuật và cơ chế của game nhập vai. Turbo Dismount Trẻ con rất thích đập vỡ mọi thứ ra xem bên trong có gì. Tin vui là, với Turbo Dismount, bạn có thể cho chúng tha hồ tàn phá mọi thứ mà không sợ gây ra bất kì thiệt hại thực tế nào. Game cho phép người chơi điều khiển một nhân vật người và chiếc xe anh ta lái, tham gia vào một đoạn đường giao thông nhỏ. Sẽ không có gì bất thường nếu như nhiệm vụ của người chơi không phải là… tìm cách cho anh ta xảy ra tai nạn. Lego Marvel Superheroes Lego là một tưa game co-op HOÀN HẢO dành cho bố và con. Trong khi bạn thực hiện tất cả những nhiệm vụ khó, thì cu cậu (hoặc cô bé) có thể thoải mái bay nhảy khắp nơi, đập phá mọi thứ và nhặt đồ. Dần dần, chúng sẽ phải chịu trách nhiệm cao hơn và cùng tham gia làm nhiệm vụ cũng như bạn. Ngoài ra, nếu là một fan của Marvel, tựa game này là một cách TUYỆT VỜI để giới thiệu cho con của bạn về những anh hùng, những tên phản diện trong Marvel. Towerfall: Ascension Nếu có từ 2 đứa con trở lên, đây là một tựa game hoàn hảo khác dành cho bạn. Một màn hình, cho phép lên tới 4 người chơi, điều khiển đơn giản, nhiều bí mật ẩn dấu, có các cục power-up (tăng sức mạnh) và nhiều điều thú vị khác nữa. Game có chế độ làm quest tuy nhiên chế độ multiplayer (nhiều người chơi) mới là nơi mà game tỏa sáng, phù hợp cho các cu cậu, thậm chí cả bố cùng chơi với nhau. Portal 2 Thực ra, đây là một tuyệt phẩm mà ai cũng nên chơi, nhưng Portal 2 sẽ là một tựa game hoàn hảo để giới thiệu cho bọn trẻ về thể loại game hành động góc nhìn thứ nhất – chủ yếu bởi vì sẽ không có các màn bắn giết ghê rợn. Hơn nữa, game có các màn chơi được thiết kế rất tốt, kịch bản hay, đồng thời gửi cho trẻ một thông điệp là không nên… phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Chế độ co-op cũng rất phù hợp để hai bố con chơi cùng nhau. Tuy nhiên, các ông bố cần chú ý không nên bực bội khi con trẻ bắt đầu giải quyết các câu đố nhanh hơn mình! The Sims 4 Trẻ con thường không có nhiều quyền kiểm soát về cuộc sống của chúng, vậy nên hãy cho chúng cơ hội để được… điều khiển một đám người trưởng thành ảo trong game. Sims sẽ dạy cho trẻ biết nhiều điều về việc điều hành một gia đình và học cách thích nghi với nhiều tính cách khác nhau. Tuy nhiên, các ông bố cần giám sát kĩ lưỡng quá trình con chơi game đề phòng trường hợp chúng bắt đầu… tán tỉnh người lạ trong các quán bar. Plants vs Zombies Tựa game tower defense (thủ thành) vui nhộn nhưng cũng không kém phần trí tuệ của Capcom là một game rất phù hợp cho trẻ nhỏ. Đám trẻ sẽ rất háo hức khi dần biết thêm được cách quản lí tài nguyên một cách hợp lí, cách đặt vị trí, tính năng của từng loại cây mà không hề biết rằng thực ra chúng đang học một cách gián tiếp. Crayon Physics Deluxe Tựa game ra đời từ năm 2009 của Petri Purho cho phép người chơi vẽ ra đồ vật và sử dụng chúng để đạt được mục tiêu của mỗi màn chơi: đưa một quả bóng nhỏ từ vị trí ban đầu đến một vị trí khác theo yêu cầu. Game sẽ ép buộc và khuyến khích trẻ có một tư duy logic và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Scratch Thiết kế bởi MIT với mục đích dạy cho trẻ những điều cơ bản về code, Scratch cho phép người chơi tạo ra các chương trình đơn giản chỉ với việc kéo và thả các dòng lệnh. Khởi đầu sẽ là công việc đơn giản như thay thế sprite (hình ảnh) của một game, dần dần trẻ hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống AI phức tạp và các puzzle (câu đố) hấp dẫn.
đang nói về vấn đề sướng hay khổ sau này nhé: Quan điểm của mình là phát triển năng khiếu đánh đàn, vđv, thể dục thể thao chỉ chỉ có priority thứ 2 sau học hành vì sự sung sướng sau này của nó. Ở VN mấy cái phát triển năng khiếu này không được cơ quan nhà nước hỗ trợ vì vậy rất khó khăn, kiếm tiền bằng năng khiếu cũng rất khó. Muốn sung sướng phát triển năng khiếu mà ko lo kiếm tiền thì cần có $ của ba mẹ, lúc đó tha hồ mà phát triển. Quan điểm của ông tructruc là phát triển năng khiếu ưu tiên số 1, éo cần vô đại học cũng được . Ba mẹ cho nó làm gì nó thích., sướng hay khổ nó sau này là kệ mẹ nó, dạy nó chấp nhận hậu quả. Tiền của ba mẹ là éo quan trọng.