_ Sa mạc khô cằn chiến thuật, chiến lược quân sự, ở đây đang nói tới quân sự chứ ko nói cái khác. Đêm trường trung cổ thì ai cũng biết rầu :3
Để nhờ cái này http://kickasstorrent.proxyindex.eu/khartoum-1966-720p-brrip-x264-yify-t10417832.html https://mvsubtitles.com/khartoum/english-subtitles/772991
mỗi thời đại có chiến lược thay đổi, nhưng nói thời đại vũ khí lạnh khô cằn về chiến thuật chiến lược là hơi bị nhầm lẫn đấy chính ra khi vũ khí nóng phát triển hiện đại và tinh vi thì tính chiến thuật càng ngày càng suy giảm mà phụ thuộc quá nhiều vào độ hiện đại của vũ khí, chỉ còn tầm chiến lược và chính trị trong chiến tranh là phát triển thôi ngay cái thời xung quanh thời đại ... napoleon, tính chiến thuật cũng ít mà tập trung vào chiến lược, hành quân... đến thời khoảng chiến tranh crimea, pháp-phổ rồi ww1 trở đi tính chiến thuật trở lại và đẩy lên tầm cao rực rỡ đồng thời chạy đua phát triển vũ khí... nhưng làm total war thời đấy khó trong dòng total war thì không thể thể hiện dc quá nhiều về tính chiến thuật vì khả năng hạn chế của game ( hiện nay) mà đề cao tính chiến lược hơn ( điều quân, lương, hội quân hợp vây, đánh chặn...) , nhưng ngoài thực tế ( và cả trong game) thời vũ khí lạnh tính chiến thuật cao hơn thời vũ khí nóng sơ kỳ ( kiểu empire/napoleon total war) nhiều à mà để cho bạn dễ phân biệt thì vs mình chiến thuật là trong battle ( thời xưa thực tế thì battle to hơn cái 2000vs2000 trong tw nhiều), chiến lược chính là điều mấy cái thằng tướng cầm quân đi đi lại lại ấy
_ ^ bác ở trên hình như hơi loạn trong quan điểm, không nên nhét cái " chiến thuật " trong TW hay strategy game vào đời thực, mà là ngược lại. _ Tiếp là cũng đừng nên nói chiến thuật, chiến lược thời vk nóng kém vk lạnh, nghe hơi buồn cười. Cái quyết định chiến lược, chiến thuật có " giàu " hay không, không phải do vũ khí hay quân đội, mà do người cầm quân có trình độ cao hay không, do trình độ phát triển xã hội thời đó ntn quyết định. Ví dụ đơn giản : thời vk lạnh, ví dụ trung đại, 1 đội quân đi bộ 1 ngày 40-50 dặm, tới được nơi cần tới không lọt anh lính nào, mang đủ lương 2 tháng, đủ chỗ cướp / mua / tiếp ứng lương thêm 2 tháng, thì đã có 50% cơ hội thắng rồi. Cái đơn giản thế thôi, nhưng ở thời trung đại với trình độ sản xuất của xã hội, thì đó chính là mang tính chiến thuật, chiến lược cao. Nếu mạnh hơn chút nữa, chắc cũng chỉ có đưa kỵ nhẹ đi do thám dọc đường đi, có thêm 1 ít thuyền dọc sông chở theo lương thực, lều trại, có tình báo ở phe địch liên tục gửi tin về tình hình kẻ địch, lúc đóng trại có ... đào hào và hàng rào, có cử người canh, rồi cử người nấp chỗ tối báo độngcanh phòng, rồi thì lều trại vệ sinh sạch sẽ, đi ngoài thì gom lại chôn, nước lấy chỗ sạch sẽ đầu nguồn, 1 tuần phải tắm 1 lần ... lol. Nghe rất buồn cười, nhưng 90% quân đội thời trung đại không làm được gần đủ các điều trên, thậm chí vi phạm các thường thức. Vậy theo bạn tính chiến thuật, chiến lược nó phải ntn mới là cao, trong đêm cướp trại? kỵ nhẹ quấy rối ? bát quái trận ? ngày đi trăm dặm tập kích ?, theo mình đừng hỏi cao siêu gì, cứ cái đời thường ok thì đã là chiến thuật cao rồi. 99% số trận chiến đánh thắng trên đời này, là chính binh, dàn trận ngay mặt đánh bại kẻ địch chứ không phải phục cái kích cướp cái trại gì cả đâu. _ Đơn giản hạn chế các hình thức quân sự cao cấp của thời trung đại, chính là do giáo dục thôi, khi mà tầng lớp quý tộc đã ít, biết chữ càng ít hơn, quý tộc biết chữ, lại biết cầm quân, hiểu biết quân sự lại càng như lá mùa thu. Vì thế, sách binh pháp viết ra ( dù đúng hay sai ) đều quý hơn vàng, và toàn nằm trong tay quý tộc, cha truyền con nối, bản đồ quân sự có vẽ các thành trì, pháo đài, các con đường và dòng sông, là tuyệt mật quân sự, thậm chí Louis XIV Pháp chỉ cần mang tiến bộ trong quản lý hành chính áp dụng vào quân sự, liền khiến quân Pháp vượt trội các nước khác, trở thành bá chủ châu Âu :v
cắt 1 chút cho nó đúng chủ đề, yên tâm, tất cả là copy của bạn mình đang nói ngoài đời, và vấn đề là bạn ko phân biệt dc mấy cái này trong cmt của bạn đây là chiến lược đây là chiến thuật đây là phần tổ chức, hành quân,quản lý, hậu cận và hỗ trợ...( hành quân,hậu cần cũng coi như thuộc phần chiến lược) 3 cái trên hợp lại thể hiện tài năng của 1 vị thống soái cầm quân, ko phải ai cũng giỏi tất cả nhưng giỏi 1 trong 3 đã là tướng giỏi rồi sai, 80-90% số trận chiến thắng là nhờ tính chiến lược, quan trọng sau nó chính là phần hậu cần, tổ chức và quản lý. những trận đánh chiến thắng bằng tính chiến thuật thật ra khá là ít, và vì nó ít nên đều dc đưa lên hàng kinh điển và diễn tả lại nhiều lần trong lịch sử, khiến nhiều ng nhầm lẫn tính chiến thuật mới là quan trọng nhất! bạn có tự tin cầm 5000 quân bị 30000 quân từ 3 đạo quân bao vây mà chiến thắng ko? đấy là tính chiến lược. thậm chí các trận đánh kinh điển trong lịch sử đều có tính chiến lược rất cao, ví dụ như chiến tranh mông cổ - đại việt. chắc chắn là tính chiến lược và phần tổ chức hậu cần, quản lý đã tạo lên 3 lần chiến thắng này. hay như lê lợi vác quân dọn dẹp quân minh, chiến lược đấy vì ông toàn lấy thịt đè ng thôi. tất nhiên, tính chiến thuật vẫn rất quan trọng và nó thể hiện trong rất nhiều trận đánh ngang cơ về quân số, cách lợi dụng địa hình, cách tung quân ra đúng lúc, đột kích sườn, vu hồi đều mang tính chiến thuật cả,.. những chiến thuật này phát triển kéo dài suốt mấy ngàn năm và phát huy đỉnh điểm vào 2 cuộc thế chiến. nói chung, chiến thuật là cách dàn quân bày trận tung quân chiến điểm vu hồi phản công abc xyz thường là tài của các vị chiến tướng cầm quân những ng điều khiển trận chiến chiến lược là điều các đạo quân di chuyển, bao vây hơpj vây, chặn đường, phục kích... thường là tài của các vị thống soái, những ng điều khiển cuộc chiến
nói thêm chút, ví dụ như trận alexander đại đế vs vua darius 3 - Trận Gaugamela cá nhân mình thấy đây khó là trận thắng về tính chiến thuật của alexander mà giống như có hơin hiều may mắn nghiêng về ông ấy thôi, chứ về mặt chiến thuật chưa chắc darius 3 đã kém hơn thậm chí darius 3 chuẩn bị kỹ hơn cả về chiến lược lẫn hậu cần
Bác quote của em rồi ... tổng kết ? lol Em viết là trả lời lại quote của bác, vậy bác check lại bài trc đó nhé _ Vk lạnh thời Trung cổ ở châu âu, là khô cằn, bế tắc về mặt chiến thuật, chiến lược. Cái này em giữ nguyên quan điểm, và bác đừng quote thiếu cái " châu âu, trung cổ " rồi đem vơ cả nắm với vk lạnh. Tại sao lại có sự bế tắc này ? là vì châu âu thời trung cổ, trình độ sản xuất thấp kém không nói, lại còn bị bế tắc vô cùng do tôn giáo thống trị quá mức. Không ngoa khi hầu hết tri thức nắm trong tay ... giáo sĩ, người biết đọc biết viết, trong khi người nắm kiếm, nắm quyền là tầng lớp địa chủ kỵ sĩ thì số biết chữ là quá hiếm hoi, vì thế hầu hết kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm quân sự là cha truyền, con nối, hoặc xây dựng dựa trên hàng đống xác nông nô, binh lính. Vì vậy, để đền bù sự thiếu quản lý quân sự có hệ thống, họ buộc phải sử dụng cách đơn giản, và có lẽ hơi ngu, nhưng hiệu quả nhất có thể : xây dựng bản thân và những người cùng tầng lớp, để có lực lượng mạnh hơn tất cả các lực lượng khác, và dùng lực lượng đó, 1 đòn đập tan kẻ địch. Vì thế mới có chuyện 100 nông nô nuôi 1 kỵ sĩ, 1 vạn nông nô nuôi 1 tiểu lãnh chúa, 10 vạn nông nô nuôi 1 đại lãnh chúa. Khi ra trận các đợt charge của kỵ sĩ hai bên sẽ là đòn quyết định thắng bại cục diện trận chiến, tất cả những binh chủng còn lại là bia thịt tiêu hao sức lực kẻ địch mà thôi. ( riêng các thành bang Ý hơi khác vì họ tôn sùng thương nghiệp, vì thế lực lượng sx quyết định quy mô quân sự cũng khác, so với các lãnh chúa ở Đức, Pháp, Anh, TBN ) _ Chiến thuật thì bế tắc như vậy, vậy tại sao về mặt chiến lược cũng bế tắc ? vì ngoài thập tự chinh, châu âu trung cổ rất rất hiếm các cuộc đại chiến cấp quốc gia với lực lượng tham gia đông đúc, mà phần lớn là xung đột các tiểu lãnh chúa ở cạnh nhau, cách nhau vài chục dặm, kéo người đi theo kiểu 3 ngày đi 3 ngày về, 1 tuần xong việc, thì lấy đâu ra chiến lược gì đáng nói. Thập tự chinh cũng mất hàng năm trời chuẩn bị dưới sự móc ngoặc của trùm cuối là giáo hoàng mới có quy mô như vậy, nhưng cũng... kẹt cứng ở bờ biển địa trung hải, ko tiến lên xa hơn được, suy cho cùng cũng là nguyên nhân quản lý kinh tế, phát triển hậu cần quá cùi mà thôi. Đại chiến lớn nhất thời trung cổ ở Tây Âu, có lẽ là chiến tranh 100 năm Anh vs Pháp, nhưng cuối cùng vẫn là 1 series các cuộc raid giữa 2 bên, đánh nhỏ, đụng độ khá nhiều, không nhiều các trận đại chiến như Poitiers hay Crecy, Agincourt v...v...Nếu nhìn con đường hành quân của đại quân 2 bên, có thể thấy, tính " chiến thuật " cũng ko quá nhiều, vẫn chỉ đơn giản là đi theo các đường lớn, có nguồn " hậu cần " và gần sông, hồ để lấy nước, 2 bên vòng đi vòng lại kèn cựa, phòng thủ vài điểm cốt yếu, rồi khi thấy kiếm đủ rồi thì oánh 1 trận cướp lại những gì bị địch cướp tiện thể bắt vài thằng quý tộc đòi tiền chuộc lol _ Ngoài ra, đáng nói tới là cuộc thập tự chinh ở bắc âu của đám Teuton K9, nhưng vẫn kết thúc trong thảm bại do đám này tàn bạo quá, không muốn " độ hóa " dân man di mà muốn chém sạch, cướp sạch bán làm nô lệ, kết quả bị quần chúng phản ngược, địa chủ căm thù, nên bại cũng ko ngoa. Nếu tính cả các cuộc xâm lăng của Ottoman vào Tây Âu, thì thực ra ... cũng toàn các chiến dịch cỡ vừa, vì đối thủ của Ottoman vẫn chỉ là tập hợp các lãnh chúa nhỏ, dù là vua cũng là vua nước yếu ở Balkan, không đủ lực chống cự, kẻ địch lớn nhất là Byzantine thì tự mình suy yếu bằng nội chiến, chắp tay nhường đất cho Ottoman đổi hòa bình, nên thua cũng đáng. Quân Ottoman tiến hành tiến công, mình đọc nhiều tài liệu, tạp chí, cũng thấy bọn này toàn lấy thịt đè người thôi, quân sự thì làm phủ binh từ tk 8 tới tk 18, chiến thuật thì thịt đè người, cho bia lên trước ăn đạn, địch mệt thì jannisary bu lên móc, chẳng có tính chiến thuật gì đáng nói. Nói chung là so với các loại chiến thuật, chiến lược cách tân sau khi có vk nóng + phát triển kinh tế vũ bão thời phục hưng, thời trung cổ quá mức nghèo nàn về quân sự :( _ Còn ở dưới thì chẳng muốn nói thêm. p/s: chủ yếu nói Tây Âu với trung đông, vì bên Tàu nó chém gió kinh khủng quá không biết đâu mà lần, thấy có mỗi Mông Cổ là chiến thuật, chiến lược siêu nhân, tiếc là lũ này quân sự hóa kinh quá, làm kinh tế quá cùi.
dài quá, lại ko đúng ý mình ... ngay từ đầu, ý mình gồm 2 cái 1 là tính chiến thuật thời vũ khí lạnh không hề khô cằn, cái này thì nói chung chung cả âu lẫn á 2 là cái quote của mình phải lan sang vẫn đề phân biệt chiến lược - chiến thuật vì nếu ko phân biệt dc 2 khái niệm này thì mình chả hiểu bạn nói gì, và ngược lại nên nói chung là cmt đầu của mình chỉ muốn nói ý 1 cmt 2 là vì đọc cmt của bạn về ý 1 của mình mà mình chả hiểu kh) j ( do lẫn lộn 2 khái niệm) nên mình mới viết ra cmt 2 edit thêm cái wiki rút gọn Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng. cái nút tắt quote chết đâu rồi nhỉ, lười viết code vãi
nói chung ý mình là bạn phải hiểu rõ chiến thuật là gì, chiến lược là gì. trước khi nói chiến thuật thời xưa nghèo nàn theo mình thì cái thời mà chiến thuật nghèo nàn nhất là thời dàn hàng quân ra đứng bắn nhau theo nhạc
Bổ sung làm rõ thêm cho điều này. - Trong chiến tranh Mông-Nguyên VS Đại Việt: Lần 1 chỉ thuần chiến thuật trong các trận đánh. Lần 2 lúc đầu dùng chiến thuật bị đánh thua chạy dài, buộc phải đổi sang dùng chiến lược kết hợp với chiến thuật. Lần 3 vẫn kịch bản như lần 2 nhưng có khác nhờ chiến thắng chiến thuật (Trận Vân Đồn) nên chiến lược phản công mới thành công. - Với khởi nghĩa Lam Sơn: Giai đoạn đầu chỉ rặc chiến thuật đánh trận, có thắng có thua, không có gì nổi bật. Giai đoạn sau phải sử dụng chiến lược tiến ra Nghệ An mới sống được. Sau đó chỉ rặc dùng chiến thuật để thắng (Tốt động, Chúc Động - Chi Lăng, Xương Giang) Điều này sai. Dàn hàng ra đứng bắn nhau chọi nhiều thứ lắm. Không phải đọ xem bên ai chết nhiều hơn hay bắn nhanh hơn không thôi đâu.
_ Mình đã phân biệt quá rõ ràng chiến lược và chiến thuật còn gì nữa. Chiến thuật, là các kế hoạch cụ thể cho từng cuộc chiến tranh, chiến dịch, từng trận đánh cụ thể, ví dụ hành quân theo hướng nào, trữ lương ở đâu, tuyển bao nhiêu quân, mang bao nhiêu vũ khí dự trữ etc, mục tiêu chủ yếu, thứ yếu ở đâu, mục đích chính, phụ của chiến dịch là gì, từ đó định ra các kế hoạch cực kỳ cụ thể. _ Chiến lược, là kế hoạch dài hạn cho cả 1 cuộc chiến tranh, và cả kế hoạch phát triển quân sự trước chiến tranh ( dự trù lương thảo, xây thành quách, kho hàng, đường xá, tàu thuyền, chuẩn bị vũ khí, tuyển quân, huấn luyện etc ) và sau chiến tranh ( tù binh, chia của, chia đất, quản dân ) Nó liên quan tới mọi mặt của quân sự, thậm chi lan sang dân sự, chứ ko chỉ gói gọn trong việc làm sao chiến thắng 1 cuộc chiến cụ thể. _ Tiếp, mình đang nói Tây âu trung cổ, tự nhiên bác ở trên nhảy ra lôi thẳng sang vk lạnh vs vk nóng, rồi bê cả nắm sang ném thành 1 bãi, chán. Riêng thằng Tàu nó chém gió kinh khủng khiếp, sử thì chỉ viết sự kiện, kết quả, cực ít viết diễn biến, nên thành ra khó mà nói quân sự nó có áp dụng được " thần thánh " như binh pháp không. Nhưng ở Tây Âu, khi các nhà sử gia họ viết sử ( dù đúng hay sai, khách quan hay chủ quan ) đều rất chú trọng diễn biến, số liệu, thì rõ ràng, " nghệ thuật quân sự " tây âu thời trung cổ thực tế vô cùng " không nghệ thuật " thậm chí là vô cùng đơn giản, thô bạo. _ Dẫn chứng thì đầy rẫy, và nguyên nhân là do văn hóa giáo dục, cũng như trình độ sản xuất thời đó quyết định. Nếu bác cảm thấy kế hoạch chiến lược là đi tới đâu cướp tới đó, đầy xe thì vòng trở lại lãnh địa, quân thì tuyển toàn tội phạm, lính đánh thuê, và áp theo 1 đám nông dân cầm cuốc cho đủ số, vũ khí trang bị tự mang, lương ăn phát 1 nửa, 1 nửa tự lo ... etc là chiến lược " giàu có " thì rõ ràng cái nhìn bác khác với em. Còn về chiến thuật, thì càng buồn cười, dàn trận kỵ sĩ đằng sau, nông dân lên đầu làm bia, 2 bên nông dân kèn cựa 1 hồi, ai tản mát trước thì bị bên kia kỵ sĩ ào lên đâm chém, kỵ sĩ bên mình cũng ùa lên luôn, ai thua thì đầu hàng đợi chuộc ... Nói chung mấy trận "đỉnh " kiểu Stirling bridge hay Hattin hay Kalka River là quá hiếm hoi, và trở thành đỉnh cao chiến thuật / chiến lược trong hàng trăm năm, cũng đủ nói rõ cái " giàu có " nó là ntn rồi. _ Thời phục hưng trở đi, với sự phát triển vượt bậc của kinh tế, giáo dục, văn hóa, quân sự nó cũng có bước nhảy vọt với việc áp dụng vk nóng vào chiến tranh, từ đó nở rộ hàng đống cách tiến hành chiến tranh, từ dùng pháo phá cổng thành, tới mortar oanh tạc, rồi thì handgun phá giáp ( giáp cùi ấy giáp xịn vẫn bật ra ) rồi tới bộ binh Thụy sĩ với pike block, TBN chơi Tercios etc, dẫn tới hàng loạt thay đổi trong chiến lược quân sự, từ giao tranh nhỏ lẻ biên giới là chủ yếu, dần chuyển sang chiến tranh quy mô lớn cấp quốc gia, quân đội từ đánh thuê chủ yếu chuyển sang quốc gia hóa, vk lạnh chuyển sang vk nóng, tàu galley chuyển sang galleon, hải chiến áp mạn chuyển sang đấu pháo etc. Ở cái buổi giao thời như vậy, chiến lược, chiến thuật quân sự biến hóa phải nói là vô cùng nhiều, thay đổi chỉ vài chục năm đã bằng trung cổ hàng trăm năm, thì làm sao mà nghèo nàn được nhỉ :) p/s: Nói thêm về vk nóng tk 18, đầu 19 thời Nap, nói chiến lược kém càng sai, vì bọn Tây nó đã áp dụng cực sâu ngành quản trị kinh tế vào quân sự, quân đội như 1 cỗ máy tinh vi hoạt động với hiệu suất cao hơn trước nhiều lần, và cộng thêm việc ứng dụng sâu rộng bản đồ độ chính xác khá cao, thì việc hoạch định chiến lược tấn công, phòng thủ được cả 1 bộ sậu gọi là Council of war của mỗi đội quân nó lập ra ( đại khái là bộ tham mưu thì phải ) nên đừng bảo nghèo nàn ở đây, vì bọn nó làm cực kỳ khoa học. Về chiến thuật từng trận, thì lại càng khủng khiếp, Nap điều quân vài vạn người mà như cánh tay kéo dài, quân đội tới lui, tiến công, phòng thủ như 1 bản giao hưởng hoành tráng, thì mới tạo nên danh tiếng lẫy lừng của ông ta. Đừng chỉ nhìn 2 bên dàn hàng rồi bùm chéo bắn phá trong film mà nhầm, xem campaign tk 18 của osprey, viết cực kỳ giản lược cũng đã đau đầu rồi, thì cái gì mới là phức tạp ?
Cắt đúng rồi, mấy cảnh nhảm bỏ mịa. Như tụi lùn với tiên giết nhau đó, ý tưởng thô quá. Còn khúc Galadriel giết thằng Orc nữa, ghê thấy bà với lại mất hình tượng. Khúc cưỡi troll đánh với con quái vật gì giống như đạo từ God of War ra, còn khúc Thorin chết cái mô típ nó lặp đi lặp lại quá nhiều trong mấy phim khác rồi.