Nên nhớ TK 15-16 là thời kỳ Tiểu Băng Hà, lúc đó Bọn TQ do là một XH tập quyền cao độ nên không xoay sở kịp -> nạn đói do thiên tai toàn miền Bắc TQ -> Nhà Minh sụp đổ và nhà Thanh vào với đủ loại chính sách kìm hãm phát triển, nhưng nhìn lại thì nếu nó không là 1 XH tập quyền mà là 1 xã hội dân chủ và chia rẽ -> khi gặp tình trạng bị dân du mục/ bán du mục nó xâm lấn, bên trong thì nạn đói và nổi loạn thì nó có thể phát triển đến đâu ? Cùng thời điểm thì Châu Âu nó cũng phải chịu thiên tai, nó còn phải chịu thêm dịch hạch, nhưng sau khi thiên tai qua đi, quyền lực của giáo hội và vua chúa giảm đi đáng kể, lúc ấy lại không có ngoại xâm, đây ngược lại lại là thời cơ cho giai cấp Tư Bản phát triển lên từ giai cấp thương nhân, tiểu thủ công nghiệp nhỏ. Vậy, cùng 1 thời gian, cùng 1 hoàn cảnh nhưng điều kiện khách quan khác nhau lại tạo ra các điểu kiện hoàn toàn khác nhau cho phương Đông và phương Tây, bây giờ hỏi vì sao lại như thế thì không lẽ nói câu là " do giời nó sinh ra như thế " à ???
Chính xác là giai đoạn hiện tại quá mạnh là do một phần đi raid từ hồi thế kỉ 19, lết sang giữa thế kỉ 20. Trước đây mình cũng toàn tự hỏi câu hỏi này, một ý giải là do giai đoạn thế kỉ từ 17-18. Một điểm mà châu âu bộc phá trong kỹ thuật công nghiệp hơi nước. Dẫn đến kết nối các lĩnh vực khác. Ai từng chơi thể loại game Civilization thì dễ thấy chỉ từng giai đoạn công nghệ, chỉ cần đột phá là coi như vượt trội hơn hẳn nhân loại. Còn chuyện nước này mạnh hơn nước kia thì là do từng thời kì.
Cùng một thời điểm thì nhà Tống văn minh hơn bọn La Mã, Hy Lạp và cả nươc Anh sau này nhé. Hiểu biết về y khoa chính xac hơn, vệ sinh công cộng tốt hơn (nhà xí có người đến dọn), đã có nhà hàng trong khi phuơng Tây đếch có khái niệm ăn ngoài. Văn sĩ, họa sĩ được tôn trọng hơn trong khi ở Hy Lạp thì rất xem thường. Chúng ta đã quen nhìn phương Tây vào lúc nó có khoa học kĩ thuật cao, vì đó là lúc 2 bên chạm trán nhau dữ dội lần đầu.
giấy nó dễ sử dụng, dễ sản xuất => việc lưu trữ kiến thức tốt hơn nhiều đâu phải vô cơ nó chuyển từ đá gạch => giấy
Không bàn đến chủ đề gốc của topic vì kiến thức mình không đủ rộng về lĩnh vực này, nhưng về nghiên cứu phát triển KHKT thì mình nghĩ sự khác biệt cơ bản nhất giữa Á và Âu là "nhu cầu". Mình để ý trong những thứ được châu Á phát triển trước đa số đều đến từ nhu cầu thiết thực đời sống, nói đúng hơn là theo nhu cầu của tầng lớp lãnh đạo. Trong khi phương Tây lại nghiên cứu khoa học theo xu hướng tìm tòi, sáng tạo, thoả mãn nhu cầu học hỏi chứ không bị gò bó theo đòi hỏi của xã hội hay vua chúa. Vì vậy phương Tây sở hữu rất nhiều nghiên cứu đột phá đi trước thời đại nhưng lại bị vùi dập vì đi ngược lại tư tưởng xã hội đương thời. Nói ngắn gọn là phương Đông chú trọng khoa học ứng dụng, có tính thiết thực cao, hữu ích cho tương lai ngắn hạn, còn phương Tây thì chú trọng khoa học cơ bản, chậm nhưng có nền tảng vững chắc hơn. Còn vì sao có sự khác biệt về "nhu cầu" này thì mình nghĩ nhiều bạn cũng đề cập rồi, do sự khác biệt về gốc tôn giáo và văn hoá.
Tính ra thì Châu Âu có nhiều lúc dịch bệnh cũng ghê gớm vãi hà Cái chết đen giết biết bao người Nếu lúc đó là cực suy thì hiện tại Châu Âu lên cực thịnh cũng có thể hiểu được Giống như bác nào nói đó, nhờ hên do xui
Nếu chỉ xét vài trăm năm gần đây thì đã nhiều người trả lời rồi. Còn nếu xét xuyên suốt lịch sử nhân loại thì có thế thấy Trung Quốc tiến bộ hơn về khoa học công nghệ so với phương Tây, và tụi Tây chỉ đột phá vượt qua trong vài TK gần đây. Ngoài ra không có gì đảm bảo là trong tương lai mấy anh tây lông sẽ giữ dc vị thế này. Vì vậy dựa vào đâu mà nói Tây > Á.
Nó từng phát triển rồi. Ta thì ko cho rằng thời đại này là lúc hưng thịnh của Cựu Lục Địa, mặc dù Châu Âu nhìn bề ngoài vẫn có vẻ đẳng cấp hơn châu Á nhưng tình hình kinh tế cũng đen tối lắm.
Ta vẫn thấy Phương Tây có phần thịnh hơn, có lẽ do tích lũy trước đó nên sự thịnh vượng đó còn duy trì được. Còn Phương Đông vẫn đang trong thời điểm phát triển, trong tương lai với dân số lớn hơn, người tài nhiều hơn có thể sẽ phát triển vượt bậc.
Nhưng giờ hẻo quá, tự bóp rái nhau riết Với lại ta thích gái âu với á nên tập trung vô 2 chỗ này, cùng lắm thêm châu mỹ. Chứ nhìn mấy con đen thui hứng lên không nổi, làm gì còn tinh thần tìm hiểu bọn nó
Tìm hiểu lịch sử thì cũng như rút một sợi dây kinh nguyệt dài vô tận vậy, không có điểm dừng, nhưng vì thế nên các nhà lịch sử vẫn phải làm cái việc là cố rút được đến đâu thì rút. Nhìn chung là không nên cực đoạn hoá các ý tưởng, cũng như không nên đơn giản hoá chúng. Chẳng hạn nói về vấn đề sự hụt hơi của Trung Quốc nói riêng và phương đông nói chung, so với những cách mạnh lớn về khoa học, kinh tế, địa lý,... ở phương Tây vào cùng thời điểm, chúng ta có thể nói không khó khăn rằng do sự "hưng thịnh tùy thời kì" của mỗi bên. Nhưng như vậy thì nghe vẫn đơn giản quá, đúng không ? Nếu đào sâu thêm 1 tí, thì có thể nảy sinh các câu hỏi. Chẳng hạn tại sao Trung Quốc lại bị chững lại đúng thời điểm đó. Tại sao phương Tây lại phát triển vào đúng thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu thường thích tìm hiểu những vấn đề một cách kĩ lưỡng như vậy. Việc Trung Quốc đánh mất ưu thế, thì như 1 quan điểm (mà mình thấy hợp lý) chính là do những quyết định sai lầm của chính quyền phong kiến Trung Quốc vào thời điểm đó. Vậy quyết định sai lầm này bắt nguồn từ đâu. Từ quan điểm của 1 số ít người trong giới cầm quyền, và "hoàng đế". Quyền lực bị tập trung quá nhiều vào 1 nhóm nhỏ sẽ tăng khả năng dẫn dến những quyết định bất đắc kì tử, vì dù sao "thiên tử" cũng vẫn chỉ là con người, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố chi phối, bao gồm cả những yếu tố không thể kiểm soát như sức khỏe, trí tuệ bẩm sinh, cảm xúc nhất thời,... Như vậy việc Trung Quốc bị suy thoái vào thời điểm đó có thể xác định là không phải do yếu tố ngẫu nhiên, mà vì hình thức xã hội phong kiến đến lúc đó nó đã phát triển đến mức cực thịnh rồi, không thể phát triển thêm nữa, và khi đó những mặt hạn chế bắt đầu bộc phát mạnh. Trong 1 cuộc chạy đua anh chỉ cần đứng im là đã bị vượt qua rồi, nói gì đi thụt lùi. Vậy còn phương tây lúc đó thì sao ? Có phải vì ngẫu nhiên mà họ lại phát triển không ? Phương tây lúc đó vẫn là giai đoạn của chính quyền phong kiến. Nhưng khác phương đông với một Trung Quốc nằm ở vị thế lớn hơn cả, thì phương Tây lại có đặc điểm bị chia cắt, dẫn đến nhiều chính quyền, nhiều nhà nước với sức ảnh hưởng tương đối đồng đều. Vẫn là nhà nước phong kiến với đầy đủ các điểm mạnh, yếu như Trung Quốc, nhưng ở phương tây lại có một đặc điểm khác đó là sự đa dạng, sự cạnh tranh. Sự đa dạng, sự cạnh tranh này đã tạo nên một xu hướng chung cho các nhà khoa học, các nhà khám phá phương tây thời đó là: chỗ này không xin được kinh phí thì ta đi chỗ khác. Chẳng hạn việc khám phá ra châu Mỹ của Christopher Columbus cũng thật gian khổ ngay từ đầu. Ông sinh ra là người Ý nhưng thề trung thành với một công tước Pháp, sau đó là với vua Bồ Đào Nha. Nhưng vua Bồ Đào Nha lúc đó lại từ chối cấp kinh phí cho ông đi thám hiểm phía Tây. Ông quay sang công tước Medina-Celi nhưng cũng bị từ chối. Cuối cùng ông viện tới vua và hoàng hậu Tây Ban Nha. 2 người này cũng khước từ nốt. Nhưng về sau lại ưng thuận. Rất là loạn xạ và ngẫu hứng, cũng không khác gì phương đông cả Nhưng rõ ràng việc phương Tây lúc đó có rất nhiều vua chúa nên Columbus có cơ hội xin tiền không vua này thì vua khác. Chúng ta có thể thấy chuyện tương tự với các nhà khoa học khác, khi thì chạy qua nước này, lúc thì qua nước khác, nơi nào mà chính quyền ủng hộ thì họ ở, và khi có biến xảy ra, không được ủng hộ nữa thì họ lại chạy. Trong khi đó ở TQ, quyền lực quá tập trung, bảo dẹp xưởng tàu, bế quan tỏa cảng là xong, khỏi ý kiến ý cò, thằng nào bị thất sủng là coi như toi luôn. Như vậy việc lúc đó khoa học kĩ thuật phát triển ở phương Tây cũng không phải do ngẫu nhiên, Vì đây là những chuyện có thể tính toán được khá chính xác.