[dân trí] khoa học vs tâm linh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ConChymBay, 16/7/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    Đường nào cũng tới La Mã mà mấy vị cứ chấp nhất thế :8onion38:

    Cái lỗ hổng lớn nhất của vô thần là bám vào khoa học , mà khoa học vẫn chưa hoàn chỉnh . Cuối cùng dẫn đến cho rằng không thể trong khi đó nguồn gốc của khoa học là có thể . Chung quy thì có thần hay không không quan trọng :"> .
     
  2. truongcp9009

    truongcp9009 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    22/12/07
    Bài viết:
    381
    Nơi ở:
    Black Hole
    Ảnh biểu ngữ cái kiểu A đang tranh luận với b thì thằng c(thằng hô chịu thua) nhảy vào nói với thằng b là mày đừng cố làm gì,giải thích với nó tốn công ấy hả? Chắc ý bạn là thẳng mặt kiểu đó đúng không? Thử xem lại xem có giống bà tú rồng nhảy vô với mi khi ta đang nói cùng mi không?

    Mà ta mà cũng được so sánh cùng phật tử chỉ tay năm ngón hô "thằng kia vô duyên tao không tiếp chuyện ấy à?" 2 lí tưởng khác nhau vừa được mi gộp lại rồi đấy.

    Ta nói gì,thế nào là việc của ta,nhưng mi mà nói theo ta thì chưa chắc mi đúng(giải thích cho rõ không lại nhầm).Hay cũng ham ăn miếng trả miếng?
     
  3. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
  4. Nghịch Tia Sáng

    Nghịch Tia Sáng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    27/4/15
    Bài viết:
    4,096
    Họa sĩ có thể có cả người vẽ cái đẹp, người vẽ cái xấu, phụ thuộc góc nhìn
     
  5. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Các quý vị thật là lắm thị phi.
     
    TuDragon76 thích bài này.
  6. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,477
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Ủa? Có đọc hiểu không thế? Mình nói thẳng mặt bạn là bài post của bạn là ví dụ điển hình để mình bơ mà?

    Còn vụ họa sĩ? Ơ, mình có chú thích đầy đủ mà, còn khen thật lòng nữa @_@. Họa sĩ là làm cho cuộc sống màu sắc hơn, tô điểm vẻ đẹp :v.
    Đậu phụ ai nghĩ xấu về họa sĩ nhé :v, vì nghề chính mình cũng là dân họa sĩ theo nghĩa đen.

    Chỉ có ai tâm hồn đen tối mới nghĩ nó đen ~.~ ai nghĩ nó đẹp thì nó sẽ đẹp, vậy thôi ~:>, trừ phi lòng họ nghĩ mình là như vậy mới nghĩ nó xấu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/16
  7. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,439
    Nơi ở:
    10th Dimension
    nơi nào có người thì nơi đó có giang hồ
     
  8. mastergrez

    mastergrez Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/10
    Bài viết:
    2,605
    Thầy Tú với các đồng chí Phật tử cho mình hỏi ngu chút

    Theo mình hiểu thì Phật cho rằng mọi vật là vô thường, luôn biến đổi, và cái ngã chỉ là 1 phần của quá trình vận động liên tục, do đó nó cũng luôn bị tác động biến đổi trong quá trình sinh trụ dị diệt, và dường như quá trình tu là từ bỏ ngã, tức là hiểu rằng cái ngã là không tồn tại hay từ bỏ cái chấp niệm bám vào cái ngã? Nếu bản ngã không thực sự tồn tại thì cái gì là sự phân biệt đối với mỗi người? Quá trình tu hành từ kiếp này sang kiếp khác sẽ gắn với cái gì? Nếu tu hành từ các kiếp ảnh hưởng đến các kiếp sau, tức là có hiệu quả khác biệt với từng cá nhân thì có thể coi là có tồn tại 1 cái "ngã", 1 cái "riêng biệt" hay không?
     
  9. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi", thường gọi là "ngã", là "cái tôi" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu thừa), không công nhận sự hiện diện "sự có mặt" của một "ngã" như tâm lý học. Cái mà người ta hiểu lầm là cái tôi thì nó được cấu thành từ Sắc (phần thân thể) và Danh (phần tâm thức) biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị nhỏ hơn 1 giây). Danh gồm những tiến trình tâm, một tiến trình có tâm vương (là tâm chủ) và các trạng thái tâm thuộc tâm vương, gọi là các tâm sở. Danh gồm 4 phần Thọ (cảm giác), Tưởng (tư tưởng, hồi tưởng), Hành (các hoạt động tâm có tác ý), Thức (đồng sanh và đồng diệt với Thọ Tưởng Hành). Hành có 50 tâm sở (trạng thái liên kết với Tâm Vương, hay Tâm Chủ, hay gọi tắt là Tâm, hoặc là Thức). Theo như Phật Thích Ca thuyết (trong Kinh Vô Ngã Tướng) thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là vô thường; cái gì vô thường thì mang bản tính hoại diệt nên khổ; cái gì là khổ, sanh lên tùy nhân duyên thì là vô ngã (không có cái tôi, không có cốt lõi vững bền).
     
  10. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,477
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Bài có tính xây dựng và học hỏi lẫn nhau thế này thì ai bơ cho nổi. Trừ mấy thành phần thích làm màu, cố tình chơi chọi gà chọi vịt như bạn truongcp thì phải bơ, hoặc là chửi thằng mặt ! Đồ làm màu, đồ họa sĩ dỏm mà vẽ Thánh :v (phải quyết liệt hơn thì bạn ấy mới biết mình đang nói thẳng)
     
  11. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Sân quá rồi...
     
    XzeddyX thích bài này.
  12. truongcp9009

    truongcp9009 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    22/12/07
    Bài viết:
    381
    Nơi ở:
    Black Hole
    Ahihihi chắc do mình đọc hiểu dốt nên không nhớ là bạn tuyên bố bơ mình từ chục trang trước rồi cơ

    Độ lươn lẹo lắt léo chắc mình không so với bạn được rồi.Mà thiết nghĩ bạn nên lấy thêm vài ví dụ điển hình từ đầu nữa cho xôm.Đặc biệt là mấy post quote trả lời mình đầu tiên ấy

    p/s:Mình mà cũng xứng để cho phật tử chửi cơ à o|\~
     
  13. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,477
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Kiếu, sân si đang tăng nên cần thời gian để nó bay ra chỗ khác khỏi đầu mình. Mọi người cứ tiếp tục đi, bạn truongcp vẫn là Phật trong lòng mình, vì có duyên gặp bạn mà mình mới chịu thử thách. Qua việc này mình mới thấy tâm còn chưa tiến tu được.

    Xin lỗi đã làm phiền bạn truongcp trong thời gian qua.

    Cám ơn lão Nô.
     
    truongcp9009 thích bài này.
  14. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Các tỳ kheo thẩm du cho nhau kinh quá :))
     
  15. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
  16. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    «NGû…là gì trong pháp hành ?

    (Thử bàn theo kiến thức bình thường).



    *Trước tiên cần nói rõ, «Ngã» trong ý nghĩa tổng quát, thường ám chỉ cái «ta». Nhưng «ngã» cũng ám chỉ «thần ngã», hay «linh hồn» của một người đang sinh hoạt, hay sau khi chết. Nghĩa là «ngã» là «phẩm vị» của một người còn sống, gồm tinh thần và thể xác, được mệnh danh là «tôi».


    Từ đó sinh ra cái «ngã chung», là chúng tôi, hay chúng ta, ngã sở là thân ta, rồi quyền lợi ta, giòng họ ta, nòi giống ta, đồng bào ta, nhân loại ta..v..v…-Còn «thần ngã» thì ám chỉ cái không thể thấy được, hay «linh hồn» sau khi chết.


    *Hãy bắt đầu bằng một «đơn vị» con người. Và thử «theo dõi» các hiện tượng “ngã” của một đứa trẻ, từ khi ra đời cho đến lúc trưởng thành, rồi chết. Thoạt đầu nó chào đời, chẳng hiểu biết gì hết, hay hiểu biết rất ít, được đặt tên là «A» (ngã danh). Sau đó nó lớn dần, được tiếp tục điều kiện hóa bỡi đời sống vật chất (ngã sắc), trong đó thức tham sống là chủ lực. Rồi sau cùng dựa vào thực tại sinh hoạt, mà kết luận sự sống của thân và tâm là «ngã» !


    -Nhưng «nguyên ủy» của thức ham sống thì không ai biết ?! Và trong khi chưa biết rõ, mà đóng khung kiến thức, phủ nhận «nguyên ủy» ấy, hay xác nhận «nó» một cách chắc chắn, thì chỉ có lầm lạc mà thôi!


    *Nhắc lại Đức Thích Ca, trước khi thành Phật, là đạo sĩ Cồ-Đàm, Ngài đã không nói vô ngã, mà Ngài đã thực hành «vô ngã», trọn 6 năm trường khổ hạnh. Nhưng cuối cùng Ngài đã nhận thức rằng : Chỉ xuyên qua sự sống lành mạnh, minh mẫn, mới có thể viên tròn Ba-La-Mật giải thoát. Ngài liền quay về trung đạo (Majjhimapatipadà). Nghĩa là Ngài không khổ hạnh, ép xác bỏ ngã, cũng không lợi dưỡng vì ngã.


    *Quay lại sự ghi nhận mọi tiến trình, của đứa bé nói trên. Đầu tiên nó được đặt tên là «A». Tức là nó «bị» hay «được» mang ngã danh, đồng thời nó dính vào ăn uống dinh dưỡng, vướngngã sắc (thân xác). Rồi ngã danh ngã sắc, hình thức ngoại trần ấy theo ngày tháng, dần dần chất chồng lên…


    Chẳng hạng như lúc còn nhỏ, nó là «thằng A», khi đậu tú tài thì gọi là «cậu tú A», tốt nghiệp y khoa, thành «bác sĩ A», được mời tham chính, cầm đầu nội cát, thì lập tức được báo chí và giới thông tin cùng lập trường, ủng hộ, tôn xưng là «Thủ Tướng A»...v..v…và ..v..v… cho đến khi «con người ấy» già nua, bệnh hoạn, nhắm mắt, biến mất.


    Dĩ nhiên trong khối xương thịt chuyển động ấy, nếu chúng ta quan sát kỹ, từ khởi đầu một hài nhi, được đặt tên «A» cho đến lúc kết thúc, chúng ta vẫn chẳng thấy có một cái gì là «bản ngã của A» thực sự bền vững cả.


    *Tất cả đều thay đổi, tất cả đều tăng giảm không ngừng, dẫn đến sự suy hoại, bị động, bất lực, để cuối cùng biến mất, thì làm sao có thể cố định cho là «ta», là «của ta» được (?) Nên trong giáo lý, đức Phật đã gọi ấy là vô ngã tướng (Chữ Pàli là Anattalakkhana). Kinh nói «Các pháp tướng do duyên hợp mà thành, vô thường, hiện diện có điều kiện, đều không có tự ngã»(=không bền vững).


    *Vô thường, khổ não, vô ngã…minh thị trong các pháp tướng hợp tan, có không, luân hồi, là một chân lý, là một sự thật.


    -Nhưng coi chừng, chúng ta không nên vì sự thật «có rồi không» ấy, mà tư duy «chết là hết»,phủ nhận luật trường tồn nhân quả, xác định không có liên quan luân hồi, bằng tâm hồn tham sống của kiếp trước «nối với» kiếp sau, chuyên chở hiện nghiệpquá nghiệp. Tư duy như vậy là trở thành đoạn kiến.


    Trong Phật Giáo, có hai tà kiến (Micchadiṭṭhi), là thường kiến (Sassatadiṭṭhi), và đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi). Cả hai đều cực đoan, lầm lạc, nguy hiểm, không tốt như nhau.


    *Mặt khác, lòng tham trong sự sống cũng chính là con dao hai lưỡi. Nó vốn là động cơ củatiến hóa lẫn thoái hóa. Nếu lòng tham tiền, làm cho người ta manh tâm cướp đoạt của người khác, thì lòng tham danh lại làm cho người ta bố thí, giúp đỡ kẻ khác. Bố thí thật nhiều để được sự khen tặng, cũng có phưóc vậy, dù đó chỉ là phước quả hữu lậu !


    Chủ trương dẹp bỏ «lòng tham» một cách toàn diện là thiếu thực tế, và bi quan trong sự sống vật chất, cũng như trong sự sống tinh thần, vốn luôn luôn cần được cải thiện, tiến hóa !


    Nhiều tín đồ Phật Giáo thường tưởng rằng : Trên lời nói, ai xác nhận được lẽ vô thường, vạn vật hằng thay đổi, phù du, là kẻ có «Trí Tuệ Giác Ngộ», có thể dẹp bỏ được cái «ta» !


    Nhưng thực tế, ngày nay trên thế gian có biết bao nhiêu người đã biết nói như vậy, mà có mấy người thực sự vô ngã ?


    Trí tuệ» theo ngôn ngữ bình dân, thường có nghĩa là trí khôn (hay trí thông minh). Nó thực ra không phải là Trí Tuệ Bát Nhã» (Paññà), hay trí tuệ giải thoát trong nhà Phật. Chưa kể «Trí tuệ» (tức là sự thông minh) ấy vốn chỉ là một trong những sản phẩm của lòng tham…..vô đáy.


    *«Trí tuệ» trong ngôn ngữ bình dân, hay sự thông minh phàm tình, trong một chừng mực nào đó, chỉ có thể tạm làm giảm sự ngu dốt, mù chữ, chứ chắc chắn nó không trừ được lòng tham. -Nếu không muốn nói nó củng cố lòng tham !


    * hoàn toàn càng không chuyên chở được ý nghĩa của danh từ Paññà (hay Prajña : Bác Nhã) trong kinh Phật. Đừng hiểu lầm rằng người «thông minh học giỏi», có nhiều bằng cấp, và «đọc hiểu» khá nhiều kinh sách nhà Phật, và giảng giải một cách rất hay, là kẻ có «trí tuệ bác nhã».


    *Ngược lại, lòng tham có thể đánh bại cái «trí tuệ phàm tục» kia rất dễ dàng. Người ta đã chẳng nói «tiền tài danh vọng ám nhãn, hay làm cho mờ tối trí óc» đó sao ?


    *Muốn hóa giải lòng tham, trước tiên phải bố thí, giúp đỡ kẻ thiếu thốn, trì giới, và tham thiền, thuần thục trong chánh niệm, rồi tịnh xả theo pháp Phật, không vướng mắc, không chấp thủ. Sau đó may ra mới có khả năng vô hiệu hóa lòng tham, nhờ có «trí tuệ thanh tịnh», hay thánh tâm quang minh sáng suốt (Vijjà), dứt vướng mắc, giải thoát (nibbindati).


    *Khi đức hạnh toàn xả, hay xã ba-la-mật đã được viên tròn, thì hết sinh tử luân hồi, và «niết bàn» là hội nhập vào Tứ Đại Vô Biên Vũ Trụ (Catumahàbhùta).


    *Muốn bước vào con đường hội nhập ấy, Phật dạy phải bắt đầu bằng giới, định, tuệ, mà đề mục định chính là HƠI THỞ trong niệm thân (Kàya Anupassanà). Đó mới là pháp Phật hữu hiệu nhất, để thântâm tiếp cận, và hướng về khí đại vô biên (vũ trụ năng). –Như đã nói trong bài thuyết trình trước !


    «NGû đến từ THỰC NGHIỆM và KINH NGHIỆM.


    -Nếu có câu hỏi «Ai biết, ai thực nghiệm, ai kinh nghiệm ?», thì sẽ có câu trả lời là «Tôi biết, tôi thực nghiệm, tôi kinh nghiệm», hay «Chúng tôi biết, chúng tôi thực nghiệm, chúng tôi kinh nghiệm».


    *Khi một hiện tượng (hay một kết luận) cùng được nhìn thấy, cùng được phân tích, cùng được quy nạp, ghi nhận, và cùng được chấp thuận, bỡi một số người (hay bỡi công chúng), một cách «cụ thể» thì gọi ấy là «cộng ngã», hay cộng nghiệp.


    -Chứng minh hay thực nghiệm khoa học, nằm trong lĩnh vực nầy. Đó có thể gọi là thực nghiệm duy vật. Nó chỉ là mặt nổi của pháp hành mà thôi. Ưu điểm của nó là thực tế rõ ràng. Khuyết điểm của nó là đóng khung trong lĩnh vực vật chất (tinh vi hay thô kệch), «hữu hình».


    *Nhưng khi một hiện tượng (hay một kết luận) chỉ được «nhìn thấy», hay được cảm giác sâu sắc, bỡi một người, xác nhận bỡi một người, thì gọi ấy là «biệt ngã», hay biệt nghiệp. Chứng minh hành đạo trong mỗi hành giả thuộc về lĩnh vực nầy. Ấy là lĩnh vực kinh nghịệm duy tâm. Nó vốn là mặt chìm, vô hình. Ưu điểm của nó là thanh tịnh hướng thiện. Khuyết điểm của nó là khi lòng tham nổi lên khuynh đảo, có thể bị dẫn đến tà kiến, hay mê tín.


    *Từ đó suy ra, thực nghiệm duy vật thì có thể chia xẻ đến một hay nhiều người khác. Hậu quả ít nguy hiểm, nhờ nó cụ thể. Nhưng kinh nghiệm duy tâm thì chẳng chia xẻ cho ai được. Người nào chứng, người ấy biết. Thành quả tâm linh mà chia xẻ, nói ra cho người khác nghe, là kích thích lòng tham, chỉ khiến họ bắt chước, tưởng tượng, rồi tự kỷ ám thị, lầm lạc.


    *Vì vậy, ai còn phàm, chưa đạt được chánh định, hay chưa có thánh tâm, chưa tịnh xả, mà tập cảm giác «vô ngã», hay suy nghĩ cao siêu như thánh nhân (qua biện luận), là sống trong tưởng tượng, chuốc lấy hậu quả tai hại, gia tăng vô minh.


    *Nhất là «vô ngã» nhắm mắt theo duy vật, chủ trương rằng, chẳng có «linh thức», chẳng có cái «tôi» là «linh hổn» để nhận quả báo, thì câu hỏi không thể nào tránh được, là «nếu không có cái tôi, thì ai chịu trách nhiệm», sau khi một người đã gây đầy nghiệp ác, làm cho bao nhiêu đồng loại phải khốn khổ ?


    -Vô trách nhiệm phải chăng la một điều đáng khuyến khích ?


    -Thực tế hơn, nên thận trọng nói rằng : Chính cái «tôi ích kỷ», cái «tôi bất thiện», cái «tôi tàn bạo» mới đáng dẹp bỏ đi. Cái «tôi» ấy càng không có càng tốt. Còn cái «tôi hướng thiện», cái «tôi vị tha», để xác nhận «mình» có duyên phận sống chung trong vòng luân hồi, để tiến hóa và cứu giúp đồng loại, chúng sanh…thì cái «tôi» ấy chắc chắn phải có, và rất cần được thường xuyên phát triển, để hiện hữu xứng đáng giữa cái «bể cộng nghiệp» phức tạp nầy.


    Vì trong cái «tôi hướng thiện» ấy, chuyên chở biết bao nét đẹp vị tha, quên mình, mà nhà Phật gọi là hạnh Bồ Tát !


    Làm sao để khỏi mâu thuẫn, khi chúng ta khuyến khích con em chúng ta sống trong tinh thần trách nhiệm, biết sợ quả xấu của tội lỗi, và siêng làm lành, mà chúng ta lại nói với chúng rằng : «Con không có cái tôi (hay ngã) đâu, con người không có linh hồn, không có linh thức, để đối diện với những nghiệp do chính con người đã làm» ?


    Càng lủng củng hơn nữa là cho rằng : Chúng sanh luân hồi vì «nghiệp», chứ không vì «thức ham sống» (còn gọi linh hồn).


    Hãy nhắc lại lời Phật dạy đầu tiên trong Pháp Cú Kinh :


    -Vạn pháp do tâm dẫn đầu, tâm điều khiển, tâm tạo tác tất cả.

    Nếu người hành động và nói năng bằng thiện tâm, thì quả tốt sẽ theo tâm như bóng theo hình ! …………………..


    «Vạn pháp» ở đây ám chỉ «tổng hợp nghiệp», do tâm phát tác. Tâm là «động cơ». «Tổng hợp nghiệp» là thành tích. Thành tích đó chỉ là kết quả, nó không có pháp hành. Chính «tâm động cơ» mới có pháp hành. Thành tích hay «tổng nghiệp» đó cũng không chịu thăng đọa, luân hồi, chỉ có «tâm động cơ» mới bị thăng đọa, luân hồi ! Nghĩa là trong «tâm» có vọng động, nhưng trong nghiệp không có vọng động !


    -Dĩ nhiên ở đây, khỏi cần phải nhấn mạnh rằng, tâm chịu thăng đọa luân hồi, tùy theo kết quả của pháp hành, do chính «tâm» đã tạo, chứ không do một quyền lực nào phát ra cả ! –Nghĩa là để khỏi bị lẫn lộn với quan điểm thăng đọa của những tôn giáo khác !


    Thành ra, «vô ngã toàn diện» là một điều nên tránh ! Vì trong pháp giới nhị biên (dualité), bất cứ điều gì cũng có 2 mặt. Mặt tiêu cực và mặt tích cực, mặt xấu và mặt tốt. Mặt xấu thì phải dẹp đi, nhưng mặt tốt thì cần duy trì, phát triển.


    Chối bỏ cả 2 mặt là một loại cực đoan, là đồng lõa với ác pháp, chưa kể chối bỏ như vậy thì sẽ rơi vào tình trạng phủ nhận thực tại. Và phủ nhận thực tại là phiêu lưu, là mất định hướng. -Như con tàu không bánh lái, sẽ triền miên trôi nổi bềnh bồng trên bể tâm thức trầm luân, và không bao giờ vào đến bờ !


    TL
     
    Daotankpro and mastergrez like this.
  17. Focus Ecoboost

    Focus Ecoboost Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    16/4/16
    Bài viết:
    0
    Tỳ kheo này bị xuống địa ngục rồi :))
     
  18. wontak

    wontak Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/7/08
    Bài viết:
    3,102
  19. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,477
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Giống trường hợp vừa qua quá, lần đầu mình đọc đầy đủ tụng phẩm này. Thx!
     
  20. diephvvnd

    diephvvnd Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    2,821
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Tự cho mình hiểu, cố nói những lời mình hiểu cho người không hiểu hay cố tình không hiểu hiểu theo cách hiểu của mình cũng là đoạn kiến, nếu muốn thấy thì tự đi tìm sẽ thấy còn không thấy mà đòi người khác cho thấy lại không muốn tự mình đi tìm lại chối bỏ cái đó thì nói chỉ phí lời, khi nói đến duyên ở đây có nghĩa là anh muốn thấy, muốn đi tìm để thấy tôi gặp anh như vậy tôi nói cái tôi thấy cho anh hay còn đúng hay sai là do anh tự mình kiểm chứng tự mình thấy không ai cho nó là đúng nay cho nó là sai hộ anh được.
    Ví dụ: tôi thấy 1 + 1 = 10, tôi cho là đúng nhưng tôi nói với anh anh không tự kiểm chứng tìm hiểu chỉ dựa theo tư duy của anh theo kiến giải của anh, anh nói tôi sai vì 1 + 1 = 2, cái đó là cái thiển cận, rồi anh lại không chịu kiểm chứng bắt tôi giải thích, tôi đưa ra lý thuyết của tôi cách nhìn của tôi để chứng mình, thì anh lại bảo không đúng bảo đó là thứ do tôi bịa ra để làm màu, thì có nói ngàn lời cũng chịu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/16
    XzeddyX thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này