Đại Việt thời Lý Trần là Confederation/Tribal !? http://historum.com/asian-history/8...invading-dai-viet-chinese-tran-dynasty-6.html
Có thể gọi vậy vì liên minh giữa nhà nước cầm quyền với các thủ lĩnh xung quanh. Tây thì nó hiểu như thế cũng đúng.
giống kiểu client states trong Rome 2,tiên sư,làm chủ nó mà nó phá như gì,thanh Imperium đc 2/3 phát là bỏ trade,chục turn sau quay ra đập nhau làm mình bị trừ dip,sau cùng tuyên chiến lại mình....
Đấy là Tây nó hiểu chứ méo phải chúng ta nghĩ thế. Và chỉ là Confederation khi quyền lực trung ương yếu mà thôi. Từ khi Ngô Quyền giành tự chủ trước phương Bắc thì chỉ có Loạn 12 sứ quân đến nhà Đinh, thời cuối nhà Lý mà thôi. Từ Trần sang đến Hồ và đỉnh điểm là Lê Sơ thì đã dần chuyển sang nhà nước phong kiến chuyên chế tập trung rồi.
thời Trần tới Lê thì vùng tây bắc, quảng nam vẫn quản kiểu liên bang mà vẫn phải gả con gái để bên họ thần phục còn gì cơ mà ko phải kiểu tây trung cổ hay thành bang hy lạp, kiểu republic la mã thì na ná. Nhà nc tập trung quyền lực, có quyền lực và có quyền điều động, các lãnh chúa, quý tộc vẫn có đội thân binh, gia khách riêng nhưng ko tách rời kiểu tây trung cổ. Nhà nc suy yếu thì các lãnh chúa địa phương nổi lên, như cuối Lý có Trần với mấy nhà nữa. Cuối Trần thì khá loạn.
Thời Lý/Trần vẫn là unitary state thôi, các chư hầu nó có đất phong/binh lính riêng, nhưng quyền lập pháp/hành pháp/tư pháp đều do nhà nước trung ương/vua sở hữu tuyệt đối, cũng như phân bổ nhân sự, khác xa so với chế độ phong kiến hay thành bang phương tây, nơi mà các lãnh chúa đều có quyền lực khá rộng rãi về 3 loại quyền lực nhà nước trên và ít bị chi phối bởi người chủ quốc gia hơn.
thì đấy con nhố bảo Việt Nam cổ là thành bang, liên bang kiểu tây là sai. Bảo tập quyền 100% như Tàu là sai. Nếu mà đúng thì Việt Nam là mix giữa 2 dạng trên. Kiểu Nhật giai đoạn trước Genpei war thì đúng hơn. Quyền lực nhà nước trong tay vua, hành pháp, lập pháp......điều động quân đội. Ngoài nhà nước, có thể chia làm 3 dạng: - Quý sờ tộc có đất đai lớn, thân binh riêng, gia khách riêng. Như đội quân Trần Quốc Toản là 1 ví dụ, Trần Liễu cũng là 1 ví dụ - Dưới đấy là các gia tộc lớn nhưng ko phải quý tộc nhưng có ảnh hưởng nhất định ở 1 vùng, những gia tộc này ko có quyền điều động, sở hữu quân đội nhưng lượng gia khách/người ở cũng khá là đông. Cần thì vẫn kêu gọi tập hợp kháng chiến được. Ví dụ cụ thể là gia tộc Trần ở Nam Định, chuyên nghề kéo lưới, đánh cá, to nhất vùng đấy, ảnh hưởng lớn, từng có cơ hội lao động đường phố vua và đi vào chính quyền như ta biết. - Song song với 2 dạng trên là các thủ lĩnh, tộc trưởng miền núi. Dạng này cực kỳ khó quản vì họ có thể rất trung thành hoặc cũng có thể không, nhưng họ vẫn đặt lãnh thổ của mình trong tay Đại Việt vì nếu chọn Tàu thì 100% sẽ bị tước toàn bộ. Ví dụ vè dạng này thì cứ đọc giai đoạn Lý chống Tống, Trần phá Nguyên là thấy. Có cái hay là văn hóa làng xã ở VN cũng hơi hướm dạng 2 ở trên, khi mà nổi dậy, để ý thủ lĩnh thường là các trùm 1 khu vực như Lê Lợi, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ...Khi mà giặc tàu xâm lược, thường lúc nào cũng nhẹ nhàng ở các khu vực có trùm cầm đầu (tuy thế vẫn phải theo, ko nó thịt sạch) vì vừa lợi về kinh tế, vừa đỡ tốn công đánh chiếm/phá hoại, vừa đỡ gặp chống cự mạnh. Các ông trùm cũng khá nhẹ nhàng, nhún nhường, 1 là để bảo vệ mạng dân, 2 là để yên thân làm ăn, 3 là để.....nổi dậy. Nhà Lý thì đặc biệt khác, ở đây là từ phe.......thầy chùa đi lên.
Ta chỉ dẫn lời bọn kia là ĐV thời Lý Trần tương tự như Tribal Confederation chứ ta có nói là thành bang, liên bang hồi nào đâu Trích nguyên văn
Ngoài ra triều Lý - Trần đều đc ghi rất rõ là Chinese Dynasty tức là vương triều của người Tàu. Vậy theo nhời của họ thì suy ra về cơ bản ĐV là 1 liên bang các bộ lạc do 1 nhóm cầm quyền người Tàu đứng đầu. Và cũng theo như lời tụi nó thì một số tên gọi này nọ là do người đời sau thêm vào Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông chứ 0 phải tên hiệu vào thời đấy Và cái tên Đại Việt chỉ xuất hiện từ khoảng TK 13 - 15 chứ 0 phải từ đầu TK 11 (năm 1054)
Mấy vùng miền núi hồi xưa sở dĩ cai trị lỏng lẻo là do không đủ tiền, của, nhân lực để cai trị trực tiếp, với lại chủ yếu làm buffer zone để chống giặc ngoại xâm, còn quân chủ lực thì rút sâu vào nội địa để bảo toàn lực lượng, kiểu như chiến lược của Clausewitz. Nhưng mấy vùng do người dân tộc quản lý hồi xưa cứ coi nó như 1 dạng protectorate, chứ không phải là 1 thành bang hay thậm chí là 1 chư hầu. Mấy lãnh thổ đó nó không có tiếng nói hay quyền lực gì đối với chính quyền trung ương, còn chính quyền trung ương thì tuyên bố chủ quyền, nhưng không đủ sức cai trị trực tiếp hay thấy cai trị trực tiếp không có lợi bằng để nó tự trị, nên cai trị từ xa, nhưng nếu nó phản thì đủ sức mang quân đánh dẹp ngay. Chư hầu hay thành bang thì lại khác, nó có quyền không tuân phục chủ, có thể tách ra để thành xứ độc lập hay thần phục thằng khác ( nếu thằng chủ yếu và không làm gì được), hay thậm chí có quyền kế thừa và lên chức chủ nếu chủ bị ép phải nhường ngôi. Chư hầu là khi nó có quyền lực lớn do đất phong, chức tước hay có máu mủ gì đó với nhà cầm quyền, và có nhiều quyền hành hơn protectorate. Tiêu biểu như các chư hầu thời Xuân Thu-Chiến Quốc, Tam Quốc... của TQ. Thành bang, liên bang nó lại càng có quyền tự trị mạnh hơn chư hầu nữa. Do đó cứ coi các lãnh thổ miền núi hồi xưa là xứ bảo hộ, đồng thời nằm trong SoI của Đại Việt đi, chứ chằng phải chư hầu hay liên minh gì sất.
Nhà Lý là người Việt, nhà Trần mới có gốc là người Hoa. Cả hai nhà nước đều xây dựng theo mô hình Trung Hoa. Ý của bọn Tây muốn xếp chúng ta ngang hàng các nước giống như ở TQ vào thời Ngũ Đại hay Thập lục quốc, điều này là đúng, được ghi chép rõ ràng là đằng khác. Cơ mà vì ta không thích tranh đấu ở Trung Nguyên, chỉ bo bo giữ đất nên sử Tàu mới không có Lục Đại hay Thập thất quốc (Mà thật là hài hước là người đầu tiên truyền bá tư tưởng bo bo giữ đất không tranh bá phương Bắc lại là một nguời gốc Hoa). Đại Việt sử ký (Đại Việt sử ký toàn thư soạn dựa trên bộ này) là bộ sử ký hoàn chỉnh đầu tiên đến nay đã không còn tung tích. Nhưng nếu không có Đại Việt sử ký thì Đại Việt sử ký toàn thư từ đâu ra ? Ngô Sĩ Liên hay nhiều người khác cùng viết làm sao bịa được cả quyển sử hay lời bàn của Lê Văn Hưu ? Chỉ có một khả năng là Ngô Sĩ Liên đã được đọc Đại Việt sử ký, còn đọc được bằng cách nào có trời mới biết.
ủa, tư tưởng bo bo giữ của từ thời tự chủ họ Khúc rồi mà cái lệ xưng thần xin ban tước hiệu theo mình nhớ là từ đấy, rút kinh nghiệm giai đoạn Lý Nam Đế việc tổ chức nhà nước thì chỉ rõ từ thời Lê Sơ, Lê Thánh Tông là gần với Tàu nhất khi từ việc tổ chức hành chính, bộ ngành trung ương, quan phẩm đều dc học theo mô hình tàu (ko phải copy nhé), ngay cả Hiến Pháp thời ý là Luật Hồng Đức cũng dc học hỏi, lấy Nho học làm chủ đạo. Mục đích chính là tăng sự quản lý của nhà nước, tăng tập trung quyền lực vào tay vua, giảm ảnh hưởng của các quý sờ tộc và các đại gia, bố già địa phương. Lý Trần thì lâu ko đọc quên bà nó rồi, với cũng ko để ý giai đoạn này của Tàu lắm vì Tống/Nguyên mình ko có hứng thú nên ko đọc để so sánh. Luật thì đời nào cũng học hỏi nhưng ko cóp nhặt, đơn cử là luật 1 vợ 1 chồng, đăng ký hôn thú, con chính con rơi. Chinese ở đây ko phải là của người tàu Ở đây phải hiểu là 1 triều đại mang hơi hướm tàu và bị ảnh hưởng từ tàu. Vì sao: - Tổ chức bộ máy khá giống - Luật pháp giống - Quần áo mũ mão, đại khái là vấn đề văn hóa. 1 ví dụ cho cái này là Hellenistic Kingdom ở Nam-Á. Cái thằng này nằm ở khu vực mà giờ là Pakistan và Afghanistan. Tại sao lại gọi là Hellenistic, vì từ cách tổ chức, văn hóa.....tất tần tật y xì, khác chỗ là dân ở đấy là dân Châu Á, ko phải dân Hy Lạp/Mac Cái này do Alexander xâm lược rồi đặt nên, sau bao đời (có tổng cộng 30 đời vua) thì dù còn ADN Hy Lạp thì anh vẫn là người Pakistan thôi Ngoài ra 1 số triều đại Hàn cũng mang phong cách Chinese Dynasty.
Vua là người gốc Hi lạp, có điều theo Phật giáo mà thôi. Cũng như các vua ai cập triều Ptolemy ấy. "Chinese Dynasty" tức là triều đại ấy tự cho là thuộc văn minh TQ, chứ không phải là văn hóa hay chủng tộc của Tàu. ĐV nhận gốc tích từ nước Nam Việt, cho rằng mình là triều đại chính tông của TQ hơn là các triều đại như Nguyên, Thanh.
Search trên mạng ra bài này http://www.caphechieuthubay.com/2013/04/ao-giap-bo-binh-viet-nam-xua-ky-1.html http://www.caphechieuthubay.com/2013/05/ao-giap-bo-binh-viet-nam-xua.html Xem xong thì chả hiểu gì cả... có mỗi cái đoạn này là thấy đc Chúng ta hình dung một chiến binh Đông Sơn, đầu cắm lông chim, xõa tóc, mình trần, xăm trổ các hình giao long đầy mình, tay và chân lồng đeo các vòng lớn và dài đến 15 phân với nhiều lục lạc gắn theo các vòng, ngực đeo miếng giáp hình chữ nhật có khắc hình con thuyền, thắt lưng giắt dao găm và kiếm ngắn, tay cầm giáo và khiên mây, nom cũng ngoạn mục. Áo giáp ngực Đông Sơn khá nhỏ, chừng 30 - 35 phân ngang, 20 phân cao, có vòng lỗ phía trên để lồng dây đeo từ cổ và buộc hai dây dưới ra phía sau lưng, nó có thể che được vùng ngực và tim của chiến binh. Các vòng tay và chân làm bằng các vòng đồng hoặc đúc liền hoặc thành từng vòng rời gắn vào với nhau liên tục, vừa dùng cổ tay đỡ vũ khí, như dao găm, kiếm chém và nếu đập cổ tay vào mặt đối phương cũng là đòn giáng rất nặng. Trang bị áo giáp Đông Sơn rất gọn nhẹ, đẹp mắt, biểu lộ vẻ đẹp cơ thể của các chiến binh, dù giáp đó không che kín hoàn toàn được cơ thể, nhưng đây là loại thời trang có phong cách hẳn hoi của thời đại trống đồng.
Map (tác giả: Yevon, các tác giả khác m hem phải ta) http://www.mediafire.com/view/28hho5jpwr1k012/Ban do Vn.bmp# Nhận xét xong cho ta ý kiến cái Faction dự kiến - Mongol Empire - Southern Song Empire - Daiviet Empire - Champa Kingdom - Dali Kingdom - Minor Tribes (làm giống Indepedent Greek hay Eastern Kingdom trong Extended Greek Mod/Extended Culture hồi xưa á) - Rebels