Không vội đâu b. Phần giao diện, đồ họa, model mình sẽ để cuối cùng vì hầu như các mod trước mình làm lỗi CTD là do những phần này.
Tống Phúc Hiệp Tống Phúc Hiệp là danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông có công đánh đuổi quân Xiêm La ở Hà Tiên. Năm 1774, nhà Tây Sơn làm chủ khu vực Nam Trung Bộ. Tống Phúc Hiệp cùng các tướng đem quân đánh giành lại ba phủ Bình Thuân, Diên Khánh và Bình Khánh. Năm 1776, ông mất tại Gia Định trong khi giằng co quân Tây Sơn. Tống Phúc Hòa Tống Phúc Hòa là em (hoặc anh) tướng Tống Phúc Hiệp. Cả hai đều là tướng của chúa Nguyễn. Ông có công “bảo vệ chúa, đánh Tây Sơn” Năm 1776, được giao trấn giữ Đông Khẩu đạo (Sa Đéc ngày này). Năm 1777, quân Nguyễn không chống nổi quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Dương bỏ chạy xuống Nam Bộ. Tống PHước Hòa cho người bảo vệ chúa, còn mỗi mình ông chống giặc. Khi nghe tin chúa bị bắt, ông quyết chiến với Tây Sơn nhưng thất bại và tự sát. Tống Phúc Thiêm Tống Phúc Thiêm là tướng lao động đường phố chúa Nguyễn. Năm 1777, ông có nhiệm vụ bảo vệ chúa trước sự lùng bắt của quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ cho quân đánh tan quân Nguyễn tại Ba Vát (Bến Tre) và bắt chúa, chỉ mỗi mình ông trốn thoát. Năm 1782, ông lĩnh thủy quân nhà Nguyễn chống Tây Sơn ở Cần Giờ và đại bại. Đỗ Thanh Nhơn Đỗ Thanh Nhơn là danh tướng của chúa Nguyễn cùng Võ Tánh, Châu Văn Tiếp được người đời xưng tụng là “Gia Định tam hùng”. Đỗ Thanh Nhơn nhân quân Tây Sơn nổi loạn đã lập “Đông Sơn quân” đi cứu giá. Ông có công lao nhiều nên bị người ganh ghét. Chú Nguyễn Ánh nghe dèm pha và giết ông. Nghe tin không bị giết, Nguyễn Nhạc nói “Thanh Nhơn chết rồi, các tướng khác không đáng sợ nữa”, bèn cho quân đánh bật Nguyễn Ánh khỏi Nam Bộ. “Cờ nghĩa Đông Sơn nổi tợ phao. Tấm kình Nam Hải sóng đang xao Thời may gặp chúa trang trần thánh Vận rủi xui tôi thói Mãng Tào Mấy thứ công lao trôi bích thủy, Ba hùng danh tướng nhẹ hồng mao. Suối vàng như gặp Châu hùng võ Hồn luống ăn năn biết tại sao.” Nguyễn Liên Phong (bài thơ vịnh Đỗ Thanh Nhơn) Nguyễn Cửu Đàm Nguyễn Cửu Đàm là danh tướng và nhà doanh điền. Ông có công đánh dẹp, đuổi quân Xiêm khỏi Hà Tiên. Ông thu phục cả Nam Vang và La Bích. Ngoài là tướng giỏi, ông được xem là nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên. Ông cho xây lũy Bán Bích, đào kênh Ruột Ngựa nối hai rạch Bến Nghế và Thị Nghè bao quanh Sài Gòn như một hòn đảo. Nguyễn Huỳnh Đức Nguyễn Huỳnh Đức là khai quốc công thần nhà Nguyễn. Ông nổi tiếng là người trung dung. Có lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, trong tay không có một binh ngoài Huỳnh Đức, Trong đêm tối, Nguyễn Ánh đã gối đầu lên đùi ông mà ngủ. Nguyễn Huệ từng thu phục ông. Ông theo Tây Sơn với điều kiện đánh Trịnh chứ không đánh Nguyễn. Ông từng lẻn trốn sang Xiêm La tìm chúa nhưng Nguyễn Ánh về Gia Định. Vua Xiêm mến tài giữ nhưng ông cương quyết theo chúa. Nguyễn Văn Thành Nguyễn Văn Thành là nho tướng, đa tài “tướng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ.” Ông cùng Nguyễn Ánh nếm gai nằm mật trong những lần truy đuổi của quân Tây Sơn. Có lần vì Nguyễn Ánh không có gì ăn, ông phải làm cướp bị người ta phát hiện suýt bị đánh chết. Cuối đời, con trai ông làm bài thơ và bị vu khống có ý soán ngôi. Tuy ông kêu oan nhưng Gia Long không minh xét. Ông bèn uống thuốc độc tự vẫn hưởng thọ 60 tuổi. "Vua Thiếu Khang chỉ một lữ còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc có thể làm được, lính Xiêm tàn ngược, không nên nhờ họ giúp, nếu nhờ binh lực họ mà thành công lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn" Nguyễn Văn Thành Phạm Ngạn Phạm Ngạn là tướng lĩnh là Tây Sơn cũng là ái tướng của Nguyễn Nhạc. Năm 1782, tuy thủy quân Tây Sơn thắng lớn nhưng ông đã trúng phục binh ở cầu Tham Lương và bị giết. Nguyễn Nhạc đau lòng khi nghe tin Ngạn chết. Nhạc tức giận đã cho quân tàn sát người Thanh (Hoa) rồi quăng xác xuống sông. Hơn một tháng trời, không ai dám ăn tôm cá và uống nước sông. Trận Thất Kỳ Giang (1782) Trận Thất Kỳ Giang hay còn gọi trận Ngã Bảy tại sông Ngã Bảy, Cần Giờ. Đây là trận chiến giữa quân chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ Huy. Quân Nguyễn Ánh với 400 chiến thuyền và 5 tàu chiến phương Tây dàn trận đánh hơn 100 chiến thuyền Tây Sơn. Nguyễn Huệ nhân theo chiều gió đã dùng hỏa công đại phá thủy quân nhà Nguyễn. Chủ tàu nước Pháp tên Manuel chết cùng chiến thuyền. Thuyền của Nguyễn Ánh bị bắn gãy cột buồm, buộc phải rút về Bến Nghé. Hôm nay mình viết đến đây. 120 nhân vật và sự kiện thì nhiều quá. Chắc rút lại 1 hay 2 câu như trong filte quote.
Đọc lại sự kiện lịch sử làm cho tôi rút ra rất nhiều bài học lịch sử. Ví dụ như người bền chí không bao giờ nản chưa chắc thành công, phải đủ tài năng thiên thời, địa lợi, nhân hoà. (Ánh từng giúp Xiêm đánh Miến Điện cứu vua Thái, ông có tài năng nhưng các tướng Tây Sơn đồng lòng, ông chỉ đánh phá Nam Bộ) Thất bại là mẹ của thành công. Nguyễn Ánh bị anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cho ăn hành quá nhiều. 4 lần Tây Sơn nam chinh 4 lần toàn thắng, Nguyễn Ánh thất bại thảm hại, tuớng phải làm cướp nuôi chủ. Trận thuỷ chiến Nguyễn Huệ dùng hoả công đại phá quân Ánh thì sau này trận Thị Nai, Ánh dùng đúng chiến thuật thiêu rụi hoàn toàn thuỷ quân Tây Sơn. Làm việc không nên nóng vội. Tức giận chỉ làm cho chúng ta mắc sai lầm. Nếu Nguyễn Nhạc lo an dân như Huệ làm ở Bắc Hà thì những địa chủ Nam Bộ, người Hoa không ủng hộ Ánh, Ánh mất ủng hộ trong nước phải trốn sang Xiêm.
Hình như 1 số hơi dài b ạ. Nó full cả loading screen. B giống mình, làm trai thì phải có cái chí của Nguyễn Ánh. Giai đoạn lịch sử này cực hay, chỉ tiếc là lịch sử nước nhà tàn lụi thời Pháp thuộc, khiến cho con cháu phải cúi đầu, nếu k giờ này có khi mấy thằng Nhật Bản nào đó đang bàn luận về thời đại Tây Sơn như chúng ta vẫn bàn luận về thời Chiến quốc Nhật.
Trận thủy chiến Rạch Gầm Xoài Mút Đây là trận thủy chiến lớn giữa liên quân Xiêm – Nguyễn – Chân Lạp với Tây Sơn. Nguyễn Huệ cho quân khiêu chiến, giả vờ thua dẫn nơi mai phục. Quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục, quân Tây Sơn chặn đầu, đại bác hai bên bờ bắn đoàn thuyền quân Xiêm. Trong vòng một ngày liên quân tan rã, Nguyễn Ánh phải chạy sang Hà Tiên. "...quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp.” Thi cử chữ Nôm Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế từng khuyến khích học chữ Nôm. Nhà vua muốn dân Việt phải dùng tiếng Việt, không vay mượn chữ Tàu. Thi cử bắt quan ra bài chữ Nôm, sĩ tử buộc làm bài chữ Nôm. Thới đấy nhiều người không hiểu ý nghĩa xâu xa ấy nên cho rằng vua Tây Sơn hà khắc ức hiếp dân chúng.
Theo mình thấy Ánh không bằng cộng lông của Huệ nhưng lại hơn xa Lữ và Nhạc Lại thêm quan niệm thời xưa ở miền nam thì lại ủng hộ chúa cũ là Nguyễn Ánh nên Ánh có thua to vẫn chạy được
Đây là bản mod có luôn nhà Nguyễn của bên Tàu nguồn vẫn như cũ, dịch = GG: https://www.tenlua.vn/tranthuynam/0...y-doi-phuong-tay-phien-ban-1.0-tieng-viet.rar pass: [email protected] Chúc bác thành công
Gia Long chỉ huy trận mạc thì chỉ hạng thường nhưng ông ta là nhà chính trị - chiến lược xuất sắc. Đệ nhất võ công của ông ta là trận Thị Nại nhưng đây là trận tập kích bất ngờ khi thủy quân Tây Sơn (lúc này được đánh giá mạnh nhất ĐNÁ) bị tù túng trong phạm vi hẹp. Nếu không có trận tập kích này thì gió đã không đổi chiều và nhiều khả năng Gia Long chỉ quanh quẩn Phú Yên vào nam.
Đừng nhìn những thất bại Nguyễn Ánh mà xem thường, người không tính kiên trì, bền trí, tài năng đừng nói làm vua, giữ mạng cũng khó. Nguyễn Huệ là người đặt nền mống việc thống nhất, Nguyễn Ánh là người hưởng (hoặc thừa kế). Nếu không có Nguyễn Ánh thì nội bộ Tây Sơn chia năm xẽ bảy đất nước còn lâu mới thống nhất. Tiếc là Nguyễn Ánh tiếp xúc với Pháp, biết sự nguy hiểm của phương Tây mà vẫn theo lối Nho học cổ hủ không khai dân trí.
Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền là con của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Bà đi tu khi chồng bà mất. Không lầu sau đó, khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra. Bà ngầm bảo vệ lăng tẩm, dấu hài cốt lăng Cơ Thánh. Bà có công cung cấp tình báo cho Nguyễn Ánh và chiêu hang tướng Tâu Sơn Lê Chất. Ân Oán Nhậm Thường Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đều là nho sĩ ở Bắc Hà và quen biết nhau. Khi Nguyễn Huệ cầu hiền, ông đầu quân cho Tây Sơn và được trọng dụng. Đặng Trần Thường nhờ Nhậm tiến cử. Thấy vẻ khúm núm của Thường, Nhậm từ chối. Thường đành vào Nam theo Nguyễn Ánh. Khi vật đổi sao dời, Những quan lại theo Tây Sơn bị xử trong đó có Nhậm, Thường đã tẩm thuốc trong cây roi nên Nhậm chết sai khi hành hình. Câu đối nổi tiếng Đây là câu đối của hai người Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường. Trước khi đánh, Thường ra câu đối: Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Nhậm đáp: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế Thường buộc Nhậm sửa câu đối nhưng Nhậm không đáp ứng. Thường giận sai người tẩm thuốc độc trong roi đánh ông. Lê Văn Trung Lê Văn Trung là tướng của nhà Tây Sơn. Tuy ông là em vợ Nguyễn Nhạc nhưng ông khởi đầu là lính mộ. Do ông có nhiều công lao mà thăng lên Thái Sư. Ông từng theo vua Quan Trung phá Thanh, đánh Ai Lao. Sau khi Quan Trung mất, nội bộ Tây Sơn chia rẽ. Vua Cảnh Thịnh nghe xàm tấu giết Lê Trung. Từ đó quân Tây Sơn nản lòng, có nhiều người bỏ theo Nguyễn Ánh.
Cái chí của Ánh không phải vì nước mà là vì gia tộc. Thời của Ánh, Tây phương chỉ nhỉnh hơn 1 chút về vũ khí và hải quân, chủ yếu là nhờ nguồn thuốc nổ sẵn có. Cách mạng Pháp khiến hoàng tộc Pháp bị tàn sát, Ánh chẳng ngu gì học theo tây để có thể bị kết cục tương tự cả.
Mình nghĩ không hơn chút đâu. Phương Tây đi qua đi lại châu Mỹ, vượt đại dương chứng tỏ ngành hàng hải của họ rất tiên tiến. Ở Châu Á chỉ có nhà Minh, thái giám Trịnh Hòa làm được thôi nhưng sau này bị cấm, thất truyền nên tụt hậu. Vũ khí hỏa dược thì các nước châu Á không còn tự sản xuất mà phải nhập phương Tây gồm cả nhà Thanh.
Tây Sơn ngũ thần mã Tây Sơn ngũ thần mã là năm con ngựa nổi tiếng của các vua tướng Tây Sơn gồm: Bạch Long là ngựa của Nguyễn Nhạc, Xích Kỳ là ngựa của Nguyễn Văn Tuyết, Ô Du là ngựa của Đặng Xuân Phong, Ngân Câu là ngựa của Bùi Thị Xuân, Hồng Lư là ngựa của Lý Văn Bưu. Năm con ngựa trên được người Bình Định xem là linh thú.
Tại sao họ không coi voi là thần thú nhỉ? Voi chiến Tây Sơn rõ ràng là nổi bật hơn so với ngựa chiến mà.
HƯỚNG DẪN TẠO FACTION MỚI Bản hướng dẫn này mình dựa trên http://forums.totalwar.org/vb/showthread.php?77806-Adding-New-Faction-from-Nothing--Step-by-Step và đã thực hiện thành công. Lưu ý: Tạo mới trên bản mod, không sửa trên bản gốc CHUẨN BỊ Danh sách các file cần thiết để tạo faction mới Nhóm thường (việc chỉnh sửa ở nhóm này không gây ảnh hưởng đến game, không bị CTD): Nhóm Hardcode (việc chỉnh sửa ở nhóm này phải tiến hành đồng bộ): Nhóm strat (tạo sau cũng được): BƯỚC 1 Mở descr_banners_new.xml trong data của M2TW gốc (file duy nhất yêu cầu điều này) bằng notepad. Để không ảnh hưởng đến các mod khác cũng như bản gốc, lời khuyên là bạn nên đặt tên các faction mới là ally0, ally1, ally2... Chúng ta sẽ có sẵn banner cho spearmen, infantry, cavalry, missile. Do vậy chỉ cần tạo mới royal banner, ở đây mình copy từ aztecs BƯỚC 2 Từ đây chỉ sửa tại folder mod thôi nhé. Mở descr_lbc_db. Copy của các faction có sẵn và sửa tên là được
BƯỚC 3 Mở descr_model_strat. Chú ý culture và religion của faction mới định tạo là gì thì cho vào nhóm đó. Có 9 type là AMBASSADOR, SPY, Assassin, PRINCESS, MERCHANT, PRIESTS (X3 nếu theo catholic, orthodox), GENERAL, CAPTAIN, ADMIRAL. Copy theo 1 faction có sẵn cho nhanh. Việc tạo 1 model mới khá phức tạp, mình sẽ đề cập đến ở 1 chuyên đề khác. BƯỚC 4 Mở descr_names. Tốt nhất cứ copy theo 1 faction có sẵn. Việc đổi tên theo ý muốn của bạn nên để phần sau. BƯỚC 5 Mở descr_offmap_models BƯỚC 6 Trong folder text, mở campaign_descriptions Lưu ý là phần trong { } nhớ viết in nhé BƯỚC 7 Trong folder text, mở expanded. Tạo thêm code đầy đủ cho 1 faction mới như sau: Lưu ý là phần trong { } nhớ viết in nhé BƯỚC 8 Trong folder text, mở names.txt Bây giờ muốn sửa tên gì theo ý muốn thì chỉ cần sửa tên bên phải nhé
BƯỚC 9 8 bước đầu bạn tạo xong vẫn vào game được bình thường. Từ bước này trở đi nếu sửa không đồng bộ thì sẽ không thể khởi động game được hoặc văng ra ngoài (crush to desktop - CTD) Mở descr_character. Copy theo 1 fact có sẵn là được. Có 9 type: Named character, General, Spy, Assassin, Diplomat, Admiral, Princess, Merchant, Religious agents BƯỚC 10 Mở descr_sm_factions. Đây dĩ nhiên là file quan trọng nhất rồi. Ở đây mình lấy cờ, symbol theo Pháp. Bạn có thể thay đổi culture, religion, màu sắc... Xong bước này bạn vào game mà không bị CTD là đã thành công 80% rồi đấy! BƯỚC 11 Mở export_descr_unit. Mỗi faction bắt buộc phải có general_unit. Ở đây mình tìm Mongol Bodyguard và thêm vào ownership tên faction mới BƯỚC 12 Thêm unit mà bạn muốn faction mới mua được vào file export_descr_buildings. VD: Lưu ý là trong ownership của unit này phải liệt kê thêm tên của faction mới