[Zing] Bỏ biên chế hết đi. Mấy nghề CA,QĐ,BS, Nhà Nước bỏ hết hí hí hí

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kentiny, 10/6/17.

  1. Kentiny

    Kentiny Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    4,256
    Nơi ở:
    Pussies Destroyer
    Bỏ biên chế ở trường đại học: Người tài sẽ đi hết
    • 06:30 10/06/2017

    TS Vũ Thu Hương cho biết sau 20 năm giảng dạy ở đại học, lương của bà là 7 triệu đồng/tháng. Nhiều giảng viên lương thấp nhưng vẫn ở lại trường vì biên chế.

    Sau khi Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu sẽ thí điểm bỏ biên chế tại trường đại học, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư Phạm Hà Nội, cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.

    'Tôi nghĩ đến tương lai không ổn định'
    Đại học là nơi làm việc của rất nhiều nhân tài. Tuy rằng vẫn còn một số giảng viên chưa phải tài năng, kiến thức của họ đủ để làm ở nhiều môi trường khác nhau.

    Khi mới ra trường, đi tìm việc làm, giảng viên đại học là nghề nghiệp mơ ước của rất nhiều cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ. Khi đó, họ có khả năng nhưng chưa có đất dụng võ, chưa thể hiện được bản thân nên còn đôi chút lo lắng.

    Vào trường đại học để làm việc là điều tuyệt vời. Họ được học tiếp lên cao học, tiến sĩ. Họ có môi trường nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng của mình.

    [​IMG]
    TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.
    Đến khoảng 35, 40 tuổi trở lên, phần lớn giảng viên đã lấy bằng tiến sĩ, có người nhận chức danh phó giáo sư, giáo sư. Công trình nghiên cứu của họ rất nhiều. Lúc này, khả năng của giảng viên đã được khẳng định. Danh tiếng được hình thành và phát triển.

    Công việc giảng viên không còn quá tuyệt vời nữa khi họ thấy mức lương "ba cọc ba đồng" vẫn đeo bám suốt bao năm. Ngoài chế độ bảo hiểm do biên chế đem lại, họ làm vì bổn phận, vì đam mê hoặc vì chính sự ràng buộc biên chế đã ký cách đó hơn chục năm.

    Chắc chắn, nhiều lưu học sinh là giảng viên đại học sẽ chứng thực cho tôi rằng trước khi ra nước ngoài học cao học, tiến sĩ, họ đều phải ký bản cam kết trở về phục vụ cơ quan, trường đại học.

    Đến khi hết cam kết, biên chế là thứ duy nhất "níu chân" họ. Ra khỏi biên chế không dễ dàng gì, họ ngại phải làm thủ tục, ngại làm mất lòng những thầy cô đã hết lòng vì mình, ngại có sự ầm ĩ trong cơ quan khi bỏ biên chế…



    Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: ‘Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ’
    GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

    Những cơ quan, doanh nghiệp bên ngoài sẵn sàng trả lương gấp 5 đến 10 lần để họ làm bán thời gian cho họ. Giảng viên sẽ thấy trường đại học đang trả lương cho họ quá ít. Vì biên chế, họ ở lại tiếp tục công hiến và giảng dạy.

    Ở khoa của tôi, nhiều giảng viên đã được doanh nghiệp mời làm bán thời gian với mức lương 30-50 triệu đồng/tháng, thậm chí là 70 triệu đồng/tháng. Họ từ chối để tiếp tục hoàn thành trách nhiệm tại trường đại học vì sự tự trọng, vì trách nhiệm và đặc biệt là vì họ còn đang trong biên chế.

    Nhân tài ra đi ngay lập tức
    Nếu giờ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói sẽ bỏ biên chế để đổi thành hợp đồng lao động ở các trường đại học, tôi nghĩ sẽ có một lượng khá lớn nhân tài ra đi ngay lập tức.

    Không còn ràng buộc biên chế, họ sẽ thỏa sức tung hoành ở những lĩnh vực mà mình là chuyên gia. Điều đó vừa giúp họ thực hiện ước mơ, biến nghiên cứu của bản thân thành hiện thực, vừa đem lại cho gia đình cuộc sống khá giả với mức lương cao gấp 10, 15 lần.

    Nếu bỏ biên chế, bộ trưởng có thể cho giảng viên chúng tôi mức lương cao gấp 10 lần ở trường đại học không?

    TS Vũ Thu Hương

    Tôi muốn hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, liệu bộ trưởng có thể cho giảng viên chúng tôi mức lương như vậy không?

    Sau 20 năm làm việc tại ĐH Sư phạm Hà Nội, mức lương của tôi hiện giờ vẫn là 7 triệu đồng/tháng. Liệu bộ trưởng có thể cho một người như tôi mức lương cao hơn gấp 5, 10 lần như các doanh nghiệp đã mời chào hay không?

    Đó mới chỉ là tôi, một giảng viên chưa thực sự nhiều uy tín và kinh nghiệm trong giới khoa học. Còn các giáo sư với 30, 40, 50 năm kinh nghiệm, liệu Bộ trưởng Nhạ sẽ trả lương cho họ bao nhiêu?

    Chúng tôi, giảng viên đại học, có tiết thì vào dạy, không có thì phải ở nhà vì không có bàn làm việc trong cơ quan. Điều kiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học cũng kém. Mức lương quá tệ. Điều giữ chân chúng tôi chỉ ở biên chế.

    [​IMG]
    GS Phạm Minh Hạc cho rằng bỏ biên chế trong giáo dục là nguy hại và vô bổ. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
    Nếu bộ trưởng muốn những người thực sự có khả năng ra đóng góp cho doanh nghiệp hết, còn ai sẽ ở lại đào tạo sinh viên?

    Tôi nghĩ đã đến lúc việc bỏ biên chế nên được xem xét lại một cách nghiêm túc chứ không phải câu chuyện phát biểu mỗi lúc một khác như hiện nay.

    Điều cuối cùng tôi muốn khẳng định nếu các trường đại học chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng lao động, những giảng viên tài năng sẽ vô cùng mừng rỡ và... ra đi.

    Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này. Nếu bộ trưởng có đủ người thay thế cho lực lượng giảng viên tài năng đi khỏi trường đại học, tôi nghĩ việc bỏ biên chế chắc chắn sẽ được hoan nghênh nhiệt liệt. Còn nếu không, việc bỏ biên chế tại trường đại học cần xem xét lại trước khi thực hiện.

    > Chủ đề: Bộ GD&ĐT thí điểm bỏ biên chế giáo viên



    Đại biểu Dương Trung Quốc nói về xóa biên chế giáo viên Ông Dương Trung Quốc cho rằng việc xóa biên chế giáo viên sẽ có nhiều tác động tích cực nhưng không dễ thực hiện ở thời điểm này.
    Ngày 16/5, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.

    Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào - ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

    Mặc dù chưa đi vào triển khai, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng.

    Trước nhiều ý kiến phản đối, chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.

    Bộ GD&ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.
     
  2. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    Bỏ về lý thuyết rât hay, rất đẹp, rất hiệu quả. Thực tế ở bệnh viện giờ có mấy biên chế mới đâu. Người ta vẫn làm bt đấy có sao đâu? Mà rõ ràng y tế giờ tốt hơn hồi xưa nhiều lắm.
     
    viendu thích bài này.
  3. supperman666

    supperman666 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    1/1/07
    Bài viết:
    278
    Bv tự thu tự chi rồi nhé. Năm trước bv ta tổ chức thi, tạm ứng 200k 1 tháng sau quận trả lại bọn nó còn éo thèm đóng. Biên chế ccc. Biên chế chỉ làm người ta lười đi thôi.
     
  4. ATiệp

    ATiệp C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/09
    Bài viết:
    1,596
    Ở góc độ cá nhân thì bỏ biên chế với 1 giảng viên hợp đồng như mình sẽ có nhiều cơ hội hơn, cũng có thể trẻ hóa lực lượng giảng dạy nghiên cứu... trừ những trường thực sự giỏi còn đâu ở các trường làng nhàng giờ giảng viên đa phần là cocc hoặc vợ mấy ông to ( tâm lý xin cho vợ vào trường nghề để ổn định, đỡ vất vả vì ít sv, lại có tiếng... ). Đội ngũ lão thành thì tăng lương, thưởng cho các bác để giữ chân cũng đc. Mấy ông này tham gia vài cái hội đồng bảo vệ Ths, Ts thì tiền bằng vài tháng, cả năm lương. Chưa kể nhận đề tài cấp thành phố, cấp nhà nước, tiền toàn vài tỷ. Đôi khi lại đi sửa chữa tàu bè, máy móc ở các khu công nghiệp... nchung đầy cách kiếm tiền chứ ai trông vào lương giáo viên. Bỏ biên chế về cơ bản vẫn là 1 nước đi lợi nhiều hơn hại. Bộ máy quá trì trệ và cồng kềnh rồi. Sở, ngành tìm cách hạn chế quyền lực của hiệu trưởng, giám đốc trong khâu tuyển dụng là được.
     
    Odisey and viendu like this.
  5. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    như hiện tại giữ biên chế thì giữ dc bao nhiêu nhân tài ???
     
  6. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    7,948
    CA QĐ bỏ đc cl ý
     
  7. noname95

    noname95 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/06
    Bài viết:
    5
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Bài viết ngu si. Chính cái biên chế mà kiềm hãm người khác chứ níu chân cái con card
     
  8. Bão...

    Bão... The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/09
    Bài viết:
    2,011
    Nơi ở:
    Hanoi, Vietnam
    Bệnh viện giờ biên chế như không, tự thu tự chi hết rồi
     
  9. AQS

    AQS Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    28/8/10
    Bài viết:
    0
    biên chế là gì vậy anh em?
     
  10. nghia9a

    nghia9a 30 tỷ/1m2 à??? LÊN ĐỒN!! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/07
    Bài viết:
    13,429
    Nơi ở:
    Trại gà
    nhân tài nào nó thèm cái biên chế
     
  11. haman

    haman Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/04
    Bài viết:
    4,422
    Nơi ở:
    Axis
    là chê thì biến
     
  12. Kazusa_Touma

    Kazusa_Touma Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/11/16
    Bài viết:
    88
    Một dạng hợp đồng lao động vô thời hạn của nhà nước. Vào thì có nhiều ưu đãi dài hạn, ko phải lo bị mất việc đột ngột.
     
  13. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,793
    Bệnh viện dễ kiếm tiền hơn, vì BS khám ngoài được hết, trong khi đội hộ lý y tá các kiểu việc họ trước giờ vẫn vậy. Nhưng giảng viên thì khó hơn vì đường dạy thêm, kiếm thêm hẹp, số người ở lại vì biên chế hơi bị nhiều. Muốn cắt biên chế thì cắt thử cấp 2, cấp 3 xem.
    Biên chế là ký hợp đồng lao động vô thời hạn với nhà nước, quyết định tuyển dụng do thủ trưởng cơ quan ký.

    Ưu đãi: không, ngoại trừ cái ko lo bị đuổi việc.
     
    hatboconganh123 thích bài này.
  14. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,990
    Bỏ biên chế để nhà trường tự thu tự chi thì trước mắt thì thấy là học phí sẽ tăng cái đã, chất lượng có tăng hay không thì tùy :))
    vd trường nào ở khu vực ngon, gia đình học sinh giàu có thì thu học phí cao trả lương hợp đồng cho gv cao thì sẽ hút nhiều gv ( chưa chắc ) đã giỏi về, còn khu nào bình dân không có tiền trả lương thấp thì giáo viên giỏi sẽ đi hết ( do được mấy trường khác ở vùng xịn trả lương cao hơn mời về), nếu như hợp đồng người này lương cao người kia lương thấp thì sẽ lại xảy ra đố kỵ nhau tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh và đừng nói là "ồ nó ký hợp đồng lương cao quá mình phải cố gắng giống nó thôi" mà đa phần sẽ là " Mày hợp đồng lương cao hơn bà bà cho mày chết" giáo viên thì thiếu gì cách triệt nhau như chấm chéo bài kiểm tra, kiểm tra chéo hồ sơ sổ sách, phiếu dự giờ .... có chắc 100% hoàn hảo hết ko :)) hiện giờ biên chế mà gv này triệt giáo viên kia còn hà rầm :)) , cuối cùng sẽ thành phân hóa giáo dục tưng khu vực,trước đây biên chế thì còn gv giỏi vẫn dạy ở những khu thiếu điều kiện vì "kệ biên chế ở đâu cũng vậy" còn bây giờ khu có điều kiện thì toàn giáo viên giỏi ùa về để lấy lương cao đãi ngộ lớn, khu không có dk thì gv thường thường dạy hoặc thậm chí không có ai thèm dạy :)) ( vô trường học sinh hư quá chẳng hạn, biên chế còn cắn răng cầm cự còn giờ tao ko thích dạy nữa cắt hợp đồng tao đi làm chỗ khác )
    Cái vụ tinh giảm biên chế giáo dục mỗi năm đã làm cho gv lo sốt vó rồi chứ ở đó mà ăn không ngồi rồi :))
     
    Mad_Kitten, tta269 and viendu like this.
  15. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,793
    Muốn giảm biên chế thì cắt vào quân đội, công an và mấy ngành công ích chứ đừng đánh vào giáo dục. Nếu giảm thì giảm sau cùng cho đỡ shock.
     
  16. ::Yuna::

    ::Yuna:: T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/09
    Bài viết:
    510
    Nơi ở:
    Meine eigene Welt
    Nghĩ đến việc chạy mất bao nhiêu tiền vào biên chế rồi làm giáo viên dạy lương thấp quá, không bù nổi cái tiền kia nên mới bỏ không theo nghiệp giáo nữa dù ai cũng nghĩ con gái làm giáo viên cho nhẹ nhàng. Chắc cũng tại mình không có yêu nghề, không thích hợp làm cô giáo :(
     
  17. TheBlackTuxedo

    TheBlackTuxedo Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    6,292
    Nếu bỏ biên chế đồng nghĩa với việc nhà trường sẽ phải cạnh tranh về mức lương với doanh nghiệp và các tổ chức khác để giữ người, khi đó đương nhiên mức học phí sẽ còn tăng nữa (do mức trả lương các giảng viên phải cao hơn).

    Mặt lợi:
    1. Giảm gánh nặng trả lương = ngân sách.
    2. Tăng tính cạnh tranh về chất lượng giảng dạy.
    3. Sinh viên có tiếng nói hơn trong quyền đòi hỏi về chất lượng giảng dạy.

    Mặt hại:
    Giảm biên chế = giảm gánh nặng trả lương cho ngân sách, lúc ấy áp lực sẽ đè nặng lên nguồn thu của các trường ĐH, mà chủ yếu là từ SV. Không tính toán được thì khối trường vỡ nợ hoặc chất lượng đầu voi đuôi chuột vì giảm chi bằng cách thuê GV chất lượng lèng mèng.

    Yêu cầu cần:
    Để mở cho các thầy cô giảng viên chỉ ký hợp đồng làm việc không full-time với trường, đồng nghĩa với việc có thể ký nhiều hợp đồng cùng lúc với nhiều trường, ăn lương nhiều nơi theo số lượng giờ dạy. VD: 1 trường trả 5- 10 củ/ tháng, tùy vào số giờ dạy, trình độ chuyên môn của giảng viên... Một giảng viên thuần túy (không đá thêm ngành khác) theo ta nghĩ thì trung bình 1 tuần họ có khả năng chạy cũng được 4-5 trường, với mức lương như vậy thì bèo nhèo cũng 3-40 củ/ tháng, gấp rất nhiều lần so lương biên chế.

    Tóm lại thì theo ta là nên làm,
     
    viendu and warrior13 like this.
  18. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Ta nghĩ cái biên chế làm con người ta ù lì đi mất tính cạnh tranh. Bỏ đi thì tốt chứ sao nhỉ.
     
  19. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,014
    bệnh viện bỏ biên chế, tự thu tự chi vì nó trước đó đã định hướng theo hướng ngành nghề dịch vụ, tự chủ tài chính, giảm bớt bao cấp để giảm sức gánh cho nhà nước, hơn nữa sự phát triển của nó theo hướng dịch vụ chứ éo phải culi nữa, nó cũng không quyết định nhiều lắm đến trình độ xã hội nói chung
    Nhưng giáo dục để nâng cao hiểu biết dân trí, làm như y tế thì phải có cơ chế nào đó kèm theo để bọn nhỏ nó còn được đi học, nhưng sợ rằng là đéo có đâu, đến lúc đó giá dịch vụ giáo dục nó cứ gọi là trên giời, quản lý chất lượng thì đã kém, thế nên vụ này phải làm cẩn thận, vì giáo dục ở VN chưa phải là có khả năng tự phổ cập như bọn phát triển. VN thì luôn gặp vấn đề nhân tố con người, bọn mẽo nó như vậy mà vẫn còn các thành phần khó đỡ, VN chắc vừa khóc vừa cười cmnl
    có người phải đến viện nhiều, nhưng có người cả đời éo cần biết cái bệnh viện là gì, cũng chả sao. Nhưng giáo dục mà ngắt 1 phát, đừng bảo mình có người cả đời chả đi học thì ko sao nhé. Theo mình thì nên phát triển song song với thằng tư nhân xem thế nào rồi từ từ đổi mới, chứ một phát này vớ vẩn crit dame sml, hiệu quả thì chắc chắn phải về dài lâu mới có, mà có thì cùng lắm khả năng con người cũng như bọn phát triển thôi, còn chẳng may sml thì là sml hẳn luôn chứ ko đùa đc
     
    tta269 and tronghieu906 like this.
  20. TheBlackTuxedo

    TheBlackTuxedo Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    6,292
    Nhà có nhiều người làm nghề giáo thì ta thấy việc thi vào biên chếkhông khó, chỉ cần chịu khó, bỏ thời gian ra ôn là đều thi được (vợ ta + em gái ta đều thi tay bo mà vào, không mất bất cứ chi phí chạy chọt gì). Nhưng sau khi vào biên chế thì việc xin về đi dạy ở các trường gần nhà mới vất vả. Một số người chấp nhận đi dạy ở các trường vùng sâu, vùng xa để tìm cơ hội xin về các trường gần nhà.

    Việc bỏ biên chế với bậc đại học thì có thể ok, nhưng với bậc phổ thông thì ta nghĩ nếu bỏ thì các trường ở miền núi, vùng khó khăn sẽ cực khó khăn trong công tác tuyển giáo viên.
     

Chia sẻ trang này