Lúc thì bả đuoc 1 ông tặng hoa dại , lúc thì với 1 ông ngồi đá chân dưới nước , lúc thì đứng ven đường. Xem bĩ vkl haha
http://mp3.zing.vn/album/Co-Gai-Den-Tu-Hom-Qua-OST-Various-Artists/ZO6WUZ7F.html Nhạc phim cứ nghe lại bài Phượng hồng với Tình thơ miết. Giờ đi làm cắm mặt, thèm được quay lại thời đó, bạn bè chơi với nhau không tính toán điều gì. Hồi xưa yêu đơn phương một đứa trong lớp mà đến lúc nó đi du học mới nói ra, tạch.
Đối với mình, một thằng 8x đời giữa, bộ phim thật tuyệt vời. Từng kí ức cứ ào về trong từng cảnh phim, cực kì quen thuộc và cảm xúc.
Vừa xem về, film xem ổn, 1 phần do trung thành với Nguyễn Nhật Ánh, như bác nào review trang trước, thời mình làm đ gì có mấy internet sau này, duy chỉ có 1 cái là thời mình thì không còn dùng mực nước như trong film. Bị cái nữa là đợt rồi tụi nó quảng bá film ngay chỗ mình bán, đâm ra 2 ngày liền lúc nào cũng nghe bài tình thơ các thứ nên lúc nhạc lên nghe chả còn tí cảm xúc gì cả . Với cá nhân mình cảm thấy bài cô gái đến từ hôm qua nghe bản đó không hay, mình thích bài cùng tên nhưng của Đức Tuấn hát, nghe đầm hơn. Ngô Kiến Huy mình thấy còn tạm chứ thấy Miu Lê diễn vai này không hợp cho lắm @@. Cũng thắc mắc không biết cái cô hẹn với mấy ông làm nền phía sau là ai . Btw, có ai biết vị trí cây cầu và cái thác là ưuay ở đâu không nhỉ, đẹp vãi. Còn việc Victor Vũ làm Mắt Biếc mình sợ ổng ráng làm deep quá đâm ra phản tác dụng là 1, khâu chọn diễn viên là 2, kết phim là 3 do đó giờ mình xem film của Victor Vũ mình không thích cái cách ổng kết film lại @@
Cái thác và hồ phía sau là kĩ xảo vẽ thêm thôi. Ko có thật đâu. Victor làm phim đưa hình ảnh VN lên phim đẹp và mượt nhưng cũng chỉ là trong tưởng tượng của ổng về vn, nên nó khá chỉnh chu và đại chúng hơn. Do đó xem xong Hoa Vàng Cỏ Xanh, không đọng lại gì nhiều. Ở CGDTHQ, những hình ảnh mà ống mang vào, đều là những cái mà ổng từng sống và trải qua thực sự. Nên dù không mượt mà hơn nhưng nó lại chân thật hơn. Gần gũi hơn, đặc biệt là đám 8x. Cũng vì điều này nó lại thành con dao 2 lưỡi. Chỉ đánh vào lứa khán giả 7x, 8x nên vô tình bỏ qua lứa khán giả sau này. Cái thời internet phổ biến sẽ thấy rất lạ với các lá thư tay, lời nhạc chép bằng băng, những bàn tay lấm lem mực v.v... Ps: bộ phim Thư dắt An đi coi là 12A 4H mình nhớ mang máng tên là Vĩnh Biệt Mùa Hè. Nhóm 4 cô gái Tên H cùng bạn trai tên Long nhà nghèo phải đạp xích lô.
Phim góc quay tốt, nhiều khuôn hình khá đẹp mà không cần cgi. Một vài tình tiết đẩy cảm xúc lên hơi quá đà không cần thiết. Nhạc phim ổn. Cameo và easter egg khá thú vị. Các nhân vật chính so với truyện thì diễn hơi cứng, trừ em Tiểu Li và em Hồng Hoa. Điểm dở thì có vài chỗ nhỏ: - trang phục vài chỗ không chuẩn, cảnh chờ Việt An 2 con bé đi vào rạp chiếu phim ăn mặc quá hiện đại so với năm 1997 - tàu thống nhất thời đó sơn đầu máy đỏ, toa tàu xanh lè kéo cửa chốt lè lưỡi không có kính liền như trong phim. - đáng tiếc lớn nhất là hai bài "Người ta nói" và "Tình thơ" nếu do chính chủ Ưng Hoàng Phúc và bộ đôi Ngọc Linh - Diễm Quyên hát thì hoàn hảo. Chấm 8đ trừ 0.5đ vì mấy lỗi trên.
12A và 4H có biết, nhưng giờ mới biết là phim đó với phim chúng nó xem trong rạp đều chuyển thể chung từ tiểu thuyết "Vĩnh biệt mùa hè". P/S: truyện đó kết thảm vãi, thằng ku con nhà lính cộng hòa bị đâm chết, kết truyện đậm tinh thần xhcn :(
Vừa đi xem phim về xong. Review luôn cho nóng. Cảnh báo: wall of text Spoiler Lời đầu tiên muốn gửi tới là cảm ơn đạo diễn Nguyễn Phan Nhật Linh (aka Phanxine) và ekip làm phim vì sự đầu tư và tâm huyết đối với bộ phim nói riêng và nền điện ảnh nói chung. Từ Em là bà nội của anh đến Cô gái đến từ hôm qua, có thể cảm nhận rõ nỗ lực, đam mê và sự nghiêm túc của anh với việc làm phim, và sự hết mình đó khiến mình rất cảm động. Rất mong bộ phim sẽ đạt thành công rực rỡ về mặt doanh thu để tạo điều kiện cho anh làm tiếp nhiều bộ phim hay hơn nữa. Sức hút của Cô gái đến từ hôm qua trước hết nằm ở việc nó là quyển sách gối đầu giường của rất nhiều nguời (fan NNA đông vd, đi đâu cũng thấy), yếu tố hoài niệm (nostalgia factor) được đạo diễn tận dụng một cách triệt để bằng cách đưa vào rất nhiều chi tiết được anh dựng lên căn cứ vào chính thời đi học của mình, kèm theo những bài hát quen thuộc gắn với tuổi học trò của thế hệ đi trước. Mình chắc chắn là những tình tiết như chương trình Làn sóng xanh, ca nhạc theo yêu cầu trên radio, rạp chiếu phim Quốc tế, mấy trò nghịch lột quần của bọn con trai , vụ trốn học, đánh cờ caro búng tai, và đặc biệt nhất là mấy bài hát xưa cũ kiểu Phượng Hồng, Người ta nói,... sẽ khiến rất nhiều khán giả phải bồi hồi lặng người. Việc tận dụng tốt yếu tố hoài niệm là một ưu điểm rất lớn mà mình phải khen đoàn làm phim. Tuy vậy với mình nó không hiệu quả lắm, vì mỗi thế hệ đều có sự khác biệt. Vì đạo diễn Phanxine làm phim dựa vào kí ức của anh, một ng thuộc thế hệ 8X, nên với 1 đứa 9x như mình nó tương đối xa lạ, chưa kể bối cảnh phim còn ở miền nam nữa. Các thể loại nhạc cổ thập niên 70-90 cũng không phải gu mình nốt, nên xem phim chỉ thấy vui vui chứ không ngập tràn cảm xúc như nhiều khác giả khác trong rạp. Nói trước là mình không phải fan Nguyễn Nhật Ánh, mình chưa đọc Cô gái đến từ hôm qua, nên mọi đánh giá sẽ thuần tuý dựa trên bộ phim nói chung. Mình cũng không phải nhà phê bình phim hay là người trong nghề nên mọi đánh giá sẽ mang tính chủ quan rất lớn, và sẽ có spoil . 1. Kịch bản & nội dung Phim được dây dựng theo lối kể tuyến tính, với 2 timeline đan xen chạy song song: một là timeline hiện thời khi nam chính đã lớn và cảm nắng cô nàng hot gơ mới vào của lớp, hai là mối quan hệ của nam chính lúc bé với cô bé hàng xóm nhà bên. Hai timeline được kể xen kẽ nhau, và căn cứ dựa trên nội dung phim, mình thấy đây là cách kể chuyện phù hợp và thú vị nhất. Tuy vậy, việc chuyển đoạn giữa 2 timeline với mình hơi có chút vấn đề. - Vấn đề thứ nhất là phân bổ thời lượng giữa 2 timeline chưa phù hợp cho lắm. Timeline quá khứ đầu phim được kể rất lướt qua, thường chỉ gồm một hai cảnh và chiếm dung lượng tầm dưới 5', trong khi timeline hiện thời chiếm thời lượng khá lớn, có khi 30' liên tiếp mới đến một cảnh quá khứ. Nhưng càng về sau timeline quá khứ càng dày lên, dung lượng có khi ngang ngửa với timeline hiện tại, khiến mình đôi khi quên mất đâu mới là timeline chính và thấy có một sự hơi chênh trong bố cục phim. - Vấn đề thứ hai là việc chuyển đối giữa 2 timeline. Mình nghĩ là nên có một cách thức nào đó để tăng cảm giác gắn kết giữa 2 timeline hơn. Việc chuyển đoạn thì đầu phim làm khá tự nhiên, ví dụ như khi Thư kể lại về việc bản thân hồi nhỏ, sau đó cảnh phim chạy trường đoạn lúc cậu còn bé và gặp Tiểu Li, mình thấy đơn giản nhưng hiệu quả. Nhưng các đoạn về sau có vẻ không chú trọng lắm về việc chuyển đổi giữa hai quãng thời gian mà chỉ chọn phương thức cắt cảnh như đối với một cảnh thông thường trong timelien hiện tại, cộng thêm việc flashback kéo dài đến tận 15' (đoạn lọ mực và đoạn gán ghép) khiến mình cảm giác như thể đang xem hai bô phim độc lập chứ không phải 2 quãng thời gian khác nhau nhưng cùng nằm trong một tổng thể. Một cái không hài lòng lắm nữa là sub plot của phim, Spoiler bao gồm vụ cảm nắng của hai cô cậu bạn nam và nữ chính và mối quan hệ trên mức thầy trò của cô nàng cựu hoa khôi lớp và thầy thể dục. Mình không biết trong truyện tác giả miêu tả ra sao, nhưng xét trên phương diện chung của bộ phim, mối quan hệ giữa Chiêu Minh và thầy thể dục hoàn toàn có thể cắt bỏ, và theo mình là nên cắt bỏ, vì nó gần như không gây tác động mấy lên plot chính của truyện. Chưa kể trong một bộ phim ca ngợi thứ tình cảm ngây ngô trong sáng của mấy cô cậu trò nhỏ, việc nhét một chi tiết có phần hơi nhạy cảm vào tạo cảm giác rất trật chìa và không phù hợp với không khí chung của toàn phim. Đặc biệt về cuối, cách xây dựng cho cái subplot này bất đầu rơi vào cảnh hỗn độn, thông tin đưa ra không rõ ràng, và cách giải quyết vì thế cũng mù mờ không kém (thế tóm lại là Chiêu Minh bị tim hay mang thai? Có phải ông thầy bắt Chiêu Minh phá thai thật không? Nếu có thì chi tiết lên thành phố chữa tim là sao?). Việc xây dựng subplot yếu và không tới khiến bản thân mình thấy không đồng cảm được với nhân vật. Đoạn chia tay ở ga tàu nói thật trừ nhạc hay chả cảm thấy gì, dù phim có cố tỏ vẻ cảm động u sầu đi nữa. Thêm vào đó, việc ôm đồm phát triển quan hệ thầy trò này lấy đi một phần thời lượng có thể dành để phát triển cặp đôi bạn thân một cách đầy đủ và hợp lý hơn, cái này mình sẽ nói kỹ hơn ở phần sau. Mình không rõ cái subplot này trong truyện có quan trọng không, nhưng nếu có thì có vẻ đạo diễn đã hơi non tay trong việc phát triển riêng phân đoạn này. Về việc sử dụng CGI, mình thừa nhận là trông hơi giả và không tạo cảm giác choáng ngợp cho lắm. Nhưng xét trên mặt bằng chung công nghệ CGI của VN, mình vẫn thấy kỹ xảo trong phim dừng ở mức chấp nhận được và không gây cảm giác khó chịu. Một vấn đề mình thấy khá thú vị là việc đạo diễn sử dụng một cách diễn đạt khá lạ: chèn những chi tiết biến hoá đậm chất cổ tích thần tiên để thể hiện cái nhìn mang tính cảm quan cá nhân của nam chính (khung cảnh bung nở hoa lá, mọi người biến thành bướm, nam chính hoá thành cá và thành chim). Tuy vậy vấn đề nằm ở chỗ cách diễn đạt này không đồng nhất, chỉ xuất hiện ở phần đầu, biến mất hoàn toàn ở giữa phim và đến cuối mới được tái sử dụng, nên có phần hơi khập khiễng. Hài trong phim thì tuy mình không cười nhiều hay cười to, nhưng mình đánh giá cao vì khá duyên dáng và văn minh chứ ko phải loại toilet humour chuyên lấy chất thải với cả xì hơi ra để gây cười hay loại hài nhảm nhí gây cười bằng cách nói nhảm nói lái nói lung tung. Gửi lời khen đến đạo diễn. Những đoạn mình rất thích trong phim: Spoiler - đoạn trèo tường trốn ra ngoài. Mình thích nó vì nguyên nhân lớn nhất là thoại rất thật, nhất là nhân vật của Hoàng Yến, một số ít cảnh mà khiến mình có cảm giác như thể sự việc đúng thực diễn ra ở ngoài đời chứ không phải đang diễn (nguyên nhân sẽ được phân tích ở phần sau). Một cảnh tạo cho mình cảm giác thật tương tự là cảnh Tiểu Li khóc vừa khóc vừa báo tin cho Thư về việc chuyển đi và cảnh hai đứa tâm sự ở bờ dậu, thực sự rất thật và khiến mình rưng rưng. - trường đoạn gửi thư tình thông qua đứa em gái. Cách chuyển cảnh, góc quay, việc đẩy tình tiết lên cao trào khi lượng người chạy theo nghe đọc thư ngày một đông, kéo theo cả giáo viên, kèm nhạc lồng đều rất xuất sắc. Đây là cảnh mình thấy buồn cười nhất phim, và khi bức thư đến tay An thì mình đã mong phim sẽ đưa ra một kết quả có phần "làm quá" lên một chút (An tức giận mắng vào mặt Thư). Tuy trường đoạn kết thức hơi ỉu (chả có hậu quả gì xảy ra) nhưng mỗi cảnh này thôi cũng đủ hài lòng rồi. - đoạn cuối phim khi cả 2 gặp nhau trên cầu, nhạc lồng vào rất hợp lý. Đoạn nhạc đẩy lên cao trào đúng lúc 2 nhân vật chuyển thành phiên bản bé của mình thực sự cảm động. Một vài chi tiết hơi lỗi mà mình nhận ra: Spoiler - bức vẽ An của Thư: có ít nhất 3 tấm hình Thư vẽ An, một là tấm Thư vẽ trong vở rồi ghi bút đỏ nguệch ngoạc lên, một là tấm Thư vẽ tặng An kẹp trong sách, và một là tấm Thư cũng vẽ trong vở nhưng trên một trang giấy trắng tinh bị cô bắt được. Và cả 3 tấm giống hệt nhau . - đoạn Thư chia tay Tiểu Li. Trong cảnh đầu tiên dưới góc nhìn của Thư, khi Thư nói "tao đốt đi rồi" thì tay Tiểu Li vẫn đặt lên kính, nghe vậy mới buông tay xuống. Nhưng trong flashback cuối phim của An thì tay Tiểu Li đã buông xuống trước khi Thư nói câu đó (cái này nhớ láng máng thôi, không chắc) - à còn chi tiết lúc Thư đến thăm An bị ốm, An vội úp tấm hình lồng khung trên bàn xuống, và khán giả thấy rõ đó là bức hình Thư vẽ tặng. Mình thấy chi tiết này bị tiết lộ hơi sớm, khiến cảm giác mong ngóng dự đoạn của ng xem giảm đi đôi chút (vì nhìn thế là biết An có cảm tình với Thư rồi), và làm giảm giá trị đoạn flashback hé lộ cuối phim. Sẽ hiệu quả hơn nếu nhấn vào chi tiết An úp bức hình xuống nhưng không ai rõ đó là gì và cuối phim tác giả hé lộ đó là bức hình An do Thư vẽ. 2. Nhân vật & diễn xuất Trái với nhiều người, nhìn chung mình thấy hài lòng với dàn cast của phim. Ai cũng diễn tương đối tròn vai, và mỗi nhân vật đều có nét riêng không đáng ghét. Nhân vật mình có thiện cảm nhất hoá ra lại là cậu bạn Hải gầy của Thư, một người mà mình đánh giá cao ở sự trung thành và hết lòng vì bạn. Cô bạn chằn tinh của An do Hoàng Yến đóng cũng không bitchy như mình vẫn sợ, đanh đá nghịch ngợm nhưng vẫn có nét đáng yêu. Nam nữ chính tròn vai, không đơ, Ngô Kiến Huy đủ si tình và ngố tàu một cách hài hước, và dù Thư có khá nhiều khuyết điểm nhưng cách xây dựng vừa phải khiến nhân vật không trở nên đáng ghét. Miu Lê tuy hơi xấu tính như đủ dễ thương để bù lại, không đến nỗi muốn đấm , và vì mình thích nét đẹp của em nó nên việc em nó là hot gơ của phim với mình khá phù hợp. Em Chiêu Minh thì tuy không xinh lắm nhưng diễn ra dáng bánh bèo, và đoạn chia tay khóc cũng đạt. Hai diễn viên nhí thì nhìn chung diễn chấp nhận được, dù phong độ lên xuống thất thường. Nhiều đoạn 2 em diễn khá tốt (nhất là cảnh báo tin chuyển đi ở cửa sổ và bên bờ dậu), nhưng nhiều cảnh chỉ dừng ở mức có thể chịu đựng được (đoạn đầu mới gặp đào đất cùng nhau, xem mà cringe). Một cái mình rất khen ngợi đạo diễn và dàn cast nói chung đó là việc biết tiết chế trong diễn xuất. Một điều mình rất sợ ở phim Việt là cách diễn kịch và phóng đại, đặc biệt là với những nhân vật tính cách mạnh như Hải gầy hay Hồng Hoa với mục đích chính là để "gây cười". Nhưng may thay, những nét diễn xuất kiểu trợn mắt, gằn giọng, cười hô hố, gào thét,... được sử dụng khá ít trong phim, một phần có lẽ cũng nhờ định hướng của đạo diễn. Tính ra dàn cast người lớn lại là những nv mình không thích nhất, không hơi đơ đơ kiểu thầy thể dục thì lại rơi vào tình trạng lố quá đà như cô giáo dạy Văn. Nhận xét chung là hài lòng. Tuy vậy một vấn đề rất lớn khiến mình thường xuyên có cảm giác diễn viên đang diễn chứ ko nhập tâm thực sự vào nhân vật là thoại. Nhiều đoạn thoại nghe rất kịch, và mình nghĩ lỗi lớn là do lời thoại nghe không thực tế chứ không hẳn do lỗi diễn viên diễn không ra. Nhiều đoạn thoại đã vô thực, lại thêm diễn viên bị đuối khiến cả đoạn hội thoại như thể cầm giấy đọc chứ không phải người nói. Cá nhân mình thấy hai đoạn thoại tốt nhất nằm ở cảnh trèo tường và chia tay bên hàng dậu, và đó cũng là lý do mình thích hai đoạn đó nhất. Xét về chemistry của các nhân vật thì đủ thuyết phục. Hai nhân vật bé diễn khá ăn ý và tình cảm. Hai nam nữ chính lúc lớn và cặp bạn thân cũng thấy đủ tin là thật. Quan hệ bạn bè giữa Thư và Hải mình khá thích, vụ đeo đuổi nhau giữa mấy giáo viên thì mục đích gây cười nên không quan trọng lắm, duy chỉ có mối quan hệ giữa Chiêu Minh và thầy thể dục là khiến mình không thoải mái một tí nào, nên mình lơ luôn. Tuy vậy xét riêng về phát triển tình cảm, trừ cặp lúc bé ra thì lúc lớn cả 2 cặp đều tạo cảm giác bị rush khá nhiều. Spoiler cặp Hải và Hồng Hoa tạo tiền đề rất tốt, nhất là đoạn trèo tường trốn học, nhưng sau đó bị rơi hoàn toàn và đùng 1 cái đoạn đi picnic 4 ng 2 đứa đã thành đôi (và đừng nhắc vụ đuổi nhau trên cỏ nữa), cặp Thư và An thì nhiều chi tiết hơn, nhưng việc chuyển đổi từ An bắt đầu có cảm tình với Thư cho đến An với Thư là một cặp cũng quá đột ngột, không có chi tiết bắc cầu để An nói rõ mình có cảm tình với Thư thế nào trước khi thành đôi. Nếu cắt bỏ subplot thầy trò của Chiêu Minh và đầu tư vào chemistry của 2 cập còn lại mình thấy sẽ hợp lý hơn. Một cái ái ngại lớn nữa của mình, đấy là phát triển nhân vật. Spoiler - trước hết là về Thư. theo đúng cấu trúc căn bản của phim thì mâu thuẫn cao nhất bắt đầu từ trường đoạn Thư chùn bước, phạm sai lầm (xua đuổi Hải, tự cách ly mình với bạn bè, Song song với đó Thư trong timeline hồi bé cũng mắc sai lầm khi xua đuổi Tiểu Li khiến bản thân phải hối tiếc), và rơi vào tuyệt vọng (đoạn dạo bước phố phường trong sountrack Người ta nói). Theo đúng nguyên tắc xây dựng nv, đây sẽ là trường đoạn đạo diễn show việc Thư thay đổi nhận thức, vỡ ra một bài học và hình thành động lực thay đổi (thường thông qua thông não từ bên thứ 3 hoặc tự ngẫm bản thân qua flashback), và sau đó mới tới việc Thư hành động. Tuy vậy trong phim, sau trường đoạn tuyệt vọng, phần thay đổi nhận thức bị skip, và cảnh sau ta đã thấy Thư bắt tay vào hành động luôn (làm lành với Hải, nhận học thêm với An). Mọi ng thì chắc không thấy gì chứ mình không hài lòng với cách phát triển nhân vật này cho lắm, không thực sự cảm nhận được động lực và sự trưởng thành của nam chính. - cái gợn nhất thì mình nghĩ nó ko phải do phim, mà vấn đề nằm ở kịch bản gốc, đấy là sự thiếu liên kết giữa hai nhân vật vốn dĩ là một: Tiểu Li và An, và sự thiếu bền vững trong mỗi quan hệ giữa Thư và An. Mình rất thích quan hệ giữa Thư và Tiểu Li lúc bé, vì nó hình thành một cách từ từ thông qua việc tiếp xúc và trải nghiệm cùng nhau. Từ chưa quen đến hơi thân, mâu thuẫn rồi làm lành, thấu hiểu và biết hi sinh, cuối cùng dẫn đến nảy sinh tình cảm. Trong khi so ra thì tình cảm của Thư với An có một khởi đầu hết sức nông cạn: Thư thích An vì An đẹp , và vì sự thích đẹp đó mà Thư thì tuyệt vọng tìm cách đeo đuổi dù bản thân không cảm thấy yêu quý tính cách của An, còn An thì luôn là người nhử dẫn khiến Thư khổ sở. Phép màu của NNA khiến An "vô tình" là cô bé Tiểu Li ngày nào, chứ nếu An không phải Tiểu Li thì đây sẽ là một trong những mối quan hệ nông cạn kiểu trophy girlfriend nhan nhản trong mấy tiểu thuyết ngôn tình hướng đến nam giới khác. Đấy là chưa kể bản thân Tiểu Li và An hoàn toàn không có lấy một nét tính cách tương đồng, khiến mình luôn có cảm giác việc 2 đứa là một chỉ như một cách tự thẩm của NNA đê con tim các bạn độc giả nam đỡ nhức nhối . Cái này là suy nghĩ cá nhân về tiểu thuyết thôi. Gạch đá xin nhận. 3. Trang phục & âm nhạc Trang phục thì nhìn chung phim không có gì quá đặc biệt, nhưng không xấu. Đồng phục thì nam áo trắng quần đen nữ áo dài không có gì cần bình luận, đồ thường thì mình thấy thích phục trang của các bạn nữ trong này (trừ một số món như cái áo cam chói lọi của bạn Hồng Hoa đoạn trên cầu), nhất là bộ sưu tập váy của Miu Lê, nhìn nhẹ nhàng, không quá rực rỡ nhưng cũng không quá tầm thường sến sủng Spoiler (một thứ kết nối giữa Tiểu Li và An đấy là dáng váy 2 đứa mặc gần giống hệt nhau, đặc biệt bộ An mặc cuối phim rất giống (hay là 1) với bộ Tiểu Li mặc ngày chia tay. Mình cứ thắc mắc mãi là sao bọn trẻ con trong phim áo trắng quần đen mà em Tiêu Li mỗi ngày một bộ váy yểu điệu đến trường là thế lol nào) Nhạc thì hoài niệm vd rồi khỏi nói. Bác nào 8X chắc phê khỏi nói. Bản thân mình ấn tượng với mấy bài soundtrack mới hơn, từ Hãy bảo nắng về đi của Phùng Khánh Linh, Ngồi hát đỡ buồn của Trúc Nhân hay Cô gái đến từ hôm qua bản Miu Lê đều được lồng vào phim rất hợp lý, đẩy cảm xúc lên rất nhiều (trừ Hãy bảo nắng về đi vì trường đoạn chia tay ở nhà ga mình chả cảm động cái méo gì, chỉ thấy nhạc hay thôi). Và nói thật là mình thấy mấy bài nhạc cũ lồng vào phim cứ thấy hơi hơi trật trìa không hợp, và có cảm giác là đạo diễn đã hơi tham nhạc quá khi lồng hơi nhiều (riêng trường đoạn nằm mơ của Thư đã là 3 bài cắt nhau liên tiếp, thêm 1 bài đầu phim, 1 bài giữa phim, bài Người ta nói, trong khi trong Em là Bà nội của anh chỉ có 2-3 bài được sử dụng). Biết tạo cảm giác hoài niệm là tốt, nhưng Phanxine nên tiết chế một chút, vì cái gì cô đọng mới ấn tượng và nhớ lâu được. Nhận xét cuối cùng là dù còn nhiều vấn đề mình không thích lắm nhưng Cô gái đến từ hôm qua vẫn là một bộ phim chỉn chu, tâm huyết và đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra. Mình cho 7/10, ủng hộ phim nhà thì lên thành 7.5/10.
Có ai thấy bài ost " cô gái đến từ hôm qua " của vũ cát tường được sử dụng hơi ít không nhỉ ! Dạo này cứ lẩm nhẩm đoạn điệp khúc " vì chính em .. cô gái từ hôm qua " chắc thứ 2 đi xem lại lần nữa cho thấm !!!
Văn mình dưới trung bình nên ko dám ghi nhiều Chỉ biết là phim hay, đáng đồng tiền bát gạo Cái công ty cj hình như của hàn mà nhỉ, phải ko ta, nhớ hồi xưa xem mấy movie của hàn cũng thấy logo cj này....
Vì phim này có truyện cũng gần 30 năm rồi nên xin phép khỏi để spoil @bonmat_2000: thực ra do phim làm mất mất cái liền lạc của truyện nên cảm thấy 2 timeline đứt quãng, chứ truyện có kết cấu cực hợp lý và plot cũng ổn: - Cứ sau mỗi lần Thư bị Việt An quay như quay dế thì ngay lập tức chàng sẽ flashback lại ngay, ngày xưa mình đâu có thế này, ngày xưa mình bắt nạt con nhỏ Tiểu Li theo cách y chang vầy nè... - Việt An trong truyện chưa hề giận Thư (vì không có plot quyển sổ), nàng vẫn còn nhớ hết kỷ niệm cũ và tất cả những trò nàng bày ra để dắt mũi chàng, chỉ là phiên bản nâng cấp của những vụ chàng bắt nạt nàng hồi thơ ấu, đổi vai và tinh vi hơn. - Vì không giận Thư, nên Việt An luôn luôn giữ khoảng cách vừa đủ để cho Thư vẫn ảo tưởng và không bỏ cuộc. - Truyện phát hành lần đầu đâu năm 1990, nên cách xử lý và nhiều suy nghĩ nói thật là gần với lứa cuối 7x hơn là 8x, tuy nhiên loạt truyện của Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng bắt đầu từ khoảng 1994-1997 nên với 8x vẫn bắt kịp được nó, còn 9x thì thấy nó khiên cưỡng và kỳ cục chắc là đương nhiên.
2 vợ chồng vừa đi coi lại lần 2... 2 đứa 31t rồi và đều là fan cuồng của truyện CGDTHQ và Trại Hoa Vàng. Tụi mình yêu nhau từ năm lớp9 Lúc có con gái đầu đặt ngay tên Việt An
tầm 92 đổ lại vẫn còn biết mấy cái trong phim này mình 90, xem phim thấy cứ như quá khứ trở lại trước mắt