Cuối cùng ta đã chọn Nhật (B) vì A là môi trường start-up, cũng giống công ty trước của ta. Vào B vì 1 kiểu kinh nghiệm khác :P Dù từ chối bên A cũng thấy buồn thật.
thiệt chớ làm mấy cái ngành digital này có công việc nhàn nhàn lương ổn định thoải mái lại khỏe, vì làm lâu lâu quen mặt rồi làm việc freelance trong cty đc, coi như cày 2 job, lấy mỡ cá rán mèo .
Vấn đề 2 lựa chọn 1 thằng start-up 1 thằng Nhật nên méo thằng nào nhàn cả Mà nhàn quá lại sinh lương thấp mốc mỏ
Dev thì bận thật chứ Designer, làm cho cty outsource thì bận một thời gian đầu của dự án thôi, sau là chơi, giờ đang dần chuyển sang giai đoạn chỉ tay 5 ngón rồi nên đẩy việc cho member làm còn mình giám sát thôi
bác ko làm bên dev thì chắc ko cày lắm đâu ... với lại cty ở VN nhưng staff ng Nhật vẫn có mà, hơn nữa mình thấy staff công tác đi ra đi về VN- Nhật thường xuyên, lại còn mấy bé thực tập sinh Nhật qua nữa... lo gì!!
Cảm giác như tư vấn laptop cho con gái Em mua cái B ngon nè, cấu hình ngon, build tốt, nhẹ, lại rẻ tiền hơn cái A cuối cùng nó mua cái A vì "nó đệp" Giỡn chứ lựa chọn là ở bạn, mình đang đi làm cho B nên cũng biết. Nó giống cái hố xí, dm, người ở trong thì muốn chạy ra, bên ngoài thì muốn chạy vào
Vẫn sa thải thôi, nhất là ở Cty ở Việt Nam và với nhân viên người Việt, nhưng nó sa thải có quy chuẩn đàng hoàng. Trong một thời gian đánh giá chỉ số KPI mà không đạt, công việc không như kỳ vọng đặt ra nó sẽ đuổi. Khi đuổi nó sẽ phải cân nhắc, đuổi thằng này tuyển thằng khác, được hết. Nhưng đuổi thì ngay lúc đó sẽ ảnh hưởng gì đến hoạt động của Cty, vị trí thằng bị đuổi có phải là một vị trí quan trọng hay không. Chức cao chưa chắc là quan trọng, và ngược lại chức vụ nhỏ chưa chắc đã là không quan trọng. Ví dụ, trợ lý giám đốc mà đuổi liền là có chuyện, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng nhân sự...mà đuổi cũng có chuyện nốt nếu không có ngay thằng khác phù hợp trám vào vì nó là mắt xích quan trọng của công ty. Còn thằng phó giám đốc, thằng phó phòng...nó đuổi tuốt. Còn một vài vị trí nó chả buồn đuổi nữa, rất an toàn. Ví dụ như ta, tạm gọi là trưởng ban đào tạo và phát triển ( T&D ). Trong Cty ta nó là một ban thuộc HR Dept, cấp chưa ngang với phòng nhưng quy mô nó vẫn ngang phòng, và lương ta ngang lương thằng Head của HR Dept. Công việc là đào tạo kỹ năng nghiệp vụ on job off job cho nhân viên mới, bán hàng, tiếp tân, phục vụ, train hết... Vị trí này chả có gì để phải đuổi
Công ty nào chả thế, đâu chỉ là Nhật Không hợp hoặc không cần thiết nữa thì cắt bỏ, chuyện thường ngày
"ít" hơn như tên kia nói, vì căn bản, cty Nhật nó tuyển không dễ và nó đuổi cũng không dễ. Dù mi làm không được việc như mong muốn, nhưng chỉ cần không gây ra sai lầm gì nghiêm trọng, vẫn là người nó tin tưởng, thì nó vẫn giữ lại nhé. Mi ứng tuyển vào Cty Nhật nhưng mi thuộc dạng không biết tiếng Nhật, không tự giao tiếp được với sếp người Nhật nên thực ra mi vẫn chưa đi sâu vào hệ thống của nó đâu, văn hoá nó rất khác với VN và phương Tây.
Sếp tổng người Nhật nhà hàng ta là người không có bằng cấp đại học gì cả, ổng theo Cty từ lúc trẻ đi lên từ nhân viên phục vụ đấy. Người Nhật họ coi trọng sự tin tưởng và trung thành hơn tài năng
Tay giám đốc bộ phận người Hàn chỗ mình đầu vào là học hết cấp 3 thôi , cống hiến 24 năm giờ lên được giám đốc bộ phận . Nếu là người việt nam thì chắc 24 năm sau vẫn là công nhân :v
mà tính ra nhật đá trái ngành cũng rất kinh như ct đang có 1 ông trưởng phòng nhật qua onsite . Hỏi thì chả nói chả tốt nghiệp văn học ra làm it :v rất nhiều trường hợp mình biết nữa nên thấy Nhật đá trái ngành học rất là thường mà lại giỏi nữa ấy chứ :v
vì cơ bản là tụi Nhật làm việc theo quy trình đã đc đặt ra nên nếu có gây ra hậu quả cũng ko đuổi đc vì tất nhiên, nó đã theo quy trình. Đc 3, 4 lớp sếp duyệt (Nói là duyệt chứ thật ra cũng đọc qua loa xong đóng mộc). ko tuân theo quy trình mà gây hậu quả nghiêm trọng thì mới sợ bị đuổi. Nhật làm trái ngành rất kinh. Có vài ông 30 tuổi, có bằng luật ở nước ngoài trong tay tự nhiên chuyển làn sang kỹ sư. Có ông cũng bằng luật nước ngoài, 40 tuổi tự nhiên chuyển qua làm quản lý kỹ thuật. Ko biết gặp mấy ông sếp đó nên vui hay nên buồn