[Z]Vua Quang Trung và cuộc cải cách lịch sử về chữ viết

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kentiny, 30/11/17.

  1. Kentiny

    Kentiny Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    4,552
    Nơi ở:
    Pussies Destroyer
    Vua Quang Trung và cuộc cải cách lịch sử về chữ viết
    • 18:53 30/11/2017

    Dưới thời trị vì của vua Quang Trung, lần đầu tiên loại chữ viết do người Việt sáng tạo được dùng trong văn bản hành chính.

    Theo nhiều nghiên cứu, chữ viết đầu tiên được người Việt sử dụng là chữ Hán. Một số ý kiến cho rằng có thể chữ viết của người Việt cổ đã có từ thời các vua Hùng, nhưng di chỉ khảo cổ học vẫn chưa chứng minh được.

    Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ đầu công nguyên đến năm 938, người Hán đưa chữ viết vào nước ta. Sau khi giành được độc lập từ thế kỷ X, trừ giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi của nhà Tây Sơn, chữ Hán là chữ viết chính thức.

    Suốt thời kỳ này, chữ Nôm từng bước được hoàn chỉnh, phát triển nhưng vẫn không thể thay thế được chữ Hán trong các văn bản hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam.

    Chữ viết đầu tiên của người Việt
    Theo ghi nhận của các công trình nghiên cứu, chữ Nôm là loại chữ viết đầu tiên do người Việt sáng tạo. Dù được hình thành trên cơ sở của chữ Hán, nó là sản phẩm trí tuệ của người Việt. Chữ Nôm ra đời ở nước ta khá sớm và cũng có những giai đoạn phát triển rực rỡ, với nhiều tác phẩm văn học có giá trị.

    [​IMG]
    Vua Quang Trung vừa là nhà quân sự tài ba, vừa có tài lãnh đạo đất nước. Ảnh: YouTube.
    Sau khi đất nước giành được độc lập, chữ Nôm ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn. Thời Lý - Trần đã xuất hiện những tác phẩm văn học bằng chữ Nôm đầu tiên. Hàn Thuyên - quan thượng thư bộ hình thời Trần - được xem là người đầu tiên sáng tác thơ bằng chữ Nôm.

    Hồ Quý Ly - vị vua nổi tiếng với những cải cách tiến bộ vượt thời đại - dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1400-1407), ông cũng kịp đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử, cho dịch một số sách ra chữ Nôm.

    Nhà Hồ sớm bị đánh bại nên những cải cách của Hồ Quý Ly mãi chỉ là giấc mơ dang dở.

    Sang đến thời Hậu Lê (1428-1789), chữ Nôm đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều tác phẩm văn học như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông hay Bạch Vân am thi tậpcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm… được sáng tác bằng chữ Nôm.

    Dưới thời Nguyễn, chữ Nôm tiếp tục được người Việt sử dụng rộng rãi trong dân gian, đặc biệt trong sáng tác thơ phú. Những tác giả tiêu biểu là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu…



    Toàn bộ đề xuất cải tiến phụ âm 'Tiếq Việt' của PGS Bùi Hiền
    PGS.TS Bùi Hiền cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh khi viết sai chính tả, thuận lợi cho người dân tộc, người nước ngoài học tiếng Việt.

    Vua Quang Trung và cuộc cải cách về chữ viết
    Cùng với sự phát triển của lịch sử, chữ Nôm phát triển, chiếm được vị trí ngày càng quan trọng trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, chữ Nôm vẫn chưa thể vươn tầm thành thứ văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản của quốc gia. Nó chỉ tồn tại như ngôn ngữ dân gian, ngoại trừ thời gian trị vì 24 năm của nhà Tây Sơn.

    [​IMG]
    Bốn trang đầu của sách Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dùng chữ Nôm để học chữ Nho. Ảnh: Wikipedia .
    Vua Quang Trung chính là người đầu tiên trong lịch sử đưa chữ Nôm vào các văn bản hành chính của nhà nước thời kỳ này. Nhà vua đã cho lập Sùng Chính thư viện ngay tại chân núi Thiên Nhẫn, nơi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp quy ẩn để mời ông làm viện trưởng, chịu trách nhiệm dịch các loại sách thời kỳ này sang chữ Nôm.

    Cùng với Nguyễn Thiếp, nhiều nhân sĩ nổi tiếng thời kỳ này cũng được mời ra cộng tác như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch…

    Vào năm Quang Trung thứ năm (1792), Viện Sùng Chính dịch xong bộ Tứ thư và Tiểu học. Nhà vua xuống chiếu sai dịch tiếp các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch…

    Nhờ sự khuyến khích của vua Quang Trung, văn chương chữ Nôm thời kỳ này phát triển mạnh, khẳng định được vị thế của mình. Tiếc là, sự ra đi của vua Quang Trung kéo theo sụp đổ của vương triều Tây Sơn, khiến chữ Nôm không còn giữ được vị thế của mình.

    Đến thời Nguyễn, Nhà nước lại quay lại với việc sử dụng chữ Hán trong các văn bản hành chính nhà nước.
     
  2. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    Muốn viết đc chữ Nôm phải thông thạo đc chữ Hán, mỗi địa phương lại có cách chế theo ý mình. Học mịa chữ Hán cho rồi.=))
    @ Có học qua phồn thể thì nhìn chữ Nôm các cụ chế từ chữ Hán trong cuốn sách trên thì rõ là cải lùi, vừa quá nhiều nét, khó viết lại khó nhớ hơn chữ Hán gốc...
     
    o0puppyo0 thích bài này.
  3. Kitekaze

    Kitekaze Iron Cross Holder Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/4/06
    Bài viết:
    3,825
    Nơi ở:
    Apocalypse
    Ít ra chữ nôm đọc được âm Việt. Dùng chữ hán thì chỉ có được âm hán thôi.
     
  4. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    Ko, chữ Nôm vẫn phải cần có sự hiểu biết sâu sắc về chữ Hán và tam sao thất bản của chữ Nôm để đoán đc đúng âm. Ví dụ như hình trong bài thì chữ THẾ 世(thế giới, thế hệ) thì chữ Nôm lại thêm chữ ĐẠI 代 (thời đại, chi phí sinh hoạt) ở dưới nhưng vẫn đọc là THẾ; chữ THIÊN 天 thì lại thêm bộ THƯỢNG 上 vẫn đọc là THIÊN.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/17
    4 vú and o0puppyo0 like this.
  5. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Chữ tượng hình với âm chẳng liên quan mấy đến nhau. Dạy thằng nhỏ chữ "山" là núi hay mountain thì nó sẽ hiểu chữ đó theo cách dạy thôi.
     
  6. Kitekaze

    Kitekaze Iron Cross Holder Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/4/06
    Bài viết:
    3,825
    Nơi ở:
    Apocalypse
    Thực chất mà nói từ chữ Hán đã có việc đồng âm rồi (một phần là do cách đọc của người Việt).
    Còn về âm Việt, nếu không có chữ Nôm, làm sao để viết lại những chữ như "cho" "mẹ" "cơm" mà không thông qua chữ Hán?

    Điển hình nhất là thơ Hán và thơ Nôm.
    Những bài thơ Hán, bắt buộc phải dịch từ chữ Hán về chữ Việt thì học sinh mới hiểu. Sau đó còn phải chuyển thể lại thành thơ.
    Còn thơ Nôm, cứ đọc âm nào là viết âm đó lại.
     
  7. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    Chữ viết tượng hình ko liên quan đến âm đọc. Chữ Nôm vừa là chữ siêu khó về tượng hình (khó hơn chữ Hán) và cũng siêu khó về biểu âm (ko có cơ quan thống nhất cách viết và biểu âm trên toàn quốc dẫn đến 1 chữ còn nhiều cách đọc hơn chữ Hán và phải thêm rất nhiều bộ để đoán đc âm gần nhất, đã phức tạp càng phức tạp hơn).
     
  8. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    Gọi là cải cách chữ viết thì phải như bọn Hàn , bọn Nhật thì nửa mùa với 2 bản chữ + một đống kanji . VN thì không biết nên chửi hay nên cám ơn bọn Pháp , quốc ngữ mất mẹ nó gốc nôm nhưng cũng tách hẳn tiếng Việt ra khỏi chữ Hán :4onion67:
     
    4 vú, jumper and Ờ mày giỏi like this.
  9. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    nếu tính ra đồng âm của tụi tàu nhiều hơn của hán việt, nhất là bọn xài tiếng phổ thông. Vì âm của tụi nó ít hơn của mình.
     
  10. gaaravn

    gaaravn C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/12/06
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Sơn Tặc Trại
    Mà sao nhiều người thấy chữ hán khó nhỉ. Tui học nhớ chơi chơi 2 tuần cũng nhớ đc 1k2 từ. Nhớ mặt chữ và nghĩa chứ ko viết đc.

    Tính ra còn dễ hơn cả tiếng việt vì nhìn cái hiểu ngay .
     
  11. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    học chữ Nôm còn quỳ hơn học chữ Hán…
     
  12. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    Xạo hồ bách thảo diều bắt quạ tha
     
    harry999 thích bài này.
  13. flame1602

    flame1602 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/1/06
    Bài viết:
    1,875
    Nơi ở:
    Fear Street
    Nói thế thì nói làm gì. Tiếng việt, nghe - nói - đọc - viết rất đơn giản chứ không có cái trò nhớ mặt chữ nghĩa nhưng không viết được. Chỉ cần thuộc ngữ pháp với cách đánh vần cơ bản là quất tới, cũng chả giới hạn trong 1k2 từ ;)) Cá nhân ta thì tiếng việt vẫn là thứ tiếng đơn giản nhất theo nhiều mặt, không phải vì chuyện ta là người Việt.
     
  14. noname95

    noname95 Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/06
    Bài viết:
    5
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Ta thấy bọn hàn bá đạo vkl.
    Dù bị ảnh hưởng văn hoá hán như vẫn sáng tạo ra chữ tượng thanh như bảng chữ cái.
    giao hoan đất trời mẹ sao bọn nó khôn thế mà vẫn bị đô hộ
     
  15. V.A

    V.A The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,414
    Nơi ở:
    Hà Nội
    đệt mợ thằng viết báo, quang trung k cải cách thành cái tiêq việk của mày
     
  16. quadan

    quadan The Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/09
    Bài viết:
    4,279
    Cha sứ người Bồ mà. Còn nói mất gốc thì không hẳn. Chỉ là chuyển ký hiệu chữ cái thôi mà, bọn nhật hàn thì nó dựa theo chữ hán cũng vậy.
     
  17. gaaravn

    gaaravn C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/12/06
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Sơn Tặc Trại
    Xl gì. Mi google phương pháp học nhớ 2k chữ hán trong 1 tuần kìa . Là 1 trong 2 phương pháp học kanji hiện tại của tụi vn .

    Ta học 2 tuần 1k2 chữ là còn lười với chậm đấy.
     
  18. gaaravn

    gaaravn C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/12/06
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Sơn Tặc Trại
    Thế mi muốn gì, trong 1 2 tuần nói trôi chảy tiếng Khựa à ?

    Mi nên nhớ tụi khựa có 4k hán tự thông dụng, tụi Nhật là 2k . Mi nhớ đc hết thì coi như khi đọc mi hiểu nghĩa rất nhiều từ vựng rồi, cái còn thiếu sót là cách tạo câu và cách nghe nói . Mà đấy là ta đang nói Hán tự , ko phải toàn bộ ngôn ngữ tiếng Khựa, tiếng Nhật.

    Còn tiếng Việt mi học 1 tháng đã đánh vần đủ bảng chữ cái chưa ? Còn tiếng hán trong 2 3 tháng mi nhớ đc mặt chữ hán khoảng 2 3k từ thì thả mi sang Trung Quốc là đọc hiểu khá tốt rồi đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/17
  19. gamerbi

    gamerbi Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/02
    Bài viết:
    6,292
    2 3 tháng học mấy k từ ta ko biết chứ hồi ta ở TQ gặp ko ít người ở VN học mấy tháng tiếng Trung, qua đó xếp lớp cũng vào lớp sơ cấp, ra đường cũng lơ tơ mơ khi đi xe bus hay metro, chỉ có cái thả vô siêu thị thì còn tự đọc được tí
     
  20. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    18,523
    VKL.
     

Chia sẻ trang này