1. Mũ cối. Mũ cối là một hình ảnh mang tính biểu tượng của bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ dùng để che nắng mưa, chống mảnh bom đạn, những chiếc mũ cối còn có thể dùng làm gáo nước, chậu thau rửa mặt. Trong ảnh là một chiến sĩ tự vệ với súng trường K44. Ảnh: Badi. 2. Dép lốp. Không ít đôi dép lốp đã hành quân cùng người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ xẻ dọc dãy Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ. 3. Diêm Thống Nhất. Dụng cụ tạo lửa là vật dụng không thể thiếu trong các cuộc hành quân. Trong hoàn cảnh bật lửa đốt bằng xăng là "của hiếm", những bao diêm Thống Nhất trở thành bạn đồng hành của nhiều chiến sĩ trên chặng đường cứu nước. Ảnh: Diêm Thống Nhất. 4. Tông. Bình tông hay bi đông là dụng cụ dùng để ăn uống của chiến sĩ ngoài mặt trận. Một bộ bình tông thường gồm một bình đựng nước và một bát đựng thức ăn, được làm bằng nhôm rất bền. Ảnh: Nhatrangclub. 5. Cao sao vàng. Cao sao vàng là một sản phẩm "huyền thoại" của hệ thống y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là loại cao bôi được chứa trong hộp nhỏ dễ mang trong người, có tác dụng làm nóng, trị nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, chóng mặt... rất hữu dụng trong việc bảo vệ sức khỏe của người lính. Ảnh: Wikipedia. 6. Ba lô con cóc. Ba lô con cóc là chiếc "túi thần kỳ" của người lính bộ đội Cụ Hồ, khi được dùng để chứa hầu hết vật dụng cá nhân trong quá trình hành quân. Ảnh: Fanfan. 7. Võng dù. Những chiếc võng dù có thể gấp gọn trong ba lô sẽ phát huy sự hữu dụng tuyệt vời khi người chiến sĩ cần một nơi ngả lưng trong rừng rậm. 8. Dao găm tự vệ: Vừa dùng để mở đường trong điều kiện địa hình rừng rúi, vừa có thể dùng làm công cụ cắt gọt. Ảnh: ANTD. 9. La bàn. Những chuyến hành quân dài ngày của người chiến sĩ qua những miền rừng núi hoang vu sẽ khó có thể thực hiện được nếu không có những chiếc la bàn. Ảnh: Hanhvn. 10. Giấy bút. Không chỉ dùng để ghi chép lại các thông tin trên chiến trường, giấy bút còn là phương tiện kết nối chiến sĩ với những người ruột thịt, thân yêu qua những bức thư gửi về hậu phương. Ảnh: Báo Hà Tĩnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử của những đôi dép cao su đặc biệt này. Ảnh: Depcaosu.com. Trên thế giới, dép lốp (tire sandals) là tên gọi chung của các loại giày dép đơn giản được làm từ săm và lốp xe bỏ đi. Loại dép này dễ làm, rẻ tiền lại rất bền. Nhưng chỉ tại Việt Nam, dép lốp mới trở thành một "huyền thoại" lịch sử. Ảnh: Vietnamnet. Theo một số tài liệu, Đại tá Hà Văn Lâu (1918 - 2016) là cha đẻ của dép lốp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhưng bản thân Đại tá Lâu cho rằng, mình chỉ sử dụng lại cách thức của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Ảnh: VietnamWar.govt.nz. Theo lời kể, vào năm 1947, nhận thấy ông Nguyễn Văn Sáu có một số xăm lốp ô tô cũ, ông Hà Văn Lâu đã đề nghị ông Sáu chế tạo những đôi dép lốp kiểu sandal để các anh em trong quân ngũ sử dụng. Ảnh: Phucdat.co. Do chứng minh được tính hiệu quả, mô hình sản xuất dép lốp được nhân rộng trong quân đội. Dép lốp đã được sản xuất đại trà và được các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ sử dụng rộng rãi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ảnh: Depcaosu.com. Để chế tạo dép lốp, một phần lốp ô tô được cắt ra làm đế (thường là phần giữa), mặt ngoài của lốp với các đường rãnh quay xuống phía dưới. Quai của dép lốp được cắt ra từ săm ô tô cũ, hẹp 1-1.5 cm, độ dài thay đổi phù hợp với từng cỡ chân. Ảnh: Zing. Để xỏ quai, người ta đục hay rạch trên đó tám cái khe ở mép (là 8 đầu nối quai và đế). Xỏ quai vào lỗ bằng cách dùng rút dép (một mảnh kim loại mảnh, dài, gập đôi lại) kẹp đầu dây, luồn qua khe trên đế. Ảnh: Vietnamnet. Từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, người Việt còn sử dụng phương pháp đúc cao su thành đế dép và quai dép. Tuy loại dép này được gọi là "dép đúc" nhưng về cấu tạo, nó giống như dép lốp sản xuất bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Đời sống & Pháp luật. Với chi phí rẻ, dễ sản xuất, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, có thể bảo vệ bàn chân ngay cả khi giẫm lên mảnh thủy tinh, dây thép gai, dép lốp đã trở thành bạn đồng hành của hàng trăm nghìn chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ trong vi cứu nước. Ảnh: Depcaosu.com. USA.exe has stopped working
Đùa cái giày đỏ đỏ làm đúng thì hơi bị ngon nghe ( h nó bị mỏng đi + không đúc liền ) xài 2-3 năm vô tư
Năm ngoái thăm thằng ku em thấy đôi dép nó màu nâu, dòm bóng lưỡng mà nó bảo mang lâu rộp với chật :(
Nó đổi rồi tầm 2010 nhựa mềm lắm + dẻo nữa sau 2012 nó chuyển qua cái nhựa gì ấy cứng ngắt ( từ màu đỏ gạch chuyển sang đỏ nâu tiến tới nâu )
lâu lâu nghe lại thấy máu vl, nhạc đỏ nhiều bài kích thích tinh thần vl, bảo sao hồi xưa các cụ chiến hăng quá