Tôi góp ý nhé. Thứ nhất là vềphương tiện. Tôi thấy việc thầy vẽ chì trên giấy vàng làm nhìn từ xa rất khó. Phòng cần một máy chiếu và một camera, 1 bàn vẽ + 1 đèn led ring. Set up sẽ thế này, thầy sẽ vẽ trên bàn được thu hình trực tiếp bởi camera có đèn led ring trợ sáng (đèn này làm giảm bóng do tay thầy hất xuống) rồi chiếu lên phông bạc. Việc này giúp việc theo dõi thầy vẽ dễ hơn. Hơn nữa người dự có thể theo dõi được cách thầy đi bút. Cái đấy mới là cái quan trọng nhất. Chứ cách thầy vừa vẽ vừa nói vừa làm cho người xem ở xa không theo dõi được cách thầy đi bút cũng như có người bị che khuất. Về nội dung thầy truyền đạt, thầy truyền đạt y như trong sách y khoa. Tôi lúc đầu nghĩ giải phẫu theo mỹ thuật thì nó phải khác. Hoặc có thể vì clip được quay khúc giữa còn đầu với đuôi bị mất rồi nên không biết được nội dung bữa hôm đó. Nhưng tôi mạnh dạn đề xuất. Vì thầy dạy buổi nào lấy tiền bữa đó nên thầy phải biết nghệ thuật làm tiền chứ thầy không thể dạy theo lớp lang như ở trường đại học được. Trong bữa đầu tiên thầy phải thể hiện được kĩ năng của thầy. Thầy vừa đi bút vừa miêu tả hình thể con người. Rồi đi tới chi tiết từng thứ. Chứ tôi xem clip thì thấy nó rất giống một buổi học trên trường. Như vậy thì không lấy tiền người ta được đâu. Về cách thầy trình bày. Thầy phải nắm chắc kiến thức trước khi thầy đứng lớp. Việc thầy không nhớ chi tiết rồi bỏ qua. Cái đó là cấm kị vì nó thể hiện rằng mình không vững kiến thức. Các góp ý của tôi chỉ là từ góc nhìn của dân học y thôi. Chứ lần gần nhất tôi tham gia lớp học vẽ chắc cũng được 10 năm rồi. Mà tôi vẽ xấu tệ. Nhưng với môn giải phẫu thì tôi rất có nhã hứng. Nếu thích thì tôi và thầy có thể trao đổi nhau để xây dựng giáo án này.
Cái này đúng này thày. Với làm như kiểu này, lấy 1 cái ảnh ra rồi vẽ lên trực tiếp, nhiều màu sắc cho người học dễ hình dung. https://www.facebook.com/video.php?v=587618374780900
phục cái là ông ra rồi ổng biết cái chi tiết giải phẫu bằng tiếng việt. Điều mà ông trên không làm được
Bác viết quyển sách giải phẫu đi. Ngày xưa e học thầy cô dạy gp hời hợt lắm cubgx ném cho quyển ông Nhị hời hợt k kém. Phát hành quyển sách xem ra khả thi khi mà sv năm nhất chưa biết gì nó sẽ tìm sách của bác đọc nhiều hơn là quyển của bác Nhị đã cũ và lỗi thời. Viết ra xog thuê 1 đứa nào ngôn từ hay nó biên lại cho dễ hiểu
Dạy một thời gian mới có kinh nghiệm để truyền đạt cho ng học dc, với viết sách đâu phải một sớm một chiều. Vài năm nữa có sách sẽ mua 1 quyển.
Giải phẫu của bác Nhị ấy, ông thầy có 1 quyển đã cũ phía sau để giá 3000 đ là biết cũ lắm rồi, cứ đem ra tấm tắc kiểu sưu tầm dc đồ cũ. Xog sv mượn về đi photo ra đọc
Ừa bác hay là bác thớt dạy online đi quay clip chia từng phần, sv nó hỏng phần nào tự mua phần đó về học, có vốn thì xuất bản sách. Chứ sv Vn học mãi quyển giải phẩu của bác Nhị từ ấy tới giờ ko có tài liệu nào khác hay sao ấy. Hồi mình học đã thế, giờ mấy em khóa dưới học vẫn thấy tụi nó đi photo quyển đấy của ông thầy
Đấy đấy, được như cái chỗ bôi đậm đấy thì miễn chê. Mới cả nếu mà trực giảng thì mình chỉ trực tiếp trên người thật chứ chỉ ảnh kia cũng ảo lắm. Nhân tiện, tôi thì tôi thấy việc ứng dụng giải phẫu vào nghệ thuật đòi hỏi cái khéo nhé. Khéo ở đây là anh biết hết mười phần, nhưng vẽ ra chỉ vẽ ba bốn phần thôi. Bàn xa ra tí là giả dụ cánh tay có 5 cơ, nhưng cái quan trọng với người thực hành nghệ thuật là 5 cái cơ kia trong một cử động nhất định, chúng nó sẽ tạo thành cái hình gì (nó là việc biết được một mặt cắt ngang qua ấy). Mà đâu phải tay ông nào cũng tập thể hình để ngồn ngộn 5 cái cơ đấy ra đâu. Rồi còn nhiều yếu tố chi phối khác như tuổi tác, giới tính. Bởi suy cho cùng giải phẫu giải pheo cũng chỉ là công cụ để anh hiểu, và từ cái hiểu anh điều tiết sao cho ra được cái đẹp. Cũng giống như mấy anh em mình ngồi nói chuyện ấy nhề. Mình sẽ khoái ngồi với thằng nào nó ăn nói khéo léo, biết nói cái cần nói chứ cái loại mở mồm ra câu nào cũng đúng vần đúng điệu, chưa kịp nói mình đã đoán được hết thì chán bỏ mẹ.
Nhân tiện đây là 3 quyển sách tôi đang sử dụng. Kinh nghiệm cá nhân tôi đánh giá rằng đây là ba quyển đỉnh cao về giải phẫu học. Quyển này của bên y khoa. Hình minh hoạ và những thông tin nó đưa ra thì vô mẹ địch. Tôi thấy quyển này mà nhận thứ hai về giải phẫu học thì đéo quyển nào dám làm chủ nhật luôn. Quyển này tôi tình cờ mua được tại một hiệu sách cũ với giá 14 đồng. Nó tên là Giải phẫu học nghệ thuật. Nó sẽ cung cấp cho mình những thông tin như: cổ tay của mỗi người thường sẽ có 3 ngấn v.v... Sau khi sở hữu được một thời gian, tôi mới biết quyển này là một quyển vô cùng quý ở Pháp. À mà nó có bản online nhé cho anh em nào tò mò. Quyển này chắc nhiều anh em biết. Cũng khá bổ ích. Tuy nhiên điểm trừ của nó, theo tôi là hình minh hoạ cẩu thả. Chưa kể có một vài lỗi về kiến thức, cái này là đéo thể tha thứ được.
"Tôi thấy quyển này mà nhận thứ hai về giải phẫu học thì đéo quyển nào dám làm chủ nhật luôn" Thầy giảng vui vẻ sinh động như câu này thì hút người lắm.
Bàn về nhu cầu của cái giải phẫu này, tôi thấy thế này. -Đầu tiên là nó bị giới hạn trong nhóm những người học hội họa. -Những người quan tâm đến nó, đa phần lại tự học, tự nghiên cứu. Giống như thầy -Những người ít quan tâm đến nó lại chỉ xem như cưỡi ngựa xem hoa. Bởi thế, kiếm được người quan tâm và đến học nghiêm túc lại càng khó. Đám họa sĩ trẻ mà tôi từng làm việc, đa phần cũng toàn google dáng và tham khảo ngay lúc vẽ chứ ít đứa nào chịu nghiên cứu và thuộc lòng. May mắn là vẽ nhân vật thì quần áo độn bên ngoài hết. Mỗi lần thấy dáng sai, bắt vẽ trần truồng ngay từ bên trong thì giãy lên đành đạch. =============== Về tiết học của thầy, tôi nghĩ thầy nên tương tác với học sinh nhiều hơn nữa, hỏi tụi nó, gọi vài đứa lên làm thử và thầy chỉnh sai. Làm như thế, bọn nó sẽ luôn phải suy nghĩ và trong tư thế đề phòng bị gọi lên bảng. Ngày xưa tôi cũng đi dạy, dạy cấp 2 thôi, phần vẽ trên bảng phải thực hiện rất nhanh (trong vòng 5 phút). Chủ yếu show skill cho học sinh thấy. 40 phút còn lại là tương tác với chúng nó. Và nói trên hình ảnh chuẩn bị sẵn. Và trên hết là luôn thổi cái hài hước vào bài giảng. Học sinh dù ở tuổi nào cũng luôn hào hứng trước 1 tiết học vui vẻ. Vui vẻ trước, kiến thức từ từ bơm vào tụi nó sau.