Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Dự kiến giá vé thấp nhất 8.000 đồng/lượt Theo dự kiến, giữa tháng 4 này tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác. Hiện nay, TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Có ba loại giá vé áp dụng theo tháng, ngày và lượt. Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được xây dựng dự thảo để ban hành giá vé. Theo dự thảo, 3 loại vé hiện nay gồm: vé tháng 200.000 đồng/người; vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày) và vé lượt (vé lượt sẽ được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách trong đó tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng đường ngắn nhất). Loại vé lượt được áp dụng khá linh hoạt khi có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ. Việc thanh toán bằng thẻ được khuyến khích với mức giả rẻ hơn thanh toán bằng tiền mặt khoảng 500 đồng mỗi lượt. Giá vé trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến 2A Cát Linh- Hà Đông và các khoản chi phí trung gian thanh toán nếu có. Mức giá trên đã được trợ giá và chỉ áp dụng trong thời gian thí điểm kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác thương mại. Sau khi xây dựng dự thảo và tính toán chi phí vận hành, quản lý, Thành phố Hà Nội sẽ ban hành giá vé chính thức. Thành phố cũng đề nghị Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế TP hướng dẫn công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thực hiện mức giá vé theo đúng đối tượng; chấp hành đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý vé, biên lai, ấn chỉ. Bên cạnh đó, Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính, Sở LĐTB&XH xây dựng quy trình mua vé tháng cho đối tượng ưu tiên theo các quy định hiện hành. TS Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, cách tính giá vé của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông rất đặc biệt, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Trao đổi với Lao Động, ông Trường cho biết, trên thế giới hiện đang áp dụng 3 hình thức giá vé đối với các phương thức vận tải hành khách công cộng gồm: giá vé đồng hạng; giá vé theo khu vực và giá vé theo chặng (cự li). Việt Nam hiện đang áp dụng giá vé đồng hạng vì đơn giản, dễ thực hiện và khuyến khích những hành khách đi dài. Điển hình như xe buýt của Hà Nội hiện đang áp dụng giá vé đồng hạng với 3 mức giá, 7.000 đồng cho tuyến dưới 15km, 8.000 đồng cho tuyến từ 15km tới 25km, 9.000 đồng với những tuyến dài trên 25km. “Riêng với đường sắt đô thị của Hà Nội, lần đầu tiên ở Việt Nam áp dụng cơ chế giá vé theo cự li nhưng vẫn kết hợp với những ưu điểm của hệ thống giá vé đồng hạng của xe buýt hiện nay”, TGĐ Hà Nội Metro nói. TS Vũ Hồng Trường - TGĐ Hà Nội Metro. Ảnh: Thành Trung Theo TGĐ Hà Nội Metro, việc mua vé tháng như xe buýt hiện nay chỉ tập trung vào 5 ngày đầu và 5 ngày cuối tháng để mua vé cho tháng sau sẽ gây ùn hành khách và "những người quên hoặc đi công tác khi về muốn mua vé tháng thì thường người ta lại không mua nữa vì tính theo vé lượt không rẻ hơn". Để khắc phục nhược điểm của vé tháng như xe buýt hiện nay, TGĐ Hà Nội Metro cho biết, vé tháng tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ được tính bằng 30 ngày từ thời điểm mua. “Việc này nhằm khuyến khích người dân mua vé tháng tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng". Ngoài ra, việc áp dụng giá vé theo cự li còn có ưu điểm là khuyến khích hành khách đi chặng ngắn. "Vì theo khảo sát cũng như theo quy luật khách quan, thường cự li càng xa thì tỉ lệ chuyến đi càng ít và chủ yếu là đi chặng ngắn và trung bình. Nên việc áp dụng vé theo cự li sẽ thu hút được người đi chặng ngắn và đảm bảo được tính công bằng hơn so với giá vé đồng hạng”, TGĐ Hà Nội Metro nhận định. Trả lời câu hỏi, vì do mà xe buýt chưa áp dụng giá vé theo cự li giống như tuyến Cát Linh – Hà Đông, TGĐ Hà Nội Metro cho rằng, do điều kiện công nghệ chưa cho phép. “Nhưng với tuyến Cát Linh – Hà Đông thì công nghệ hoàn toàn cho phép để áp dụng giá vé theo cự li”. "Công ty cũng đề xuất một hình thức vé mới là vé theo ngày (mua một lần đi cả ngày, không giới hạn số lượt) để thu hút khách tham quan, khách du lịch, nhất là trong giai đoạn đầu", TGĐ Hà Nội Metro cho biết thêm. Trước đó, Hà Nội đã công bố Dự thảo về phương án giá vé tuyến đường sắt này. Trong đó, vé ngày có giá 30.000 đồng/ngày (không giới hạn số lượt đi). Vé tháng sẽ có giá 200.000 đồng/người/vé (dành cho đối tượng hành khách phổ thông đi lại trên tuyến này). Giá vé trên được áp dụng trong thời gian thí điểm vận hành thương mại. Vé đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách và các khoản chi phí trung gian thanh toán nếu có. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. https://baomoi.com/duong-sat-cat-li...a-ve-thap-nhat-8-000-dong-luot/c/29850373.epi
tao tự hỏi, cái nghề lái tàu này chắc nhàn chết mẹ ra nhỉ, chỉ mỗi việc dừng tàu khi nó vào bến chứ chạy thì nó cú bám theo đường ray rồi thì việc gì phải lái
Mình lại nghĩ chẳng có nghề nào là nhàn cả, mỗi công việc nó lại có áp lực riêng, chịu trách nhiệm an toàn của cả trăm con người thì không thể nào gọi là nhàn được.
Ông còn phải tăng giảm tốc độ mỗi khu đoạn nữa , vào ga cho tốc độ bao nhiêu , ra ga tốc bao nhiêu , đường vòng tốc bao nhiêu ... Ngoài chở khách còn phải chở hàng , dùng đầu máy đẩy kéo các toa xe ghép vào nhau , chạy đường dài thì căng mắt ra mà quan sát tai nạn , chướng ngại vật , chỗ nào có biển báo kéo còi , chỗ nào có biển báo khu vực nhà dân ... vân vân . Nói chung là nhàn , nhưng không sướng lắm đâu :) . Mùa hè nắng nó chiếu vào nóng chết cụ ra , điều hòa thì không dc bậ̣̣t để tiế́́t kiệm dầu còn bán .
^ NV xưa làm trên tàu nhỉ, kinh nghiệm đầy mình, có vụ nào nhân viên tàu là pede gạ tình khách đi tàu chưa NV?
Cái này đi nó tính tiền theo chiều dài đoạn đường đi nữa chứ có phải giá cố định đâu mà vào SG lên 28k/ lượt. Tuần rồi sang Thái đi thì nó là kiểu phải mua cái thẻ rồi nạp tiền vào, mỗi lần ra vào trạm là phải cà thẻ xong đi càng xa trừ tiền càng nhiều thôi.
À đang nói tài xế chung chung , còn tàu hiện đại thì tài xế nhàn hơn nữa , nhưng vẫn cần quan sát và tăng giảm tốc độ chứ giao hết cho trung tâm sao được