[VNE]Những mảnh ruộng bỏ hoang trên quê hương 5 tấn

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Rosa Cossette D'Elise, 20/5/19.

  1. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    [​IMG]
    [​IMG]
    ***

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Đơn xin trả lại ruộng

    Kính gửi: Ông trưởng thôn cùng ban lãnh đạo thôn Bắc Sơn.
    Đồng kính gửi ban địa chính xã Hòa Bình.

    Tên tôi là Vũ Ngọc Quang, vợ Lương Thị Nụ.

    Tôi xin trình bày sự việc sau: Tôi có thửa ruộng tại vùng Nếp với diện tích 2 sào 8. Vì điều kiện sức khỏe nay không cày cấy được. Vậy tôi làm đơn này gửi tới ban lãnh đạo thôn biết. Thửa ruộng gia đình đã trả rồi, tôi không có đòi hỏi gì liên quan.

    Xin chân thành cảm ơn,
    Ngày 2 tháng 11 năm 2017

    Người làm đơn
    Vũ Ngọc Quang

    Lá đơn xé từ vở học sinh, chi chít vết tẩy bằng bút xóa. Bàn tay quen cấy cày viết những nét chữ nguệch ngoạc với lời cam kết "Nếu sau này Nhà nước có chính sách gì thay đổi thì tôi cũng không có ý kiến".

    Lá đơn đó là đoạn kết của một mảnh ruộng ở Thái Bình. Suốt một thế kỷ qua, như phần lớn ruộng lúa tại Việt Nam, nó thấm máu, mồ hôi và tâm huyết của nhiều thế hệ nông dân. Nó chứng kiến nạn đói năm 45, nó được trao về tay họ nhờ cải cách ruộng đất năm 53-56, nó chứng kiến thành công và thất bại của phong trào hợp tác xã thập kỷ 70-80, nó lạc lõng trong cuộc công nghiệp hóa và mở cửa nền kinh tế trong thập kỷ 1990-2000.

    Và bây giờ, sáu mươi năm sau niềm hạnh phúc được chia ruộng từ địa chủ, chính những gia đình nông dân ấy xin được trả lại ruộng cho nhà nước: nó không còn giá trị kinh tế gì với họ nữa.

    Từ khắp những cung đường dọc Thái Bình - mảnh đất của huyền thoại về cây lúa - dễ dàng nhìn thấy những mảnh ruộng không người cày cấy, cỏ hoang mọc. Ở làng Kinh Nhuế của ông Quang, nông dân đã bỏ hoang đến mười lăm héc-ta ruộng lúa.

    [​IMG]

    "Anh em du kích đâu, giải nó xuống!".

    Đội trưởng đội cải cách đứng giữa đài cao, đọc xong bản tố cáo tội ác của địa chủ Lý Mỡn, hô lên. Anh du kích Điển giật bắn người, không kịp phản ứng. Tức thì, một du kích khác nhảy lên bóp cổ ông Lý quật xuống. Cả làng nhao lên. Pháp trường đã chuẩn bị sẵn ngay trong sân đình. Địa chủ Mỡn nhận án tử hình ngay sáng hôm ấy.

    Đó là một ngày đầu năm 1956. Phiên tòa ngoài trời, dựng lên giữa sân đình làng Kinh Nhuế, xã Hòa Bình, Kiến Xương, Thái Bình. Trên cái đài cao ngang mái nhà, dân làng dựng bằng tre, có bậc thang lên xuống, ba người đang ngồi. Anh đội trưởng Đội cải cách ruộng đất kiêm chánh án ngồi giữa. Bên cạnh là hai phó chánh, những "chuỗi, rễ" xuất thân bần cố nông trong làng. Trước bàn căng khẩu hiệu đề sáu chữ Tòa án nhân dân đặc biệt. Đây là tòa án do đội cải cách dựng lên, có toàn quyền xét xử những ai bị cho là địa chủ.

    Hôm ấy, trẻ con được nhà trường cho nghỉ học đi xem xử tử địa chủ. Cu Quang mới 6 tuổi, rủ đám bạn ra đình làng, chọn chỗ đẹp để nhìn cho rõ. Nghe đâu, bắn địa chủ xong thì được chia ruộng. Ông Lý có cả chục mẫu, giàu nhất nhì cái làng này. Hơn nửa làng Kinh Nhuế phải thuê ruộng của ông.

    Địa chủ xử xong rồi. Dân được chia ruộng, gọi là "quả thực". Những chiếc thẻ tre ghi tên chủ ruộng kèm thành phần "bần nông", "cố nông" cặm ở đầu bờ. Nhà anh Điển, nhà cu Quang được xếp vào bần nông, nhận mảnh ruộng đầu tiên trong đời. Được chia bao nhiêu tuỳ thuộc vào giai cấp.

    Sau cải cách, bình quân mỗi cố nông Thái Bình được nhận 2 sào 8 thước, bần nông 2 sào 12 thước. Những gia đình bị quy thành phần "địa chủ" trở thành lớp nghèo nhất nông thôn, nhận 1 sào 8 thước.

    Cuộc Cải cách ruộng đất trong thập kỷ 50 là lúc mà dân làng Kinh Nhuế lần đầu biết đến khái niệm mảnh ruộng của chính mình. Đó là thành quả của cuộc cách mạng đầu tiên mà nông dân Việt Nam đòi được quyền sở hữu đất đai. Trước đó, là hàng trăm cuộc khởi nghĩa thất bại.

    [​IMG]

    Trong ký ức những người đấu tố ở sân đình làng Kinh Nhuế năm ấy, vẫn hằn lên hình ảnh vụ mùa năm 1944, khắp các cánh đồng lúa chết trắng vì rầy. Không có thóc nộp tô, dân kéo đến nhà giàu vay thóc. Nhưng nhà giàu để dành thóc bán cho Nhật. Thời điểm ấy, Pháp, Nhật đều tìm cách tích trữ lương thực cho những trận đánh cuối cùng trong Thế chiến thứ hai.

    Mất mùa, vỡ đê, nạn đói ập về. Người ta ăn cả cám bã, rau lợn. Hết rau hết cám thì đào khoai ngứa ăn. Ăn xong ngứa rách cổ. Một phần tư dân số Thái Bình đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu.

    Cậu bé Điển 13 tuổi, níu áo mẹ ngược dòng người lên mạn Phú Thọ. Bà đi trồng sắn, làm ruộng thuê cho nhà địa chủ. Anh em Điển kiếm con tôm, con ốc ăn qua ngày. Người cha từng bị quân Pháp bắt đi phu đồn điền bặt tin mấy năm, không biết sống chết.

    Trong lịch sử, nông dân làm ra hạt lúa nhưng lại chưa bao giờ được sở hữu một mảnh ruộng của mình. Dưới triều Lý, Trần, nhà vua cho phép vương hầu quý tộc tuyển mộ dân nghèo, dân ly tán để khai hoang lấn biển, lập nên các điền trang, thái ấp. Trải nghìn năm mưa gió san nền, phù sa các con sông đã bồi đắp nên một vùng đồng bằng trồng lúa, biến vùng Sơn Nam Hạ, tức Thái Bình, Nam Định ngày nay thành hậu phương lớn cho nhà nước phong kiến.

    Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, khoảng hai phần ba ruộng đất Thái Bình thuộc về tay các địa chủ lớn, sở hữu trên 10 mẫu.

    Chỉ tính nửa thế kỷ đầu nhà Nguyễn cai trị, nông dân đã nổi dậy gần bốn trăm cuộc. Gần hai trăm năm trước, nông dân làng Kinh Nhuế, thuộc phủ Kiến Xương cũng nằm trong lực lượng khởi nghĩa của Phan Bá Vành. Năm 1821, đê vỡ, mất mùa, nạn đói mấy năm, Phan Bá Vành chuyên làm thuê cho nhà địa chủ đã tập hợp nông dân nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Kiến Xương đã làm rung chuyển một vùng đồng bằng sông Hồng, khiến quân triều đình phải mất ba năm để dẹp yên.

    [​IMG]

    Ba mẹ con Điển trở về làng khi Cách mạng tháng Tám đã thành công. Điển đi học bổ túc, rồi vào đội du kích xã khi Thái Bình trở thành vùng tề, lúc quân Pháp quay trở lại lần thứ hai.

    Những ngày chính đông năm 1955, Thái Bình bắt đầu không bình yên. Đội cải cách đầu tiên về tỉnh. Điển nghe phong thanh ở Thái Nguyên, trong Thanh Hóa, người ta đã làm xong cải cách, nông dân được chia ruộng rồi. Thời điểm này, cuộc Cải cách ruộng đất từ năm 1953 đã đụng trần khi tiến hành triệt để ở 22 tỉnh miền Bắc. 294 xã của tỉnh Thái Bình bước vào đợt cải cách thứ năm, cũng là đợt cuối cùng.

    Cán bộ đội về làng, theo lệ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bần cố nông. Thấy tin tưởng, anh đội liền "bắt rễ" xem trong làng bần cố nào khổ nhất. Bắt được "rễ" rồi thì tiến hành "xâu chuỗi". Nghĩa là chọn những "rễ" khổ nhất làng để đưa lên làm cốt cán, bầu trưởng thôn, đôn lên lãnh đạo xã, rồi kết nạp Đảng viên.

    Ba đời bần nông, anh Điển trở thành "cốt cán" trong làng. Anh được dự những cuộc họp chuỗi rễ thâu đêm. Đi đâu cũng nghe người ta hát "Bần nông, cố nông, trung nông ơi. Đoàn kết lại đấu tranh với địa chủ".

    Những tiếng kẻng vang lên từ sân đình, trở thành hiệu lệnh gọi nông dân đi đấu tố. Người làng nhảy xổ ra, chửi Lý Mỡn là kẻ giết người, chuyên hành hạ dân. Những lời tố cáo đều được quan toà ngồi trên cao ghi chép lại làm bằng chứng kết tội. Anh du kích Điển đứng nghe, biết người ta nói một phóng lên mười. Ông Lý đã giết người bao giờ đâu, anh thầm nghĩ. Những chuyện ấy người ta cũng phịa ra được. Anh đội xúi cả. Cả làng ai cũng phải tham gia đấu tố. Không tố thì dễ bị quy là có cảm tình với tầng lớp bóc lột.

    "Lúc họp chuỗi rễ, anh đội thẳng thừng tuyên bố Nhất đội, nhì giời. Người ta bảo thế nào thì mình phải nghe thế, có được cãi đâu".

    Sau lần run quá, không nhảy lên quật được Lý Mỡn để đem đi xử bắn, Điển bị điều xuống làm chân chạy vặt, chuyên đi thông báo cho bà con ra đình họp. Điển tự nhận mình đi học chữ, cũng là du kích, hô đả đảo thì làm được, chứ cái việc "thất đức" là quật người ta ngã ngửa ra sân đình thì chịu.

    Trong vòng nửa năm, hơn 350 địa chủ Thái Bình bị Tòa án nhân dân đặc biệt xử tử. Bảy mươi tám nghìn mẫu ruộng của hơn mười nghìn hộ bị quy là địa chủ được đem chia. Những cánh đồng mẫu lớn được tách thành từng mảnh nhỏ cho dân cày. Cả Thái Bình khi ấy vẫn còn bần cố nông nhưng cũng không còn địa chủ, vẫn có người nghèo nhưng cũng không còn người giàu.

    [​IMG]

    Sau này, dân làng mới biết Lý Mỡn bị quy sai là địa chủ. Đội cải cách chưa đi khỏi làng đã thấy đội sửa sai về. Nhà nước hạ ông xuống thành phần trung nông. Trong những tháng ngày ấy, hai phần ba địa chủ, tức hơn 123 nghìn người đã bị quy sai thành phần.

    Qua cái buổi long trời lở đất, anh Điển đi học thêm rồi trở thành thầy giáo. Cuộc sửa sai diễn ra cụ thể thế nào, anh không biết, chỉ thấy không khí làng mình khang khác ngày xưa. Hàng xóm hằn học nhau khi nhà này được nhiều ruộng, nhà kia ít hơn. Con cháu ông Mỡn vẫn sống trong làng. Bà Ngoãn, bà Khánh, người con dâu, người cháu dâu ông Mỡn năm nay viện cớ tuổi cao, không còn minh mẫn, không còn nhớ những gì đã diễn ra vào cái thời buổi ấy.

    "Ừ thì đành rằng cũng có cái sai, nhưng từ cái sai ấy mà nông dân ai cũng có ruộng để cấy cày. Chứ trước có ruộng đâu", ông cụ Điển còn định kể nữa, nhưng đã bị con cháu chặn lại.

    Những năm sau này, lũ trẻ con không dám bén mảng đến đình làng Kinh Nhuế. Ngôi đình ít lâu sau ngày cải cách cũng bị giật sập khi phong trào triệt phá các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng lên cao.

    [​IMG]

    Năm 1987, tờ tiền mệnh giá 200 đồng ra đời. Trong khung cảnh trên tờ giấy bạc, là cánh đồng lúa đang vào vụ. Nổi bật là chiếc máy cày MTZ-50. Phía sau là năm người nông dân đang thu hoạch lúa trên một cánh đồng. Người gặt, người ôm, người gánh.

    Nhiều người tin rằng đó là khung cảnh làng quê Thái Bình. Từ năm 1965, tỉnh này liên tục đạt năng suất 5 tấn thóc một hecta - một kỳ tích của thời đại. Tròn mười năm, từ 1965 đến 1975, Thái Bình dốc bồ cho kháng chiến hơn một triệu tấn thóc.

    Chiếc máy cày MTZ-50 do nhà máy cơ khí Minsk ở Liên Xô sản xuất được sử dụng phổ biến trên những cánh đồng miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 80. Chiếc máy cày uy nghi với bộ thùng phao, bánh lồng chỉ chạy được trên cánh đồng lớn. Nó xuất hiện như một sự ngợi ca của nền nông nghiệp hợp tác xã.

    Nhưng năm 1987, khi bức tranh huyền ảo ấy được vẽ lên, cũng là năm đánh dấu sự khủng hoảng của nền nông nghiệp Việt Nam.

    Năm đó, sản lượng lúa tụt từ 18,2 triệu xuống còn 17,5 triệu tấn. Mất mùa, nạn đói tràn lan ở miền Bắc và Trung Bộ. Theo điều tra của Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cả nước năm ấy có 2 triệu người đói. Nhà nước phải nhập khẩu gần một triệu tấn lương thực, nhưng vì không có ngoại tệ nên phải mua tấm, lương thực rẻ tiền về cho dân ăn.

    [​IMG]

    Năm ấy, anh Quang - cậu bé ngày nào đi xem xử bắn địa chủ ở sân đình - đã thành công nhân lái máy cẩu khắp vùng phía Bắc. Ngày ba bữa được nhà nước nuôi cơm. Chờ cả đội ăn xong, anh lại xuống xin người cấp dưỡng cho vét cháy nồi, phơi lên làm cơm khô. Cứ năm ngày được một mẻ, anh nhờ người chuyển về cho vợ con.

    Ở Kinh Nhuế, chị Nụ lại nhận bọc cơm khô chồng gửi mỗi hai tuần một lần. Người vợ đem ngâm nước cho hạt cơm nở ra rồi nấu cháo. Cả nhà được một bữa no. Đôi lúc, chị nhận được mì hạt, bo bo cứu trợ từ trên, mang độn vào nồi đem nấu.

    Năm ấy, tại Trung Quốc, Trương Nghệ Mưu làm phim Cao lương đỏ từ tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Những cánh đồng lương thực, như một phản xạ sáng tác của các cây văn nghệ khối XHCN, vẫn là nhân chứng huy hoàng cho mong ước tự do của người nông dân. Cánh đồng cao lương của Mạc Ngôn ghi dấu cuộc đấu tranh thoát khỏi khế ước phong kiến, chống phát xít Nhật. "Cao lương huy hoàng, cao lương thê thảm, cao lương yêu thương".

    Nhưng ở Việt Nam khi ấy, cao lương là một cơn ác mộng. Loại hạt này, được nhập khẩu từ các nước XHCN anh em, được gọi bằng cái tên "bo bo" - trở thành vũ khí chống lại nạn thiếu lương thực đang trải rộng. Hạt rất cứng, phải ngâm rất lâu, và đôi lúc không thể tiêu hóa.

    Cuộc thiếu thốn lương thực ấy, là kết quả của một nỗ lực tập thể hóa nền sản xuất nông nghiệp thất bại.

    Chỉ ba năm sau ngày cải cách ruộng đất, số ruộng dân làng Kinh Nhuế mới được chia lại nhập hết vào hợp tác xã. Từ cuối thập niên 1950 đến những năm 1960, Trung ương quyết định tập thể hóa ruộng đất để đi lên con đường sản xuất lớn, theo mô hình "kế hoạch hóa tập trung" mà cả khối XHCN thời ấy áp dụng. Nghị quyết Trung ương tháng 4 năm 1959 viết: "Chỉ có tổ chức nông dân lại, thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể mới đẩy mạnh được sản xuất và cải thiện đời sống".

    Một năm sau, toàn miền Bắc đã lập được hơn 40 nghìn hợp tác xã với hơn 2 triệu hộ nông dân xã viên. Người ta mường tượng rồi đây "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/Lúa mượt đồng ấm áp làng quê...". Cả làng, cả nước vào hợp tác xã. Nhà nào có con cái đi học mà hồ sơ ghi bố mẹ chưa vào hợp tác thì rất gay.

    [​IMG]

    Năm 1987, cách nhà anh Quang chị Nụ vài ngõ, chị Dương sinh đứa con trai thứ hai. Người mẹ còn đang ở cữ, đêm tối vác cái rá sang nhà bà Ngoãn đi vay thóc tươi. Mỗi lần vác rá sang, chị lại khép nép, nghĩ cách nói làm sao cho khéo. Những khi nhà có con gà, quả trứng, phải nghĩ ngay đến việc đem biếu, lấy lòng "nhà giàu".

    Những nhà có thóc cho vay trong làng, trước là con cháu trung nông, phú nông bị quy kết thành địa chủ. Sau sửa sai được trả lại một phần ruộng đất. Họ hình như biết tính toán làm ăn hơn. Giữa thời đói kém vẫn có của ăn. Bà Ngoãn, con dâu ông Lý Mỡn cho vay theo cân, ông Thao cho vay theo ống. Nhưng người làng không phải ai muốn vay cũng được. Ai từng đấu tố ông Lý, người ta nhớ mặt hết. Nhờ họ hàng làm dâu nhà ấy nói đỡ vài câu, chị Dương mới có cửa vay. Đầu mùa vay một tạ, cuối mùa giả một tạ tám.

    "Cứ sống như thế, rồi cũng sống được thôi". Sống như thế, theo lời chị Dương, ngoài những lần vác rá đi vay, là mỗi mùa cấy xong, bốc thăm chia đất mạ để trồng khoai lang. Người làng luân phiên mỗi nhà vài thước, đánh luống cao lên rồi cặm dây khoai vào giữa. Làng cắt cử người canh chừng kẻ trộm, trả công bằng một thúng khoai.

    Triền miên những ngày cơm độn, rau khoai. Chờ ngày được dỡ khoai, chị Dương lại đi đào dong tía, dong riềng, rửa sạch, đun nhừ rồi độn vào nồi cơm. Một bơ gạo mười củ dong. Một nhà bốn người ăn triền miên, cầm cự đến ngày có lúa mới. Khắp ngóc ngách làng Kinh Nhuế đi đâu cũng thấy khoai với dong.

    [​IMG]

    Thái Bình ngày ấy nhiều ao, nhưng ao cũng là của tập thể. Ao xã bỏ không, xã viên cũng không được phép nuôi cá. Cua, cá trên ruộng chung cũng là của hợp tác, xã viên tự ý bắt là bị hỏi thăm.

    Suốt thời kỳ tập thể hóa, hợp tác xã thực chất vừa là tổ chức kinh tế, vừa là đơn vị xã hội thực hiện chính sách ở nông thôn. Nhà nước quyết định kế hoạch sản xuất từng vụ, từng năm, giá cả, lượng sản phẩm nông dân phải giao nộp. Quản lý theo mệnh lệnh hành chính lẫn sự cào bằng đã triệt tiêu hẳn động lực sản xuất của nông dân. Cấy nhanh, bừa kỹ cũng chỉ được chấm từng ấy công.

    Đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp thời kỳ này tăng dần, chiếm trên 20% tổng đầu tư, nhưng năng suất lúa lại giảm dần đều. Bộ máy ngày càng phình to đã khiến chi phí quản lý tăng gấp ba lần thu nhập. Tính đến năm 1975, hơn 2.500 hợp tác xã đã bị điều tra về quản lý về sử dụng vốn.


    Chất lượng sống ở miền Bắc suốt thời bao cấp cứ thấp dần. Con lợn hợp tác xã bắt nuôi theo nghĩa vụ bị ốm, xã viên muốn giết mổ phải xin phép đội quản lý; hoặc phải bán cho cửa hàng thực phẩm với giá như cho, không được mang ra chợ. Bao nhiêu sức lực, trí lực dồn vào để xoay sở cho ra miếng ăn. Thành phố nuôi lợn trong nhà, thôn quê đánh liều làm khoán chui.

    Cho đến khi lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự năm 1987, nhiều tỉnh đã chủ động vượt rào để tự cứu lấy thân. Như An Giang, quyết định giao đất, núi hoang hóa lâu dài cho hộ nông dân.

    Tháng 4 năm 1988, nghị quyết Khoán 10 ra đời. Nông dân hoàn toàn được trao quyền sử dụng đất, chủ động trong sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm, bán cho nhà nước theo thỏa thuận, không còn bị áp đặt về giá lẫn số lượng.

    "Chủ quan, nóng vội trong cải tạo, gò ép nhân dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mô to, trình độ cao, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện", nghị quyết 10 của Bộ Chính trị viết.

    Cũng trong nghị quyết này, lần đầu tiên nhà nước thừa nhận "sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân". Ba mươi năm sau ngày cải cách, lần thứ hai, đất nông nghiệp làng Kinh Nhuế lại được giao về tay nông dân.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chị Dương vác rá đi vay, đến 1990 thì được chia hẳn ruộng. Năm ấy, đứa con trai thứ ba ra đời.

    Bám lấy sáu sào ruộng chia, chị nuôi lợn nái đổi cân cho hợp tác xã. Một cân hơi lấy sáu cân thóc. Chị mượn thêm ruộng những nơi đồng sâu đất trũng để cấy cày. Cuộc sống những năm sau ngày nhận ruộng, từ nồi cơm độn toàn khoai chuyển sang nửa gạo nửa khoai, cho đến khi toàn cơm trắng. Cô gái út ra đời năm 1994 may mắn không biết mùi cơm độn.

    Nhưng lịch sử đã bước sang một giai đoạn mới, khi mà "đủ ăn" không đồng nghĩa với chất lượng sống tăng lên: thập kỷ 90 là khi nền kinh tế mở cửa, khu vực tư nhân được cởi trói. Lúc đó, người nông dân với mảnh ruộng toen hoẻn của mình tụt lại chóng mặt so với các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đã có thời, thành thị và nông thôn đói như nhau. Nhưng Đổi mới, và quyết định bình thường hóa quan hệ của Bill Clinton, đã thay đổi tất cả.

    Quãng năm 2000, khi anh con trai đầu của bà Dương vào đại học, cũng là lúc thanh niên làng Kinh Nhuế bắt đầu bỏ xứ đi làm ăn xa. Sau ngày Mỹ dỡ bỏ cấm vận, các công ty nước ngoài đổ vốn, đặt nhà máy tại Việt Nam. Cùng với các chương trình phát triển kinh tế của nhà nước, khu công nghiệp mọc lên khắp thành phố lớn.

    Qua cái thời vác rá vay ăn, bà Dương lại vay tiền cho con đi học. Vay với lãi suất 20%. Cứ một trăm nghìn thì trả lãi người ta hai chục mỗi tháng, viết cả cam kết. Mỗi khi anh con trai đầu xin tiền học, là thêm một lần bà đến cửa nhà giàu. Những đứa trẻ lớn lên đều tìm đường đi khỏi làng.

    [​IMG]

    Ông Quang là người đầu tiên trong làng viết đơn trả ruộng. Ông trả hẳn cho nhà nước, để không phải đóng các khoản thuế phí liên quan.

    Trước ngày chồng viết đơn, bà Nụ đi hỏi khắp làng hỏi xem ai muốn nhận thì để cho người ta làm. Bà tiếc hai sào tám đất ở vùng đồng Nếp đẹp nhất làng. Chỉ cần trổ một đoạn bờ thửa lấy nước vào, tiêu nước không đổ một giọt mồ hôi.

    Nhà cũng đang cho mượn, nhà đã nhận thêm hàng mẫu. Đến cô cháu họ chăm làm ruộng có tiếng trong làng cũng chối. Năm ngoái, xong vụ chiêm, cô vào trả gần hai sào cho ông bà sau 5 năm nhận cấy. Người chồng đi làm xa, mình cô không thể xoay sở gần mẫu ruộng.

    Cô con dâu cũng lắc đầu không nhận. Cô còn bận đi làm công nhân trên Vũ Quý. Lương công nhân một tháng đủ đong gạo ăn cho cả nhà một năm.

    Ông Hợp trưởng thôn mỗi tuần lại nhận được thêm dăm lá đơn xin được bỏ ruộng. Nhìn thấy xấp đơn nằm trên bàn làm việc của giám đốc hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình, ông bảo ở nhà vẫn còn mấy lá mới chưa mang ra. Nhà ông đã có thời nhiều ruộng nhất làng, vì đi nhận lại ruộng bỏ góa, bỏ hoang của người ta. Nhưng đến lúc cũng không thể nhận được nữa.

    [​IMG]

    "Trung ương phải có cách gì, chứ để dân bỏ ruộng thế này gay lắm", ông nói với phóng viên. Lãnh đạo xã Hòa Bình cũng không có cách nào giải quyết 15 ha ruộng hoang mà nông dân lần lượt bỏ trong mấy năm qua.

    Giám đốc hợp tác xã, ông Mai Văn Vịnh cho rằng tình trạng bỏ ruộng chỉ làm ảnh hưởng môi trường, việc điều tiết chung của tập thể, chứ không thể làm nông dân nghèo đi như ngày xưa. Ruộng đồng không còn là sinh kế duy nhất, khi người nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Xã Hòa Bình không có nghề phụ, nhưng huyện Kiến Xương thì có 7 cụm công nghiệp, công ty. Nông dân cấy cày chỉ để giữ ruộng, làm được chăng hay chớ. Rồi phong trào bỏ ruộng sẽ lan ra cả tỉnh này, năm sau cao hơn năm trước.

    Mấy năm này, nhà nước chủ trương tích tụ ruộng đất để làm nông nghiệp chất lượng cao. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong một cuộc làm việc tháng 5 năm 2018 đã nhắc Thái Bình cần đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp. "Nếu Thái Bình thành công sẽ là mô hình cho cả nước", ông Dũng nói.

    Nhưng đây đã là lần thứ tư trong đời mình, những người già làng Kinh Nhuế phải nghe về một cuộc quy hoạch ruộng đất. Chia, hợp, chia, giờ lại hợp. Nghe tin tích tụ ruộng đất lần nữa, bà Dương chẳng mấy quan tâm. Bao năm loay hoay hết vào hợp tác rồi lại nhận ruộng chia, sức bà đã kiệt. Nghỉ làm ruộng, bà về bồng cháu, trông cái tiệm tạp hóa đầu làng cho anh con trai thứ ba. Mỗi lần nghe mẹ sắp sửa kể về những năm đói kém, con cái bà lại gạt phắt đi: "Thôi, mẹ đừng nhắc đến cái thời ấy nữa".

    "Nghĩ đau lắm", bà Nụ thở dài, khi nhắc chuyện phải đi mua thóc cho gà ăn. Bao nhiêu thế hệ, gia đình bà đã cày cấy, tự làm ra hạt thóc cho mình. Giờ bà không còn ruộng nữa.

    "Không còn đường nào khác để mưu sinh thì mới phải cấy", ông Quang nói về cánh đồng làng, hơn sáu mươi năm sau ngày cải cách.
    https://vnexpress.net/longform/nhung-manh-ruong-bo-hoang-tren-que-huong-5-tan-3912753.html
    sang voz thấy hay tha về []---
     
  2. ren_mon

    ren_mon Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/12/18
    Bài viết:
    319
    Tê lờ đê rờ
     
  3. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Có vẻ dài, cần bản tóm tắt :2cool_sad:
     
  4. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Kong san lợi dụng người nghèo đánh người giàu xong quay lại đánh Người nghèo,viễn cảnh nhà nhà có tài sản để làm lụng đồng ra đồng vào chỉ là viễn tưởng kong san vẽ ra để bòn rút nhân dân, dân thấy tài sản vô giá trị quá nên trả lại kong san
     
    Dũng nv, Băng Giá and viendu like this.
  5. Dark MonteCristo

    Dark MonteCristo Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    20/3/05
    Bài viết:
    1,448
    Đọc hay vãi. Như xem phim truyền hình.
    Gay cấn, có mở có kết, trăn trở.
    Sao ko có ai làm lớn kiểu HAGL vô thầu ?
     
  6. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,702
    thầu xong ,lỡ ngon bà con về đòi đất, thì cắn lưỡi à :-(||>:-(||>
     
    Dark MonteCristo thích bài này.
  7. Kim Jong-un

    Kim Jong-un Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    9/1/12
    Bài viết:
    1
    Nơi ở:
    Bình Nhưỡng
    HAGL thì chặt rừng là giỏi chứ thầu cái quái gì.
     
  8. FiretrUCK

    FiretrUCK Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    6/2/10
    Bài viết:
    4,685
    Nơi ở:
    Làng ven đô
    tóm tắt : người nông dân bây giò đi công nhân ngon hơn đi cày ruộng , thanh niên đi làm hết , ông bà già ở nhà không cày được nên bỏ ruộng
    Kể cũng được , chính quyền thu lại ruộng xong chia lại cho những hộ ít ruộng , chu cấp cơ giới hóa cho những thửa ruộng lớn hơn , năng suất và chất lượng sẽ cao hơn là một nhà phải quản lý nhiều mảnh ruộng nhỏ
     
  9. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,702
    về lý thuyết nó thế
    nhưng thực tế giờ mấy nhà trả ruộng
    sau đòi ruộng lại thì lấy j trả =))
     
  10. Flashpoint.

    Flashpoint. Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    26/4/19
    Bài viết:
    1,288
    #dmcs
     
  11. s3mk

    s3mk The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/11
    Bài viết:
    2,121
    Đù má mới bàn bên kia nay đã có báo....


    À dis mẹ date 22/4
     
  12. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    vấn đề ở chỗ người nông dân họ cảm thấy làm ruộng không còn giá trị kinh tế nữa . đi làm trên thành phố 1 năm kiếm tiền bằng 5 năm làm ruộng trồng lúa thì có miễn phí cơ giới hóa 100% họ vẫn bỏ ruộng như thường
     
  13. zchingchongz

    zchingchongz Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    20/9/18
    Bài viết:
    6,251
    trả hẳn là tốt lắm, tư liệu sản xuất sử dụng không hiệu quả thì nhả ra để đợi có người sử dụng hiệu quả lao vào, mà nhớ không nhầm ở diễn đàn này lẫn bên voz có nhiều tay bảo muốn làm nông nghiệp lắm mà không có đất mà :))
     
  14. Ivalice

    Ivalice Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/9/07
    Bài viết:
    1,145
    Nơi ở:
    Acients City of Giruvegan
    Giá thu mua thấp, chi phí thì cao, làm lụng thì vất vả, làm con kặc - người nông rân said
     
  15. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Do dân ngu hay King Kong để ta còn chửi:3cool_adore:
     
  16. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    :2onion58:
    Why not both
     
  17. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Bull sống, Bear cũng sống, chỉ có Pig ko theo phe nào mới chết :))
     
  18. Infinity Gao

    Infinity Gao Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    223
    thằng nào chê ruộng đưa đây tao mua
     
  19. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Bọn nó mơ là mơ chủ đồn điền trang trại lớn có sản phẩm nông sản chất lượng cao, thương hiệu tốt chứ éo có mơ làm ông nông dân chất đất mắt toét đâu =)) mà để kiếm lời được từ nông nghiệp thì phải có chi phí đầu tư lớn, cỡ tiền tỉ lại may rủi, lâu thu hồi vốn thậm chí là có nguy cơ lỗ đậm thì có mấy lão muốn liều =))

    nhìn bọn đại gia chúng nó éo đổ xô đi đầu tư vào nông nghiệp là đủ hiểu món này không dễ nhuốt đâu
     
  20. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Mua nhưng éo dc trồng gì ngoài lúa và cây hoa màu khác.

    Ko dc đào ao thả cá.


    Nhà nước thu phải chịu bt.

    Đó, muốn mua thì phải thế.
     

Chia sẻ trang này