Bạn bán đồ Luxury ko? Mình hỏi 1 ông sneaker head 12 năm bán hàng, đủ vốn ôm 6 Philippe Patek và hàng trăm cái Chrome Hearts thì ông ấy bảo là trang Lyst bán hàng ko rõ nguồn gốc. Ông đó mua CP Achilles về làm beater đi ko sứt miếng da nào trong mấy năm. Ổng chỉ đi mô tô như Ducati, Harley chứ ko đi xe hơi. Vậy mà ổng còn ko dám nhập CP từ Lyst thì bạn nghĩ trang đó bán thật hả? CP mình ko có chữ vàng ở miếng lót. mình chùi bằng bông gòn Bạch Tuyết mà nó sứt da nè.
Chụp hình đi mới biết dc Mấy đôi này nhìn hình mà kêu fake nữa tôi cắm đầu xuống đất nhìn đế boost phát biết ngay fake real
Trời đậu, hắn chê chúa tể Nihilus - lãnh đạo tối cao của người Seith - tổng tư lệnh quân đoàn Storm Strooper - Nỗi khiếp sợ của vũ và giải ngân hà - thiếu hiểu biết kìa
Ngay cả cái cách hoạt động của cái website đó cũng nói lên độ "legit" của nó rồi. Đừng tự cho mình cao hơn người khác nữa. Khi khách hàng phản ánh mình bán đồ fake. Nhưng mình ko tìm cách giải quyết, lại gân cổ lên cãi chày cối và chống chế cho từng lỗi sai phạm của mình. Dù ông đúng thì cũng ko còn ai tin ông đâu. Tôi đã nhắc khéo rồi mà còn ko hiểu. Còn quay vào topic này chống chế. Toang + nát thành gì ?
Tôi chỉ confirm lại cho mọi người biết để đỡ lăng tăng. Tôi có gân cổ lên chày cối chống chế gì nhỉ, tôi nói ông jedi chưa đủ biết hết về cách của lyst thôi. Tôi nói rồi ko có khả năng giải quyết nữa nên tôi chỉ vào comment cho mọi ng hiểu rõ vấn đề thôi
Mọi người đừng feed nữa, để tránh loãng. Mọi người cũng đã thấy cãi nhau ở bên kia thì chỉ xoáy vào đạo đức với chi tiết vụn vặt, lờ đi REAL và FAKE. Post thêm cho mọi người ít kinh nghiệm check. Không phải đúng 100% nhưng nó sẽ giúp tránh được khá nhiều cái bẫy khi mua đồ về sau. 1/ Đồ brand name Là đồ xây dựng hệ thống nhận diện riêng của nó. Nói chung ngắn gọn đồ brand name đồng bộ nhất quán từ hộp đến ruột. Đồ brand name giá cao thì bạn muốn gọi nó là luxury, high-end gì cũng được. Khi giao hàng cho bạn, nếu xảy ra các trường hợp bên dưới khả năn FAKE là rất cao, bạn nên từ chối nhận hàng vì bạn không có khả năng check Real với Fake đâu: + Mất hộp >>> FAKE. + Tên hàng trên hộp sai với tên món hàng >>> FAKE. + Hộp không cứng cáp hoặc chất liệu không giống hộp thật >>> FAKE + Tag dán trên hộp (đa số ở giày) bị xé >>> FAKE. + Số serial / bar code trên hộp sai >>> FAKE. + Thiếu / sai phụ kiện >>> FAKE. + Sai đường kim mũi chỉ >>> FAKE + Hàng trưng tủ (như Timberland) tự bong tróc >>> FAKE Nhắc lại, không có khái niệm HỘP FAKE ĐỒ REAL. Đừng tự huyễn hoặc mình như chúng ta đã làm 5 năm qua. 2/ Các loại hàng Hàng New: là hàng mới toanh, chưa sử dụng lần nào. Hàng 2nd hand / used: hàng đã qua sử dụng. Hàng Old / out season: Mỗi năm hàng luxury bán không hết hoặc hàng hot được dự đoán nhu cầu cao thì sẽ có 1 nhóm seller đứng ra gom hết hàng này lại chờ lên giá. Đồ này hay bị đánh tráo khái niệm là đồ cũ, không đầy đủ hộp hay phụ kiện. Đồ này khi đến tay bạn vẫn phải New 100% và đầy đủ phụ kiện nhé. Cậu Fan đánh tráo khái niệm ở chỗ này là bây giờ cậu ấy bảo order hàng 2nd hand / used. Hàng 2nd hand / used thì bản thân món hàng nó móp méo chút, cũ chút, dơ chút, vân vân và mây mây. Hàng đến tay chúng ta cái nào cũng mới toanh, không hư hay dơ chỗ nào nhưng không có box / hư box, box bị xé tag, tên box không đúng món hàng. VÌ VẬY TÔI KHẲNG ĐỊNH CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM Ở PHẦN 1 LÀ FAKE HẾT. VÃI CẢ KHÁI NIỆM KHÔNG REAL CŨNG KHÔNG FAKE. 3/ Đặc điểm seller chân chính + Xài tên thật và chỉ 1 tên vì đây là thương hiệu, là uy tín của người bán. + Xài account ngân hàng chuyển khoản mang tên mình (nếu tên người bán và tên tài khoản ngân hàng khác nhau thì nguy cơ cao là gian thương vì khi phát sinh kiện tụng, người nhận tiền không phát ngôn về hàng, người phát ngôn về hàng không nhận tiền thì rất khó để bạn kiện tội lừa đảo). + Xài địa chỉ nhà đang ở. + Trang mạng xã hội như facebook, instagram… đưa cái mặt chình ình lên. + Bạn hỏi seller A về seller B, họ biết nhau cả vì buôn có bạn, bán có phường. Hội seller với nhau có dựng một trang cộng đồng ngầm vì không ai đủ tiền để ôm tất cả các loại hàng hóa. Khi cần 1 mặt hàng nào đó, họ sẽ vào trog đó hú nhau và thỏa thuận giá (dĩ nhiên là rẻ hơn giá đến tay bạn). + Vì vậy khi có tranh cãi về hàng fake, hội seller sẽ tag những seller có uy tín cao vào để xem và làm chứng cho nhau vì uy tín của nó trong cộng đồng bán. Nếu không thì trong hội họ sẽ bị cạch mặt luôn. Nếu cãi nhau online không chốt được vấn đề thì họ sẽ đặt kèo offline check hàng. Uy tín seller càng cao thì tiền offline cũng cao theo vì phải mời thêm nhân chứng là các seller rank cao khác.
Set kèo 20tr tôi mời Sneaker Head post phát biểu về trang LYST trên trang cá nhân. Không dám thì đừng thằng này thằng nọ nhé bạn. Cái ông vốn chục tỷ ôm Philippe Patek và Chrome Hearts.
Tôi sợ cậu mất tiền đó, cậu nên google trc đi rồi nói tôi, tiền rf bây giờ tôi còn k có thì sao mà set kèo
M ko bán chỉ thỉnh thoảng mua thôi Bác vào thử trang lyst chưa, chọn một món thì nó link sang mấy trang gốc kiểu như farfetch, luis via roma, mr porter,... cả, mua là mua từ mấy trang này chứ lyst chỉ kiểu tổng hợp lại thôi. Đấy là m biết thế, bác có thể tin hay ko thì tuỳ Còn CP của bác chắc chắn ko phải mua từ lyst rồi
Tôi khuyên ông nhận bao nhiêu trả đúng bấy nhiêu. Bán hàng fake thì còn có thể phạt hành chính, chứ lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì đi tù là trong nháy mắt thôi. Hồ sơ như vầy thì công an đấm không trượt phát nào đâu.