phim này bữa coi về như cc họ mà đâu ai dám chê nhiều, thằng nào chê thì bị chửi là không biết thưởng thức nghệ thuật , bọn KOL nào ngậm tiền thì khen, còn lại chửi như gì.
vậy hỏi lại bọn nó xem sao gọi tuyệt phẩm,hay chỗ nào,nghệ thuật ra sao,chứ giờ chê cũng ko cho chê à
đoạt giải đạo diễn trẻ của LHP Busan => tuyệt phẩm về nước bị cộng sản phạt, cắt, bắt sửa phim => chửi
Theo ta hiểu thì phim cố kể về câu chuyện của 1 khu dân cư cũ chờ giải tỏa. Giang hồ Wowy dùng số đề như cái dây thòng lọng thít dần đám dân cư ở đó. Đoạn cuối thì Wowy hết kiên nhẫn nên quyết định chơi lớn, đốt chung cư và đổ tội cho Ròm. Vấn đề ở đây là kịch bản như đặc sản và edit như đặc sản nốt. Kịch bản thì quá tham vọng, nhưng tầm thì k0 đủ, triển khai rất nhiều mạch chuyện phụ rồi ... để đó; hư cấu rất nhiều về cách thức hoạt động của lô đề để nâng tầm cái nghề giao vé dò từ đám chạy vặt ăn tiền lẻ thành mắt xích quan trọng bậc nhất của hệ thống. Kể câu chuyện về cuộc đời thằng Ròm thì dừng ở mức đủ thông tin, nhưng ấn tượng hay đáng nhớ thì không; còn câu chuyện to tát, nhạy cảm, động chạm ở đầu bài lại khó nắm bắt với phần đông khán giả đại chúng. Còn về edit. Có đọc đâu đó là quay tổng cộng hơn 3h, bản dựng thô cắt lại còn gần 2h30', sau đó cái đạo diễn nghệ thuột ngồi lại edit còn tầm 80', là bản gửi đi LHP Busan. Cuối cùng, bản chiếu rạp cũng với thời lượng khoảng 80', được Phanxine cho biết chỉ cắt đi 2 cảnh. Rất nhiều người cho rằng để ra được rạp, đạo diễn đã phải Joss phim của chính mình, cho nên mới thành 1 bản vừa thừa vừa thiếu, vô thưởng vô phạt như vậy. Tuy nhiên vô thưởng vô phạt, vừa thừa vừa thiếu cùng cái kết lấp lửng lại là 1 trong những phong cách mà các đạo diễn nghệ thuột khá chuộng. Nhìn chung vẫn ghi nhận kỹ thuật làm phim, tính chân thực trong các phân cảnh hành động, còn bảo phim này hay, làm có tâm, hoặc nâng tầm điện ảnh Việt gì gì thì k0 có đâu.
Đéo byết ở đâu ra cái tin bản dự thi ở Busan là bản full thời lượng 3 tiếng, 3 tiếng rưỡi. Vừa xem lại mấy phim tham dự chỉ có 1 bộ phim của Na Uy là 157 phút, 1 phim của Iran là 131 phút. Đem bộ phim 3 tiếng chắc giám khảo nó từ chối rồi mới cắt giảm ấy chứ, mà cắt kiểu gì còn 79 phút?? Học WB? Khả năng cao là bản dựng cũng khoảng 120 phút là cao.
Phim VN trước giờ thường là tầm 90 phút thôi lý do là càng làm dài càng dở, lang mang, làm ngắn chút để kiếm thêm suất chiếu, trình đạo diễn, biên kịch, tác giả nhìn chung cũng cùi, có biết kể gì nữa đâu mà làm cho nhiều
Mới coi xong về. Cả rạp vỗ tay tới 2 lần credit. Đm, lâu lắm rồi mới được coi 1 phim vn kịch bản gốc làm đàng hoàng thế này. Cả phim coi thấy ngột ngạt và bế tắc đúng như cái cuộc đời của thằng nhóc chứ có mẹ gì mà phải bắt nó cao siêu để mà khó hiểu. Ông nào xác định xem giải trí giật gân hành động thì đừng đi. Còn cảm thấy muốn thưởng thức điện ảnh thì đừng nên bỏ qua phim này. Lưu ý nhẹ là nên ở lại coi cho hết đoạn mid credit để có được cái happy ending hơn cái kết chính. Còn thấy chữ hiện lên đã xách đít đứng dậy thì bảo phim kết hụt hẫng cũng chả sai. Chưa đi coi đã bị các ông tiêm vào đầu 1 mớ tư tưởng, nào là cắt, nào là edit lỗi. Lo chết mẹ. Tối nay coi xong thấy chả có gì phải chửi mà còn muốn nói nó hay chết mẹ. Bảo phim này làm qua loa ko có tâm? Xin lỗi, cái tâm nó đầu tư, chăm chút trong từng góc máy. Nội cái đoạn đánh nhau cả 1 khúc dài không cắt máy, ra đòn hiểm và thật còn hơn cả diễn viên xịn của Mỹ của Tàu. Bảo nó làm ko có tâm thì chắc chỉ có người nhà của hội điện ảnh thôi. Chắc mọi thứ quá quen nên cảm thấy bụt chùa nhà không thiêng? Câu chuyện xuyên suốt bộ phim chỉ xoay quanh 2 chữ "Bế Tắc" mà thôi.
Ròm, nhìn chung, là nỗ lực tái hiện lại Xích Lô của Trần Anh Hùng dưới góc nhìn của Trần Thanh Huy. Nói cách khác, cả hai đạo diễn đều muốn thi vị hóa cái nghèo, bạo lực do cái nghèo và hiện thực xã hội trong mắt họ. Nhân vật chính cũng được lựa chọn theo kiểu khuôn mặt thô góc cạnh, nước da đen xạm đặc trưng của người lao động dãi dầu nắng gió và ít thoại, sử dụng gương mặt để biểu cảm là chính. Có điều, cái hiện thực mà cả hai dựng lên đều... chẳng thực tế chút nào bởi vì vốn sống họ không nằm ở đó. Trần Anh Hùng thì là đạo diễn người Pháp gốc Việt. Còn Trần Thanh Huy thì... ko rõ lắm, nhưng cách nhìn nhận giới nghèo khổ của Huy giống như cách phương Tây nhìn về miền Viễn Đông, cách giới văn nghệ sĩ nhìn xuống tầng lớp bụi đời: đều là vẽ ra lắm thứ để gò ép vào cái khuôn "hiện thực" của bản thể người nhìn chứ cách xa hiện thực 1 vạn 8 nghìn dặm. Trần Anh Hùng xây dựng lớp lang câu truyện khéo léo hơn, luôn để 1 góc khuất nhất định đồng thời pha chút hương vị Hongkong khiến người xem dễ chấp nhận bối cảnh phim. Tuy sự việc có được làm quá lên (???) nhưng vẫn có thể hiểu được. Còn Trần Thanh Huy thì non tay hơn hẳn qua việc làm quá lên việc đánh đề, tới nỗi rối tung đến phi lý. Kiểu như bơi từ Q4 qua sông Sài Gòn đến Bình Thạnh, rồi lại chạy sang Q3 và vòng lại Q4 để phục vụ ghi đề vậy. Về vấn đề góc quay, thì đúng là quay rất tốt, nhiều cảnh rất đẹp từ kiểu lãng mạn thơ mộng cho đến kiểu trần trụi. Tuy nhiên, đoạn đầu có vẻ thiếu kinh nghiệm nên một số shot đáng lẽ có movement sẽ tốt hơn thì lại ko làm khiến cho có cảm giác bị lạm dụng góc quay nghiêng. Đoạn đầu cũng có 1 đoạn quay phim rất loạn, có dấu hiệu đạo diễn tham quá nhồi nhiều chi tiết vào 1 phân đoạn để miêu tả sự trần trụi, tàn khốc nhưng cách thể hiện phải gọi là... tệ. Hay lời thoại phần đầu phim phải nói là dở tệ luôn. Có người từng nói như google translate cũng ko sai, thà ko có còn hơn. Tuy nhiên phần sau làm tốt hơn hẳn, cải thiện cải về kỹ thuật quay và nội dung phân bố được tốt hơn. Nói chung, bỏ qua được cái hiện thực "giả tạo" mà đạo diễn tạo nên thì phim cũng có điểm xem được về câu chuyện của từng thân phân nhân vật trong bộ phim. Ròm và Phúc thể hiện rất tốt trong phim, đặc biệt là mối quan hệ và tương tác giữa 2 đứa: có sự đấu tranh, chơi đểu lẫn tương trợ nhau. Khung cảnh 2 đứa quần nhau quay đủ tốt để gợi lên sự thương cảm từ 2 đứa trẻ mồ côi phải giành giật sự sống của bản thân qua từng đồng tiền. Những câu chuyện về những con người xung quanh thì trừ nhân vật bà Ba có cái kết (thảm) trọn vẹn thì các chuyện khác đều có cái cảm giác bỏ lửng như ông Tư, bà Ghi, cặp vợ chồng nợ tiền,.v.v.. Thật ra chả có lững lờ gì cả, vì tất cả đều kết thúc trong ngọn lửa cuối phim rồi. Mỗi người đối diện với ngọn lửa sẽ có phản ứng khác nhau, nhưng đều là sự vùng vẫy trong cái lưới bế tắc càng lúc càng siết chặt. Bộ phim này có điểm yếu ko? Có. Nhưng tạm thời bỏ qua để cảm thụ cái cảm xúc mà đạo diễn muốn truyền tải thì cũng ko phải là tệ. Và như @KOJIMA nói, nhớ xem hết phim chứ đừng thấy credit nổi lên thì bỏ đi.
Đã xem hết và tôi vẫn phải chốt là phim edit như l`, rất rời rạc, lan man. Đánh giá cao đạo diễn, hình ảnh và nvc, hết. Ah, chốt là tôi thấy phim đéo hay và cái dở nhất chính là edit và kịch bản.