[Zing]Topic Covid-19 ở nước ngoài. US THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi vuongquang007, 17/3/20.

  1. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,886
    báo thế giới nó vẫn đăng ấn độ với brazil đấy thôi.@-)
     
  2. wolverrin2010

    wolverrin2010 bữa giờ còn ko được mắc ị

    Tham gia ngày:
    10/3/10
    Bài viết:
    3,843
    Nơi ở:
    the force is shemale
    Whocare thân mình còn chưa xong
     
  3. Bé Thùy mạnh mẽ

    Bé Thùy mạnh mẽ Bé Thùy Horny

    Tham gia ngày:
    6/8/17
    Bài viết:
    2,948
    Báo vâcn đưa tin Ấn đụ với thế giới đều đặn mà
    Chẳng qua mấy ngày nay tình hình ở VN phức tạp với lại ở ngay sân nhà nên tin hot hơn chiếm số lượng nhiều hơn thôi
     
  4. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,947
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    Uhm là người thì chắc rồi . nếu là thú thì phải là 72 con cái chưa giao phối .
    Bạn liên hệ gì với @Zondaz để thảo luận sâu hơn về72 "ko phải người " ấy nhé
     
  5. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,886
    cc tình yêu của các vị thần là với muôn loài thì cái đó có gì là lạ. chứ lấy éo đâu ra đủ 72 người cho hội đó.:2cool_misdoubt:
     
  6. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,947
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    Như vậy ban mong muốn là 72 " ko phải người " ah. :7cool_waaaht:
    Ko đủ 72 trinh nữ thì loại khác cũng đc ? :7cool_waaaht:
    Đừng nói bạn theo đạo Hồi vì cái đó nhé :8cool_amazed:
     
  7. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,992
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    Chuyên gia bệnh truyền nhiễm huyền thoại chết vì Covid-19 ở Ấn Độ

    Tiến sĩ Kapila, được mệnh danh là huyền thoại trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, chết vì Covid-19 tại Ấn Độ bất chấp đã được tiêm vaccine tại Mỹ.

    Tờ Hindustan Times đưa tin tiến sĩ Rajendra Kapila qua đời hôm 28/4, gần ba tuần sau khi nhận kết quả dương tính với nCoV. Tiến sĩ Kapila, 81 tuổi, là giáo sư tại Trường Y tế Rutgers New Jersey và thành viên sáng lập Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm New Jersey.

    Tiến sĩ Bina Kapila, vợ cũ của chuyên gia Rajendra Kapila, cho biết ông tới Ấn Độ để chăm sóc gia đình và dự kiến đây là chuyến đi ngắn ngày. Trước khi tới Ấn Độ, Rajendra Kapila đã được tiêm đủ hai mũi vaccine Copvid-19 của Pfizer tại Mỹ, vợ của ông là tiến sĩ Deepti Saxena-Kapila cho biết.

    [​IMG]
    Tiến sĩ Rajendra Kapila. Ảnh: Rutgers.​

    Giới chuyên gia nhận định những người hoàn tất tiêm vaccine có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn đáng kể và khả năng diễn biến nghiêm trọng còn thấp hơn. Khả năng tử vong do nCoV sau khi được tiêm vaccine vẫn xảy ra song đặc biệt hiếm.

    Mỹ ghi nhận khoảng 70 ca tử vong do nCoV trong số 105 triệu người đã được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19, phần lớn là người cao tuổi và ốm yếu với các bệnh lý nền nghiêm trọng. Tiến sĩ Bina Kapila cho biết chồng cũ của bà bị tiểu đường và bệnh tim.

    Rajendra Kapila nhận bằng y khoa năm 1964 sau khi tốt nghiệp Đại học Delhi, sau đó làm bác sĩ nội trú ở Ấn Độ. Ông chuyển tới Mỹ, thực tập và trở thành bác sĩ nội trú tại một bệnh viện ở thành phố Newark, bang New Jersey.

    "Trong 50 năm, bác sĩ Kapila là trụ cột của Trường y tế New Jersey cùng Bệnh viện Đại học Martland, nơi ông chăm sóc hàng chục nghìn bệnh nhân, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú và nghiên cứu sinh", thông cáo của Trường Y tế Rutgers cho biết.

    "Tiến sĩ Kapila là một huyền thoại trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, được cả thế giới công nhận và chào đón nhờ những kiến thức đồ sộ lẫn sự nhạy bén trong chẩn đoán lâm sàng và điều trị các bệnh truyền nhiễm phức tạp nhất", thông cáo cho biết.

    Khoa Bệnh truyền nhiễm của Đại học Y dược Weill Cornell gọi Kapila là "một huyền thoại" trong cộng đồng chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của thành phố New York. Tiến sĩ Kapila nhận được Giải thưởng Giảng dạy Xuất sắc của Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey.


    Nguyễn Tiến (Theo ABC News)
     
    Nhật Bình thích bài này.
  8. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,947
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    COVID-19 tới 6 giờ 8/5: Thế giới trên 3,28 triệu người tử vong; WHO cấp phép cho vaccine của Sinopharm
    Thứ Bảy, 08/05/2021 06:00 |
    Thế giới
    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 806.400 trường hợp mắc COVID-19 và 12.801 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 157,4 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,28 triệu người không qua khỏi.
    [​IMG]
    Chuyển thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Kathmandu, Nepal, ngày 1/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 157.496.862 ca, trong đó có 3.282.314 người tử vong.

    Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 135.608.996 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 18.605.552 ca và 108.755 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

    Ngày 7/5, thế giới có tới 116 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.

    Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine và hộ chiếu vaccine. Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số mắc mới và số ca tử vong nhiều nhất thế giới.

    [​IMG]
    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 6/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
    Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 594.856 ca tử vong trong tổng số 33.412.889 ca nhiễm. Ấn Độ - nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai thế giới đang là "tâm chấn" mới của đại dịch COVID-19, với số ca mắc mới ở mức trên 400.000 ca/ngày kéo dài suốt gần một tuần qua. Cụ thể, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 401.271 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 4.194 ca tử vong, cao nhất thế giới, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt là 21.886.556 và 238.265.

    Hiện một số bang ở Ấn Độ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc lệnh phong tỏa từng phần, trong khi thủ đô New Delhi đang áp đặt lệnh phong tỏa lần thứ 3, có hiệu lực đến ngày 10/5. Tuy nhiên, chính phủ liên bang vẫn loại trừ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn.

    Đáng chú ý, tình trạng bùng phát dịch tại các nước láng giềng của Ấn Độ cũng đang ở mức báo động. Dù đa số người dân tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch nghiêm ngặt, song Nepal vẫn ghi nhận tới 9.070 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua - số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước đến nay. Số ca tử vong cũng vượt mốc 50 ca trong ngày thứ 3 liên tiếp, với 54 ca tử vong trong 24 giờ qua. Giới chức y tế Nepal nhận định thống kê về số ca mắc mới chưa phản ánh hết tình hình dịch bệnh vì đây mới chỉ bao gồm những người đã xét nghiệm COVID-19 sau khi có triệu chứng bệnh.

    Do vậy, nếu tiến hành xét nghiệm cả một cộng đồng dân cư, số ca mắc thực tế sẽ cao hơn nhiều. Tính đến nay, Nepal đã ghi nhận 368.580 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.529 ca tử vong. Tuần trước, Nepal đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế đến ngày 14/5 tới. Chỉ có hai chuyến bay khứ hồi mỗi tuần đến Ấn Độ để đưa những công dân bị mắc kẹt về nước.

    [​IMG]
    Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 1/5/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
    Trong khi đó, Sri Lanka - nước cũng có đường biên giới với Ấn Độ, ghi nhận 1.895 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 119.424 ca, trong đó có 734 ca tử vong. Chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Ấn Độ bằng đường hàng không.

    Tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh miền Tây cho đến ngày 31/5, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra các tỉnh Aichi ở miền Trung và Fukuoka ở Tây Nam. Quyết định trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cảnh báo số ca nhiễm mới ở nước này có thể sẽ tăng sau kỳ nghỉ dài kết thúc vào ngày 5/5, đồng thời đề nghị chính phủ duy trì các biện pháp mạnh để chống dịch COVID-19 sau khi kỳ nghỉ này.

    Khác với hai tuần trước, Chính phủ Nhật Bản sẽ nới lỏng một phần các biện pháp chống dịch nhằm hạn chế tác động của tình trạng khẩn cấp đối với nền kinh tế, theo đó chỉ yêu cầu các trung tâm thương mại lớn rút ngắn thời gian hoạt động thay vì đóng cửa; giới hạn số lượng khán giả dự khán các sự kiện thể thao, giải trí đông người ở mức tối đa 5.000 người hoặc 50% công suất của địa điểm tổ chức thay vì không cho phép khán giả tham gia. Mặt khác, Nhật Bản sẽ siết chặt kiểm soát nhập cảnh đối với những công dân Nhật Bản và người nước ngoài đến từ Ấn Độ, nơi dịch COVID-19 đang hoành hành. Người dân cũng được khuyến cáo hạn chế tập trung theo nhóm uống rượu bia ở công viên và trên đường phố.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Perth, Tây Australia, ngày 24/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
    Tại châu Âu, Đức đã ghi nhận những tín hiệu lạc quan trong làn sóng bùng phát thứ 3 của đại dịch COVID-19. Theo Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, làn sóng đại dịch COVID-19 dường như đã bị chặn lại. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo mặc dù số ca nhiễm bệnh mới sẽ tiếp tục xu hướng giảm, nhưng con số hiện tại vẫn ở mức cao. Vì vậy, cần giữ ổn định xu hướng giảm số ca lây nhiễm mới và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu vội vàng nới lỏng các hạn chế phòng dịch.

    Giải thích nguyên nhân số ca lây nhiễm mới đang giảm dần, Bộ trưởng Spahn đánh giá rằng đó là do “hành động của người dân” khi đã thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tiếp xúc cá nhân và cách ly phòng dịch. Với việc số ca lây nhiễm có xu hướng giảm, người Đức hoàn toàn có thể lạc quan và tự tin. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nới lỏng các quy định phòng dịch.

    Tại Hungary, ngày 7/5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong cuộc họp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sắp diễn ra tại Bồ Đào Nha, ông sẽ đề nghị liên minh phê chuẩn tất cả các loại vaccine phòng bệnh COVID-19 đã được chứng minh hiệu quả và an toàn, đồng thời sử dụng các loại vaccine này để đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong EU.

    Hungary là nước duy nhất trong EU đã phê chuẩn và triển khai tiêm lượng lớn vaccine của Nga và Trung Quốc trước khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) nghiên cứu và phê duyệt. Điều này giúp Hungary trở thành nước có tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 cao nhất trong EU.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Hasland, Anh ngày 14/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
    Theo kế hoạch, tại cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Bồ Đào Nha, bắt đầu từ ngày 7/5, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận việc có ủng hộ Mỹ dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 hay không. Hiện EU cũng đang chia rẽ về vấn đề này. Đức phản đối việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, trong khi Italy lại ủng hộ việc này. Theo một quan chức EU, liên minh này cần một cách tiếp cận có sự phối hợp của EU.

    Cùng ngày, EMA đang xem xét báo cáo về các trường hợp hiếm gặp bị ảnh hưởng tới thần kinh sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, đồng thời yêu cầu hãng dược phẩm Anh cung cấp thêm dữ liệu chi tiết.

    Trong một tuyên bố, EMA cho biết đang phân tích các dữ liệu về các trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính). Hiện AstraZeneca chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

    Dù EMA vẫn duy trì quan điểm về lợi ích của vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 do vacine này rẻ và dễ bảo quản trong quá trình vận chuyển, nhưng một số quốc gia châu Âu chỉ sử dụng vaccine này cho những người lớn tuổi hoặc đã tạm dừng sử dụng.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Seriate, Bergamo, Italy. Ảnh: AFP/ TTXVN
    Nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan và thành quả của các biện pháp chống dịch, Pháp đã bổ sung 7 quốc gia vào danh sách mà công dân hay hành khách từ các nước này nhập cảnh Pháp sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc trong 10 ngày.

    Các quốc gia trên gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar. Biện pháp cách ly bắt buộc đối với hành khách đến từ những nước này sẽ có hiệu lực từ 0h00 ngày 8/5. Pháp đang thực hiện đợt phong tỏa thứ 3 nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Cho đến nay, Pháp ghi nhận 106.000 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 5,73 triệu bệnh nhân.

    Tuy nhiên, một phân tích mới của Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy đại dịch COVID-19 đã làm gần 6,9 triệu người tử vong trên toàn thế giới, tăng hơn gấp đôi con số ghi nhận chính thức hiện nay.

    Theo phân tích của IHME, có những ca tử vong do COVID-19 không được ghi nhận vì hầu hết các quốc gia chỉ ghi nhận số ca tử vong trong bệnh viện hoặc các ca được xác nhận mắc COVID-19. IHME cho rằng việc ghi nhận các trường hợp tử vong do COVID-19 liên quan chặt chẽ đến mức độ xét nghiệm ở một quốc gia.

    Theo Giám đốc IHME Christopher Murray, nếu không tiến hành nhiều xét nghiệm, rất có thể nhiều ca tử vong do COVID-19 không được thống kê. Phân tích của IHME ước tính số ca tử vong liên quan COVID-19 tại Mỹ là hơn 905.000 ca, trong khi con số chính thức do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ công bố ngày 5/5 là 575.491 ca.

    Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của thế giới phải tăng tốc để đối phó với các biến chủng mới và Mỹ đang tìm cách để hỗ trợ công cuộc này nhiều hơn nữa. Theo ông, nếu thế giới không nỗ lực nhiều hơn nữa thì sẽ đến năm 2024, việc tiêm chủng cho toàn dân trên thế giới không thể hoàn tất.

    [​IMG]
    Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc gia Reagan Washington ở Arlington, Virginia, Mỹ, ngày 22/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 21.385 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 70.150 người.

    Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.

    Dù Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ASEAN, song tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á và số ca bệnh mới nhiều thứ hai.

    Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành ổ dịch đang nóng nhất khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao hơn cả ổ dịch nghiêm trọng nhất là Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong chưa hề giảm so với các ngày trước.

    [​IMG]
    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 28/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
    Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 29 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.

    Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 7/5 ghi nhận thêm 2.044 ca bệnh mới và có 15 ca tử vong.

    Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 558 bệnh nhân mới trong ngày 5/5. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

    Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 70.154 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 297 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.575.453 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.161.900 trường hợp.

    Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả nước ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.

    [​IMG]
    Vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
    Tối 7/5 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm trong trường hợp khẩn cấp.

    Với quyết định này của WHO, vaccine của Sinopharm trở thành vaccine ngừa COVID-19 thứ 6 trên thế giới được WHO phê chuẩn. Đây cũng là lần đầu tiên WHO cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho một loại vaccine do Trung Quốc phát triển và bào chế.

    Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO là xác nhận của cơ quan này về tính an toàn và hiệu quả của một loại dược phẩm. Với vaccine phòng COVID-19, điều này có nghĩa vaccine đó sẽ được đưa vào chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX, do WHO điều hành để cung cấp vaccine cho các nước nghèo.

    Trước đó, WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Moderna.
     
  9. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,947
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    Hơn 3 Tr người chết vì Corona . Vaccin Sinopharm được WHO cấp phép .
     
  10. tuanmagician

    tuanmagician Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/07
    Bài viết:
    10,304
    thằng tung của dạo này éo thấy tin tức gì lun :-(||>
     
  11. Kal El

    Kal El Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    11/5/20
    Bài viết:
    4,665
    Trang SCMP vừa đăng một bài viết cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 giống Ấn Độ ở hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia.

    Nguy cơ dịch bùng phát sau mùa lễ hội
    Theo SCMP, Indonesia và Malaysia đang tiến gần đến lễ hội tôn giáo Eid ul-Fitr - dịp mà hàng triệu người Hồi giáo ở Indonesia kỷ niệm sự kết thúc của tháng Ramadan bằng cách di chuyển về quê hương của họ, một truyền thống được gọi là mudik.

    Lễ hội Eid ul-Fitr, được gọi là Hari Raya ở Indonesia, rơi vào ngày 13 và 14 tháng 5 năm nay. Mới đây, hàng nghìn người dân Pakistan cũng đã tham dự một lễ diễu hành tôn giáo, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

    https://kenh14.vn/hai-quoc-gia-dong...-19-vui-dap-giong-an-do-20210508101736167.chn
     
  12. Lmman

    Lmman Samus Aran the Bounty Hunter CHAMPION ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/12/02
    Bài viết:
    6,245
    Nơi ở:
    HCM Q6
    Bây h lật lại giả thuyết corona do tàu chế tạo được không?
     
  13. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,590
    Nếu vậy tàu phải có thuốc giải rồi chứ
     
  14. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    17,597
    Này nhé, muốn thể loại nào cũng hóa ra được :3cool_shame:
    Greta_Spider.jpg
    Trong phòng lab thì kiểm soát được, theo lý thuyết thì kiểm soát được. Nhưng bung ra môi trường thực tế thì mất cmn kiểm soát.
    Ấy là tôi xem phim người ta nói thế.
     
    viendu thích bài này.
  15. Kal El

    Kal El Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    11/5/20
    Bài viết:
    4,665
    ????
     
  16. Lmman

    Lmman Samus Aran the Bounty Hunter CHAMPION ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/12/02
    Bài viết:
    6,245
    Nơi ở:
    HCM Q6
    Kiểu hỏi thôi, tàu đóng cửa tự chơi trong khi thế giới hoảng loạn vì con này. Lật lại giả thuyết đó được không thôi?
     
  17. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,955
    Giả thuyết mới bây h là corona đc tạo ra từ phòng thí nghiệm tại TQ đc tài trợ bởi Mỹ nha :3cool_shame:
     
  18. wontak_1

    wontak_1 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/5/21
    Bài viết:
    211
    Dào, mấy cái này chém gió với nhau, ai thích nghĩ sao thì nghĩ thôi chứ tầm dân đen biết sao được.
    Có thể thuyết âm mưu xàm xí, cũng có thể vài chục năm nữa có người giải mật đúng bài của bọn Tàu thật.
     
  19. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,647
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tàu cũng không thể tính được mấy ổ dịch Anh, Braxin, Ấn Độ chống dịch quá phế đẻ ra trăm biến chủng.
     
  20. 934944

    934944 Baldur's Gate GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    30,740
    Nơi ở:
    đà nẵng
    quan trọng là có do tàu có chế nữa nó cũng không phải là chủ ý nó tung ra nên cũng chả nói lên được gì
     

Chia sẻ trang này