Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. LilyTrinh

    LilyTrinh Superman là số một. DC bất diệt! GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    15,960
    nhiều khi chỉ muốn nhốt hết mẹ lũ ngu l theo đạo cứ thích tụm năm tụm ba vào một khu cách ly, nhét thêm mấy thằng ngu khác dương tính vào để chúng nó tự lây cho nhau. Xong nhìn chúng nó chết dần chết mòn [​IMG]
     
    Interista and Netorare01 like this.
  2. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    Linh mục mà kiểu Batman thích nói chính chị chính em thường chống đối như vạy
     
  3. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    https://www.facebook.com/100053648631068/posts/307072067757745/

    MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ VACCINE VÀ MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG

    Trước tiên, xin nhắc lại kiến thức về những phân tử mang thông tin di truyền mã hóa của mọi sinh vật.

    DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus. Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng Anh deoxyribonucleic acid, theo tiếng Việt gọi là axit đeoxyribônuclêic (nguồn gốc từ tiếng Pháp: acide désoxyribonucléique, viết tắt: ADN).

    DNA và RNA là những axit nucleic, cùng với protein, lipid và cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide) đều là những đại phân tử sinh học chính có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến. Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polyme sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép.

    ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó. Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

    1, mARN, tiếng Viêt là ARN thông tin, dịch nguyên chuẩn từ tiếng Tây là messenger RNA chiếm khoảng 5% tổng lượng ARN trong tế bào sống, nhưng giữ vai trò rất quan trọng vì là bản mã phiên của mã di truyền gốc từ ADN, chứa thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền thường được gọi là côđon (đơn vị mã) gồm ba ribônuclêôtit, nên gọi là bộ ba (triplet).
    2, rARN tiếng ta là ARNribôxôm dịch từ ribosomal RNA chiếm tới 80% tổng lượng ARN trong tế bào. rARN phải liên kết với những loại prôtêin nhất định, thì mới tạo thành ribôxôm - một "phân xưởng" tổng hợp prôtêin bậc I.
    3, ARN vận chuyển viết tắt là tARN, dịch nguyên bản từ transfer RNA. Đây là loại phân tử có kích thước nhỏ nhất, thường chỉ gồm khoảng 70-95 ribônuclêôtit. tARN có 2 chức năng trọng yếu trong quá trình dịch mã: Chức năng chính của chúng là chở các axit amin từ môi trường ngoài vào "phân xưởng" ribôxôm để tổng hợp prôtêin và chức năng rất quan trọng là giải mã di truyền.

    Đây là những kiến thức rất cơ bản mà học sinh cấp 3 nào cũng biết và được đăng tải rất nhiều trên mạng internet.

    CoronaVirus là một loại virus điển hình. Nó như mọi virus khác sống ký sinh hoàn toàn trong tế bào. Nó không có ribosome tự nó, nó không có cơ chế tự chuyển hóa như các tế bào, vi khuẩn khác, đồng thời nó cũng không tự nhân lên được mà phải sử dụng các bộ phận của tế bào vật chủ để sống, tồn tại và sinh sản nhân lên duy trì nòi giống.

    Cho nên nó biến dị theo từng tế bào, phụ thuộc tế bào của cơ thể vật chủ dữ dội. Nếu như ở trong tế bào, nó tồn tại được ở nhiệt độ 36,5 hay 37, 38 độ C thì khi ra môi trường trần trụi, nó không thể chịu được nhiệt độ quá 25 độ C.

    Tỷ dụ như Virus Cúm thì: Cúm đơn thuần là một bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus này trên vỏ có hai tố điểm nhận:

    . Hemagglutinin (H) còn có tên là Tố ngưng kết hồng cầu, có nhiệm vụ kết nối virus với tế bào chủ. Cái tên "hemagglutinin" có nghĩa là khả năng làm đông tụ (agglutinate) hồng cầu (erythrocytes) trong ống nghiệm của protein.
    . Neuraminidase (N.), có vai trò hỗ trợ giải phóng virus khỏi tế bào vật chủ, để virus nhân lên và tiếp tục ký sinh vào tế bào khác.

    Trong các vụ dịch, H1N1 hay H5N1 thì chữ H và chữ N có nghĩa là như thế đó, các con số kèm theo để chỉ các dòng virus được phát hiện hàng năm.

    Mỗi năm, tế bào và virus cúm cộng sinh với nhau, biến đổi biến dị ra một chủng HxNy mới tinh, cho nên không có thuốc đặc hiệu chữa, diệt virus cúm là như thế. Người ta chỉ có thể lấy thực tế năm nay có độ mươi dòng HxNy để chọn ra bốn, năm dòng Hx1 Ny2, hay Hx3Ny4... chẳng hạn để dự đoán, sang năm mới virus gây ra dịch Cúm, sẽ thuộc một trong bốn, năm dòng này. Năm 2021 này, các báo cáo về chủng virus Cúm mới tinh đã xuất hiện. Một người đàn ông 41 tuổi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc được xác nhận là người đầu tiên trên thế giới nhiễm virus cúm gia cầm chủng H10N3.

    Vì các đặc điểm này, các nhà sản xuất mang nuôi cấy các con virus, lai tạo chúng, làm giảm độc tính của chúng đến mức không gây hại cho người nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên để chế tạo vắc xin. Đầu năm tiếp theo, mang Kháng nguyên dự đoán đó để tiêm cho người để phòng dịch cúm tương lai gần nhất. Kháng nguyên đó được gọi là Vaccine Cúm.

    Vậy, vaccine Cúm tiêm hàng năm, seasonal vaccine chỉ là vắc xin dự đoán, chứ không phải vắc xin bền vững tiêm một lần đề phòng cả đời như đậu mùa, như sởi... Vậy, cúm cực kỳ nguy hiểm đồng hành với sự sống. Người ta hy vọng yếu tố protein M2 trên bề mặt của virus cúm ít biến đổi nhất, để nghiên cứu chế ra được vacxin phòng bệnh cúm bền vững – perennial vaccine là vaccine tiêm một lần và có tác dụng gây miễn dịch vĩnh viễn.

    Vaccine Oxford, AstraZeneca là một loại vắc-xin để phòng bệnh COVID-19 do Nhà sản xuất/nhà phát triển: AstraZeneca, Đại học Oxford Tên nghiên cứu: AZD1222 (ChAdOx1), là loại vắc-xin: Vec-tơ vi-rút không nhân lên đưa vào cơ thể qua đường tiêm bắp. Vì thế, vắc xin 2019-nCoV thì chỉ có thể đề phòng con năm nay thôi, sang năm không đề phòng được con 2021-nCoV nữa.

    Vaccine Pfize có nguyên lý khác, thường được gọi là Vaccine mARN, là một loại vắc xin mRNA mã hóa cho protein đột biến của vi rút và được bao bọc trong một hạt nano lipid. Sau khi được tiêm, các tế bào sẽ tạo ra protein đột biến, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra vi rút và bất hoạt CoronaVirus.

    Trong các thử nghiệm pha III, nó đã chứng minh hiệu quả đạt tới 95%. Vắc xin Pfizer-BioNTech yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ khoảng -94 độ F, cần tủ đông, kho lạnh sâu chuyên dụng.

    Ngày nay, nhiều nước đã ngưng dùng vaccine Astra Zeneca vì có tai biến gây đông máu, tỷ lệ tử vong cao.

    Với hiệu quả đạt tới 95% và an toàn hơn, Vaccine mARN chắc chắn sẽ sử dụng tốt hơn, song điều kiện vận chuyển, bảo quản đặc biệt hơn, khó hơn và đắt hơn nhiều.
    Việc chọn lựa tiêm/không tiêm; Tiêm loại nào, tiêm khi nào hoàn toàn là quyết định của mọi người.

    Nên nhớ, tỷ lệ tai biến của mọi loại vaccine là có và cao hơn nhiều loại thuốc khác. Chấp nhận hy sinh vì sự an toàn của Cộng đồng, của những người thân quen của mình thật khó khăn, thật dũng cảm.

    Những hạn chế của việc dùng vaccine:

    - Hiệu quả không phải bao giờ cũng đạt hiệu quả 100%.
    - Có tác dụng phụ. Nhẹ thì mẩn đỏ, ngứa loét tại chỗ. Nặng thì sốc phản vệ: Khó thở, co giật, tím tái, tụt huyết áp… Nặng nhất mà không cấp cứu kíp thời thì có thể tử vong.
    - Những điều còn cần lưu ý: Việc lây lan từ người đã tiêm vaccine sang người khác; Hiệu quả kéo dài bao lâu; Mức độ thực sự người được tiêm chỉ là ngăn nhiễm mầm bệnh hay có tác dụng ngăn bùng phát triệu chứng bệnh; Số lượng cụ thể đạt bao nhiêu phần trăm thì chắc chắn được có thể xem dân cư là đã được bảo vệ (miễn dịch toàn dân).

    Miễn dịch cộng đồng (còn được gọi là miễn dịch bầy đàn, miễn dịch dân số, hay miễn dịch xã hội- tiếng Anh là Community immunity)) là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm, bởi đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch. Theo Fine, P.; Eames, K.; Heymann, D. L. “"Herd immunity": A rough guide”. Clinical Infectious Diseases.

    Điều đó có nghĩa: Trong một lượng dân số người bất kì khi có một số lượng lớn cá thể miễn dịch, sẽ làm cho chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, dẫn tới sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại. Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ.

    Ngay cả những đối tượng không hoặc chưa được tiêm phòng như trẻ sơ sinh; những người có bệnh nền hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao thì cũng sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ do trạng thái này có khả năng lây lan lẫn nhau trong cộng đồng.

    Miễn dịch bầy đàn không phải là có thể áp dụng cho tất cả các bệnh, mà chỉ ở những bệnh có tính lây truyền cao, có nghĩa là các bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác mà thôi. Bệnh càng lây lan nhanh thì càng cần và sẽ càng có miễn dịch cộng đồng càng nhiều.

    Ai cũng có thể có miễn dịch cá thể sau khi hồi phục từ một lây nhiễm tự nhiên hay bằng cách nhân tạo như tiêm chủng vaccine; tập hợp nhiều cá thể có miễn dịch tạo nên Miễn dịch cộng đồng. Có hai cách tạo ra miễn dịch cộng đồng:

    1- Do các cá thể lây nhiễm cho nhau. Là Thụ động, nhưng mang vai trò chủ yếu tạo Miễn dịch cộng đồng!. không tốn kém nhưng thụ động không kiểm soát được.
    2- Do tiêm chủng, tiêm vaccine. Là Chủ động, rất tốn kém và đòi hỏi nhiều phương tiện, nhân lực, vật lực kèm theo.

    Khi miễn dịch cộng đồng đủ cao thì chuỗi nhiễm trùng sẽ bị phá vỡ và khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng sẽ bị chặn đứng. Ngược lại, khi tỷ lệ tiêm chủng giảm, dẫn tới có nhiều người dễ mắc bệnh hơn và ảnh hưởng của miễn dịch cộng đồng có thể bị phá vỡ hoặc suy giảm, dẫn đến gia tăng khả lây lan của bệnh và tạo ra các đợt bùng phát dịch có khi còn nặng nề hơn.

    Kết quả của miễn dịch cộng đồng không đơn giản chỉ là số lượng người được tiêm vaccine hay mặc cho mầm bệnh lây lan, mà nó chỉ có hiệu quả khi đạt tới một ngưỡng quyết định. Ví dụ như Sởi, cần đạt ngưỡng 95% mới đủ cao để khống chế được bệnh.

    Như vậy, cả hai cách tạo miễn dịch bầy đàn do tự lây nhiễm và nhờ tiêm vaccine đều phải đạt tới ngưỡng Cần và Đủ mới có hiệu quả ngăn chăn bệnh tật lây lan. Bệnh sởi cần tiêm chủng đạt 95% dân số mới có hiệu quả, mà không chờ lây lan tự nhiên. Đơn giản vì sởi gần như không tràn lan ngoài xã hội, nó chỉ bùng phát nhỏ lẻ ở cộng đồng riêng biệt khi việc tiêm chích vaccine bị hạn chế, bị bỏ lơ.

    Ở bệnh cúm, miễn dich bầy đàn lại chủ yếu nhờ lây lan cúm trong cộng đồng, lý do vaccine cúm không phải là parenteral vaccine, vaccine bền vững nên mỗi năm phải tiêm lại một lần và sự lây lan cúm nhanh kinh khủng. Năm nào nước Mỹ cũng chết hàng trăm ngàn người vì Cúm dù cho năm nào cũng tiêm vaccine Cúm cho dân, đều như vắt tranh.

    Đối với vaccine Coronavirus, đây không phải là một vaccine bền vững, nó có hiệu quả phòng và giảm tỷ lệ tử vong sau hai tuần tiêm. Các trường hợp được WHO khuyến cáo không tiêm:

    - Dưới 12 tuổi;
    - Người có một hệ thống miễn dịch bị tổn hai do bệnh lý, do dùng thuốc hay một trạng thái nào đó khác.
    - Đang mang thai hoặc cho con bú
    - Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là với vắc xin (hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin)
    - Bị suy nhược nghiêm trọng.

    WHO cũng công bố: Có những dấu hiệu cho biết, người từng tiêm BCG cũng có thể có khả năng tạo miễn dịch kháng Covid-19. Điều này lý giải sao có báo cáo những nước từng tiêm chủng mở rộng BCG thì ít lây lan CoviD-19 hơn châu Âu, châu Mỹ... Nhưng thông tin này WHO đưa ra nhưng cũng không khẳng định.

    Người ta từng ca ngợi thành tích chống dịch SARS-CoV-2 của Ấn Độ là nhờ có Miễn dịch cộng đồng lớn. Nhưng miễn dịch bầy đàn này không có nhờ tiêm vaccine đại trà dù cho đất nước Ấn Độ là Trung tâm sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Miễn dịch bầy đàn của Ấn Độ chính xác là nhờ lây lan nhanh virus trong bầy đàn, trong xã hội Ấn Độ. Có những báo cáo cho thấy, Ấn Độ đạt ngưỡng miễn dich cộng đồng trên 60% dân số, có nghĩa 1 tỷ người trên 1,399 tỷ dân.

    Phase 1, Ấn Độ hân hoan tuyên bố đạt được miễn dịch cộng đồng và chiến thắng CoviD-19 cuối năm 2020, nhưng lại bùng phát phase-2 vào tháng 2, tháng 3-2021. Lý do: Tỷ lệ tiêm vaccine thấp, chủng virus biến dị bùng lên lây lan nhanh và gây tử vong nhiều. Nhưng nhờ miễn dịch bầy đàn sẵn có nên số tử vong trên tổng số dân chỉ là 20 trên 1 triệu dân, một tỷ lệ quá thấp so với rất nhiều nước khác, kể cả Mỹ.

    Nói thêm, Thụy Điển, Anh quốc, Belarussia là những nước sớm ổn định nhất cũng nhờ miễn dịch cộng đồng, một cách nói mỹ miều của việc thả nổi cho mặc kệ con virus lây cho ai thì lây, tiêm vaccine cứ tiêm và sẵn sàng chữa trị cho người bệnh. Ở các nước đó, người ta không ngạo nghễ chia F0, hay các F1234 rồi truy tìm, quây bắt... để làm gì. Đơn giản lắm, người nhiễm virus cũng là con người, không phải súc vật, không phải kẻ thù mà vẫn là Đồng bào của mình.

    Ở nước ta, với tổng số vaccine đã có, dự định có trong thời gian ngắn chỉ là rất nhỏ so với số cần thiết dự tính. Nhưng Miễn dịch cộng đồng sẽ nhanh có nhờ sự lây nhiễm tùm lum tá lả... nhờ những người không có triệu chứng bệnh mà vẫn mang virus tung tăng giữa phố, giữa chợ (Việc hạn chế tình trạng này, không thể chế nào đủ người-phương tiện-tiền của... làm nổi!).

    Miễn dịch cộng đồng là tổng số miễn dich đang lang thang trong cộng đồng chưa/không thể nào tính đếm đước nói trên đấy. Còn việc tung hô vaccine... vaccine là quyền tung hô, nên hiểu sâu thêm thì hay hơn.

    Mấy ông bà dương tính mà không có triệu chứng bệnh ấy quý lắm. Y học cần phải lậy lục họ cho xin tý huyết tương để nghiên cứu: Cái gì khiến cho họ mang virus mà không bị bệnh, tình trạng ước mơ của nhân loại. Xin huyết tương của họ chứa đầy kháng thể để truyền cho bệnh nhân nặng cần được cứu sống. Xin huyết tương của họ chế ra những sinh phẩm chữa trị, dự phòng bênh.

    Hoàn toàn không thể coi những người nhiễm covid, dù bị phát hiện ra hay chưa là kẻ thù. Việc bắt, nhốt, giam tù họ không được đâu, vô nhân đạo lắm. Họ vẫn là người, vẫn là đồng bào của mình. Họ chiếm số đông gấp 4 lần số đã/sẽ phát hiện ra nhiễm covid-19. Nếu tìm hết ra được tổng số những người đó, không nới giam giữ nào, không nhà tù nào chưa hết số lượng khổng lồ như vậy.

    Làm thế, lấy ai làm việc./.

    Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

    P/s: Bài viết này rất dài, dành cho ai quan tâm đến vaccine và miễn dịch cộng đồng.
     
    Sợ ai đây? thích bài này.
  4. matran241091

    matran241091 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/06
    Bài viết:
    4,471
    Nơi ở:
    Bá Thiên Bang
    cập nhật chậm ấy
    ca 31/5 ở tân phú q7 còn ko coa
     
  5. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
  6. shag

    shag Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    22/12/13
    Bài viết:
    1,220
    Hôm sau có tít *Toàn tp liên quan đến ổ dịch* cũng nên
     
  7. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Tiêm nhắc lại sau khi tiêm vacxin tàu

    Screenshot_2021-06-05-07-34-30-02.jpg
     
  8. Diệp Thanh

    Diệp Thanh Kirin Tor Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    4,292
    Dân mình cũng lơ là quá. Dịch đang căng mà lễ thì ùn ùn đi Đà Lạt Vũng Tàu. Tôn giáo ăn chơi gì thì kệ nhưng phải tự ý thức chứ đợi đến khi nó toang mới làm thì ăn hồ bách thảo hết rồi. Cái ổ dịch Phục hưng đó nó tàn phá cả tp HCM rồi.
     
    otaku_gangsta, enbeen and Netorare01 like this.
  9. apotosis

    apotosis Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/4/10
    Bài viết:
    1,310
    Virus mới xâm nhập thì cơ thể phải mất thời gian để bạch cầu nhận dạng và đi bắt, nhiều khi chưa kịp bắt thì virus đã sinh đẻ tràn ngập, phá hoại cơ thể, có khi tử vong luôn. Vậy nên vaccine dùng để dạy trước bạch cầu, kiểu như gửi trước lệnh truy nã, để virus vừa thò mặt vào là hốt luôn, chưa kịp đẻ.

    Vaccine truyền thống sẽ gửi trực tiếp con virus hoặc cái tay cái chân có hình xăm của virus vào cơ thể. Vaccine mRNA chơi chiêu độc hơn, gói bản thiết kế cái tay có hình xăm (mRNA) của con virus vào trong màng tế bào nhân tạo( màng lipid kép, tương tự màng xà phòng). Vậy nên khi bơm gói này vào máu thì gói này có thể thoải mái hoà vào màng tế bào ( như 2 bóng nước chập vào nhau thành 1) và bản thiết kế mRNA chui vào trong tế bào thành công.

    Cấu tạo tế bào gồm 2 lớp màng kép, bên trong là màng nhân để chứa DNA, màng ngoài là màng tế bào ôm hết nhân và các bào quan, kiểu như 1 thành phố có 2 lớp thành, bên trong là Tử cấm thành cho vua (DNA) bên ngoài là tường thành bao cả tử cấm thành và các phủ, nhà dân.... Thông thường bên trong nhân cơ thể sẽ lấy DNA (chuỗi kép)làm mẫu để copy ra các mRNA (chuỗi đơn) (là các bản thiết kế) sau đó bơm ra ngoài bào tương (giữa 2 lớp màng) để ribosom tổng hợp thành protein bất kì theo mã hoá trên mRNA, sau khi tổng hợp xong thì mRNA bị rã ra lấy nguyên liệu làm mRNA khác. Do đó khi mRNA của vaccin chui được vào trong tế bào thì cũng được ribosom tự động tổng hợp thành protein cái tay có hình xăm của con virus. Có một số cái tay này sẽ bị lòi ra khỏi màng tế bào và bị bạch cầu nhận diện và quất, hoặc khi tế bào chết, vỡ ra thì sẽ rớt ra các cánh tay này, bạch cầu cũng nhận diện ra, done. Vì mRNA nhân tạo chỉ có 1 lớp bao nên nó chỉ chui đc vào tế bào chứ không chui được qua màng nhân nên không có nguy cơ làm biến đổi di truyền, gây ung thư bla bla, kể cả chui được qua màng nhân thì cũng không có cơ chế nào để tháo chuỗi kép DNA mà nhảy vào giữa. Nên nó an toàn về di truyền.

    Túm lại thay vì phải tạo ra mảnh virus rồi tiêm vào cơ thể thì vaccine mRNA bắt cơ thể tự chế ra mảnh virus để tạo miễn dịch luôn.
     
    kakalot66, Green_Grass, sonvn and 2 others like this.
  10. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,888
    tay này đang phổ biến kiến thức hay đang đòi cả thế giới để mặc cho virus lây tè le để chọn lọc tự nhiên vậy?

    giờ có cái đám 1 nửa đúng 1 nửa xl này đê dân hoang mang chơi à? report nó chưa hay ông tin nó thật thế.:7cool_waaaht:
     
  11. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Vc bác sĩ ca ngợi miễn dịch cộng đồng Ấn Đụ.
     
  12. demoncat

    demoncat Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/09
    Bài viết:
    751
    Nơi ở:
    Demon's Land
    Sao ca vẫn chưa được đưa lên chính thức. Ca nhiễm sau bao nhiêu ngày thì mới đc cập nhật, hay phải đợi bên tỉnh cập nhật với Bộ y tế nhỉ?
     
  13. Nyaruko

    Nyaruko Bác sĩ wibu Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    31/8/07
    Bài viết:
    8,019
    Nơi ở:
    gầm cầu
    Mặc chưa fen
     
  14. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,668
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Thêm 75 ca Covid-19, TP.HCM có 10 bệnh nhân
    Các bệnh nhân ở TP.HCM gồm 2 trường hợp thuộc diện F1, những người còn lại liên quan ổ dịch nhóm tôn giáo.

    Theo bản tin 6h ngày 5/6 của Bộ Y tế, các địa phương có thêm ca mắc là Bắc Giang (45), Bắc Ninh (19), TP.HCM (10), Hà Nam (1).

    Các bệnh nhân ở Bắc Giang được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.

    Bệnh nhân ở Hà Nam (nam, 31 tuổi) có địa chỉ ở huyện Lý Nhân. Người này là F1, đã được cách ly, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 4/6.

    Bắc Ninh có 2 bệnh nhân là F1, 10 người thuộc ổ dịch khu công nghiệp Khắc Niệm, 7 trường hợp còn lại liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quế Võ. Những người này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào các ngày 3-4/6.

    TP.HCM ghi nhận thêm 10 bệnh nhân gồm 2 F1 và 8 ca liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Họ có kết quả xét nghiệm ngày 4/6 dương tính với SARS-CoV-2.

    Ngoài ra, Việt Nam cũng có thêm 2 bệnh nhân nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh, trở về nước từ ngày 1/6.

    Số lượng người phải cách ly tăng trở lại (176.875 trường hợp). Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 2.872 người, tại cơ sở khác: 32.641. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 141.362 người.
    [​IMG]

    Việt Nam có tổng cộng 6.819 ca ghi nhận trong nước và 1.545 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay là 5.249 người.

    Ở đợt bùng phát lần thứ 4, tình hình dịch Covid-19 có nhiều chuyển biến mới. Trong đó, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, số ca mắc chủ yếu được ghi nhận trong điểm phong tỏa, liên quan khu công nghiệp.

    Tại TP.HCM, ổ dịch liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục hưng vẫn diễn biến phức tạp. Số ca mắc giảm dần nhưng tình hình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do xuất hiện ca lây nhiễm chưa rõ nguồn lây.

    Các tỉnh, thành đã trải qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới là: Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La.

    Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận 129 bệnh nhân tiên lượng nặng. Trong số này, 26 ca nặng thở máy không xâm nhập, 26 bệnh nhân nguy kịch thở máy xâm nhập và 7 bệnh nhân nguy kịch được chạy ECMO.

    Chuyên gia của Tiểu ban Điều trị và các giáo sư đầu ngành đang nỗ lực hội chẩn, lên phương án điều trị, hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
     
  15. x0xrikix0x

    x0xrikix0x Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    15/7/09
    Bài viết:
    419
    Bên quản lý các khu cn ở hcm mới ra văn bản yêu cầu sg và đn bặt co kìa.
     
  16. [MAX]Gear

    [MAX]Gear Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/12/10
    Bài viết:
    3,558
    là sao?
     
  17. Int.Blackmoon

    Int.Blackmoon Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/2/11
    Bài viết:
    5,844
    Nơi ở:
    HCMC
    Mấy thằng nha Đồng nai cty mình mướn ksan cho ở để đi làm luôn rồi
     
  18. x0xrikix0x

    x0xrikix0x Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    15/7/09
    Bài viết:
    419
    Bên quản lý các khu công nghiệp ở sg kêu có hơn 6000 nld tại đồng nai. Nếu đồng nai thực hiện cách ly từ sg về thì ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các kcn nên yêu cầu hcm và sg nói chuyện rõ về vụ này.
     
  19. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    scuuby thích bài này.
  20. Nô ngây thơ

    Nô ngây thơ Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    8/4/17
    Bài viết:
    5,263
    Khi nào áp dụng tới phác đồ AK thì mới có thể dẹp được tương đối cái lũ rác rưởi này!
     
    Interista and Netorare01 like this.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này