Người Việt Nam có vấn đề tâm lý, hay dễ dựa vào tôn giáo với tu tiên nhỉ. Well, as long as it helps, chúc các thày khỏe vui.
Người nào mà chẳng có vấn đề về tâm lý hả thày . Cơ bản đừng mù quáng là được, mọi thứ đều là học thức nên cứ mở rộng ra mà hấp thu thôi . Mà nói về độ mù quáng thì nhìn tây lông với ân đụ còn tởm hơn.
2 mệnh đề của fen đều có phần chưa đúng Người Việt Nam có vấn đề tâm lý: Thật ra người nào cũng được, chẳng phải cứ có vấn đề tâm lý thì mới phải tìm cách này cách kia. Đơn giản là những người hay tò mò, hay hỏi, hay tìm hiểu bản chất, mục đích cuộc sống, người ta sẽ đi tìm thôi hay dễ dựa vào tôn giáo với tu tiên nhỉ: Thức tỉnh không phải tôn giáo, cũng chẳng phải tu tiên . Thức tỉnh là một cách sống khác, khác với cách sống mà trước giờ mình sống. Thức tỉnh không phải thờ phụng ai, cũng ko có thần thông gì Nếu fen thấy ko hợp lý thì thôi, fen có thể giữ cách kiến giải của mình, no offense my fen
Thật ra để giác ngộ (hoặc tỉnh thức, hoặc các từ ngữ tương đương) thì có nhiều con đường lắm. Và không con đường nào là tốt hơn con đường nào, quan trọng nó có phù hợp với bạn hay không thôi. Trong trường hợp này thì theo Anthroposophy có thể tạm chia ra thành 3 kiểu người: con người dùng phần đầu (suy nghĩ), con người dùng phần ngực (tình cảm), và con người dùng phần tứ chi (hành động). Người Việt mình có hướng thiên về phần ngực (tình cảm) nên đa phần được đánh giá là thân thiện. Và hành động bác ái, từ bi cũng là 1 con đường để đạt được sự giác ngộ. Còn về phần những người thuộc phần tứ chi thì cũng có những cách tương ứng. Nhẹ nhàng thì có thái cực, yoga. Mạnh hơn thì có những môn như kendo của Nhật Bản. Đây là con đường thuộc loại hoạt động thể chất nhưng nó cũng sẽ giúp cho người tập cảm nhận được cái Một. Cụ thể như trong bộ môn kendo, các lão sư phụ đạt khi đạt đến trình độ thượng thừa thì lúc ấy có thể nhập tâm vào thế giới xung quanh, kể cả đối thủ của mình. Lúc đó với họ không còn khái niệm bản thân - đối thủ nữa mà chỉ có duy nhất toàn thể mọi thứ xung quanh là một thể thống nhất. Vì vậy nên đối thủ không tài nào đánh trúng họ được (có thể so sánh giống như bạn lấy tay trái đánh tay phải nhưng nếu bạn làm chủ cả hai tay thì không bao giờ đánh trúng). Vậy nên quan trọng là ý thức muốn giác ngộ (kèm cái duyên nữa) chứ không phải là vì mình thế này thế kia nên mình không thể giác ngộ.
Chưa biết gì thì nên hỏi câu đầu tiên: Mình có cần phải tỉnh thức ko, mình tỉnh thức để làm gì. Giống như mình chơi game, mình có muốn nghỉ game chưa, hay game đang hay, đang muốn chơi nữa. Nếu cảm giác mình ko cần phải tỉnh thì uống viên xanh, cuộc đời vẫn vậy, ko sao cả (Matrix có đề cập )
Anh Johnny Trí Nguyễn là tỉnh nhờ tứ chi đó Đấm nhau sểnh ra 1 tia suy nghĩ là vỡ alo. Nên phải hòa mình vào đối phương, đọc được chuyển động và suy nghĩ của họ. Từ đó nhập định và thức tỉnh
https://tiki.vn/thay-doi-cuoc-song-voi-nhan-so-hoc-p71345381.html sách đọc dễ hiểu, món thần học này mình thấy nó dễ nhất r ấy :v
Hm.. Không biết có phải duyên lành cho fen hay không Nhưng fen hỏi rất vu vơ, coi cái gì để được tỉnh thức. Vô tình mình cũng vừa xem được Fen hỏi Youtube có không. À, vô tinh nó lại nằm trên Youtube. Một clip rất dài, gần 7 tiếng rưỡi Nhưng mình nghe đến đúng đoạn này, chợt nảy ra ý nghĩ là nên chia sẻ cho fen nghe. Còn duyên sâu dày hay mỏng manh còn tùy mỗi người nha Nghe từ khúc này về sau tầm 10 phút.
ai cũng thế, có một giai đoạn rất thích tìm hiểu về tâm linh, cảm thấy đạt được giác ngộ, thức tỉnh, .... nhưng sau đấy có người có điều kiện mà theo tiếp cái trò chơi tâm linh, có người thì lại quay về cuộc sống cũ.
lời của các bạn thật cao siêu. Tôi đã đọc và thấm được vào ruột 1 ít. Sáng nay phun pháo hoa vàng khắp bồn cầu. Quả thực tri thức ko nên hấp thụ vội vã.