Trước hết mình rất đồng cảm với bác, nhưng mình xin bổ sung vài ý của mình Đầu tiên là khoa học và tâm linh là thứ không đội trời chung tuyệt đối không có chuyện bổ sung cho nhau. Khoa học là lĩnh vực đi lên từ thực hành, từ xác suất, từ thí nghiệm...trong khoa học chỉ có trắng hoặc đen (mình tránh dùng từ đúng sai); người ra đúc ra kết luận từ thực tiễn, từ trăm ngàn lần thực nghiệm, thống kê. Còn tâm linh mang hơi hướng giải thích sự việc, sự vật theo hướng tư duy cá nhân của 1 người (1 nhóm người). Cái này xuất phát từ thời xa xưa khi con người chưa có trong tay công cụ, kiến thức để lý giải mọi sự đang diễn ra, họ đành phải chọn cách ngồi ngầm nghĩ, cố giải thích mọi thứ theo tư duy của mình (phần nào đó giống với triết gia ngày xưa). Tóm lại đối với khoa học chỉ có trắng hoặc đen, đúng hoặc sai. Ko có chuyện vì chưa chứng minh được nó sai nên tạm thời cứ coi như nó đúng. Vậy nên người theo chủ nghĩa khoa học, logic như mình coi bói toán, tử vi, tướng số chỉ là giải trí. Mọi sách vở, tuyên bố mang tính tâm linh nhưnh lại cố đưa dẫn chứng, số liệu thống kê của khoa học vào người ta gọi là ngụy khoa học.
Ah nói thêm đv mình chánh niệm là có thật, tỉnh thức là có thật nhé, nhưng hãy tìm hiểu nó theo hướng triết học, đừng gom chung nó đứng ngang hàng với mấy thứ bói toán, tử vi
Bói toán tử vi cũng là một hệ thống nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến số phận còn người được tổng kết theo thời gian thôi chứ không phải nó tự nhiên mà có không thông qua thực hành. Còn việc ngày nay nhiều người lợi dụng nó để lừa đảo hay giải trí nhưng thực ra họ có được học về nó không thì lại không ai biết được. Ý kiến mình thôi.
Mảng tâm linh chia ra khá nhiều thứ: - Tâm linh gốc (cái tôi, cái vũ trụ, quy luật vũ trụ, những thứ liên quan đến bản chất) - Tôn giáo. Từ cái gốc vô hình tướng, quán chiếu ra thành hình tướng trong tư tưởng - Mê tín dị đoan. Từ cái tôn giáo vẽ vời ra những thứ hư ảo mị người - Chiêm tinh, bói toán, phong thuỷ, số học, thần học, nhân tướng học. Kết hợp của tâm linh và khoa học - Vài mảng nhỏ nhỏ khác: Bùa chú, ngải, ấn chú và giải ấn chú, thôi miên,voodoo v.v...
Mình đồng ý có sự nghiên cứu, ghi chép ở các bộ môn tướng số, tử vi... Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần quan sát hình thái rồi ghi chép lại mà không truy căn tận cùng vấn đề, đó là chưa kể nhưng phán đoán của bói toán thường nói lên kết quả ở tương lai (xa hoặc rất xa), khi đó tính chính xác (cũng như tỷ lệ chính xác) của những phán đoán trên rất khó để xác định, thống kê lại. Ví dụ: Tướng số nói phụ nữ gò má cao có tính sát phu? Câu hỏi là gò má cao và sát phu có liên quan gì đến nhau, tại sao dẫn đến việc đó? Và trong 10 người phụ nữ có gò má cao thì tỷ lệ góa chồng là bao nhiêu %, tỷ lệ phân bổ có trên chủng tộc, địa lý ko? Có thể ví dụ trên mn đọc vào sẽ thấy rất buồn cười, mình cố tình áp tiêu chuẩn của khoa học vào bói toán đấy. 1 lần nữa, mình tôn trọng bói toán (ko phải lĩnh vực của mình); tuy nhiên đừng đánh đồng bói toán hay thứ gì đó tương tự với khoa học
Ngày xưa khi giác quan con người còn nhạy hơn bây giờ thì con người có thể cảm nhận mình tốt hơn, cả trong lẫn ngoài. Điều này dẫn tới việc họ có kết nối với tâm linh nhiều hơn bây giờ. Còn ngày nay thì việc ta càng ngày càng sử dụng và tiếp xúc nhiều với máy móc thì càng làm cho giác quan kém đi theo thời gian. Bởi thế nên con người thời nay tin vào thế giới vật chất hơn cũng đúng thôi. Cũng như hôm qua các bác bàn về luật hấp dẫn vậy. Ai tin tâm linh, chịu khó tìm tòi về nó, có duyên nữa, thì sẽ thấy thế giới này thật màu nhiệm và diệu kỳ về mặt tâm linh. Còn ai không tin thì dĩ nhiên họ cũng có cái lý của họ. Mỗi người đều có nghiệp quả khác nhau nên nói chung ai cũng có con đường riêng của mình thôi.
Khoa học thì người ta dựa vào quy luật sẵn có của tự nhiên hoặc quan sát tự nhiên. Dùng nó làm nền tảng để triển khai chứng minh hoặc xác nhận một quy luật mới ( thực ra quy luật có sẵn rồi , con người chỉ số gắng công thức hoá nó thôi ) . Còn Tử vi tướng số đối với con người thì quá phức tạp , đến bây giờ con người hình thành như thế nào nó vẫn là điều tranh cãi . Cộng thêm việc đời sống xã hội thay đổi phức tạp , quá nhiều biến số nên không thể dựa trên những cái có sẵn của tự nhiên để tìm quy luật , công thức được. Buộc con người xưa phải dùng thống kê rồi sắp xếp lại để tìm ra các điểm chung và coi nó là 1 quy luật của riêng con người . Bản chất của nó so với khoa học cũng tương tự thôi , đương nhiên là việc này hình thành từ quá lâu lại được nối tiếp qua nhiều thế hệ nên bác đòi hỏi số má như thống kê khoa học chính thống là điều bất khả thi . Mình cũng thuộc team thế giới vật chất . Ý kiến cá nhân của mình là thế giới này tạo bởi 3 tầng là tối thiểu. - Tầng của chúng ta là tầng vật chất , trong lập trình thì gọi nôm na là UI , giao diện. Ở đây con người, sinh vật hình thành , phát triển và tương tác với nhau qua những logic ,quy luật , dữ liệu được lập trình sẵn. Không có cách nào ở tầng UI mà có thể vượt được ra ngoài logic đã định sẵn .Vd như việc chống lại lực hấp dẫn , vượt qua tốc độ ánh sáng . Hiểu đơn giản là tại nó được lập trình , quy định sẵn nên nó mới có quy luật để cho chúng ta tìm thấy . - Tầng thứ 2 là tầng dữ liệu ( linh hồn ) , mỗi cá thể đều có linh hồn ( dữ liệu ) và được liên kết với cơ sở dữ liệu tổng, mỗi hành vi , hoạt động của sinh vật có linh hồn đều được " record" lại ở Master Database , tầng này là tầng phản ánh của tầng UI, nắm vai trò lưu trữ , cấp phát dữ liệu cho tầng UI hoạt động . Điều này lý giải cho việc gọi hồn hoặc tìm xác . Mình nghĩ là các thầy bằng 1 cách nào đó có được liên kết với cơ sở dữ liệu tổng nên có thể tra cứu được 1 phần nào về lịch sử . Mình thấy các thầy sịn mà mình đã gặp qua thường gặp 1 chấn thương vùng đầu hoặc lên 1 cơn điên rồi sau mới sinh năng lực đó . Cái việc họ khấn bái xem bói này kia thực chất là họ đang tra cứu cơ sở dữ liệu . - Tầng thứ 3 là Source code - Mã nguồn . Ở đây chứa logic để tạo nên thế giới này , dạng như source code của một phần mềm vậy đó. Tầng này do đấng sáng tạo hoặc cái gì đó tương tự tạo nên. Để ngộ ra tầng này mình nghĩ có thể chơi thuốc thức thần hoặc ngồi thiền đến 1 đẳng cấp cực cao để ngộ ra. Ngộ ra được thì sẽ nắm được quy luật vận hành , vượt được ra khỏi giới hạn của cõi UI . Có thể còn các tầng khác nữa nhưng hiện tại mình chưa bịa ra được. Hoặc đơn giản là do logic ở tầng thứ 3 nó khống chế không để cho con người nhận thức được .
Đó là kiến giải theo hiện tại, dễ hiểu, nhưng nếu để chánh kiến. Cá nhân tôi nếu để kiến giải thế giới tạo bằng gì thì tôi cũng cảm nhận thấy có 3 tầng. Tầng hữu hình tướng: Rất dễ cảm nhận, vì nó hiện hữu quanh ta. Cơ thể con người thì chúng ta gọi là Thân. Ở tầng này bất kì căn nào trong Lục căn đều có thể cảm nhận được. Ví dụ: Cái bánh bao. Ta ăn được, cầm được, nhìn được, ngửi được, nghe được (ở đây là ta nghe và biết là cái bánh bao không phát ra âm thanh như con chim, cái radio). Tầng vô hình tướng: Khó cảm nhận hơn, chúng ta có thể biết, nhưng chúng ta khó cảm nhận. Ví dụ chỉ có mắt cảm nhận được sóng ánh sáng. Tay không nắm được. Mũi không ngửi thấy. Thậm chí có nhiều thứ vô hình tướng mà ta không thể cảm nhận được bằng bất kì giác quan nào: Tia hồng ngoại, tử ngoại, con virus, các phân tử, nguyên tử và hạ nguyên tử. Tuy rằng ta không cảm nhận được nhưng ta biết nó có tồn tại trong thế giới vật chất này Tầng hư vô: Tầng này thật sự không tồn tại trong thế giới vật chất. Ta chỉ biết nó tồn tại, nhưng nó tồn tại ở đâu thì ta không biết. Ví dụ: Ý chí, nghiệp quả, các lực, quá khứ và tương lai, các năng lượng không thuộc dạng sóng và hạt. Nhà Phật hàng nghìn năm trước đã biết điều này, và gọi nó trong 3 từ: Thân, Tâm, Ý, tạo nên cơ thể chúng ta Trong chúng ta có tất cả những điều vi diệu ấy. Vì vậy bất cứ ai trong chúng ta cũng đều là Phật sẽ thành. Xét lại bài của bác ở trên nói về bói toán, tướng số. Hiện tại khoa học mới chỉ liên kết được một phần tầng vô hình tướng với phần hình tướng. Ví dụ: Dùng cục wifi để tạo ra được sóng wifi. Dùng Tivi tạo ra sóng ánh sáng. Dùng kính hiển vi quan sát virus, các hạt rất nhỏ. Dùng liên kết Hình tướng - Vô hình tướng. Ta gọi nó là khoa học. Đương nhiên khoa học cũng bao hàm cả Ngụy khoa học, Nobel và Ignobel. Không thể đánh đồng Khoa học toàn cái đúng, hoặc toàn cái sai Vậy dùng liên kết Hình tướng - Hư vô. Cũng tương tự như trên. Người ta gọi nó là tâm linh, hay khoa học tâm linh, hay những cái tên khác. Cụ thể hóa nó ra từng ngành, thì có Chiêm tinh, bói toán, tướng số, tử vi, .... cũng như Khoa học có Toán học, sinh học, vật lý học.... Về mặt bản chất, liên kết này có thể dùng được, có thể ánh xạ qua nhau được. Nhưng vấn đề là kiến thức về hư vô của chúng ta còn quá ít ỏi, dẫn đến ngành này sai số rất nhiều. Từ đó bị đánh đồng là hoàn toàn sai. Thật ra không phải. Vẫn có cái đúng. Cái sai thì chúng ta xếp nó vào mê tín, dị đoan. Cái đúng thì xếp nó là tâm linh, luân xa, kết nối, tương thông, tiếp cận giác giả,v.v... Chỉ có điều chúng ta quá bé nhỏ, đến mức chẳng nhận biết được để mà xếp loại, chúng ta vẫn còn cãi lộn loạn xạ về việc quyển sách này xếp lên danh mục nào mới đúng. Chứ đừng nói tới việc đọc hết, hiểu hết từng cuốn sách nói gì
Về phần các "thế giới" thì mình xin giới thiệu một chút về cấu tạo của cơ thể con người. Qua đó cũng sẽ phần nào cho thấy được mối liên hệ giữa các "thế giới" với cơ thể của con người. Giới đầu tiên là giới khoáng vật. Giới này là giới cơ bản. Bất cứ thứ gì tồn tại trong thế giới vật chất đều có hình thức là khoáng vật. Nó là nền tảng cho bất cứ mọi thứ để từ đó có thể xây dựng nên các giới khác. Giới thứ hai là giới thực vật. Thực vật ngoài thể xác được cấu tạo từ khoáng vật, nó còn có một thể nữa: là thể sức sống (life body, hay etheric body). Rõ ràng là nếu chỉ có khoáng vật không thì thực vật không thể sống được, mà nó còn phải có thể sức sống để tạo ra được sự sống cho chính nó. Chính nhờ thể sức sống này mà thực vật có những khả năng mà khoáng vật không có như: sinh sản, phát triển và hồi phục. Giới thứ ba là giới động vật. Giới động vật cũng có thể xác, cũng có thể sức sống, nhưng nó lại có thêm một thể nữa: thể cảm xúc (soul body/ sentient body hay astral body). Thể cảm xúc cho phép động vật có thể có suy nghĩ, có cảm xúc và tạo nên bản năng của từng loài động vật. Các khả năng mà động vật có mà thực vật không có bao gồm: khả năng di chuyển (để kiếm ăn), nhận thức giác quan và chủ động thực hiện hành động của nó. Giới cuối cùng là loài người. Loài người cũng có ca 3 thể kia: thể xác, thể sức sống và thể cảm xúc, nhưng loài người lại tiếp tục có thêm 1 thứ nữa: cái Tôi/bản ngã. Chính cái Tôi này đã tách loài người ra khỏi giới động vật và nó cũng là thứ chi phối hoàn toàn ba thể kia trong con người. Cái Tôi này cũng chính là cái ý thức để tách bản thân cá nhân đó ra khỏi những cá nhân khác, cảm thấy rằng mình thật khác biệt. Các khả năng mà loài người có nhưng động vật không có bao gồm: đứng thẳng, suy nghĩ và tiếng nói. Ghi chú thêm là các em bé không may bị bỏ rơi trong rừng, sau đó được các con thú nuôi dưỡng thì sẽ không thể biết đứng thẳng. Hệ quả là chúng cũng không biết nói, và suy nghĩ thì chỉ dừng lại ở mức ngang con thú, hay nói cách khác là cái Tôi của chúng đã không phát triển như bình thường được.
Có lẽ bạn nhầm rồi, Ấn độ giáo bây giờ là kết quả pha trộn của nhiều thứ (có lẽ bao gồm cả phật giáo) và nó bắt nguồn từ Bà La Môn giáo. Mà Bà La Môn giáo nó còn cổ xưa hơn Phật Giáo rất nhiều. Còn có như đạo Shinto bên nhật bản, cũng là kết quả của pha trộn tín ngưỡng địa phương với phật giáo ( nhưng phật giáo ảnh hưởng ở đạo này nhiều hơn là Hindu ).
Creepy vì con người thường xây dựng hình ảnh thần thánh phỏng đoán dựa trên chính bản thân mình. Ví dụ thiên thần theo mô tả là cái con 4 đầu ở giữa đấy: Rất khác với hình ảnh trong nhà thờ hay phim ảnh.
Thật ra theo như mình biết thì không phải là loại bỏ, mà là làm nó tốt hơn. Bài trước mình có nói là cái "higher ego" (không phải "higher self") sẽ đi theo từ đời này sang đời khác, làm nhiệm vụ dạy cho cái "ego". Thế nên một trong những cái cần làm trong đời người là phải cho cái "ego" đó được phát triển nhờ vào cái "higher ego". Ngoài nhiệm vụ chung của loài người, mỗi người cũng sẽ có một nhiệm vụ khác nhau trong chính cuộc đời dựa theo karma của mình.
Nói gì thì nói, tốt nhất đừng quá lậm vào ngôn từ triết lý, vì cái gì được nói ra cũng đều xa rời thực tại cả. Ngôn ngữ chỉ để truyền đạt giúp mình ngộ ra được điều mà mình từng trải nghiệm chứ không thể đem lại trải nghiệm được. Tất cả nên được chính bản thân thực hành, quan sát và trải nghiệm thực tế mà ngộ ra, chứ bám vào thuyết này hay triết lý nọ thì dễ thành triết gia chỉ suốt ngày lý thuyết suông lắm.
Tôi nói vậy ý là để ai có tìm hiểu thì để ý cái đó tránh bị lậm vào ngôn từ, lý thuyết suông. Chứ việc chia sẻ không tránh được chuyện mình dùng câu chữ lý thuyết để diễn đạt. Quan trọng là mình ý thức được và thực sự có sự thay đổi tâm thức qua những điều mình biết. Chứ không có ý bảo các bác lậm lý thuyết quá hay gì, cái đó sao mình đánh giá người khác được, nhiều khi mình cũng bị lậm vào mấy cái đó mà.
Bàn về Cái Tôi thì hồi trước mình có học chút về Chánh Niệm, được nghe một khái niệm là: Cái Tôi là thứ không phải mình, nhưng mình nghĩ đó là mình. Nghe có vẻ mông lung, nhưng ngẫm kĩ lại nó đúng với mọi trường hợp. Vd như khi mình xem cái iPhone 6 là mình, khi có đứa chê cái iPhone của mình cùi bắp, thì mình sẽ cảm thấy bản thân như bị hạ xuống, nhục nhã. Đó là Cái Tôi. Nếu đi đá banh, xem kĩ năng ghi bàn là mình, khi không ghi bàn được, thì mặc dù không ai nói gì, mình cũng tự cảm giác căm tức bản thân, xong lỗ mãng với người khác. Đó là Cái Tôi. Nếu người mẹ xem đứa con là mình, khi có người chê con mình ngu dốt, không có tương lai, thì người mẹ cũng nhục nhã như chính bản thân mình bị chửi. Đó là Cái Tôi. Giả thiết căng hơn nữa, là khi mình xem cơ thể của mình là mình. VD một người không may tai nạn mất đi 2 tay, 2 chân. Nếu xem những thứ đó là mình, người đó sẽ cảm thấy bản thân vô giá trị, muốn tự tử chứ không muốn sống nữa. Đó là Cái Tôi. Bởi vậy người ta mới ca ngợi những người như Nick Vujicic, thầy Nguyễn Ngọc Ký,… Nếu họ cảm thấy bản thân vô dụng, gắn mình vô bộ phận cơ thể, hoặc suy nghĩ bi quan của người khác thì đã không có thành tựu như hiện tại rồi. Nhất là những Cái Tôi siêu khó dẹp bỏ khác. Ví dụ như kiến thức của mình, kỹ năng của mình, đạo đức của mình. Bởi vậy mới có mấy thể loại như thượng đẳng, phật online Tất cả chỉ nên là “của mình” chứ không phải “mình”. Nhưng nói thì dễ chứ làm thì khó lắm. Cứ đặt thêm nhiều ví dụ căng hơn, đau khổ hơn, mất mát hơn sẽ cảm nhận được. Nên mới nói dẹp bỏ Cái Tôi là chuyện cả đời. Mình nghĩ Cái Tôi cần phải dẹp bỏ hết vì việc không gắn mình vào bất kì điều gì nó mang lại quá nhiều thứ. Cảm xúc ổn định hơn, lý trí sáng suốt hơn, sống trong thực tại hơn,… Tưởng tượng nếu có Cái Tôi quá lớn, bị gắn vô những thứ quá phù phiếm như cái iPhone thì quá là mệt. Cảm xúc thì luôn tức anh ách vì cái thằng chửi mình, lý trí thì ngu muội cho rằng phải cày để mua cái Vertu để có dịp sỉ lại nó, không thể sống trong hiện tại vì toàn nghĩ về quá khứ nhục nhã, hay vẽ nên tương lai trả thù nào đó trong đầu. Cũng vì khái niệm Cái Tôi này nên mình cũng không cho rằng mất Cái Tôi là đánh mất tự tin, đánh mất bản thân, đánh mất động lực sống. Ngược lại nó còn cho mình những thứ đó một cách sát và sâu hơn. Nhưng từ khái niệm Cái Tôi thì mình lại băn khoăn. Vậy cái gì là mình? Nếu bản thân bị tai nạn mất hết trí nhớ, hiểu biết, kiến thức, thì “mình” có còn không? Hay sống thực vật, chả còn tư duy, nhận thức được nữa thì “mình” có còn không? Nếu mình được nhân bản với mọi thứ y hệt thì cái gì là “mình”? Cứ băn khoăn vậy nên mình rất là thích xem anh em luận bàn về thể, giới hay cấu tạo các loài như ở trên. Cám ơn anh em!