Mình nghĩ con người đến với thế giới này, cảm nhận về thế giới này thông qua bộ não, một khi bộ não chết đi (mấy tư duy, nhận thức như bác nói) thì cái Tôi không còn nữa. Vì cái Tôi là cái chỉ có mỗi bản thân mình nhận biết, cảm nhận được Theo cách nghĩ của mình là vậy
Vậy hãy đặt giả thiết, có cách nào đó để bác không chết, nhưng cái tôi vẫn không còn Trạng thái đó gọi là gì ? Có thể có trạng thái đó ko ?
Hệ thống kiến thức mà bạn đang nghiên cứu có các thế giới bên trên nữa không ? Nói thêm cho mình 1 chút. Minh rat quan tam van de nay Cái mình đang tìm hiểu cũng gần tương tự như của bạn Cõi vật chất có các dạng sống: - Khoáng vật: chỉ có thể xác - Thực vật: có thể xác và thể xúc cảm để phản ứng lại các tác nhân bên ngoài - Động vật: có thể xác, thể cảm xúc , thể tình cảm để thể hiện cảm xúc - Con người có tất cả các thể trên và thêm 1 thể nữa để có thể có các suy nghĩ trừu tượng Cõi dĩ thái có các dạng sống không tồn tại thể xác: - Ma, hồn vía của người mất - Các dạng tinh linh - Các sinh linh được tạo ra bằng ý nghĩ như kiểu các totem, tượng đá được thờ cúng ... Các cõi cao hơn chỉ có linh hồn, higher self con người mới tiến vào được.
Theo mình biết là có. Nhưng những thế giới nằm ngoài giới vật chất thuộc những phần kiến thức cao cấp hơn, cần phải hiểu rõ được kiến thức nền tảng (mà mình đang học) thì mới có thể hiểu được. Với cả thực sự là mình cũng không hứng thú nhiều đến phần đấy vì mình học cái này là để biết cách dạy cho trẻ em sao cho tụi nó nên người, chứ không có mục đích tìm hiểu sâu xa chuyện trên. Sau này khi có dịp, hoặc cảm thấy nó liên quan hơn thì mình mới học tới vì đơn giản là giờ chỉ riêng phần căn bản thôi học cũng nhiều lắm rồi. Và quan trọng là học thì phải trải nghiệm nó dần dần để thấm vào người thì mới hiểu sâu được. Còn bạn cảm thấy muốn tìm hiểu thêm thì có thể vào trang anthroposophy.vn để đọc tiếng Việt. Tiếng Anh thì có trang rsarchive.org. Mà nếu bạn đọc thì mình có lời khuyên là anthroposophy nó có những nguyên tắc rất kỳ cục, nhưng đằng sau đều có lý do của nó. Nếu như khi đọc mà cảm thấy nó kỳ kỳ thì hãy tìm người biết nhiều hơn để được giải đáp (dù rằng số này ở VN chắc cũng ít). VD: Nếu 1 học sinh tính tình dữ tợn thì phải xếp học sinh đó ngồi cạnh 1 học sinh dữ tợn khác. Nghe thì vô lý vì 2 thằng này ngồi gần thì có thể quậy chung và gây loạn hơn. Nhưng khi 2 thằng dữ tợn ngồi gần nhau thì thằng này sẽ giống như cái gương phản chiếu tính cách của thằng kia. Dần dần khi chúng nó thấy được cái xấu của bạn (mà cũng là cái xấu của nó) thì tự trong vô thức tụi nó sẽ điều chỉnh để bớt hung dữ đi.
Mình nghĩ cũng có luôn Thử nghĩ xem 1 con người ko được giáo dục về triết học về tôn giáo; sinh ra đi học rồi đi làm, chạy theo những quy chuẩn của xã hội như đi làm kiếm tiền, nhậu nhẹt, lấy vợ sinh con rồi chết...thử hỏi trong suốt quãng đời của họ có khi nào tự ngồi 1 mình ngẫm lại xem mình là ai? Cái tôi của mình là gì? Vai trò của mình trên cuộc đời này? Đối tượng ví dụ cụ thể: racing boy, trộm chó, ăn cắp vặt... Mỗi người 1 hoàn cảnh mình không có ý khinh thường các đối tượng trên nhưng quan điểm của mình trước khi nhận thức được thứ gì đó cao hơn, sâu sắc hơn thì bản phải có giáo dục trước đã (không nhất thiết từ trường lớp), trong bụng phải có nhiều chữ 1 tý.
Theo như Carl Gustav Jung thì cái Tôi theo Tâm lý học phân tích, nó như sau: - Mỗi chúng ta sinh ra có một cuộc đời riêng, phát triển Cái Tôi (Ego), những cảm xúc phức tạp quanh hình tượng người mẹ - người phụ nữ (phức cảm Mẹ - Mother Complex), và những cảm xúc phức tạp quanh hình tượng người Cha (Father complex)... và nhiuề cấu trúc tâm lý khác, từ những gì được đón nhận trong hành trình cuộc đời riêng của mỗi người. - Sự phát triển này rất riêng, nhưng lại theo những khuôn mẫu rất chung của loài người, đã đc truyền sẵn cho ta khi sinh ra, từ vô thức tới tập thể. Ta sẽ phát triển Cái Tôi của mình dựa trên khuôn mẫu về một cái Ngã (Self), phúc cảm Mẹ trong khuôn mẫu của nữ hồn (Anima), phúc cảm Cha theo khuôn mẫu của nam hồn (Animus). Đây là những khuôn mẫu đã có từ nguyên thuỷ, nên được gọi là các cộ mẫu/nguyên tượng/nguyên hình (Archetype). Vậy là chúng ta có Cái Tôi (Ego), nhỏ bé, là chính chúng ta của hiện tại, và có cái Ngã (Self) rộng lớn, bát ngát chứa mọi tiềm năng, mọi tương lai tốt đẹp nhất mà ta có thể trở thành. Cái Ngã ấy tạo động lức cho cái Tôi luôn phát triển, luôn tiến hoá. Do đó, để hình dung rõ ràng ta có thể hiểu: - chúng ta có cái Tôi (Ego) hiện tại còn tương đối nhỏ bé là Tiểu Ngã. - và nếu nó phát triển được thật rộng lớn, sẽ có một ngày nó trở thành Đại Ngã (Self) đẹp đẽ và lớn lao. Vậy hưởng phát triển của mọi con người đạ được vô thức tập thể vạch đường chính là phát triển từ Ego cho đến Self, từ Tiểu Ngã đến Đại Ngã/Tự Ngã. Tiến trình này gọi là Thành toàn Tự Ngã (Individuation). Vd: trong kinh điển Phật giáo có một câu chuyện; sau khi cải hoá đc Angulimala làm đệ tử thì một hôm đi khất thực Angulimala bị dân chúng ném đá tơi bời. Đức Phật có đến hỏi ông ta thấy như thế nào, đại ý ổng trả lời ra sao thì quên rồi. Nhưng sau đó Đức Phật nói với tất cả môn đệ là Angulimala đã trở thành một Đại Ngã, một người hiểu về Ngã. Tóm lại: Cái Tôi, Tiểu Ngã (Ego): cảm nhận có ý thức của một người về mình, là trung tâm ý thức mà từ đó con người cảm nhận thế giới xung quanh, hành động và ra quyết định. Đại Ngã/Tự Ngã (Self): con người toàn thể, bao gồm tất cả mọi phần sáng tối, nam tính, nữ tính, tất cả các mặt đối lập của một con người, là con người sâu thẳm nhất đứng đằng sau tất cả những ước mơ sâu kín nhất, là mục tiểu phát triển đồng thời cũng là con đường phát triển, là tất cả nhập thành một, nằm ngoài cả những giới hạn không gian hay thời gian. Thành toàn Tự Ngã (Individuation): quá trình phát triển tự hoàn thiện chính mình, thường đc thấy nhanh hơn ở độ tuổi trung niên, trong đó một người cố gắng phát triển ngày càng rộng lớn hơn, đẩy lùi những biên giới, ý thức được vô thức của chính mình cũng như vô thức tập thể, soi sáng các phần bóng tối, hoà hợp các mâu thuẫn nội tâm và các mặt đối lập để cuối cùng trở thành một con người tổng hoà, đầy thông tuệ. (Nguồn: Robin Robertson. Jungian Archetype: Jung, Godel, and the History of Archetype. iUniverse (2009)
Hiện nay một số Thiền sư họ định nghĩa lại Mindfulness chỉ là Niệm thôi Chuối ơi, đúng phải là Right Mindfulness. Vì như đã biết, nếu trong quá trình Thiền định mà sai thì khi đó nó thành Tà Niệm và Tà Định nữa. Vì quá trình Thiền định là để loại bỏ tham, sân, si để cho Trí tuệ xuất hiện; mà (một số) người có thể hiểu sai, ví như trong quá trình Thiền Định mà bạn muốn chứng quá này, đắc quả kia -> tâm tham nổi dậy -> mắc bẫy. Hay có những cảm giác khó chịu trong quá trình Thiền định mà bạn muốn chối bỏ hay loại trừ nó -> tâm sân -> mắc bẫy tiếp. Thế nên ai muốn Thiền định nghiêm túc thì nên tìm một Mentor hay một vị Thầy (đã có những thành công nhất định) hướng dẫn và chỉ dạy. Còn nếu chưa có người hướng dẫn hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu thì nên theo một khoá Vipassana 10 ngày sẽ tốt hơn.
Mình thì chưa, nhưng Thầy mình thì có lần trong quá trình Thiền định thì thấy đc cả cái Trái Đất trong lòng bàn tay, khoảnh khắc đó Thầy cảm nhận đc tất cả nguồn năng lượng của tất cả mọi người trên thế giới (mặc dù không đc lâu); nói chung ko ngôn từ nào diễn tả đc cái quá trình đó. Còn trong phim The Buddha (2010) thì họ nói khi chuẩn bị Giác ngộ thì Đức Phật cũng bị quáy phá bởi yêu ma (Mara), nhưng những cái ma quỷ đó là do tâm mình tạo ra (ý ở đây là tâm của Đức Phật) chứ ko phải một cõi ma giới nào. Có người em quen ngoài đời, đã từng đi Nepal và leo Himalaya kể thì những vị chân sư bên đó khi mở các Charka cũng cần phải lưu ý vì nếu đức hạnh và quá trình tu tập của họ mà ko tốt thì chính các Charka đó sẽ dẫn dắt ma quỷ vào hoặc người mở bị tẩu hoả nhập ma. P/s: những người nhập định xuất đc hồn thì mình có biết vài người.
Nhưng sao trong các tài liệu lí luận phật giáo có ghi: Thiên Ma là loại ma ở cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, thuộc tầng thứ sáu của trời Lục Dục. Loại ma này có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của ngũ trần. Tự cho đó là cảnh khoái lạc tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục nhiễm, không muốn ai thoát khỏi phạm vi ấy.
Thật sự Phật giáo thời Đức Phật còn sống nó khác với sau này; nhất là sau những lần tập kết kinh điển, rồi phân chia này nọ lắm. Ngay cả Đức Phật khi còn sống còn nói tôn giáo của ông ko tồn tại quá 500 năm (có một sự thật là 500 năm sau ngày ông nhập diệt thì ở Ấn Độ không ai để tượng hay vẽ tranh về ông mà chỉ duy nhất một bức tranh có cây Bồ Đề nơi ông đã Thiền định và giác ngộ - vì khoảnh khắc ông giác ngộ thì ông ko thật sự ở đó mà chỉ có cây Bồ Đề làm chứng nhân và cả ngôi sao Hôm trong buổi mờ sáng hôm ấy cũng biến mất luôn - giống như con người cũ của Đức Phật đã chết). Còn cái bạn nói thì trong quyển "Vũ trụ quan Phật giáo" có đề cập đến, nhưng theo mình biết cái đó là do Phật giáo Đại thừa ghi chép lại. Trong đó có đủ cõi Atula, ngạ quỷ, v.v... Và mình không hoàn toàn bác bỏ sự tồn tại của các cõi đó, nhưng cũng không dám khẳng định là nó có. Nhưng ở thời của Đức Phật, ông trả lời cho những câu hỏi siêu hình như thế này chỉ là một nụ cười... im lặng. P/s: nếu hiểu biết mình còn tthiếu sót hay sai thì mong mọi người bổ sung giúp mình.
Tức là phật giáo đại thừa là bố láo, mình cũng nghĩ thế. Truyền xuống bao nhiêu đời sau làm gì còn chính xác nữa. Như mình có đọc là lúc đức phật giảng đạo không hề nói có địa ngục, về sau được các sư thêm vào để răn đe kẻ khác. Đọc thấy buồn cười quá.
Nó không phải là bố láo (mình không nghĩ vậy) vì Tiểu thừa hay Đại thừa cũng đều mục đính là hướng con người sống từ bi và trí tuệ hơn. Nhưng sau khi Đứa Phật mất thì do những lần kết tập kinh điển, phân nhánh thì nó thành vậy. Còn nói về lời Đức Phật thì ngay cả lúc ông còn sống lời ông còn bị hiểu sai mà, vì mội người là 1 trình độ nhận thức, hiểu biết khác nhau nên điều này chắc chắn là không tránh khỏi. Noi như trong kinh điển, cùng một câu trả lời cho vấn đề "Có Thượng đế hay không" mà Đức Phật trả lời 3 câu khác nhau cho 3 người khác nhau nữa mà.
Thế mới dẫn đến mạt pháp Thế mới sa vào ma đạo Thế mới xuất hiện hành giả Thế mới cần tu tại gia, quay vào trong, tự mình độ mình Thời thế nó phải thế hehe Phật cũng biết trước điều đó mà
Bài trên mình có nói là mình chưa quan tâm lắm đến thế giới tâm linh thật ra cũng có 1 phần vì lý do như sau. Để làm một việc gì đó thì chắc chắn thường sẽ chia ra bốn phần (đại ý giống Tứ Diệu Đế): 1. Tại sao mình phải làm ? 2. Tình trạng hiện nay là gì ? 3. Tình trạng lúc làm xong là gì ? 4. Làm gì để đi từ hiện nay (số 2) đến trạng thái lúc làm xong (số 3) ? Cái số 1 thì không bàn rồi, vì mỗi người sẽ có một cách cảm khác nhau. Còn làm sao để trả lời câu số 2 ? Đó là việc bạn hiểu về chính bản thân của mình. Hay nói cách khác: Mình là ai? Trong quá trình tìm hiểu các loại kiến thức khác nhau thì rốt cuộc có mỗi môn Anthroposophy là mình thấy hợp với nó nhất. Ngay trong tên gọi được Việt hóa của nó cũng đã giải thích ý nghĩa: Nhân Trí Học, nghĩa là "khoa học" để hiểu về con người (minh viết từ "khoa học" trong ngoặc kép vì thật ra Anthropohophy là một môn nửa khoa học, nửa tâm linh). Học Anthroposophy tuy nó hơi khó nuốt, nhưng nuốt rồi thì cảm thấy các phần liên quan với nhau rất logic và mật thiết. Và khi hiểu được thêm về con người của chính mình, cũng như là con người nói chung, thì đối với mình đó là hành trang vững chắc để bước vào thế giới tâm linh sau này. Sẵn đây mình cũng viết một bài hơi dài để giới thiệu 1 phần trong Anthrophosophy, tiện thể kiểm tra kiến thức đã học của mình luôn. Phần này cũng sẽ cho mọi người thấy được ứng dụng của Anthrophosophy trong đời sống, tính logic, cũng như nó liên kết như thế nào với cái mà nhiều người đã biết. Ai thích thì có thể đọc tham khảo. Spoiler Một trong những thứ quan trọng nhất để hiểu được bản thân mình đó là phải hiểu được khí chất (temperament) của mình. Tại sao lại có người lại luôn nóng nảy? Tại sao một người khác thì lúc thì nóng nảy, lúc thì vui vẻ? Tại sao một người lúc trẻ thì nóng nảy, vài năm sau gặp lại thì có thể trở nên điềm tĩnh? Để hiểu được điều này thì ta phải biết về khí chất của con người. Khí chất của con người được chia ra thành 4 loại chính: choleric (tiếng Việt là nóng nảy, nhưng các bản dịch thường viết là tính lửa), sanguine (lạc quan, hay được viết là tính khí), phlegmatic (thản nhiên, hay được viết là tính nước) và melancholic (u sầu, hay được viết là tính đất). Khí chất không phải là tính cách, nhưng khí chất nó sẽ định hình tính cách của một người. (Ghi chú: Vì điều này nên thật ra mình thích cách dịch của tiếng Việt hơn vì khi nghe từ "tính lửa", người ta sẽ dễ hình dung ra các nét tính cách của họ hơn là khi nghe từ choleric-nóng nảy) Nguồn gốc của các khí chất này như sau. Trong bài trước, mình đã giới thiệu về bốn thể trong con người: bản ngã, thể cảm xúc, thể sức sống và thể xác. Vậy thì bốn thể này có liên hệ với bốn nguyên tố cơ bản (đất, nước, lửa, khí) thì sẽ như thế nào? Dễ nhất chắc có lẽ là mối liên hệ giữa thể xác và tính đất. Tính đất thường rắn chắc, cố định và trong một thời điểm nhất định thì ít thay đổi. Thứ hai, nếu nói về sức sống, thì chắc chắn nguyên tố nước sẽ là đại diện phù hợp nhất (ở đâu có nước thì ở đó có sự sống mà). Nên thể sức sống sẽ được ghép với tính nước. Còn thể cảm xúc thì sao? Nguyên tố nào đại diện cho cảm xúc lên xuống liên tục, dễ thay đổi của con người. Chắc chắn là nguyên tố khí với khả năng bay nhảy vô hạn và không bị trói buộc trên không trung. Cuối cùng là cái tôi với nguyên tố lửa. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì rõ ràng là người có cái tôi càng cao thì càng nóng. Trong một con người bình thường, chưa qua tập luyện, thì thường là một thể trong bốn thể kia sẽ vượt trội hơn so với ba thể còn lại. Nếu như thể xác phát triển vượt trội so với ba thể kia thì kết quả là người đó sẽ mang tính đất. Tương tự như vậy với ba thể còn lại. Và cũng có thể có người có một thể chính, một thể phụ (ví dụ như tính đất - nước), hoặc thậm chí một thể chính và hai thể phụ (ví dụ như tính nước - khí - đất). Và đó là lý do mà tại sao một người lại có thể lúc này thì vui vẻ (khí), nhưng lúc khác lại tỏ ra bình thản (nước). Đó có thể là do họ mang tính khí - nước. Những người mang tính khí (chính) - nước (phụ) thì thường sẽ tỏ ra vui vẻ nhiều hơn là bình thản. Vì thế mà việc xác định khí chất của một con người là phải cần thời gian và sự tinh tế vì có khi ta chỉ luôn thấy được khí chất phụ của người đó mà thôi. Hay nói cách khác là khi ở với ta thì họ sẽ chỉ trình diễn một nét tính cách duy nhất, nét tính cách trong khí chất phụ của họ. Các khí chất cũng thay đổi theo thời gian (thậm chí các thể đại diện cho một khí chất cũng thay đổi theo thời gian, phần phía trên là mình đang nói về người lớn, còn con nít thì nó sẽ khác). Xét về trong sự phát triển của con người, có thể chia ra thành bốn giai đoạn, tương ứng bốn khí chất: Trẻ em: Tính khí, vì trẻ em đa phần đều rất vui vẻ, hay tò mò Thanh niên: Tính lửa, đầy nhiệt huyết và sức mạnh Người từng trải: Tính đất, yên lặng và thông thái Tuổi già: Tính nước, điềm tĩnh và nhẹ nhàng Tuy nhiên thì từng người cũng sẽ có những nét riêng của mình và khi lớn lên thì họ sẽ mang theo một khí chất nhất định, phụ thuộc vào bản thân họ cũng như trải nghiệm họ có trước đó. Vì thế, có thể nói khí chất của một người sẽ bị tác động và làm nó thay đổi bởi ba thứ: bản thân người đó, trải nghiệm họ có, và theo từng độ tuổi.
mình nhiều lúc nhận thấy phải cứu vớt lấy nhân loại này, có một giọng nói thôi thúc, vạch đường chỉ lối cho mình. Mình muốn hành động nhưng sực nhớ ra hết thuốc rồi, hết tiền mua nên lại chẳng còn động lực gì.