Có một số câu hỏi hỏi thử : Lần cuối cùng bác ra ngoài là lúc nào ? Tình hình trong nhà có gì đặc biệt hay khác với mọi ngày không ? Hôm nay bác có làm gì khác mọi lần ? Bác có để ý được nguyên nhân nào khiến thâý cảm gíac bồn chồn, cuồng chân cuồng tay, muốn xả ra mà không được ?
- Lần cuối ra khỏi nhà cách đây hơn 2 tháng. - Tình hình trong nhà là mấy hôm nay cả nhà đang bị cảm cúm, mình thì bị trước hết trước. - Tay phải thì ko hiểu bị gì mà cứ thấy khó chịu cả tuần (từ lúc mới bệnh vặt đầu tuần trước ý). - Người thì hôm nay thấy khó chịu hơn mọi ngày. Nguyên nhân thì cũng ko rõ, cũng sinh hoạt như mọi lần thôi. Chắc vừa bệnh xong người nó bức rứt.
Đây là bài viết của mình, hi vọng mang đến thông tin cho anh em Tăng cường hệ miễn dịch từ trong chính bản thân chúng ta. Hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch. Mọi người trên mạng cũng đang tìm cách chia sẻ nhau để nâng cao hệ miễn dịch, chẳng hạn như uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm có vitamin C mỗi ngày. Theo tìm hiểu thì các thông tin cũng xác nhận thông tin này là có cơ sở. (1). Nhưng mà đua nhau sử dụng vitamin C một cách mù quáng đôi khi có những tác dụng phụ khác, ví dụ như viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng và các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa (2). Vậy quản lý các xúc cảm để nâng cao hệ miễn dịch như thế nào ? Theo nghiên cứu có tên ‘As above, so below’ examining the interplay between emotion and the immune system của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (3), các nhà nghiên cứu nói trong phần Tóm lược. Robert Adler cho rằng, hệ miễn dịch có thể học được (4) khi thí nghiệm cho chuột uống một loại nước đường có pha chất tiêu diệt tế bào T ( quan trọng với hệ miễn dịch). Về sau, các bác sĩ nhận ra tầm quan trọng của xúc cảm tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người lo lắng kinh niên hay có tâm hồn mỏng manh dễ vỡ, thường xuyên gây hấn dễ bị các bệnh như loét dạ dày, đau đầu, hen suyễn, thấp khớp. Nói cách khác, cứ cho là những người đó có chế độ ăn uống lành mạnh nhưng tâm trí thường xuyên căng thẳng, họ không khác nào đang nhiễm độc thuốc lá hoặc đang sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol, mặc dù khẩu phần ăn của họ có hàm lượng cholesterol tốt. (5) Một ngày, bạn có thể thấy rất nhiều thông tin khiến bạn bị “triggered”, chẳng hạn như người ta ngoại tình bị bắt gặp, người tham ô tài sản đến nỗi người khác phải chịu oan ức, hoặc người yếu thế bị mất quyền lợi bởi một người khác ( bị đánh đập, bị cướp, bị giết..). Ngay lập tức, chúng ta đã hình thành phản ứng flight-or-fight ( chiến hay chạy), chúng ta thấy nóng mặt và đôi bàn tay cứng gồng. Chúng ta có thể nghĩ hoặc comment “Đồ thất đức” “Chết đi, sao trên đời lại có người như vậy”. Phản ứng này rất đỗi bình thường. Nhưng đáng lo là nếu tức giận nhiều lần bởi một phản ứng nào đó khiến chúng ta sôi máu, hiệu suất bơm máu có thể bị giảm 5-7% (6). Bạn nhớ lại các bộ phim truyền hình xem, người đó có thể bị nhồi máu cơ tim trước lời lẽ kích động hoặc gặp một sự kiện khiến họ bị sốc nặng. Vậy làm sao để bảo vệ hệ miễn dịch trước xã hội nhiều thông tin tiêu cực, nâng cao hệ miễn dịch ? Thường có rất nhiều bài trắc nghiệm kiểu, nếu bạn rơi vào tình huống đó bạn sẽ làm gì. Mình cho rằng ở trong trạng thái bình tĩnh, ai cũng có thể trả lời được, nhưng mà nếu đang tức giận hay bị “triggered”, bạn dám chắc mình có thể xử lý hoàn hảo. Sau đây là một số cách: Nhận biết cảm xúc ở giai đoạn bị "triggered" rất quan trọng : nếu thấy có gì đó “khác khác” khi đọc tin hay quan sát, tức là chúng ta đang bị “trigger”( đả kích). Nhưng hãy cẩn thận ở những giây đầu. Đưa ra một quyết định hay một lời nói lúc này không khôn ngoan lắm, vì bạn có thể phải đi xin lỗi rồi lại hối hận. Hãy chú ý đến từng cảm giác của cơ thể, bạn có thể thấy nóng mặt, tay chân co cụm cứ như chuẩn bị đánh nhau, hơi thở mạnh hơn… Tập các thói quen này, bạn sẽ biết cách tiết chế cảm xúc mà không cần phải "tỏ ra một cách gượng ép". Bình tĩnh khi muốn làm gì đó : Thường thì ở phase 1 khởi nguồn, phase 2 cao trào, phase 3 kết thúc. Tốt nhất là khi đang rất tức giận ( phase 2), lo lắng, cố gắng hít thở thật sâu. Hạn chế hành động. Hạn chế nói. Nếu ai hỏi đề nghị, có thể xin phép trả lời sau. Mọi lời nói do các hormone đang cao trào đều không phải của bạn y như khi bạn bình tĩnh. Đừng xua đuổi cảm xúc tiêu cực, hãy xem nó là bạn: Truyền thông đang xem tiêu cực như một gì đó cần loại bỏ. Nhưng kinh nghiệm cá nhân và một số tài liệu (7) nên cho rằng, học cách ôm lấy những cảm xúc tiêu cực là cách nâng cao sức khỏe tâm thần. Hãy để cho cảm xúc tiêu cực đến và hãy lắng nghe xem nó muốn nói gì với bạn. Từ đó để đưa ra cách giải quyết. Càng xua đuổi, càng chèn ép bao nhiêu, nó càng tích tụ lại bấy nhiêu. Bùm. Đến khi sức chịu đựng của bạn quá giới hạn. Do đó, từng suy nghĩ tiêu cực đến, hãy lắng nghe nó và chấp nhận, rồi từ từ đưa ra cách đối phó phù hợp. Nên có người chia sẻ: Nhìn chung khi đang tiêu cực, bản thân rất khó sáng suốt và nhìn xa giống lúc bạn bình tĩnh. Nói chuyện trải lòng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn Khi đã tập được thói quen bình tĩnh trước mọi thông tin dù vui hay buồn, bản thân bạn sẽ rất khó bị “trigger” ( đả kích). Nói nôm na là bạn cảm thấy nhẹ nhàng khi đón nhận và biết cách xử lý. Nhưng nói thế không có nghĩa là bạn sống thờ ơ, vô cảm. Bạn vẫn biết vui, biết buồn, biết lo lắng nhưng ở thái độ tích cực hơn. Có thể xem thêm (1), giảm thiểu sự bất thường trong cơn bão cảm xúc tiêu cực, hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ tốt hơn khi có sự kết hợp của các phương pháp chính thống khác. (1) https://bvphcntw.gov.vn/.../dinh-duong-nang-cao-suc-de... / Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV) (2) https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6851652-25 / Đua nhau dùng "thuốc bổ" trong mùa dịch: Coi chừng bổ ngửa (3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4212945/... / ‘As above, so below’ examining the interplay between emotion and the immune system (4) Trang 229, Trí tuệ xúc cảm, Daniel Goleman (5) Trang 234, Trí tuệ xúc cảm, Daniel Goleman (6) Trang 235, Trí tuệ xúc cảm, Daniel Goleman (7a)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5767148/ (7b) https://www.scientificamerican.com/.../negative-emotions.../ Negative Emotions Are Key to Well-Being / The Psychological Health Benefits of Accepting Negative Emotions and Thoughts: Laboratory, Diary, and Longitudinal Evidence Hình minh họa giữa xúc cảm và hệ miễn dịch thì nguồn ảnh : https://www.researchgate.net/.../Schematic-representation...
Sau khi nghe bác kể thì mình cho là 2 nguyên nhân : -Sự kết nối của 1 cá nhân trong môi trường có liên quan tới việc bác bị cảm cúm - và cả nhà bị theo. Môi trường một người đang ở sẽ có những tác động tiêu cực/tích cực lên tâm lý người đó. Hiện là nhà bác đang bệnh, và bác cũng vừa hết, nhưng người khác thì chưa - mình sẽ cho là việc đó ảnh hưởng lên tới bác - và người hết bệnh trước tiên sẽ có một "trách nhiệm" đi chăm sóc những người còn lại, những người có kết nối về cảm xúc và cùng sống trong 1 mái nhà, sinh hoạt chung không gian. Nếu theo hướng này, việc bồn chồn của bác có khả năng là từ trách nhịêm muốn làm gì đó cho người bệnh trong nhà, cơ thể vừa phục hồi sau bệnh nhưng môi trường quanh bác vẫn không hề ổn và cơ thể bác có những tín hiệu gửi tới bác để đánh động. Một khía cạnh khác, mình nghĩ là sự liên hệ của "cảm cúm" + COVID sẽ là một vấn đề khiến bác bất an nhưng không bộc lộ, ngấm ngầm chạy trong đâù bác. -Bác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc nhốt mình trong không gian cách ly quá lâu với những triệu chứng tiền stress, né tránh hay giận dữ - nó khá giống những gì bác miêu" tả. Một không gian lập đi lập lại, không thay đổi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý. Thấy nhiều bài báo đều đã nói về vấn đề naỳ. Yếu tố khởi phát - "trigger" có thể là bệnh, nhưng những tác động đó không thể thấy được rõ ràng mà sẽ tích luỹ qua thời gian. Hôm nay có thể là ngày mức chịu đựng của bác tới đỉnh, nên nó bộc phát ra. Đó là cách nhìn nhận của mình, những cảm nhận của bác hiện tại có thể do một trong hai hoặc cả 2 yêú tố trên luôn. Bác có suy nghĩ gì về những ý kiến của mình không ? https://positivepsychology.com/positive-effects-of-nature/ https://www.psychologytoday.com/us/...what-are-the-psychological-effects-quarantine https://www.thelancet.com/journals/...eported negative,, financial loss, and stigma.
Đang cáu vãi cả ra. Con vợ suốt ngày nhìn mấy cái tin xấu tin phake rồi ngồi sợ. Đã thế còn bị mấy con công nhân nghành hồ bách thảo trg group của công ty nhồi nhét mấy cái tin tiêu cực. Mẹ nó tức méo chịu nổi, nó với thằng út ở bên ngoại k tao đập đt nó luôn. Xả tý nha ae
Bắt đầu có cảm giác tâm lý bất ổn rồi các bác ạ. Hôm nay xin việc nói chuyện với HR để set up phỏng vấn, mỗi cái ném JD để tham khảo thôi mà cứ bảo là để cuối ngày rồi gửi sau xong chả thấy gửi. Thế là em bực rồi nghĩ ra đống thứ linh tinh. Tốn nửa ngày để bực tức
Stress vụ nấu ăn quá các thầy ạ. Đợt trước mua cái nồi lẩu đa năng chống vã thôi vì tưởng chỉ lock tầm 10 ngày nữa tháng là cùng, thế là xài nó chiên xào đủ kiểu giờ cái nồi sắp banh đến nơi. Hồi đầu tháng 8 thấy ko ổn nên mua cái bếp từ với bộ nồi chảo thì giao đéo được. Giờ ngày qua ngày cứ dùng cái nồi này mà nhìn lớp đáy nó tróc dần ra mà ớn ớn vì éo biết nó ảnh hưởng gì đến sức khỏe mình khi nấu ăn với nó ko nữa :(.
Đù, tối nằm mơ thấy đi ngoài đường. Xác người chống chất đống là liệt như núi. Có mấy người mặc đồ như phi hành gia khiêng cáng xác ra rồi hất vào chất đống. Rồi có xe ủi, xe xúc gàu xúc xác bỏ lên xe tải to như cái nhà. Đi lòng vòng thì đi ngang mấy ông đang nói chuyện bảo là hố sắp đầy, chính phủ đang cho nổ bom thêm mấy hố mới ở Củ Chi . Xong cái nhận ra nhiều xác vậy sao không thấy thúi, tức cười vậy. Cái nhìn vô cái kiếng của cửa hàng thấy mình cũng mặc đồ vũ trụ. Cá`i nghĩ thôi nằm mơ cmnr, tỉnh dậy luôn.
Nhà đối diện có cha ngáo đá hay sao cứ 5h lão ra ban công luyện thanh ố ồ 2 tiếng đồng hồ , luyện thanh nhạc thì chí ít phải hay hoặc khúc trầm bổng đây k khác mẹ gì tra tấn thính giác luôn, hai tuần nay lão cứ thế hò hét mà chịu k biết nhà nao ai cũng bực mình. Mà đấy là ngày xưa tuổi thơ từng ở sát nhạc viện nghe tụi sv tập tành tí toè kéo kèn kéo pháo chán chê r mà cũng chịu nổi giọng cha này, hết dịch tìm được thằng nào qua đấm bỏ mẹ nó ức chế vcl
Nói vui 1 chút nhé : Bắt chước skill của Bích Nụ : hàng xóm karaoke từ chiều tới tối thì làm gì ? Kêu công an Không, thu âm tiếng nó lại rồi 3h sáng phát loa chỉa qua cho cả nhà nó nghe !
Mùa này, nhân sự công ty cũng lắm chuyện khó khăn, ai cũng có những vấn đề của riêng mình. Kết hợp cùng với mỗi ngaỳ đêù nhận một đống thứ đang diễn ra trong xã hội, trong media như vầy thì việc có những suy nghĩ ngày càng tiêu cực là bình thuờng. Mình có 1 phán đoán là bác đang dính phải "những suy nghĩ tự hạ thấp bản thân- và tự huỷ chính mình - self sabotage thoughts "? Nêú đúng là nó thì sẽ có 1 vài phuơng pháp khác để hỗ trợ bạn lúc này. Có thể là bác cần ngồi yên và hít thở sâu 15p để bình tình trước và quan sát các dòng tư duy trong mình. Nêú có thể, bác cần viết ra chuỗi suy nghĩ đó, phía trên có mẫu Bảng theo dõi giận dữ của cnak08 ở trang 1 hay 2 của topic này. Bác làm ra word và điền vào. Để xem là suy nghĩ nào là hợp lý và cái nào là không hợp lý nhưng lại chạy loạn trong đầu mình. Hình dung được nó thì mới có thể loại bỏ nó. Còn hôm nay, bác cảm thấy thế nào ?
Trước khi ngủ ngâm chân với nước ấm tầm 10, lau thật khô, mang vớ thử xem nhé. Có tinh dầu nào mình thích nhỏ 1 giọt vào
Dạo này bắt đầu nghe được âm thanh tầng số cao rồi, nghe như tiếng xì xì gắt lắm, không biết chừng nào nghe được tiếng người cõi âm đây
mấy tháng nay tự thấy mình bị trầm cảm hay stress khá nặng mà ko muốn đi gặp bác sỹ: - Người hay mệt mỏi, cáu gắt. - Hay lo âu, nghĩ tiêu cực: làm gì cũng sợ, chưa làm cũng sợ luôn - Thích đọc tin tức tiêu cực mà biết là hay lo âu khi xem tin tức kiểu này - Sợ nghe âm thanh lớn, thi thoảng sợ ánh sáng, hay đau đầu nhẹ, chỉ muốn nằm bệt 1 chỗ, ngủ nhiều - Mấy tháng nay còn chả buồn nghe nhạc, xem phim, chỉ ngồi làm việc với lướt web, vì xem cũng chả có cảm xúc - Không muốn gặp người ngoài luôn - Sinh hoạt vợ chồng cũng giảm Có fen nào biết cách cải thiện mấy triệu chứng trên ko