Mình dân tay ngang, chỉ có thể ở mức lắng nghe- trò chuyện- thảo luận; nhìn chung là nhiều người cũng có feedback cho mình tốt. Tình trạng bạn bác thì mình cũng gặp rồi, mình hỗ trợ 1 phần, còn lại là thuốc + ý chí + môi trường của người đó. Nhưng nếu tình trạng của bạn bác như vậy, mình nghĩ để cho @lastsamurai can thiệp sẽ ổn hơn đó bác.
Vì người ta là bác sĩ bác ạ,còn lắng nghe này nọ họ không được đào tạo những kỹ năng cần thiết để làm điều đó. Chuyện này qua dịch cafe rồi bàn - hay hứng thì add FB rồi bàn Mô hình trị liệu tâm thần - tâm lý tốt nhất hiện nay là tam giác 3 đỉnh Bác sĩ tâm thần : chẩn đoán, kê thuốc cắt cơn, đánh giá mức độ hồi phục, khiến bệnh nhân có thể ổn định về mặt thần kinh để có thể đón nhận điều trị tâm lý từ các liệu pháp. Kết hợp với họ là phần đánh giá tình hình bởi các chuyên viên làm test tâm lý. Tâm lý gia : hỗ trợ các vấn đề tâm lý, tìm hiểu những chuyện sâu trong thân chủ và đưa ra các liệu pháp trị liệu, bài tập cho thân chủ thực hành, giải thích về những điều mà bác sĩ "không có thời gian làm" : tác dụng phụ của thuốc, cực kì quan trọng ! - cho thân chủ và gia đình, đánh giá các nguy cơ và hành vi có vấn đề..., giúp cho cả thân chủ và người nhà thân chủ luôn. Gia đình : quan sát, nâng đỡ hỗ trợ bệnh nhân trong môi trường bình thường. Lí tưởng sẽ là "giảm các tác động có hại + gia tăng các tác động có lợi" cho thân chủ. Nhưng cái trên chỉ là lí tưởng, còn thực tế thì khó nói lắm.
Thêm 1 chuyện là cho thuốc - chuyên viên tâm lý/tâm lý gia không được cho thuốc bệnh nhân, dù hiểu về thuốc. Kê toa, cho thuốc là phần của bác sĩ tâm thẩn. Bên này có thể khuyến nghị đi test các vấn đề bệnh tâm thần - nhưng bên bác sĩ là chỉ định đi test luôn ! Ở VN thì vẫn gọi vậy, nhất là trong những bệnh viện có phần tâm lý như ĐH Y hay Nguyễn Tri Phương
Này hả, tập thở bằng bụng trc, rồi tập thở phối hợp bụng - ngực. Nắm đc bài cơ bản này là yên tâm hơn nhiều luôn :v. Khuyết điểm là ông nào hút sách nhiều mà đổi qua thở bằng bụng xong quên hút thuốc bằng bụng là buồn ói bỏ mẹ luôn Ông nào tò mò thì tìm hiểu cũng đc nè.
Nãy trả lời nha sĩ mà đọc không kỹ nên xóa comment đó , tự nhiên thấy quê Thì kê toa là phần việc của bác sĩ tâm thần; còn nhà tâm lý học thì không được phép kê thuốc, cùng lắm chẩn đoán theo các thang, ví dụ DSM-V/ X gì đó thôi.
Livestream hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc tâm lý mùa dịch của mấy bậc đàn anh mình - mọi người có thể xem qua, có khá đủ vấn đề như chẩn đoán trầm cảm, lo âu, những vấn đề liên quan bệnh lý khác. https://www.facebook.com/video.php?v=888449685382262
Vaccine tự nhiên hệ miễn dịch, mùa này mình xin khuyến nghị ( bao gồm 5K ) Khuyến khích hạn chế combat, các cảm xúc tiêu cực luôn làm suy giảm hệ miễn dịch Nhiều vitamin C từ các loại thực phẩm đa màu đa sắc Cười nhiều hơn chút Cố gắng đi đi lại lại trong nhà để cho cơ thể vận động Nói về xúc cảm, có sự liên quan giữa sự ổn định trong cảm xúc và hệ miễn dịch; nói nôm na là thường xuyên stress thì ăn uống lành mạnh cũng không có tác dụng cả. Có nghiên cứu hẳn hoi luôn nhé. Tất nhiên, các tin tức gây lo lắng luôn có, nhưng cố gắng giữ tâm thế thật ổn định (7a)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5767148/ (7b) https://www.scientificamerican.com/.../negative-emotions.../ Negative Emotions Are Key to Well-Being / The Psychological Health Benefits of Accepting Negative Emotions and Thoughts: Laboratory, Diary, and Longitudinal Evidence
THỬ THÁCH 30 NGÀY CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN, CẢI THIỆN TÂM TRẠNG Ngày 1: Thực hiện bài tập thở sâu. Ngày 2: Bắt chuyện với một người bạn tốt. Ngày 3: Lên lịch làm gì đó vui vẻ. Ngày 4: Quyên góp hoặc tái chế một cái gì đó bạn không bao giờ sử dụng. Ngày 5: Tập yoga 30 phút. Ngày 6: Lên kế hoạch cho một bữa ăn lành mạnh. Ngày 7: Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn. Ngày 8: Nghe những bản nhạc yêu thích. Ngày 9: Dành 10 phút để đọc sách Ngày 10: Đi dạo (đang dịch thì có thể thay bằng tập vài động tác nhẹ nhàng). Ngày 11: 20 phút dành cho spa (dịch thì có thể chăm sóc bản thân ở nhà). Ngày 12: Thực hành một sở thích. Ngày 13: Phân tâm bản thân bằng một bộ phim. Ngày 14: Đi ngủ sớm hơn 30 phút. Ngày 15: Uống nước thay vì rượu hoặc nước ngọt, cà phê. Ngày 16: Lên lịch cho một đêm chơi game. Ngày 17: Đặt mục tiêu nhỏ (ví dụ ăn sáng đúng giờ). Ngày 18: Hoàn thành một việc còn tồn đọng trong danh sách cần làm. Ngày 19: Khen ngợi ai đó. Ngày 20: Lên kế hoạch cho một đêm vui chơi với bạn bè (dịch thì mình gọi zoom nhậu cũng được nha). Ngày 21: Hãy thử thiền 5 phút. Ngày 22: FaceTime với một thành viên trong gia đình. Ngày 23: Làm gì đó bên ngoài (tỉa tót lại vườn cây chẳng hạn). Ngày 24: Hẹn hò với người yêu/chồng, vợ. Ngày 25: Bỏ theo dõi những người tiêu cực trên mạng xã hội. Ngày 26: Nói “không” với điều gì đó. Ngày 27: Có một đêm không sử dụng điện thoại. Ngày 28: Xem một đoạn video ngớ ngẩn khiến bạn bật cười. Ngày 29: Viết ra một điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra ngày hôm nay. Ngày 30: Áp dụng một thói quen mới. Cre: Good House Keeping
Có Ngày 13: Get distracted by a movie. Mình làm hẳn series Money Heist (5 tập) luôn thì có quá liều không nhỉ . Hơi tiếc là tới lúc chuẩn bị đầy đủ đồ ăn để xem phim thì hết phim
Đù mớ, bằng 1 cách thần kỳ nào đó bữa giờ mình đã làm theo cái này 1 cách vô thức ko theo thứ tự thôi chứ gần đủ hết rồi Gần 1 tháng nay mất ngủ, lệch giờ sinh học, toàn 4 5h mới ngủ dc, hôm qua quyết tâm chỉnh lại giờ sinh học nên ko ngủ ngày nứa mà ráng đợi tới 12h đêm đi ngủ và đã thành công
Trân quý mình cũng đang theo phương pháp này, thấy đỡ nhiều, chỉ là nhiều khi yếu tố tiêu cực nó cứ trồi lên, át đi mấy cái tích cực mình vừa tạo ra