Não bộ chúng ta lưu trữ kí ức ở dạng 2D hay 3D? Phát hiện người đầu tiên trên thế giới có khả năng điều khiển đồng tử mắt hoàn toàn chủ động Đôi mắt ngấn lệ của chó mèo thực ra là một cú lừa, chúng không buồn như bạn tưởng đâu 'Con mắt thứ ba' có thể cho phép bạn vừa đi bộ vừa dán mắt vào điện thoại mà không phải lo đâm đầu vào cột điện Điều đầu tiên cần phải làm rõ, đó là nhắm cả hai mắt lại không có nghĩa là bạn không "thấy" gì. Đôi mắt của chúng ta được ví với những chiếc máy ảnh. Nó liên tục chụp những khoảnh khắc xảy ra ở thế giới bên ngoài, sau đó lưu trữ chúng vào một chiếc "thẻ nhớ" đặc biệt có tên là não bộ. Những tấm ảnh này sau đó trở thành kí ức của chúng ta. Và bạn cũng có thể nhấn nút xem lại chúng bằng cách nhớ lại những kỉ niệm. Chẳng hạn như hãy thử tưởng tượng lại chuyến du lịch gần đây nhất của mình, bạn đã ở đâu, nhìn thấy những gì? Nhắm mắt lại và hình dung ra những gì não bộ đã ghi nhớ, bạn đang sử dụng một thứ được các nhà khoa học gọi là "con mắt tâm trí". Nó như một trình "play back" của máy ảnh, cho phép bạn nhìn thấy một thực tại không có thật ở trước mặt. Não bộ chúng ta lưu trữ kí ức ở dạng 2D hay 3D? Con mắt tâm trí là một cơ chế rất kỳ diệu của bộ não mà các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu. Một trong số những câu hỏi cơ bản mà họ đặt ra là liệu nó có thể nhìn kí ức ở dạng 3D hay không? Hay não bộ sẽ tiết kiệm bộ nhớ của nó bằng cách chỉ lưu lại hình ảnh ở dạng 2D với dung lượng nhỏ hơn để tiết kiệm bộ nhớ? Tại sao khi nhắm một mắt lại, chúng ta sẽ thấy thế giới ở dạng 2D Trong một thế giới thực, chúng ta là những sinh vật 3D, sống trong một thế giới 3D và nhìn thấy mọi thứ trên cả 3 trục x, y, z. Điều đáng nói là cơ chế tạo ảnh trong mắt đã được nghiên cứu rõ mà mắt không nhìn thế giới dưới dạng 3D như chúng ta tưởng. Mắt chúng ta có các bộ phận giống hệt như một chiếc máy ảnh, chẳng hạn như thủy tinh thể giống như ống kính, đồng tử giống như khẩu độ, võng mạc giống như cảm biến. Về lý thuyết, nó sẽ chỉ tạo được ảnh 2D giống như máy ảnh. Thật vậy, chiều sâu trong không gian mà chúng ta cảm nhận được thực chất là một sản phẩm của não bộ. Trong đó, trình xử lý hình ảnh, não bộ sẽ dùng một "thuật toán" để so sánh độ chênh lệch giữa hai hình ảnh mà nó thu được từ hai mắt. "Thuật toán" tâm trí này sẽ giúp chúng ta đoán ra khoảng cách từ mắt mình tới vật thể, hay nói cách khác là độ sâu của trường nhìn. Các nghiên cứu chỉ ra độ hiệu quả của thuật toán này là khoảng 5,4 mét. Trên đó, mọi thứ bắt đầu hiện ra dưới dạng 2D nhiều hơn 3D. Não bộ tái tạo chiều sâu nhờ hai tấm ảnh 2D ghép lại từ 2 mắt. Điều đáng nói là hầu hết các loài săn mồi đều tiến hóa để có hai mắt ở đằng trước nhằm tạo ra tầm nhìn 3D này. Ngược lại, các động vật ăn cỏ lại có mắt ở hai bên đầu cho phép chúng có được góc nhìn rộng hơn, nhưng hình ảnh tạo ra chỉ ở dạng 2D. Vì vậy, bạn có thể giảm tải thế giới của mình từ 3D xuống còn 2D bằng cách nhắm một mắt lại. Sau đó, bạn sẽ biết một con nai nhìn thế giới như thế nào. Thế còn khi nhắm cả hai mắt thì sao? Trên thực tế, con người đã quá quen thuộc với việc nhìn thế giới 3D qua lăng kính 2D bằng cả hai mắt. Chúng ta có những tấm ảnh, bức vẽ, thậm chí cả video và phim ảnh cũng là các dạng thế giới 2D. Nhưng câu hỏi lúc này là khi chúng ta nhắm mắt lại thì sao? Liệu kí ức chúng ta hình dung ra trong đầu có ở dạng 2D như chúng ta xem lại các bức ảnh hoặc đoạn video được chiếu lại? Để trả lời câu hỏi đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Plymouth ở Anh đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt. Trong đó, họ tuyển dụng 58 người trưởng thành và đưa vào họ một căn phòng để chứng kiến một ảo giác. Ảo giác được thiết kế khá đơn giản, nhưng nó có thể tạo ra trạng thái đối lập trong nhận thức vật thể ở không gian 2D và 3D. Các nhà khoa học đã vẽ hai đường thẳng có độ dài bằng nhau trên tường. Một đường ở gần vị trí tình nguyện viên đứng hơn so với đường còn lại, sao cho ở trong không gian 3D, tình nguyện viên có thể nhận ra độ dài của hai đường là bằng nhau, nhưng trên ảnh 2D như bạn thấy dưới đây, đường ở gần rõ ràng là dài hơn hẳn. Trong giai đoạn 1, các nhà khoa học cho tình nguyện viên đứng ở vị trí xác định và hỏi họ trong không gian 3 chiều này, họ thấy đường thẳng nào dài hơn. Kết quả một nửa cho rằng hai đường thẳng dài bằng nhau và một nửa cho rằng đường thẳng gần hơn dài hơn. Sang giai đoạn 2, các nhà khoa học đưa cho tình nguyện viên một chiếc máy ảnh, bảo họ chụp ảnh hai đường thẳng và nhìn vào tấm ảnh để đưa ra kết luận. Lúc này, một nửa tình nguyện viên cho rằng hai đường thẳng dài bằng nhau ban đầu đã đổi ý và nói rằng đường gần hơn dài hơn. Giai đoạn cuối cùng, chiếc máy ảnh được thu lại. Các nhà khoa học lại hỏi tình nguyện viên câu hỏi cũ. Lần này, những người đổi ý lại một lần nữa đổi ý. Họ bảo lưu ý kiến ban đầu của mình, rằng hai đường thẳng dài bằng nhau. Điều này cho thấy con mắt trong tâm trí của tình nguyện viên đã nghiêng về phía nhận thức 3D. Con người chúng ta không thích tưởng tượng ra tầm nhìn của mình giống như những bức ảnh. Thay vào đó, nó muốn chiều sâu được xử lý một cách đầy đủ, như những gì thấy trong thế giới thực. Vì vậy lần tới, khi bạn thấy ai đó nói ký ức của họ giống như những thước phim được tua lại, hãy nhắc họ đính chính. Đó phải là một thước phim 3D, chứ không phải chỉ là những hình ảnh 2D như họ tưởng. Tham khảo Technologynetworks
Cái này thì khá rõ ràng cơ mà nhỉ? Vì mắt hoạt động dưới dạng thu các hình ảnh vào võng mạc, mà đã thu hình ảnh kiểu như thế thì đương nhiên nó phải là 2D ??
Bài báo vớ vẩn. Não bộ ko lưu thông tin dưới dạng hình ảnh mà là mô tả, đến khi cần nhớ lại thì tự dựng hình ảnh trong đầu. Thế nên rất dễ nhớ sai chi tiết. Ngoài ra thì một hay hai mắt thì não bộ cũng sẽ cố gắng bù đắp tự lừa bản thân cho hình ảnh thành 3D. Kể cả 2 mắt cũng phải di chuyển tròng liên tục mới nhận diện được chiều sâu.
mắt có cấu tạo thu được hình ảnh 2D nhưng bộ não con người nhận thức về thế giới này là 3 chiều. Những hình ảnh mà con người nhớ là một kí ức trong một thế giới 3 chiều nên không có chuyện 2D gì ở đây cả. Ý kiến cá nhân.
Nhắm mắt mà tâm tĩnh lặng sẽ thấy ánh sáng lờ mờ lượn lờ. Cái ánh sáng đó trong thiền gọi là "quang tướng" - paṭibhāga nimitta. Khi ngồi thiền mà nhìn thấy ánh sáng này thì chứng tỏ hành giả đã nhập "định". Còn theo khoa học thì nó là các "tín hiệu điện sinh học" vẫn được truyền dẫn trên bề mặt võng mạc. Bình thường các tín hiệu điện sinh học này là rất bé so với các tín hiệu hình ảnh từ bên ngoài truyền vào mắt nên mắt không "nhìn" thấy được vì bị "đè sóng". Khi nhắm mắt lại 1 thời gian và tập trung vào khu vực mắt thì lúc này mắt sẽ dần dần "nhìn" thấy được những tín hiệu rất nhỏ này.
Giải thích hơi vô lý vì con người nhìn thấy đc vì chuyển đổi hình ảnh - điện sinh học - não giải mã. Làm sao con người 'nhìn' đc luồn điện sinh học đc
vẫn thấy được chiều cao thì 2 d cái đéo gì chỉ là như vẽ mô phỏng 3d lên giấy , não vẫn tái hiện hình ảnh 3d được